Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
386,33 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG ----- ----- Tiểu luận Vaitrò,chứcnăngcácvùngđấtngậpnướcvenbiểnViệt Nam. Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THU HÀ Sinh viên: VŨ THỊ HỒNG NHUNG Lớp: K54-KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4 1.1. Các khái niệm về đấtngậpnước .4 1.2. Phân loại ĐNN venbiển .4 1.3. Phân bố diện tích đấtngập mặn và rừng ngập mặn ở ViệtNam .5 1.4. Một số vùng ĐNN venbiển quan trọng 5 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .7 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .7 3.1. Chứcnăng của cácvùng ĐNN venbiểnViệtNam 7 3.1.1 Ổ sinh thái .7 3.1.2 Thủy văn .8 3.1.3 Mở rộng diện tích đất bồi .9 3.1.4 Ổn định vi khí hậu 9 3.1.5 Phân hủy chất thải, lắng đọng trầm tích, độc tố .9 3.1.6 Đa dạng sinh học 9 3.2. Giá trị của cácvùng ĐNN venbiểnViệtNam .10 3.2.1 Tài nguyên rừng 10 3.2.2 Nguồn lợi thủy sản 10 3.2.3 Tài nguyên cỏ và tảo biển .11 3.2.4 Rạn san hô .12 3.2.5 Tài nguyên muối biển 13 3.2.6 Giải trí, du lịch .13 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 2 MỞ ĐẦU ViệtNam là một nước giàu các hệ sinh thái đấtngậpnước (ĐNN), với diện tích ĐNN hơn 10 triệu ha, chiếm 1/3 diện tích đất đai cả nước, chủ yếu phân bổ ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long với các hệ sinh thái đầm phá, các bãi bùn, cácvùng cửa sông, rừng ngập mặn dọc theo bờ biển từ Móng cái đến Hà Tiên. ĐNN ở ViệtNam rất đa dạng về loại hình, chức năng, gắn liền với tính đa dạng điều kiện tự nhiên của Việt Nam. Với bờ biển dài 3260km chạy suốt từ Bắc vào Nam, nước ta có tổng diện tích đấtngập mặn venbiển là 606,792ha [4], phân bố rộng khắp cácvùng bờ biểnViệtNam bao gồm ĐNN cửa sông, bãi triều, ĐNN đầm phá và vùngnướcbiển có độ sâu dưới 6m khi triều kiệt. Rừng ngập mặn và bãi sình lầy tập trung chủ yếu ở cácvùng châu thổ, vùng cửa sông và vùng triều. Các đầm phá cũng tập trung ở vùng bờ biển miền Trung (từ Huế đên Ninh Thuận). Các rạn san hô và hệ rong tảo-cỏ biển phân bố nhiều ở vùng bờ biểnNam Trung Bộ. Cácvùngđấtngậpnướcvenbiển của ViệtNam đã và đang đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế và xã hội. Đặc biệt trong tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp, khó lường, cácvùngđấtngậpnướcvenbiển đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu cũng như những hệ quả mà biến đổi khí hậu có thể gây ra. Trong phạm vi tiểu luận này, em muốn trình bày về những chức năng, giá trị cụ thể của cácvùngđấtngậpnướcvenbiểnViệt Nam. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Các khái niệm về đấtngậpnước Hiện nay, trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về ĐNN, tùy theo mỗi quốc gia và mục đích quản lý, sử dụng ĐNN. Định nghĩa về ĐNN của Công ước Ramsar, được sử dụng chính thức ở ViệtNam trong các hoạt động liên quan đến ĐNN “ĐNN được coi là cácvùng đầm lầy, than bùn hoặc vùngnước dù là tự nhiên hay nhân tạo, ngậpnước thường xuyên hoặc từng thời kỳ, là nước tĩnh nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả những vùngbiển mà độ sâu mực nước khi thủy triều ở mức thấp nhất không vượt quá 6m” [4] ĐNN ven biển: là những vùngngậpnước thường xuyên hay tạm thời ở ven biển, có độ ngậpnước dưới 6m lúc thủy triều cạn, bao gồm: vùng vịnh, eo biển, bãi cỏ, rạn san hô, vùngnước ở cửa sông, đầm phá nước mặn hoặc bị nhiễm mặn (nước lợ) .vv 1.2. Phân loại ĐNN venbiển Theo phân loại ĐNN của Việt Nam, ĐNN venbiển bao gồm: 1. Những vùngnước cạn có độ ngập dưới 6 mét lúc thuỷ triều cạn, bao gồm cả vùng vịnh và eo biển. 2. Những vùngđấtngậpnước dưới triều, bao gồm cả những bãi cỏ biển nhiệt đới. 3. Rạn san hô. 4. Vùng bờ biển núi đá, bao gồm cả vách đá và bờ đá ở biển. 5. Bờ biển có đá cuội, sỏi hoặc cát, bao gồm các dải cát, cồn cát, đất mũi cồn cát, bao gồm cả hệ thống đụn cát. 6. Vùngnước ở cửa sông, những vùngngậpnước thường xuyên ở cửa sông và châu thổ, các hệ thống cửa sông châu thổ. 7. Bãi bùn ngập triều, những đầm muối hoặc cát. 8. Đầm lầy ngập triều, bao gồm đầm nước mặn, dải đất mặn, những gò đất mặn, những đầm lầy nước ngọt và nước lợ ảnh hưởng của thuỷ triều. 9. Đấtngậpnước có rừng ngập triều, bao gồm cả những rừng ngập mặn, những khu rừng nước ngọt bị ảnh hưởng của thuỷ triều. 4 10. Những đầm phá ngậpnước mặn hoặc nước lợ ven biển; các đầm phá nước lợ đến mặn với ít nhất một lạch nước thông ra biển. 11. Những đầm phá nước ngọt ven biển, bao gồm cả những đầm phá vùng cửa sông. (Nguồn: Hoàng Văn Thắng,2006.Hệ thống phân loại ĐNN Việt Nam[3]) 1.3. Phân bố diện tích đấtngập mặn và rừng ngập mặn ở ViệtNam [4] Theo tài liệu thống kê năm 2000, cả nước có 606.792 ha đấtngập mặn venbiển trong đó: 155 290ha là diện tích rừng ngập mặn (RNM) ven biển. 225 427ha là diện tích đấtngập mặn venbiển không có RNM. 226 075ha là diện tích đầm nuôi tôm có đê cống. Nước ta có 29 tỉnh và thành phố có rừng và đấtngập mặn venbiển chạy suốt từ Móng Cái đến Hà Tiên. Vùngvenbiển Bắc Bộ có 5 tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Vùngvenbiển Trung Bộ có 14 tỉnh từ Thanh Hóa cho đến Bình Thuận VùngvenbiểnNam Bộ có 10 tỉnh là Bà Rịa Vũng Tàu,Thành Phố Hồ Chí Minh, Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. 1.4. Một số vùng ĐNN venbiển quan trọng a. Đấtngậpnướcvùng cửa sông đồng bằng sông Hồng Diện tích ĐNN ở vùng này là 229.762 ha (chiếm 76,01 % diện tích tự nhiên). Trong đó, diện tích ĐNN mặn là 125.389 ha, gồm 22.487 ha ĐNN venbiển và 102.482 ha ĐNN mặn cửa sông. Phân bố chủ yếu ở các cửa sông Nam Triệu, Cấm, Lạch Tray, Văn Úc, Thái Bình, Ba Lạt, Lạch Giang, Cửa Đáy. Cácvùng ĐNN trên được sử dụng chủ yếu để sản xuất nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích ĐNN ngọt là 103.373 ha, chủ yếu sử dụng canh tác nông nghiệp.[11] b. Hệ thống các đầm phá venbiển miền Trung 5 Vùngvenbiển miền Trung có nhiều hệ thống đầm phá ven biển, đặc biệt có phá Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, với diện tích trên 22.000 ha. Cùng với hệ thống đầm phá có rất nhiều con sông lớn nhỏ trao đổi nước với biển, hình thành nên những kiểu hệ sinh thái cửa sông. Đây là vùng có mức độ đa dạng sinh học cao. Đặc biệt là các loài cá, nguồn cung cấp thực phẩm cho người dân trong vùng và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế. Hệ thống các đầm, phá lớn venbiển miền Trung nước ta: 1. Tam Giang - Cầu Hai 2. Lăng Cô 3. Trường Giang 4. An Khê 5. Nước Mặn 6. Trà Ổ 7. Nước Ngọt 8. Thị Nại 9. Cù Mông 10. Ô Loan 11. Thuỷ Triều c. Đấtngậpnướcvenbiểnvùng đồng bằng sông Cửu Long ĐNN của đồng bằng sông Cửu Long là một trong những hệ sinh thái giàu có nhất của lưu vực, gồm những đồng bằng ngập triều, đầm lầy ven biển, đầm than bùn, cửa sông .Vùng này là bãi đẻ quan trọng của nhiều loài thủy sản di cư từ phía thượng nguồn sông Mêkông. ĐNN mặn venbiểnvùng này phân bố dọc venbiển Đông, phía Tây Nam bán đảo Cà Mau và vịnh Thái Lan.Trong đó, ĐNN mặn venbiển - ngập thường xuyên có diện tích 879.644 ha, phân bố ở vùngbiển nông có độ sâu nhỏ hơn 6 m khi triều kiệt. ĐNN mặn venbiển - ngập không thường xuyên có diện tích756.425 ha [12]. Các kiểu ĐNN chính trong vùng này: 6 • ĐNN mặn thường xuyên, không có thực vật. • ĐNN mặn không thường xuyên, canh tác nông nghiệp. • ĐNN mặn không thường xuyên, nuôi trồng thủy sản. • Các dải rừng ngập mặn phân bố dọc ven biển. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp hồi cứu (thu thập tài liệu, số liệu) Thu thập tài liệu về chứcnăng , vai trò của đấtngậpnước nói chung và cácvùngđấtngậpnướcvenbiển nói riêng từ các bài nghiên cứu, bài báo cáo. Số liệu về diện tích nuôi trồng, sản lượng thủy sản cũng như giá trị kinh tế được thu thập từ những bài báo cáo, dự án của những tổ chức đáng tin cậy như: Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Viện nghiên cứu hải sản, . CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Chứcnăng của cácvùng ĐNN venbiểnViệtNamCác mối tương tác của các thành phần lý, sinh và hoá của một vùngđấtngậpnước như đất, nước, thực vật và động vật, đã giúp cácvùngđấtngậpnước thực hiện những chứcnăng nhất định. 3.1.1 Ổ sinh thái a. Tạo nơi cư trú cho sinh vật: Cácvùng ĐNN venbiển ,đặc biệt là cácvùng ĐNN có rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển, là môi trường thích hợp cho việc cư trú, đẻ trứng, sinh sống và phát triển của nhiều loại động, thực vật hoang dã. b. Tham gia vào lưới thức ăn, lưu trữ chất dinh dưỡng giúp cân bằng sinh thái: Cácvùng ĐNN có chứcnăng giữ lại các chất dinh dưỡng (nitơ, photpho, các nguyên tố vi lượng .) cho vi sinh vật, phát triển nguồn lợi thủy sản và lâm nghiệp, hạn chế bớt hiện tượng phú dưỡng. c. Sản xuất sinh khối: Là chứcnăng quan trọng của cácvùng ĐNN ven biển, đặc biệt là các bãi lầy mặn ngập triều, RNM, các thảm cỏ biển, rạn san hô, có đóng góp quan trọng về mặt cung cấp thức ăn và nguồn giống hải sản cho vùng biển. 7 Năng suất sinh học của HST thảm cỏ biển dao động từ 1.230-4.700 g/m 2 /năm, HST rừng ngập mặn từ 430-5.000 g/m 2 /năm và HST rạn san hô từ 1.800-4.200 g/m 2 /năm. (Nguyễn Thị Thu và nnk, 2003 và Nguyễn Thị Thu, 2005) 3.1.2 Thủy văn a. Nạp, tiết nước ngầm: Vào mùa mưa, khi lượng nước mặt dồi dào, cácvùng ĐNN có tác dụng như một bể chứa nước để sau đó nước ngấm dần vào lòng đất trong mùa khô. Quá trình này diễn ra liên tục nhằm bổ sung lượng nước cho các tầng nước ngầm. Mặt khác, quá trình nạp và tiết nước liên tục giữa vùng ĐNN với các tầng nước ngầm cũng góp phần thấm lọc, làm cho các tầng nước ngầm trở nên sạch hơn. b. Hạn chế ảnh hưởng của lũ lụt: Cácvùng ĐNN như bồn chứa tự nhiên, giải phóng nước lũ từ từ làm giảm lũ lụt ở vùng hạ lưu. c. Hạn chế xâm nhập mặn: Khi có RNM, quá trình xâm nhập mặn diễn ra chậm và phạm vi hẹp vì • Khi triều cao, nước lan toả vào trong những khu RNM rộng lớn; hệ thống rễ dày đặc cùng với thân cây đã làm giảm tốc độ dòng triều. • Tán cây hạn chế tốc độ gió, tốc độ bay hơi nước. d. Chống sóng, bão, ổn định bờ biển và chống xói mòn : Lớp phủ thực vật của cácvùng RNM ven biển, thảm cỏ biển . làm giảm sức gió của bão và những cơn sóng từ biển đổ vào. Bảo vệ được đê biển, tài sản và sinh mạng của cộng đồng ven biển. • Khi sóng đi qua rừng trang (5 - 6 tuổi) rộng 650m ở xã Bàng La-Đồ Sơn, độ cao của sóng giảm từ 1,4m còn 0,2m (giảm 86%). • Độ cao của sóng cách rừng bần chua ở xã Vinh Quang-Tiên Lãng rộng 920m là 1,5m, khi qua rừng đó, độ cao của sóng chỉ còn 0,35m (giảm 77%). • Theo tính toán của Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng tại huyện Giao Thủy, Nam Định, giá trị phòng hộ đê biển bình quân của 1ha rừng ngập mặn ở đây là xấp xỉ 633.000 (đồng/năm). e. Giao thông thủy: Cácvùng cửa sông, vùng ĐNN venbiển có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động thông thương giữa biển và đất liền. 3.1.3 Mở rộng diện tích đất bồi 8 Sự phát triển của RNM và mở rộng diện tích đất bồi là hai quá trình luôn đi kèm nhau. Rễ cây ngập mặn, đặc biệt là những quần thể thực vật tiên phong mọc dày đặc có tác dụng làm cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn. Tại Mũi Cà Mau, nhờ rừng ngập mặn, hàng nămđất lấn ra biển từ 6 m đến 80m. 3.1.4 Ổn định vi khí hậu Nhờ lớp phủ thực vật của một số vùng ĐNN ven biển, có tác dụng cung cấp O 2 và hấp thụ CO 2 . Cân bằng lượng O 2 , CO 2 trong khí quyển, điều hòa khí hậu địa phương (lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm) và giảm hiệu ứng nhà kính. Theo tính toán rừng ngập mặn có khả năng tích lũy CO 2 cao, ví dụ: rừng ngập mặn 1 năm tuổi có thể hấp thụ 8 tấn CO 2 /ha/năm và khả năng hấp thụ của khí cacbonic tăng theo độ tuổi của cây rừng. (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Đại học Tài Nguyên và Môi trường (Hà Nội)) 3.1.5 Phân hủy chất thải, lắng đọng trầm tích, độc tố Cácvùng ĐNN venbiển (đặc biệt là rừng ngập mặn, bãi triều, vũng vịnh ven bờ .) có tác dụng như là các bể lắng giữ lại trầm tích, các chất ô nhiễm, độc hại và chất thải nói chung, góp phần làm sạch nước và hạn chế ô nhiễm môi trường nước biển. Đặc biệt ở đó có các vi sinh vật phân hủy các chất thải từ nội địa trở ra (ngay cả những chất hữu cơ khó phân hủy như dầu mỏ) thành chất dinh dưỡng cho nhiều sinh vật khác. Nhiều loài vi khuẩn, nấm men, đặc biệt là nấm sợi có khả năng sinh kháng sinh ức chế các VSV gây bệnh cho động, thực vật. ví dụ: Trong đất RNM có vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) tạo ra protein tinh thể độc có khả năng tiêu trừ đặc hiệu một số loài như sâu róm, sâu tơ, bọ nẹt, ấu trùng muỗi, sốt rét và sốt xuất huyết. 3.1.6 Đa dạng sinh học Các hệ sinh thái ĐNN venbiển (rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển, đầm phá, cửa sông) là nơi cư trú của nhiều loài cá, chim di cư, cỏ biển, rong tảo, . Ở vùngvenbiểnViệtNam đã xác định được 350 loài san hô tạo rạn (sống gắn bó cùng 2.000 loài sinh vật đáy, cá và nhiều loài hải sản khác), 15 loài cỏ biển, 667 loài rong biển, 94 loài thực vật ngập mặn. Các loài này tạo nên nét độc đáo về sinh cảnh tự nhiên và giá trị ĐDSH cao. ĐNN vùng cửa sông là nơi có sự đa dạng về các loài chim định cư, di cư, nơi phân bố của rừng ngập mặn, đầm lầy nước mặn, cỏ biển và tảo. Các đầm phá miền Trung là nơi cư trú của 9 nhiều loài cá và chim di cư, có nét độc đáo về sinh cảnh tự nhiên, chứa đựng giá trị ĐDSH lớn.[14] Những giá trị đa dạng sinh học mang lại: • Là nguồn lưu trữ, bảo tồn ghen. • Là phương tiện giáo dục đào tạo trên nhiều lĩnh vực. • Mang giá trị văn hóa, truyền thống, tri thức bản địa của người dân trong nuôi trồng, khai thác, sử dụng tài nguyên và cách thích ứng với môi trường tự nhiên. 3.2. Giá trị của cácvùng ĐNN venbiểnViệtNamCácvùng ĐNN, đặc biệt cácvùng ĐNN venbiển là những môi trường có năng suất nhất của thế giới. Đó là những chiếc nôi của đa dạng sinh học cung cấp nguồn tài nguyên động thực vật phong phú và dồi dào. Những vùng ĐNN venbiểnnước ta đã và đang đem lại nguồn lợi kinh tế vô cùng to lớn cho đồng bào địa phương nói riêng và cho cả nước nói chung. 3.2.1 Tài nguyên rừng Các dải rừng ngập mặn venbiểnnước ta là nguồn cung cấp tài nguyên lâm sản dồi dào, góp phần nâng cao thu nhập cũng như sinh kế cho các cộng đồng địa phương ven biển. Theo nghiên cứu, trong số 51 loại cây rừng có 30 loài cung cấp gỗ, củi, than, 14 loại cung cấp tannin, 24 loài có thể sử dụng làm phân xanh nông nghiệp, 15 loài có thể làm thuốc nam, 21 loài có thể nuôi ong, 1 loài có thể dùng làm đường, sáp (Phan Nguyên Hồng, 1999). Nhưng giá trị kinh tế quan trọng nhất của những dải rừng ngập mặn phải nói đến đó là chúng cung cấp nguồn hải sản phong phú, dồi dào phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. 3.2.2 Nguồn lợi thủy sản Cácvùng ĐNN venbiển không chỉ cung cấp nguồn tài nguyên thủy sản tự nhiên dồi dào, mà còn là môi trường nuôi trồng các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, ghẹ, ngao, sò, hàu . Mỗi năm ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản ViệtNamđạt gần 5,2 triệu tấn. Trong đó, nuôi trồng đạt gần 3 triệu tấn, khai thác đạt 2,2 triệu tấn [ Bộ NN&PTNT] Bảng 1: Nguồn lợi thủy sản ở một số địa phương có RNM 10