Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
0,92 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI MÔN ĐẦUTƯ QUỐC TẾ Chuyên đề báo cáo: TỔCHỨCHOẠTĐỘNGĐẦUTƯTỔCHỨCHOẠTĐỘNGĐẦUTƯTRỰCTIẾPNƯỚCNGOÀI(FDI)TRỰCTIẾPNƯỚCNGOÀI(FDI)TẠIVIỆTNAMTẠIVIỆTNAM Giáo viên hướng dẫn: GS. TS. Võ Thanh Thu Nhóm thực hiện: 1. Phạm Gia Lộc 2. Phan Văn Cương 3. Nguyễn Thị Thanh Giang 4. Nguyễn Thị Ngọc Mỹ 5. Trần Thị Hoàng Oanh Lớp: Cao học K20 Bạn là nhân viên Phòng đầutư của ITOCHU (Nhật). Bạn được giao nhiệm vụ tổchức thành công một dự án liên doanh đầutư sản xuất xe máy tạiViệt Nam. Bạn phải làm gì để tổchức thành công dự án này? 2 MỤC LỤC I. TỔCHỨC XÂY DỰNG LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KỸ THUẬT .3 1. Tổchức nhân sự soạn thảo dự án .3 2. Xác định kinh phí soạn thảo dự án .3 3. Lập lịch trình soạn thảo dự án .4 4. Lập quy trình soạn thảo dự án .4 II. NỘI DUNG LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KỸ THUẬT 5 1. Những căn cứ về sự cần thiết đầutư .5 2. Sản phẩm - Thị trường .6 3. Hình thức đầutư - Công suất .9 4. Chương trình sản xuất và các yêu cầu đáp ứng .9 5. Phương án địa điểm .12 6. Công nghệ - Kỹ thuật .13 7. Tổchức xây dựng và thi công xây lắp .14 8. Tổchức quản lý sản xuất .18 9. Phân tích hiệu quả tài chính .19 10. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội .20 III. CHỌN ĐỐI TÁC LIÊN DOANH .21 1. Nguồn thông tin tìm đối tác .21 2. Tiêu chí chọn đối tác 21 3. Những lưu ý khi đàm phán với đối tác 22 4. Đề xuất đối tác và thông tin về đối tác 23 IV. LẬP HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦUTƯ .26 1. Nguồn thông tin về thủ tục đầutư .26 2. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầutư .26 V. CÁC CÔNG VIỆC CHỦ YẾU CỦA NHÀ ĐẦUTƯ NHẬT BẢN SAU KHI ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦUTƯ 28 1. Thành lập Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh 28 2. Các thủ tục hành chính .28 3 I. TỔCHỨC XÂY DỰNG LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KỸ THUẬT Giai đoạn này bao gồm 4 công việc: tổchức nhân sự soạn thảo dự án, xác định kinh phí soạn thảo dự án, lập lịch trình soạn thảo dự án và lập quy trình soạn thảo dự án. 1. Tổchức nhân sự soạn thảo dự án: Cần tuyển chọn những chuyên gia, chuyên viên giỏi, am hiểu các lĩnh vực khác nhau của dự án. Ban soạn thảo dự án liên doanh sản xuất xe máy gồm các chuyên gia, chuyên viên trong lĩnh vực dự báo thị trường xe máy, công nghệ - kỹ thuật chế tạo xe máy, thiết kế - thi công nhà máy, xử lý chất thải, tài chính - kế toán, pháp lý… Ngoài chuyên môn thành thạo, những người này còn phải có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng làm việc nhóm tốt. Đứng đầu ban soạn thảo dự án là Chủ nhiệm dự án. Đó là người không chỉ có chuyên môn giỏi mà cần phải có tầm nhìn, biết điều phối các công việc của các thành viên trong nhóm. Chủ nhiệm dự án có các nhiệm vụ: 2. Xác định kinh phí soạn thảo dự án: Kinh phí soạn thảo dự án bao gồm: + Chi phí cho nhóm nghiên cứu và bồi dưỡng cho các chuyên gia tư vấn. + Chi phí mua thông tin trong và ngoàinước để phục vụ cho công tác soạn thảo. + Chi phí khảo sát thực tế nơi triển khai dự án (công tác phí, chi phí thuê nhân công khảo sát…). 4 + Các chi phí hành chính: thuê văn phòng, in ấn, văn phòng phẩm… + Chi phí bảo vệ dự án trước hội đồng nghiệm thu. 3. Lập lịch trình soạn thảo dự án: Liệt kê các công việc, trình tự, người thực hiện và thời hạn hoàn thành. Căn cứ vào thời hạn trình dự án, mức độ phức tạp của dự án, nguồn dữ liệu liên quan đến dự án, kinh nghiệm của nhóm tham gia soạn thảo và tính kịp thời, đầy đủ việc rót kinh phí soạn thảo dự án để lập lịch trình cho phù hợp. Công việc Người thực hiện Đơn vị Sản phẩm phải nộp Thời hạn 1. Đề cương dự án Chủ nhiệm dự án (Yamasaki Tojo) Itochu Đề cương Tháng 1/2012 2. Tuyển chọn cộng tác viên Phó chủ nhiệm (Ikawane Matsui) Kawasaki Sơ yếu lý lịch, bằng cấp . của các cộng tác viên Tháng 1/2012 3. Lập lịch trình và quy trình soạn thảo Phó chủ nhiệm (Nguyễn Văn A) Tiến Lộc Báo cáo lịch trình và quy trình soạn thảo dự án Tháng 1/2012 4. Lập kinh phí soạn thảo dự án Chủ nhiệm dự án (Yamasaki Tojo) Itochu Bảng dự trù kinh phí Tháng 1/2012 5. Thuê văn phòng Chủ nhiệm dự án (Yamasaki Tojo) Itochu Hợp đồng thuê văn phòng Tháng 2/2012 6. Khảo sát Nhóm khảo sát AC Nielsen Các báo cáo có liên quan Tháng 2/2012 4. Lập quy trình soạn thảo dự án: Quy trình soạn thảo dự án bao gồm các bước công việc theo trình tự: + Xác định mục tiêu và nhận diện dự án. + Tổchức nhân sự để soạn thảo dự án. + Xác định kinh phí và lịch trình soạn thảo dự án. + Lập đề cương sơ bộ của dự án. + Phân công nhân sự thực hiện và phân bổ kinh phí. + Lập đề cương chi tiết của dự án. + Soạn thảo dự án (thu thập dữ liệu và xây dựng bản thảo). + Phản biện nội bộ nhóm soạn thảo. + Bảo vệ dự án trước hội đồng thẩm định. 5 + Hoàn chỉnh và bàn giao dự án cho các bên liên quan. 6 II. NỘI DUNG LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KỸ THUẬT Luận chứng kinh tế - kỹ thuật bao gồm: báo cáo kinh tế - kỹ thuật, dự án tiền khả thi và dự án khả thi. Tùy vào quy mô, tính chất của dự án mà có hoặc không có đủ cả 3 tài liệu trên. Trong đó, dự án khả thi, hay còn gọi là luận chứng kinh tế - kỹ thuật mang tính khả thi, là tài liệu nghiên cứu sâu sắc, toàn diện và khoa học các vấn đề liên quan đến sự hoạtđộng của dự án trong tương lai. Dự án khả thi bao gồm những nội dung sau đây: 1. Những căn cứ về sự cần thiết đầu tư: a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam: “Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả; tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP; giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng 45% GDP; giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp…” b) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương: “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; chú trọng phát triển dịch vụ nhà ở, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và chăm sóc sức khoẻ. Hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá và tạo ra sự phát triển cân đối, bền vững giai đoạn sau năm 2015…” c) Chiến lược phát triển của Công ty Kawasaki: “Tập trung sản xuất và lắp ráp dòng xe tay ga chất lượng cao với giá phải chăng. Mở rộng thị trường, tập trung vào các thị trường ASEAN như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia…” d) Chiến lược phát triển của Công ty TNHH Tiến Lộc: “Mở rộng mạng lưới showroom và các đại lý tiêu thụ xe máy tại các địa bàn trọng điểm, phấn đấu mỗi tỉnh thành ít nhất một đại lý. Liên doanh với các đối tác nướcngoài trong việc đầutư xây dựng nhà máy lắp ráp xe máy…” e) Những căn cứ pháp lý: 7 + Luật Đầutư của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005. + Nghị định của Chính phủ số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. + Luật Doanh nghiệp của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005. + Nghị định của Chính phủ số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp. 2. Sản phẩm - Thị trường: a) Nghiên cứu thị trường: Tình hình tiêu thụ: Tính đến hết năm 2010, ViệtNam có trên 87 triệu dân, có khoảng 17 triệu xe máy các loại, trung bình khoảng 5 người/xe, so với các nước trong khu vực như Thái Lan (3 người/xe), Malaysia (2 người/xe)… thì tỷ lệ này vẫn còn thấp. Nhu cầu về xe máy của người dân ViệtNamtiếp tục tăng qua các năm. Lượng tiêu thụ năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 lần lượt là 670.000 xe, 850.000 xe, 870.000 xe, 940.000 xe, 1.050.000 xe, và tính hết 6 tháng đầunăm 2011 đạt khoảng 770.000 xe. Trong đó, các dòng xe tay ga ngày càng được ưa chuộng. Nguồn cung hiện tại: Xe máy được cung ứng cho thị trường thông qua hai nguồn: lắp ráp nội địa và nhập khẩu nguyên chiếc. Tỷ lệ xe lắp ráp nội địa so với xe nhập khẩu nguyên chiếc 8 ngày càng tăng, do sự đầutư mở rộng của các hãng nội địa và sự tăng giá ngoại tệ khiến cho các dòng xe nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Tỷ lệ xe máy lắp ráp/nhập khẩu Honda đang dẫn đầu thị phần với các dòng xe chủ yếu như Lead, Air Blade, Click; Yamaha chiếm thứ hai với các dòng xe chủ yếu như Nouvo, Mio; tiếp theo là Suzuki với dòng xe Hayate; SYM và các doanh nghiệp khác chiếm 10% với các nhãn hiệu như Attila, Piagio. Thị phần của các nhà cung cấp Giá của các dòng xe tay ga lắp ráp nội địa có giá từ 25 triệu đến 60 triệu đồng: Nhãn hiệu Hãng sản xuất Giá bán (đồng) Air Blade Honda 37.000.000 Lead Honda 39.000.000 Click Honda 36.000.000 Nouvo Yamaha 34.000.000 Mio Yamaha 20.000.000 Hayate Suzuki 25.000.000 Attila SYM 27.000.000 Piagio Piagio 67.000.000 9 Dự báo cung, cầu xe máy trong tương lai: b) Dòng sản phẩm lựa chọn: Sau khi phỏng vấn các chuyên gia, trưng cầu ý kiến khách hàng và tiến hành khảo sát trực tiếp, một số kết luận được rút ra như sau: + Về mức giá, các dòng xe tay ga lắp ráp nội địa có mức giá chấp nhận được đối với người tiêu dùng. + Về kiểu dáng và thiết kế, đa số người tiêu dùng thích những kiểu xe có kiểu dáng gọn gàng, đầu xe góc cạnh ở một số chi tiết, có cốp xe đủ lớn để đựng các vật dụng cá nhân, vỏ xe phải đặc ruột để tránh tình trạng bể bánh xe. + Về chất lượng, tiết kiệm xăng, máy không kêu sau thời gian 1 năm, dây cua-roa không mòn sau khoảng thời gian dài. Tóm lại, đa số những người tiêu dùng đều thích những xe tay ga có chất lượng tốt và thiết kế đẹp, mức giá từ 30 - 60 triệu (bằng với giá mà các doanh nghiệp trên thị trường đề xuất). Các hãng liên doanh lắp ráp mặc dù đáp ứng về mặt giá cả, nhưng vẫn chưa làm hài lòng người tiêu dùng về mặt chất lượng. Do đó, liên doanh quyết định lựa chọn dòng xe tay ga chất lượng cao tương đương xe nhập khẩu với mức giá từ 30 - 60 triệu. 10