CÁC CÔNG VIỆC CHỦ YẾU CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NHẬT BẢN SAU KH

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI (FDI) tại VIỆT NAM (Trang 30 - 32)

SAU KHI ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ 1. Thành lập Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh:

 Về thời hạn, Hội đồng thành viên phải được thành lập trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

 Về nhân sự, căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, liên doanh tiến hành:

+ Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng thành viên, số lượng thành viên của mỗi bên liên doanh.

+ Cử Chủ tịch Hội đồng thành viên.

+ Bổ nhiệm Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc thứ nhất.

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng thành viên có thể kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và các chức vụ khác của doanh nghiệp liên doanh.

+ Các thành viên Hội đồng thành viên không được hưởng lương mà chỉ có phụ cấp liên quan đến hoạt động của Hội đồng thành viên do Hội đồng thành viên quyết định.

+ Nhiệm kỳ Hội đồng thành viên không quá 5 năm.

 Về họp Hội đồng thành viên: ít nhất 1 năm họp 1 lần, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Phiên họp đầu tiên của Hội đồng thành viên được tiến hành để thực hiện các công việc:

+ Bổ nhiệm Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng (hoặc Giám đốc tài chính).

+ Xác định cụ thể tiến độ góp vốn pháp định của các bên liên doanh, kế hoạch và tiến độ xây dựng.

+ Biên bản phiên họp đầu tiên của Hội đồng thành viên và danh sách Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc phải được gửi tới Ban quản lý KCN Việt Nam - Singapore.

2. Các thủ tục hành chính:

a) Đăng bố cáo về việc thành lập doanh nghiệp:

Sau khi được bổ nhiệm, Tổng giám đốc công ty đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp trên báo trung ương hoặc nhật báo địa phương liên tục 3 số. Nội dung chủ yếu gồm:

+ Tên, địa chỉ của doanh nghiệp.

+ Người đại diện theo pháp luật.

+ Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan cấp, thời hạn hoạt động của doanh nghiệp.

+ Vốn đầu tư của doanh nghiệp, tỷ lệ góp vốn của mỗi bên liên doanh.

+ Mục tiêu và phạm vi hoạt động.

b) Ký hợp đồng thuê đất và sử dụng các tiện ích công cộng trong KCN Việt Nam - Singapore.

c) Các thủ tục hành chính khác:

+ Đăng ký trụ sở doanh nghiệp, đăng ký nhân sự tại Ban quản lý KCN Việt Nam - Singapore.

+ Khắc và đăng ký con dấu tại công an tỉnh.

+ Mở tài khoản ngân hàng.

+ Đăng ký áp dụng chế độ kế toán nước ngoài với Bộ Tài chính nếu có nhu cầu.

+ Làm thủ tục xin phép lao động cho người nước ngoài.

+ Thực hiện đăng ký thủ tục xuất nhập cảnh, cư trú… cho người nước ngoài; đăng ký sử dụng các phương tiên thông tin liên lạc, đăng ký chất lượng, nhãn hiệu hàng hóa…

+ Làm thủ tục duyệt thiết kế kỹ thuật công trình xây dựng.

+ Thực hiện việc đấu thầu hoặc tuyển chọn tư vấn, thiết kế, tổ chức đấu thầu mua sắm hàng hóa… theo quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ký hợp đồng cung ứng lao động.

+ Các công việc khác theo quy định như doanh nghiệp tiến hành lưu trữ toàn bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh cũng như đăng ký thay đổi (nếu có), các số báo đã đăng bố cáo và hóa đơn chứng từ có liên quan…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS. TS. Võ Thanh Thu, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền, Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nxb Tổng hợp Tp. HCM, 2011, tr. 309 - 565.

2. Luật Đầu tư của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

3. Nghị định của Chính phủ số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

4. Luật Doanh nghiệp của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

5. Nghị định của Chính phủ số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

6. Website của Bộ Kế hoạch - Đầu tư: www.mpi.gov.vn

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI (FDI) tại VIỆT NAM (Trang 30 - 32)