1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận trái phiếu

6 246 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

I. Khái niệm Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.Người phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trong trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc), chính quyền (trong trường hợp này gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ).Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi (trái phiếu vô danh) Trái chủ là người cho nhà phát hành vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay. II. Đặc điểm cơ bản - Đứng trên giác độ của chủ thể phát hành: + Chủ thể phát hành trái phiếu tạo nên khoản nợ cho doanh nghiệp của mình. Chủ thể phát hành không chỉ có công ty mà còn có cả chính phủ và chính quyền địa phương. + Độ an toàn thấp hơn cổ phiếu do phải chịu áp lực phải thanh toán nợ. + Ngược lại chi phí nợ thấp hơn cổ phiếu nên lãi suất thấp hơn tạo nên khoản tiết kiệm và lợi thế cho chủ thể phát hành. - Đứng trên giác độ người mua: + Người mua trở thành chủ nợ của chủ thể phát hành. + Nếu như thu nhập chủ yếu của chủ sở hữu cổ phiếu là cổ tức phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty thì trái lại thu nhập chủ yếu của trái phiếu là tiền lãi- khoản thu cố định không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của chủ thể phát hành. + Nếu công ty hay doanh nghiệp bị phá sản hoặc giải thể thì trước hết công ty ưu tiên trả nợ cho các trái chủ trước sau đó mới phân chia cho các cổ đông. Vì vậy, trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu.Cho nên đây là dạng đầu tư nên được quan tâm và rất triển vọng trong tương lai. III. Đặc trưng Mệnh giá trái phiếu: hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị ghi trên trái phiếu. Giá trị này được coi là số vốn gốc. Mệnh giá trái phiếu là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả. Mệnh giá cũng thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn.  Lãi suất danh nghĩa: Lãi suất trái phiếu thường được ghi trên trái phiếu hoặc người phát hành công bố được gọi là lãi suất danh nghĩa. Lãi suất này được xác định theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá trái phiếu và cũng là căn cứ để xác định lợi tức trái phiếu.  Thời hạn của trái phiếu: là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày người phát hành hoàn trả vốn lần cuối. Trái phiếu có thời hạn khác nhau, trái phiếu trung hạn cóa thời gian từ 1 năm đến 5 năm. Trái phiếu dài hạn, có thời gian từ 5 năm trở lên.  Kỳ trả lãi: Là khoảng thời gian người phát hành trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu. Lãi suất trái phiếu được xác định theo năm, nhưng việc thanh toán lãi suất trái phiếu thường được mỗi năm hai hoặc một lần.  Giá phát hành: Là giá bán ra của trái phiếu vào thời điểm phát hành. Thông thường giá phát hành được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) của mệnh giá. Tùy theo tình hình của thị trường và của người phát hành để xác định giá phát hành một cách thích hợp. Có thể phân biệt 3 trường hợp: 1. Giá phát hành bằng mệnh giá (ngang giá); 2. Giá phát hành dưới mệnh giá (giá chiết khấu); 3. Giá phát hành trên mệnh giá (giá gia tăng).  Dù trái phiếu được bán với giá nào (ngang giá, giá chiết khấu hay giá gia tăng), thì lợi tức luôn được xác định theo mệnh giá của trái phiếu và khi đáo hạn, người có trái phiếu sẽ được thanh toán theo mệnh giá của trái phiếu. [1] IV. Phân loại trái phiếu 1. Trái phiếu chính phủ: Là trái phiếu do chính chính phủ phát hành. Đây là hình thức vay của chính phủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công hay đầu tư phát triển nếu nguồn thu ngân sách không đủ đáp ứng. Người nắm giữ trái phiếu chính phủ là chủ nợ của chính phủ.Bởi vì đây là hợp đồng nợ của chính phủ nên về nguyên tắc không có rủi ro phá sản.đến thời hạn cam kết trả lãi và vốn vay, chính phủ có thể sử dụng nguồn thu ngân sách Nhà nước, hoặc phát hành trái phiếu mới hay đơn giản hơn cả là in thêm tiền để thanh toán nợ. Trái phiếu Chính phủ thường được các ngân hàng và các nhà đầu tư lớn nắm giữ và giao dịch với quy mô lớn nên tính thanh khoản cao. Trái phiếu CP do Chính phủ phát hành bao gồm: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ và công trái xây dựng Tổ quốc. 2. Trái phiếu địa phương: Là trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành. Trái phiếu địa phương là phiếu nợ được chi trả dựa vào nguồn thu thuế của địa phương. Cũng có dạng trái phiếu địa phương từ các dự án cụ thể. Ví dụ tiền cấp thoát nước của thành phố, từ thu phí giao thông qua các công trình công cộng. 3. Trái phiếu doanh nghiệp. Là hợp đồng nợ do các công ty phát hành để huy động vốn. Trái phiếu công ty thường được phân loại theo ông ty phát hành( các tập đoàn công nghiệp, các công ty công ích địa phương, đường sắt, năng lượng, bưu điện, công nghệ thông tin. Có thể phân loại theo chất lượng tín dụng( thứ hạng được xếp trên cơ sở khả năng thanh toán và xác suất vỡ nợ) hay kỳ hạn thanh toán( ngắn hạn, trung hạn, dài hạn). Trái phiếu doanh nghiệp bao gồm nhiều hình thức. Trong đó có: Giấy nợ là các cam kết chi trả lãi suất và vốn vay nhưng không có quỹ thế thân.Khoản cam kết cho người cho vay phụ thuộc vào công việc kinh doanh của người vay có thành công hay không. Các chủ nợ thường được ưu tiên hàng đầu trên thu nhập và vốn công ty. Nếu việc chi trả lãi suất( và vốn vay) không được thực hiện, các chủ nợ có thể công bố công ty phá sản và yêu cầu phát mãi tài sản của công ty để chi trả cho giấy nợ trên. Trái phiếu có đảm bảo tài sản tương tự như là giấy nợ nói trên nhưng ở đây trong trường hợp phá sản chúng ta có một số tài sản nhất định được thế chấp thay cho chúng, ví dụ có thể là đất đai, nhà cửa hay máy móc trang thiết bị. Trái phiếu thu nhập là hợp đồng nợ có hình thức và lịch trình chi trả lãi suất định trước nhưng lãi suất chỉ được chi trả dúng hạn nếu công ty có thu nhập được phần lãi suất vào đúng ngày quy định. Nếu công ty không có thu nhập, việc chi trả lãi suất không phải thực hiện và công ty không bị công bố phá sản. Thay vào đó, việc chi trả lãi suất được xem như là nợ còn khất lại. Loại trái phiếu này được cho là kém an toàn hơn so với trái phiếu thông thường. Trái phiếu chuyển đổi cũng có toàn bộ tính chất như một loại trái phiếu thông thường với đặc điểm bổ sung là có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu thường của công ty phát hành. Đây là dạng lai giữa trái phiếu và cổ phiếu.Dạng trái phiếu này rất hấp dẫn, đặc biệt là khi công ty phát hành đang tăng trưởng.Người mua trái phiếu này trước tiên trở trành chủ nợ cho vay có lãi và có cơ hội trở thành chủ sở hữu công ty nếu công việc công ty phát đạt.Lãi suất chuyển đổi của trái phiếu thường thấp hơn lãi suất của các phiếu nợ trực tiếp của công ty.Công ty càng phát đạt thì sự cách biệt này càng lớn bởi vì khả năng của giá trị cơ hội càng lớn. V. Các phương thức hoàn trả trái phiếu 1. Trái phiếu thanh toán một lần do đáo hạn Thực chất đây là loại trái phiếu không tính lãi( zero – coupon ). Trái chủ sẽ mua trái phiếu với giá phát hành thấp hơn mệnh giá và sẽ không nhận được lợi tức trong suốt thời hạn trái phiếu.Vào ngày đáo hạn trái chủ sẽ nhận được một khoản tiền bằng với mệnh giá. Do đó mặc dù không lĩnh lãi nhưng trái chủ vẫn được hưởng một tỉ suất sinh lợi nhất định và người phát hành trái phiếu vẫn phải gánh chịu một khoản chi phí để phát hành loại trái phiếu này. VD: 1 công ty phát hành trái phiếu zero-coupon mệnh giá 100000đ với giá phát hành chỉ bằng 60%, nên giá sẽ là 60000đ. 2. Trái phiếu trả lãi định kì, trả lãi khi đáo hạn( trái phiếu coupon ) Hàng năm trái chủ sẽ nhận được một khoản lợi tức Vào ngày đáo hạn, trái chủ sẽ nhận được lợi tức của năm cuối cùng và cả vốn gốc. Trong trường hợp trái phiếu phát hành với giá thấp hơn mệnh giá, trái chủ sẽ đạt được một tỉ suất sinh lợi cao hơn lãi suất danh nghĩa của trái phiếu. VD: 1 doanh nghiệp phát hành trái phiếu trả lãi định kì, trả lãi khi đáo hạn với mệnh giá 50000đ, lãi suất 10%, thời hạn 5 năm. Hằng năm, doanh nghiệp trả lãi cho người sở hữu trái phiếu một khoản lãi là 5000đ. Đến ngày đáo hạn( cuối năm thứ 5 ) doanh nghiệp hoàn trả số tiền 50000đ. 3. Trái phiếu thanh toán bằng các kì khoản cố định Mối kì, người phát hành trái phiếu sẽ trả lãi và một phần nợ gốc bằng những khoản tiền bằng nhau. VI. Liên hệ thực tế Trên thực tế thị trường trái phiếu chính phủ (Trái phiếu CP) đã hình thành và phát triển trong suốt 10 năm qua song song với sự phát triển của thị trường cổ phiếu niêm yết, với các mốc thời gian đáng lưu ý: • Tháng 8/2000: Trái phiếu CP lần đầu tiên được đưa vào giao dịch trên Trung tâm giao dịch CK trái phiếu . HCM (HOSE) • Tháng 8/2005: Trái phiếu CP được đưa vào giao dịch trên Trung tâm GDCK Hà Nội. • Tháng 1/2008: Quyết định 86/2008/QĐ-BTC phê duyệt đề án xây dựng thị trường trái phiếu CP chuyên biệt. • Tháng 5/2008: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định chuyển trái phiếu chính phủ từ sàn trái phiếu .HCM sang niêm yết tại sàn Hà Nội. • Tháng 9/2009: Hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ chuyên biệt chính thức được Sở GDCK Hà Nội (HNX) đưa vào vận hành và ra mắt vào ngày 24/09/2009 tới với mục tiêu phát huy tối đa tầm quan trọng của kênh huy động vốn này đối với nền kinh tế. Hệ thống giao dịch trái phiếu CP chuyên biệt trong năm đầu hoạt động đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện cho thị trường được vận hành thuận lợi hơn: - Công bố thông tin công khai về giao dịch trên thị trường thứ cấp đã tạo sân chơi bình đẳng, minh bạch cho các nhà đầu tư, đồng thời là kênh thông tin định hướng cho các chủ thể phát hành trên thị trường sơ cấp. - Nâng cao tính thanh khoản của các trái phiếu niêm yết, khơi thông các nguồn vốn trung và dài hạn trong nền kinh tế, tác động tích cực trở lại đối với thị trường sơ cấp. Năm 2011, tổng giá trị giao dịch trái phiếu chính phủ đạt trên 73.000 tỉ đồng, với giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên 280 tỉ đồng, thấp hơn năm 2010 ở mức 81.000 tỉ đồng tổng giá trị giao dịch và 340 tỉ đồng giao dịch trung bình mỗi phiên. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2011 cũng sụt giảm mạnh về số lượng và khối lượng trái phiếu phát hành. Theo số liệu do VBMA tổng hợp, ước tính có khoảng 27 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2011 với tổng khối lượng giao dịch khoảng 7.000 tỉ đồng, chỉ bằng 12,5% so với năm 2010. Thị trường vốn Việt Nam vẫn được xem là nhỏ về quy mô, và còn chưa thực sự chuẩn hóa. Đây là một thị trường đang phát triển thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và tổ chức tài chính nước ngoài. Quy mô của TTTP Việt Nam hiện chỉ ở mức 17% GDP, trong khi tỷ lệ này ở Mỹ là 80%, Thái Lan là 58%, Malaysia 82%, Singapore 74% và Trung Quốc là 53%. Đánh giá của các hãng xếp hạng tín dụng quốc tế đối với tín nhiệm của Việt Nam so sánh với một số nước trong khu vực.

Ngày đăng: 25/12/2013, 14:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w