TIỂU LUẬN KINH tế LƯỢNGSỐ LƯỢNG NGƯỜI yêu của NAM SINH VIÊN tại TP hồ CHÍ MINH

27 3.1K 3
TIỂU LUẬN KINH tế LƯỢNGSỐ LƯỢNG NGƯỜI yêu của NAM SINH VIÊN tại TP  hồ CHÍ MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ----------o0o---------- TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG SỐ LƯỢNG NGƯỜI YÊU CỦA NAM SINH VIÊN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức Nhóm sinh viên thực hiện 1. Nguyễn Trúc Chi MSSV: 0953015417 2. Cao Thị Thùy Dương MSSV: 0953015421 3. Tiền Từ Khanh MSSV: 0953015438 4. Nguyễn Vũ Phương Khanh MSSV: 0953015439 5. Trần Thị Mai Ly MSSV: 0953015456 6. Trần Thị Ngoan MSSV: 0953015468 7. Vũ Thị Minh Ngọc MSSV: 0953015469 8. Lê Phước Bảo Ngọc MSSV: 0953015470 9. Nguyễn Hà Uyên Phương MSSV: 0953015480 10. Nguyễn Thị Như Trang MSSV: 0953015550 11. Khóa lớp: K48C Khoa: Tài chính quốc tế MỤC LỤC Trang Tiểu luận Kinh tế lượng LỜI NÓI ĐẦU 3 I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4 1. Giới thiệu .4 2. Đối tượng, phạm vi khảo sát .4 3. Ý nghĩa đề tài .5 4. Quy trình thực hiện, công cụ hỗ trợ .5 5. Các yếu tố khảo sát 6 II. THIẾT LẬP MÔ HÌNH HỒI QUY GỐC 6 1. Xây dựng mô hình hồi quy tổng quát .6 a) Mô hình hồi quy 6 b) Giải thích ý nghĩa các biến 6 2. Thống kê mô tả kết quả khảo sát 8 III. MÔ HÌNH HỒI QUY – KIỂM ĐỊNH VÀ SỬA CHỮA 10 1. Mô hình hồi quy .10 a)Mô hình hồi quy gốc 10 b) Mô hinh hồi quy với các biến có ý nghĩa 11 2. Kiểm định và khắc phục .12 a) Kiểm tra sót biến (Ramsey) .12 b) Kiểm tra các biến bị loại bỏ (Wald) 14 c) Kiểm định đa cộng tuyến 15 d) Kiểm định phương sai thay đổi .17 3. Mô hình cuối cùng sau khi kiểm định và chữa bệnh 23 IV. NHẬN XÉT .24 PHỤ LỤC 26 LỜI NÓI Đ Ầ U Môn học kinh tế lượng là môn học mà bất cứ sinh viên khối ngành kinh tế đều phải đối mặt và vượt qua khá cam go. Thế nhưng, dù thái độ dành cho môn học này như thế nào thì chúng ta không thể phủ nhận lợi ích to lớn mà môn học mang lại, bởi lẽ nó giúp chúng ta thấy được thực tế đang diễn ra để đi đến một kết luận hay dự báo chuẩn xác, chứ không hề là một sự suy diễn cá nhân hay phán đóan may rủi. Vì vậy, khi được giao bài tập khảo sát thực tế từ Giảng viên bộ môn, nhóm chúng tôi rất vui vì có cơ hội mang những lý thuyết học trên lớp 2 Tiểu luận Kinh tế lượng vào cuộc sống xung quanh mình. Nhóm chúng tôi gồm 11 sinh viên lớp K47C, K48C ngành Tài chính quốc tế của trường đại học Ngoại thương cơ sở II (TP.HCM) đã tiến hành làm báo cáo cho đề tài nghiên cứu này với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức, giảng viên Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Bảng báo cáo này được thực hiện trong thời gian ba tuần của tháng 4 và 5 năm 2011. Tất cả số liệu trong bài đều là số liệu thật từ những người được khảo sát. Trong quá trình hoàn thành đề tài, chúng tôi đã hiểu hơn về môn học này và có những quãng thời gian thú vị bên nhau. Dù đã rất cố gắng nhưng nhóm tôi có lẽ cũng khó tránh khỏi những sai sót ngoài mong muốn. Chúng tôi chỉ mong khi đọc qua đề tài này bạn sẽ hiểu hơn về nó hay phát hiện ra một điều gì đó thú vị và cảm thấy yêu thích môn học này hơn, cũng như những gì mà nhóm tôi đã cảm nhận được qua quá trình thực hiện. I . G IỚ I T H IỆ U Đ Ề TÀI N G HIÊ N CỨ U: 1. G iới thiệ u: Chủ đề Tình Yêu là một chủ đề muôn thuở và chắc chắn vô cùng gần gũi, quen thuộc với tất cả mọi người, đặc biệt là sinh viên – những con người rất trẻ và luôn mang nhiều khát khao khám phá về những rung động trong tâm hồn khi họ vừa từ giã màu áo trắng học trò trong sáng để bước đầu có những va chạm trên đường đời. Nhóm chúng tôi đã quyết định nghiên cứu về đề tài này cũng vì đây thực sự là một chủ đề thú vị, hấp dẫn và luôn khiến bất kỳ ai dù ở thế hệ, thời đại nào cũng phải suy nghĩ, tìm tòi. Lý do khiến chúng tôi lựa 3 Tiểu luận Kinh tế lượng chọn nghiên cứu nam sinh viên một phần vì sự tò mò về giới tính (vì nhóm chúng tôi đều là nữ), nhưng hơn hết bởi sự thật là phái mạnh ít nói về chuyện tình cảm của mình. Vì vậy, việc nghiên cứu này có thể sẽ có những hữu ích nhất định cho các nữ sinh viên trong cách nhìn nhận về bạn bè nam giới xung quanh họ. Tuy nhiên, vì tính phức tạp và quá rộng lớn của đề tài, nhóm chỉ tiến hành nghiên cứu một ở một nội dung nhỏ là “Số lượng người yêu của nam sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh” tính từ trước cho đến thời điển hiện tại. 2. Đ ối tượng, p hạ m vi k hả o s át: Đối tượng được thực hiện khảo sát là các nam sinh viên đang học tập trên phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh (năm nhập học từ 2005 đến 2010) của các trường đại học thuộc hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, công nghệ kĩ thuật, y dược . Đa số sinh viên nam học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước thường được đánh giá là năng động, tự tin và giỏi giang. Nói đến đây thì có lẽ ai cũng tò mò muốn biết ngoài những thành tích trong học tập, xã hội thì đời sống tình cảm của những nam sinh viên được đánh giá cao như thế sẽ ra sao, có gì đặc biệt không. Là nữ sinh viên , đây cũng là vấn đề mà chúng tôi rất thắc mắc, quan tâm và muốn tìm hiểu như một nhu cầu tất yếu của phái nữ muốn hiểu rõ hơn về cánh mày râu. Vì vậy, chúng tôi đã chọn giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu như vậy. Khảo sát được thực hiện chủ yếu tại các trường sau: ĐH Ngọai thương CSII, ĐH Bách Khoa, ĐH Tự nhiên, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Kinh tế, ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Văn Lang, ĐH Hutech, ĐH Huflit, ĐH RMIT, ĐH Sư phạm, ĐH Tôn Đức Thắng, Cao đẳng Bách Việt, Cao đẳng Văn hóa-Nghệ thuật… 3. Ý nghĩa đề tài: Việc có người yêu đã trở nên khá phổ biến trong giới sinh viên hiện nay. Chủ đề tình yêu có lẽ cũng không còn kín đáo như xưa mà đã được đem ra tranh luận, bàn bạc sôi nổi trong những giờ giải lao ở giảng đường đại học. Vì vậy, 4 Tiểu luận Kinh tế lượng sẽ thật thiếu sót khi muốn tìm hiểu về đời sống nam sinh viên, ngoài những vấn đề quen thuộc như chi tiêu hàng tháng, vấn đề học tập, ta lại né tránh việc nghiên cứu về đời sống tình cảm của họ bởi phái nam luôn có rất nhiều bí mật tình yêu giấu kín, ít thổ lộ như phái nữ. Đối với sinh viên học tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng không phải ngoại lệ. Nhóm mong muốn bài nghiên cứu này sẽ mang đến cho người đọc một cách nhìn hay sự hiểu biết hơn về đời sống tình cảm của nam sinh viên tại thành phố hiện đại này, thể hiện qua số lượng người yêu họ đã từng và đang có cùng với các yếu tố ảnh hưởng. Qua bảng báo cáo này, các bạn sẽ biết được yếu tố nào có hay không có tác động đến số lượng người yêu của họ, tác động nhiều hay ít và chúng tôi tin rằng có thể sẽ có nhiều điều rất khác so với dự đoán của bạn. 4. Quy tr ình t hực hiệ n, c ông c ụ hỗ tr ợ: Các bước thực hiện lần lượt là: - Chọn đề tài - Xác định các tham số - Thu thập số liệu - Xây dựng mô hình - Kiểm định, sửa chữa - Nhận xét, kết luận Để tiến hành xây dựng mô hình, Nhóm đã phát 600 phiếu khảo sát (xem Phụ lục), thu về 600 phiếu và chọn lọc được 538 phiếu hợp lệ. - Phiếu hợp lệ: trả lời hết tất cả câu hỏi theo đúng các mục đã cho. - Phiếu không hợp lệ: bỏ trống câu trả lời, trả lời “Không biết”, ghi thêm câu trả lời khác với mục đã cho. Công cụ chủ yếu trong việc thiết lập và kiểm định mô hình là Phần mềm Eviews phiên bản 5.0. Ngoài ra nhóm còn sử dụng các công cụ khác của Microsoft như Word, Excel ,… 5. C ác yế u tố khảo sát: Để thực hiện mô hình Số lượng người yêu của nam sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm đã tiến hành khảo sát ở những yếu tố sau: 5 Tiểu luận Kinh tế lượng - Tuổi: sinh viên năm mấy (đa số các sinh viênnăm sinh từ 1988 đến 1992) . - Ngành học: kinh tế, y-khoa học kĩ thuật và khoa học xã hội. - Thu nhập: số tiền trung bình 1 tháng (bao gồm tất cả các khỏan từ gia đình, học bổng, làm thêm…). - Học tập: học lực, hạnh kiểm tính theo học kỳ gần đây nhất. - Tính cách: lãng mạn hay không, quan hệ xã hội rộng hay hẹp, tự đánh giá về ngoại hình, có nhiều tài lẻ thu hút bạn nữ hay không. II. THIẾT LẬP MÔ HÌNH HỒI QUY GỐC: 1. Xây dựng mô hình hồi quy tổng quát: a) Mô hình hồi quy: Y i =β1+β 2* D1X+β 3 *D1K+β 4 *D2K+β 5 *D2G+β 6 *D3N+β 7 *D3L+β 8 *D4B+β 9 *D 5H+β 10 *D5R+β 11 *X i +β 12 *D6K+β 13 *D6T+β 14 *D7N+β 15 *D7H+β 16 *D7B b) Giải thích ý nghĩa các biến: - Biến phụ thuộc: Y: số lượng người yêu trung bình của các bạn nam sinh viên - Biến độc lập: 1.Ngành học (biến định tính) D1X=1: xã hội nhân văn D1K=1: khoa học-kĩ thuật D1X=0: khác D1K=0: khác Thuộc tính cơ sở: D1X=D1K=0: kinh tế 2. Học lực (biến định tính) D2K=1: khá D2G=1: giỏi D2K=0: khác D2G=0: khác Thuộc tính cơ sở: D2K=D2G=0: trung bình 3. Thu nhập (biến định tính) D3N=1: nhỏ hơn 2 triệu D3L=1: lớn hơn 2 triệu D3N=0: khác D3L=0: khác Thuộc tính cơ sở: D3N=D3L=0: từ 2-5 triệu 4. Ngoại hình (biến định tính) D4B=1: bình thường D4B=0: khá ưa nhìn Thuộc tính cơ sở: D4B=0: khá ưa nhìn 5. Quan hệ xã hội (biến định tính) D5H=1: hẹp D5R=1: rộng 6 Tiểu luận Kinh tế lượng D5H=0: khác D5R=0: khác Thuộc tính cơ sở: D5H=D5R=0: bình thường 6. Số tài lẻ (biến định lượng) X_số tài lẻ 7. Độ lãng mạn (biến định tính) D6K=1: không D6T=1: tùy hứng D6K=0: khác D6T=0: khác Thuộc tính cơ sở: D6K=D6T=0: rất lãng mạn 8. Sinh viên năm thứ (biến định tính) D7N=1: SV năm nhất D7H=1: SV năm hai D7N=0: SV khác D7H=0: SV khác D7B=1: SV năm ba D7B=0: SV khác Thuộc tính cơ sở: D7N=D7H=D7B=0: SV năm tư. 2. Thống kê mô tả kết quả khảo sát: 7 Tiểu luận Kinh tế lượng 8 Tiểu luận Kinh tế lượng III. MÔ HÌNH HỒI QUY – KIỂM ĐỊNH VÀ SỬA CHỮA: 1. Mô hình hồi quy: a)Mô hình hồi quy gốc: Bảng kết quả sau khi xử lí dữ liệu với phần mềm Eviews Dependent Variable: Y Method: Least Squares Date: 05/15/11 Time: 00:25 Sample: 1 538 Included observations: 538 Variable Coefficien t Std. Error t-Statistic Prob. C 1.906048 0.241355 7.897289 0.0000 X 0.028532 0.039808 0.716750 0.4738 D1X -0.157930 0.136116 -1.160265 0.2465 D1K -0.013180 0.098105 -0.134350 0.8932 D2K -0.129985 0.106236 -1.223557 0.2217 D2G -0.108367 0.142004 -0.763124 0.4457 D3N -0.208611 0.091898 -2.270029 0.0236 D3L 0.199936 0.174807 1.143754 0.2532 D4B -0.487431 0.095438 -5.107330 0.0000 D5H -0.146162 0.136316 -1.072231 0.2841 D5R 0.358545 0.098534 3.638793 0.0003 D6T -0.017174 0.173725 -0.098859 0.9213 D6K 0.052196 0.119108 0.438226 0.6614 D7N -0.913643 0.174820 -5.226197 0.0000 D7H -0.574561 0.159116 -3.610948 0.0003 D7B -0.451282 0.213583 -2.112914 0.0351 R-squared 0.183534 Mean dependent var 0.953532 Adjusted R-squared 0.160073 S.D. dependent var 1.067410 S.E. of regression 0.978255 Akaike info criterion2.823196 Sum squared resid 499.5449 Schwarz criterion 2.950716 Log likelihood -743.4396 Hannan-Quinn criter. 2.873076 F-statistic 7.822740 Durbin-Watson stat 1.922095 Prob(F-statistic) 0.000000 9 Tiểu luận Kinh tế lượng Phương trình hồi quy gốc: Yi = 1.906048 + 0.028532*X i – 0.157930*D1X – 0.013180*D1K – 0.129985*D2K – 0.108367*D2G – 0.208611*D3N + 0.199936*D3L – 0.487431*D4B – 0.146162*D5H +0.358545*D5R – 0.017174*D6T + 0.052196*D6K – 0.913643*D7N – 0.574561*D7H – 0.451282*D7B + e i Nhận xét: • Mô hình này khá phù hợp với mẫu nghiên cứu, mức độ phù hợp so với thực tế là R 2 =18.3534% . Các biến đã giải thích được 18.3534% sự thay đổi của biến phụ thuộc Y còn lại 81,6466% là do sai số, các yếu tố chưa biết chưa đưa vào mô hình. • Dựa vào bảng hồi quy gốc ta thấy các biến D3N, D4B, D5R, D6N, D7H, D7B có ý nghĩa vì p-value<0.05, còn các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê vì p-value>0.05. b) Mô hinh hồi quy với các biến có ý nghĩa Bảng kết quả sau khi xử lí dữ liệu với phần mềm Eviews 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 14:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan