1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình quản lý đấu thầu

30 742 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 567 KB

Nội dung

Mã số: QUY TRÌNH Mục ISO: Ngày sửa đổi: QUẢN ĐẤU THẦU Trang: Lần sửa đổi: Người được phân phối 1. Hội đồng Thành viên. 2. Tổng Giám đốc. 3. Các Phó Tổng Giám đốc. 4. Trưởng các Ban chức năng của 5. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc. NGƯỜI LẬP NGƯỜI KIỂM TRA NGƯỜI DUYỆT Chữ ký: Chữ ký: Chữ ký: DANH SÁCH CÁC BAN, ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC THAM GIA XEM XÉT TT Họ và tên Ban/đơn vị Chữ ký 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. TÓM TẮT SỬA ĐỔI Lần sửa Ngày sửa Tóm tắt nội dung sửa đổi 0.0 MỤC LỤC Trang CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT 3 I. CÁC VĂN BẢN PHÁP .4 II. MỤC ĐÍCH .4 III. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG 4 IV. NGUYÊN TẮC CHUNG 4 V. QUY TRÌNH THỰC HIỆN 5 5.1. Quy trình lập, duyệt KHĐT 5 5.2. Đối với chỉ định thầu 6 5.2.1. Các trường hợp và điều kiện áp dụng chỉ định thầu .6 5.2.2. Quy trình thực hiện: .7 5.2.3. Quy trình chỉ định thầu rút gọn 8 5.3. Đối với chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá 9 5.3.1. Điều kiện áp dụng 9 5.3.2. Quy trình thực hiện 9 5.4. Đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế trong mua sắm hàng hoá, xây lắp .11 5.4.1. Sơ tuyển nhà thầu .11 5.4.2. Quy trình thực hiện 11 5.4.2.1. Lập, trình duyệt và phê duyệt HSMT 11 5.4.2.2. Tổ chức đấu thầu .11 5.4.2.3. Trình, duyệt, thông báo KQĐT và thương thảo ký kết hợp đồng 11 VI. BIỂU MẪU VÀ LƯU ĐỒ 11 6.1. Biểu mẫu và lưu đồ về KHĐT .11 6.2. Biểu mẫu và lưu đồ trình duyệt HSMT/HSYC 11 6.3. Biểu mẫu tổ chức đấu thầu .11 Page 2 of 30 CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT - Luật Đấu thầu : Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005. - Luật sửa đổi : Luật sửa đổi số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009. - Đơn vị trực thuộc : Là 07 đơn vị trực thuộc BBB. - EVN : Tập đoàn Điện lực Việt Nam. - BBB : Tổng Cty Truyền tải điện Quốc Gia. - TGĐ : Tổng Giám đốc. - ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức. - KHĐT : Kế hoạch đấu thầu. - KQĐT : Kết quả đấu thầu. - VTTB : Vật tư thiết bị. - KQST : Kết quả sơ tuyển. - BMT : Bên mời thầu. - HSYC : Hồ sơ yêu cầu. - HSMT : Hồ sơ mời thầu. - HSĐX : Hồ sơ đề xuất. - KQCĐT : Kết quả chỉ định thầu. - HSDT : Hồ sơ dự thầu. - QLDA : Quản dự án. - KQLCNT : Kết quả lựa chọn nhà thầu. - HĐ : Hợp đồng. - KQCHCT : Kết quả chào hàng cạnh tranh. - KTKT : Kinh tế kỹ thuật. - No/n : Không/không trả lời. Page 3 of 30 Mã số: QUY TRÌNH Mục ISO: Ngày sửa đổi: QUẢN ĐẤU THẦU Trang: Lần sửa đổi: I. CÁC VĂN BẢN PHÁP Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của QH nước CHXHCN Việt Nam. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của QH nước CHXHCN Việt Nam. Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về việc hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng của Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam. Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của Quốc Hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản. Thông tư số 02/2009/TT-BKH ngày 17/02/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn lập Kế hoạch đấu thầu. Thông tư số 08/2010/TT-BKH ngày 21/04/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về mẫu báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu. Thông tư số 09/2010/TT-BKH ngày 21/04/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về mẫu báo cáo đánh giá HSDT. Thông tư số 04/2010/TT-BKH ngày 01/02/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về quy định chi tiết lập HSYC chỉ định thầu xây lắp. Thông tư số 11/2010/TT-BKH ngày 27/05/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh. Thông tư số 21/2010/TT-BKH ngày 28/10/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về quy định chi tiết về thẩm định HSMT/HSYC. II. MỤC ĐÍCH Thống nhất nguyên tắc cơ bản trong công tác đấu thầu của BBB và các đơn vị thành viên. Làm rõ các nội dung và các bước thực hiện và quy định cụ thể một số nội dung đặc thù, cũng như nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong công tác đấu thầu. Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của cá nhân, tăng cường quyền chủ động của đơn vị, là cơ sở để kiểm tra, giám sát và điều phối hoạt động, cũng như thương thảo, thỏa thuận trong hoạt động đấu thầu. III. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG Quy trình này điều chỉnh các hoạt động liên quan đến quá trình lập và duyệt KHĐT, HSMT/HSYC và KQĐT/KQCĐT của các hoạt động mua sắm hàng hoá, dịch vụ và xây lắp thuộc thẩm quyền phê duyệt của BBB/đơn vị trực thuộc BBB. Đối tượng áp dụng là tất cả các đơn vị trực thuộc BBB, các Ban và các cá nhân thuộc biên chế của BBB. IV. NGUYÊN TẮC CHUNG Quy trình lập, thẩm tra KHĐT, HSMT/HSYC, tổ chức đấu thầu, thẩm định/thẩm tra KQĐT/KQCĐT, trình duyệt và duyệt KQĐT/KQCĐT được xây dựng đảm bảo các nguyên tắc sau: Tài liệu lập, thẩm tra KHĐT, HSMT/HSYC, tổ chức đấu thầu, thẩm định KQĐT/KQCĐT, Page 4 of 30 Mã số: QUY TRÌNH Mục ISO: Ngày sửa đổi: QUẢN ĐẤU THẦU Trang: Lần sửa đổi: trình duyệt và duyệt KQĐT/KQCĐT được giao tập trung về một đầu mối để quản trong quá trình thẩm tra, thẩm định, trình duyệt và phê duyệt. Sử dụng tối đa năng lực và kinh nghiệm chuyên môn của cán bộ, nhân viên tại các đơn vị trong quá trình lập, thẩm tra KHĐT, HSMT/HSYC, tổ chức đấu thầu, thẩm định KQĐT/KQCĐT, trình duyệt KQĐT/KQCĐT. Các thông tin trao đổi bằng văn bản với các đơn vị có liên quan đến quá trình lập, thẩm tra KHĐT, HSMT/HSYC, tổ chức đấu thầu, thẩm định KQĐT/KQCĐT, trình duyệt và duyệt KQĐT/KQCĐT, cần được tập trung thông qua bộ phận chủ trì để tránh chồng chéo và đảm bảo tính thống nhất về thông tin của dự án. Chuẩn hoá cách thức, các bước, biểu mẫu, thời gian, nhiệm vụ của các bên liên quan trong quá trình lập, thẩm tra KHĐT, HSMT/HSYC, tổ chức đấu thầu, thẩm định KQĐT/KQCĐT, trình duyệt và duyệt KQĐT/KQCĐT. Tránh chồng chéo giữa các bộ phận liên quan. V. QUY TRÌNH THỰC HIỆN 5.1.Quy trình lập, duyệt KHĐT Việc lập KHĐT được thực hiện theo Điều 6 của Luật Đấu thầu, Điều 9 đến Điều 12 thuộc Chương II của Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 và Thông tư số 02/2009/TT-BKH ngày 17/02/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cụ thể: Bước 1: Xác định các căn cứ lập KHĐT - Đối với dịch vụ tư vấn chuẩn bị dự án đầu tư/dự án nhỏ. √ Văn bản giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án. √ Quyết định phê duyệt Đề cương và dự toán. √ Quyết định phê duyệt Báo cáo KTKT - Đối với dự án đầu tư: √ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư √ Văn bản thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn ODA. √ Thiết kế dự toán được duyệt (nếu có). √ Nguồn vốn cho dự án. √ Các văn bản pháp khác liên quan (nếu có). Bước 2: Xác định nội dung của từng gói thầu trong KHĐT - Tên gói thầu. - Giá gói thầu. - Nguồn vốn. - Hình thức lựa chọn nhà thầu. - Phương thức đấu thầu. - Thời gian lựa chọn nhà thầu. - Hình thức hợp đồng. - Thời gian thực hiện hợp đồng. Bước 3: Trình duyệt KHĐT - Trách nhiệm trình duyệt KHĐT: √ Đơn vị thành viên lập, thẩm tra KHĐT và trình BBB lấy ý kiến thẩm định của các Ban chức năng trước khi HĐTV/TGĐ xem xét, phê duyệt. (Biên bản thẩm Page 5 of 30 Mã số: QUY TRÌNH Mục ISO: Ngày sửa đổi: QUẢN ĐẤU THẦU Trang: Lần sửa đổi: tra là cơ sở để thủ trưởng đơn vị ký tờ trình, biên bản thẩm định là cơ sở để trưởng Ban chức năng ký tờ trình lãnh đạo BBB phê duyệt). √ Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì đơn vị thành viên có trách nhiệm trình KHĐT lên BBB để xem xét, thẩm định và phê duyệt. - Hồ sơ trình duyệt √ Văn bản trình duyệt KHĐT (Mẫu số 1) bao gồm những nội dung sau đây:  Phần công việc đã và đang thực hiện.  Phần công việc không tổ chức đấu thầu.  Phần công việc tổ chức đấu thầu.  Giải trình nội dung KHĐT: Giải trình các hạng mục trong Bước 2. √ Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt.  Quyết định phê duyệt dự án đầu tư.  Văn bản thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn ODA.  Thiết kế dự toán được duyệt (nếu có).  Nguồn vốn cho dự án.  Biên bản thẩm tra KHĐT (Mẫu số 2, Lưu đồ 1).  Các văn bản pháp khác liên quan (nếu có). Bước 4: Thẩm định và phê duyệt KHĐT - Thẩm định KHĐT √ Thẩm định KHĐT là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Nghị định 85/NĐ-CP. √ Căn cứ quy định tại Điều 65 của Luật đấu thầu và bản trình duyệt KHĐT do đơn vị thành viên lập, BBB lấy ý kiến thẩm định của các Ban chức năng và trình HĐTV/TGĐ xem xét, phê duyệt. - Phê duyệt KHĐT √ Ngay sau khi nhận được báo cáo thẩm định, HĐTV/TGĐ xem xét, phê duyệt. • Thời gian thực hiện - Thẩm định: Tối đa là 20 ngày. - Phê duyệt: Tối đa là 10 ngày. • Trách nhiệm thực hiện - Thực hiện theo Quy chế phân cấp ban hành kèm theo QĐ số 496/QĐ-BBB ngày 16/06/2010 của BBB. Cụ thể: √ Các bước 1, 2 và 3 do đơn vị thành viên thực hiện. √ Bước 4 do BBB thực hiện. 5.2.Đối với chỉ định thầu 5.2.1. Các trường hợp và điều kiện áp dụng chỉ định thầu a. Các trường hợp được áp dụng. • Theo hạn mức: - Các gói thầu theo hạn mức: Tư vấn ≤ 3 tỷ đồng, hàng hoá ≤ 2 tỷ đồng, xây lắp ≤ 5 tỷ đồng. Page 6 of 30 Mã số: QUY TRÌNH Mục ISO: Ngày sửa đổi: QUẢN ĐẤU THẦU Trang: Lần sửa đổi: - Gói thầu mua sắm tài sản có giá không quá 100 triệu đồng để duy trì hoạt động thường xuyên quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật Đấu thầu. • Theo tính chất: - Các gói thầu thuộc các dự án đầu tư xây dựng được phép chỉ định thầu phải được phê duyệt trong KHĐT trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 20 của Luật Đấu thầu và Điều 101 của Luật Xây dựng. - Các dự án điện cấp bách thực hiện theo cơ chế đặc thù do Thủ Tướng phê duyệt. - Các gói thầu thuộc diện chống quá tải được EVN hoặc BBB phê duyệt danh mục. - Các gói thầu mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc . không thuộc các dự án đầu tư xây dựng, được thực hiện theo quy định tại thông tư 121/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính và quy chế phân cấp hiện hành của BBB. b. Điều kiện áp dụng chỉ định thầu. - Có quyết định đầu tư (không áp dụng đối với gói thầu tư vấn thực hiện trước khi có quyết định đầu tư). - Có kế hoạch đấu thầu được duyệt. - Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu. Không quy định nhà thầu ứng vốn để thực hiện gói thầu là điều kiện để chỉ định thầu. - Có dự toán được duyệt theo quy định. - Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng đảm bảo không quá 45 ngày; trường hợp gói thầuquy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày. - Có thời gian thực hiện hợp đồng không quá 18 tháng. 5.2.2. Quy trình thực hiện: Bước 1: Lập Đề cương - dự toán Căn cứ vào kế hoạch năm/văn bản giao nhiệm vụ, Đơn vị/tư vấn phối hợp lập và trình duyệt đề cương - dự toán/Báo cáo KTKT, trong đó nêu rõ nội dung công việc và dự toán tương ứng cho phần nội dung công việc này. Bước 2: Lập và trình duyệt KHĐT - theo Mục 5.1 Bước 3: Lập HSYC Lập HSYC với nội dung như một HSMT rộng rãi, ngoại trừ phần hướng dẫn cho các nhà thầu được viết lại ngắn gọn phù hợp với yêu cầu chỉ định thầu. Hồ sơ này do đơn vị QLDA lập hoặc thuê tư vấn lập trên cơ sở yêu cầu của kế hoạch, nhu cầu thực tế của đơn vị. Quy định chi tiết về lập HSYC chỉ định thầu xây lắp theo Thông tư số 04/2010/TT-BKH ngày 01/02/2010. - Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn: không cần nêu tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. - Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp: không cần nêu các yếu tố để xác định giá đánh giá. - Căn cứ quy mô, tính chất của từng gói thầu mà đưa ra yêu cầu cụ thể trong hồ sơ yêu cầu song cần bảo đảm có các nội dung yêu cầu sau đây: √ Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn: Tiêu chuẩn năng lực, số lượng chuyên gia, kinh nghiệm của nhà thầu, nội dung, phạm vi và chất lượng công việc, về thời gian và địa điểm thực hiện, đề xuất về giá, thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất, thời hạn hiệu lực hồ sơ đề xuất và các nội dung cần thiết khác. Page 7 of 30 Mã số: QUY TRÌNH Mục ISO: Ngày sửa đổi: QUẢN ĐẤU THẦU Trang: Lần sửa đổi: √ Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu (trừ tổng thầu thiết kế): Kinh nghiệm, năng lực, mặt kỹ thuật như số lượng hàng hóa, phạm vi, khối lượng công việc, tiêu chuẩn và giải pháp kỹ thuật, chất lượng công việc, thời gian thực hiện, đề xuất về giá, thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất, thời hạn hiệu lực của hồ sơ đề xuất và các nội dung cần thiết khác; không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu. - Việc đánh giá các yêu cầu về mặt kỹ thuật được thực hiện theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” và được thể hiện trong hồ sơ yêu cầu. Bước 4: Trình duyệt HSYC Ngay sau khi HSYC được lập, đơn vị quản dự án tổ chức thẩm tra và lập tờ trình (tham khảo mẫu số 3), trình chủ đầu tư phê duyệt. Bước 5: Phê duyệt HSYC Trên cơ sở HSYC, tờ trình, báo cáo thẩm tra, báo cáo thẩm định của các Ban/phòng chức năng, chủ đầu tư phê duyệt HSYC. Đồng thời, xác định một nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu được nhận HSYC. Bước 6: Phát hành HSYC BMT phát hành HSYC đến Nhà thầu đã được xác định, Nhà thầu tiến hành chuẩn bị HSĐX và nộp lại cho BMT theo nội dung, biểu mẫu và thời gian yêu cầu trong HSYC. Bước 7: Tiếp nhận, mở thầu và đánh giá HSĐX Tiếp nhận, mở thầu và tiến hành đánh giá HSĐX theo tiêu chuẩn của HSYC, đàm phán về các đề xuất của nhà thầu. Lập báo cáo đánh giá, báo cáo thẩm tra KQCĐT và tờ trình, trình duyệt KQCĐT. Bước 8: Ngay sau khi nhận được báo cáo KQCĐT, báo cáo thẩm tra, tờ trình, báo cáo thẩm định, chủ đầu tư phê duyệt KQCĐT cho gói thầu. Bước 9: Thương thảo, hoàn thiện và ký hợp đồng Ngay sau khi KQCĐT được phê duyệt, BMT mời nhà thầu vào thương thảo, hoàn thiện, ký hợp đồng và triển khai dịch vụ. 5.2.3. Quy trình chỉ định thầu rút gọn 5.2.3.1. Các trường hợp áp dụng Đối với gói thầu tư vấn, mua sắm hàng hóa và xây lắp có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng. 5.2.3.2. Các bước thực hiện Bước 1: Lập Đề cương - Dự toán. Căn cứ vào kế hoạch năm/văn bản giao nhiệm vụ/nhu cầu phát sinh trong quá trình xây dựng, sản xuất, Đơn vị/tư vấn phối hợp lập và trình duyệt đề cương - dự toán, trong đó nêu rõ mục tiêu, nội dung, phạm vi công việc và dự toán tương ứng cho phần nội dung công việc này. Bước 2: Lập và trình duyệt KHĐT - theo Mục 5.1 Bước 3: Xác định nhà thầu chỉ định thầu Trên cơ sở Đề cương - Dự toán và KHĐT được duyệt, BMT tiến hành lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu, lập báo cáo và trình chủ đầu tư chấp thuận để tiến hành chỉ định thầu. Bước 4: Dự thảo hợp đồng BMT căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc và giá gói thầu được phê duyệt trong kế Page 8 of 30 Mã số: QUY TRÌNH Mục ISO: Ngày sửa đổi: QUẢN ĐẤU THẦU Trang: Lần sửa đổi: hoạch đấu thầu chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho một nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng. Bước 5: Thương thảo và hoàn thiện hợp đồng Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, BMT và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để ký kết hợp đồng. Bước 6: Phê duyệt KQCĐT và ký kết hợp đồng Sau khi thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, BMT trình chủ đầu tư phê duyệt KQCĐT và ký kết hợp đồng với nhà thầu. • Thời gian thực hiện. - Đối với HSYC: √ Thẩm định: Tối đa là 05 ngày. √ Phê duyệt: Tối đa là 05 ngày. - Đối với KQCĐT: √ Thẩm định: Tối đa là 10 ngày. √ Phê duyệt: Tối đa là 10 ngày. • Trách nhiệm thực hiện - Thực hiện theo Quy chế phân cấp ban hành kèm theo QĐ số 496/QĐ-BBB ngày 16/06/2010 của BBB. Ghi chú: - Ưu tiên các đơn vị thành viên của EVN, nếu có đủ năng lực, được mời vào thương thảo HĐ trước. - Đối với các gói thầu được phê duyệt trong KHĐT của các dự án đầu tư, áp dụng từ bước 3. 5.3.Đối với chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá 5.3.1. Điều kiện áp dụng - Gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỷ đồng; - Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng. - Có kế hoạch đấu thầu được duyệt. - Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện. (Tuân thủ quy định tại Điều 22 của Luật Đấu thầu và Điêu 43 của NĐ 85/2009/NĐ-CP) 5.3.2. Quy trình thực hiện Bước 1: Lập HSYC Lập HSYC theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 11/2010/TT-BKH ngày 27/05/2010 của Bộ Kế hoạch và đầu tư. Bước 2: Trình duyệt HSYC. Ngay sau khi HSYC được lập, đơn vị quản dự án tổ chức thẩm tra và lập tờ trình (tham khảo mẫu số 3), trình chủ đầu tư phê duyệt. Bước 3: Phê duyệt HSYC. Trên cơ sở tờ trình, HSYC và báo cáo thẩm tra, báo cáo thẩm định của các Ban/phòng chức năng, chủ đầu tư tiến hành phê duyệt HSYC cho gói thầu. Page 9 of 30 Mã số: QUY TRÌNH Mục ISO: Ngày sửa đổi: QUẢN ĐẤU THẦU Trang: Lần sửa đổi: Bước 4: Tổ chức chào hàng. a. Thông báo mời chào hàng: Thông báo mời chào hàng trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu để các nhà thầu quan tâm tham dự. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. b. Phát hành HSYC: Phát hành HSYC cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời chào hàng tới trước thời điểm kết thúc thời hạn nộp HSĐX, để bảo đảm nhận được tối thiểu 03 HSĐX từ 03 nhà thầu khác nhau. c. Chuẩn bị HSĐX Nhà thầu chuẩn bị HSĐX theo yêu cầu của HSYC và nộp HSĐX đến BMT bằng cách gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc bằng fax. Mỗi nhà thầu chỉ được nộp một HSĐX. Thời gian để nhà thầu chuẩn bị HSĐX tối thiểu là 05 ngày. d. Tiếp nhận HSĐX BMT chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong HSĐX của từng nhà thầu. Ngay sau khi kết thúc thời hạn nộp HSĐX, BMT lập văn bản tiếp nhận các HSĐX gồm các nội dung như: tên nhà thầu, giá chào, điều kiện hậu mãi, thời gian có hiệu lực của HSĐX và gửi văn bản này đến các nhà thầu đã nộp HSĐX. Bước 5: Đánh giá các HSĐX Đánh giá các HSĐX được nộp theo yêu cầu của HSYC về mặt kỹ thuật. HSĐX vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật khi tất cả yêu cầu về mặt kỹ thuật đều được đánh giá là “đạt”. So sánh giá chào của các HSĐX đáp ứng về mặt kỹ thuật để xác định HSĐX có giá chào thấp nhất. Nhà thầu có giá chào thấp nhất sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và không vượt giá gói thầu sẽ được đề nghị lựa chọn. Bước 6: Phê duyệt kết quả chào hàng. Trên cơ sở báo cáo kết quả chào hàng, báo cáo thẩm tra, chủ đầu tư phê duyệt kết quả chào hàng cho gói thầu. Bước 7: Thông báo, thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. Thông báo kết quả chào hàng bằng văn bản cho tất cả các nhà thầu tham gia nộp HSĐX và tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn để chủ đầu tư ký kết hợp đồng. • Thời gian thực hiện. - Đối với HSYC: √ Thẩm định: Tối đa là 03 ngày. √ Phê duyệt: Tối đa là 03 ngày. - Đối với KQCHCT: √ Thẩm định: Tối đa là 05 ngày. √ Phê duyệt: Tối đa là 05 ngày. • Trách nhiệm thực hiện - Thực hiện theo Quy chế phân cấp ban hành kèm theo QĐ số 496/QĐ-BBB ngày 16/06/2010 của BBB. Ghi chú: Tham khảo các Mẫu số 3, 4 và lưu đồ 2, 3, 4 và 5 trong quá trình thực hiện. Page 10 of 30

Ngày đăng: 25/12/2013, 12:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w