Vào cuối thế kỷ XX, sự phát triển và hoàn thiện của kỹ thuật số đã được ápdụng trước hết vào máy tính điện tử, tiếp đó sang các lĩnh vực khác (điện thoại diđộng, thẻ tín dụng ...). Số hoá và mạng hoá đã là tiền đề cho sự ra đời của nền kinhtế mới nền kinh tế số (còn gọi là nền kinh tế tri thức, nền kinh tế dựa trên tri thức,...).Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, Internet vàcác mạng viễn thông khác đã xuất hiện, đó chính là “Thương mại điện tử” (TMĐT).Thương mại Điện tử là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh liênquan đến các tổ chức hay cá nhân tiến hành hoạt động thương mại có sử dụng cácphương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hoá, bao gồm cả sản xuất, phânphối, marketing, mua – bán, giao hàng hoá và dịch vụ bằng các phương tiện điện tử.Tuy mới xuất hiện và chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong thương mại songTMĐT đã mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, chính phủ, người tiêudùng và xã hội. Thương mại điện tử đã vượt ra khỏi lĩnh vực thương mại, ngày càngtác động đến các lĩnh vực khác và hứa hẹn mang lại những thay đổi to lớn và sâu sắcmọi mặt đời sống xã hội loài người. Thương mại điện tử ngày càng được sự quantâm của Chính phủ, Doanh nghiệp và người tiêu dùng và đang trở thành một côngcụ hữu hiệu trong quá trình toàn cầu hoá và trong xây dựng nền kinh tế số. Thât khómà hình dung ra xã hội tương lai nếu không có TMĐT.Bên cạnh đó, TMĐT cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết để khai tháccác lợi ích của TMĐT như vấn đề an toàn, an ninh cho các giao dịch trên mạng, cácvấn đề về bảo vệ bí mật, tính riêng tư, các vấn đề về CNTT và truyền thông, cơ sởhạ tầng, các vấn đề về nhân lực, chuyển đổi mô hình kinh doanh, các vấn đề về quảnlý, thay đổi tập quán, thói quen trong kinh doanh…Để làm rõ các vấn đề trên trong bài báo cáo này nhóm em xin được trình bàyvề đề tài “Tìm hiểu về thực trạng áp dụng thương mại điện tử trên Thế giới. Cơ sởpháp lý cho phát triển thương mại điện tử tại Thế giới.
Trang 1BAN CƠ YẾU CHÍNH PHỦ
HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
BÁO CÁO
Tìm hiểu về thực trạng áp dụng thương mại điện tử trên Thế giới
Cơ sở pháp lý cho phát triển thương mại điện tử tại Thế giới
Học phần: An toàn internet và thương mại điện tử
Hà Nội, 2020
Trang 2Nhận xét của giảng viên
Trang 3
MỤC LỤC
Chương I Tổng quan về thương mại điện tử 1
1.1 Khái niệm 1
1.2 Các mô hình thương mại điện tử phổ biến 1
1.2.1 Mô hình thương mại điện tử B2B (Business to Business) 1
1.2.2 Mô hình thương mại điện tử B2C (Business to Customer) 2
1.2.3 Mô hình thương mại điện tử C2C (Customer to Customer) 2
Chương II Thực trạng thương mại điện tử trên thế giới 4
1.1 Thực trạng thương mại điện tử trên thế giới 4
1.2 Thực trạng thương mại điện tử tại 1 số nước và khu vực 5
1.3 Một số hiệp định được ký liên quan về thương mại điện tử 9
Chương III Cơ sở pháp lý của thương mại điện tử trên thế giới .11
3.1 Một số vấn đề pháp lí trong thương mại điện tử 11
3.1.1 Vấn đề pháp lý trong đảm bảo an toàn và độ tin cậy cho các giao dịch TMĐT .11
3.1.2 Vấn đề bảo đảm tính riêng tư: 11
3.1.3 Bảo vệ người tiêu dùng: 12
3.1.4 Các vấn đề về hợp đồng 12
3.1.5 Các yêu cầu hình thức văn bản, chữ ký, văn bản gốc 13
3.1.6 Thời điểm, địa điểm gửi, nhận thông điệp điện tử 13
3.2 Pháp luật về thương mại điện tử trên thế giới 14
3.2.1 Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử 14
3.2.2 Luật thương mại điện tử của một số nước trên thế giới 15
3.3 Cơ sở pháp lý của thương mại điện tử trên thế giới .17
3.3.1 Giá trị pháp lý của các trang thương mại điện tử 17
3.3.2 Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử 17
3.3.3.Văn bản gốc 18
3.3.4 Luật Bảo vệ sự riêng tư trong thương mại điện tử 18
Trang 43.3.5.Luật Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 19 Chương IV Tổng kết 20
Trang 5Danh mục bảng
Bảng 1.Doanh thu ước tính từ thương mại điện tử 4 Bảng 2 Khung pháp lý cho các hoạt động TMĐT của một số nước trên thế giới 17
Trang 6Danh mục hình vẽ
Hình 1.Mô hình B2B 1 Hình 2 Mô hình B2C 2 Hình 3 Mô hình C2C 2
Trang 7Lời nói đầu
Vào cuối thế kỷ XX, sự phát triển và hoàn thiện của kỹ thuật số đã được áp dụng trước hết vào máy tính điện tử, tiếp đó sang các lĩnh vực khác (điện thoại di động, thẻ tín dụng ) Số hoá và mạng hoá đã là tiền đề cho sự ra đời của nền kinh
tế mới - nền kinh tế số (còn gọi là nền kinh tế tri thức, nền kinh tế dựa trên tri thức, ) Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, Internet và các mạng viễn thông khác đã xuất hiện, đó chính là “Thương mại điện tử” (TMĐT)
Thương mại Điện tử là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh liên quan đến các tổ chức hay cá nhân tiến hành hoạt động thương mại có sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hoá, bao gồm cả sản xuất, phân phối, marketing, mua – bán, giao hàng hoá và dịch vụ bằng các phương tiện điện tử
Tuy mới xuất hiện và chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong thương mại song TMĐT đã mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, chính phủ, người tiêu dùng và xã hội Thương mại điện tử đã vượt ra khỏi lĩnh vực thương mại, ngày càng tác động đến các lĩnh vực khác và hứa hẹn mang lại những thay đổi to lớn và sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội loài người Thương mại điện tử ngày càng được sự quan tâm của Chính phủ, Doanh nghiệp và người tiêu dùng và đang trở thành một công
cụ hữu hiệu trong quá trình toàn cầu hoá và trong xây dựng nền kinh tế số Thât khó
mà hình dung ra xã hội tương lai nếu không có TMĐT
Bên cạnh đó, TMĐT cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết để khai thác các lợi ích của TMĐT như vấn đề an toàn, an ninh cho các giao dịch trên mạng, các vấn đề về bảo vệ bí mật, tính riêng tư, các vấn đề về CNTT và truyền thông, cơ sở
hạ tầng, các vấn đề về nhân lực, chuyển đổi mô hình kinh doanh, các vấn đề về quản
lý, thay đổi tập quán, thói quen trong kinh doanh…
Để làm rõ các vấn đề trên trong bài báo cáo này nhóm em xin được trình bày
về đề tài “Tìm hiểu về thực trạng áp dụng thương mại điện tử trên Thế giới Cơ sở pháp lý cho phát triển thương mại điện tử tại Thế giới.”
Trang 8Chương I Tổng quan về thương mại điện tử
1.1 Khái niệm
Thương mại điện tử là các hoạt động kinh doanh: sản xuất, giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và kể cả giao hàng sử dụng các phương tiện công nghệ điện tử như điện thoại, máy FAX, truyền hình và mạng máy tính, chủ yếu
là qua máy tính và điện thoại có kết nối internet
Thương mại điện tử thông thường được xem ở các khía cạnh của kinh doanh điện tử (e-business) Nó cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn tài chính và các khía cạnh thanh toán của việc giao dịch kinh doanh
E-commerce có thể được dùng theo một vài hoặc toàn bộ những nghĩa như sau:
• E-tailing (bán lẻ trực tuyến) hoặc "cửa hàng ảo" trên trang web với các danh mục trực tuyến, đôi khi được gom thành các "trung tâm mua sắm ảo"
• Việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân thông qua các địa chỉ liên lạc web
• Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), trao đổi dữ liệu giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
• Email, fax và cách sử dụng chúng như là phương tiện cho việc tiếp cận và thiếp lập mối quan hệ với khách hàng (ví dụ như bản tin - newsletters)
• Việc mua và bán giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
• Bảo mật các giao dịch kinh doanh
1.2 Các mô hình thương mại điện tử phổ biến
1.2.1 Mô hình thương mại điện tử B2B (Business to Business)
Hình 1.Mô hình B2B
Trang 9Đây là mô hình thương mại điện tử dựa trên mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau Một bên cung cấp các giải pháp thương mại điện tử một bên sử dụng ứng dụng đó để kinh doanh sản phẩm Điển hình của mô hình này chính là Alibaba Với
2 website là alibaba.com, Taobao.com Alibaba của Jack Ma tạo ra những chợ điện
tử và cho các doanh nghiệp thuê các gian hàng để bán sản phẩm của họ
1.2.2 Mô hình thương mại điện tử B2C (Business to Customer)
Đây là mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp trực tiếp với khách hàng Nghĩa là doanh nghiệp đưa hàng hóa của mình lên mạng internet, khách hàng xem thông tin sản phẩm, đặt mua, nhận hàng hóa qua mạng với các sản phẩm số, qua việc giao hàng thực tế nếu đó là một sản phẩm hữu hình
Hình 2 Mô hình B2C
Điển hình của mô hình B2C là Amazon Một trong 2 công ty thương mại điện tử lớn nhất Mỹ Amazon đưa thông tin hàng hóa của mình lên internet, khách hàng đặt hàng, Amazon giao hàng đến tận nơi cho khách hàng
1.2.3 Mô hình thương mại điện tử C2C (Customer to Customer)
Hình 3 Mô hình C2C
Hoạt động như hình thức đấu giá trực tuyến: người bán đưa các mặt hàng cần bán của mình lên website và người mua sẽ trả giá để mua sản phẩm đó Điển hình của mô
Trang 10hình này chính là eBay.com – Cùng với Amazon là 2 công ty thương mại điện tử lớn nhất Mỹ eBay tạo ra một chợ “trời” để người mua, người bán thương thảo, mua bán
Trang 11Chương II Thực trạng thương mại điện tử trên thế giới
1.1 Thực trạng thương mại điện tử trên thế giới
Thương mại điện tử hiện nay vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ kể cả ở các nước phát triển vì vậy có nhiều cách nhìn nhận đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau và không có sự thống nhất trong các số liệu đánh giá về thương mại điện tử
Có thể nói, thương mại điện tử đang có một tốc độ phát triển rất cao trong những năm gần đây Mọi dự đoán đưa ra ngày hôm nay có thể nhanh chóng trở nên lạc hậu trong thời gian ngắn sau đó Tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới trong thời gian qua có thể tóm tắt bằng những nét khái quát như sau:
Thương mại điện tử tuy phát triển rất nhanh nhưng quy mô còn rất nhỏ: tổng doanh số thương mại điện tử trên thế giới năm 1999 là 111 tỉ USD, chỉ tương đương 0,37% tổng doanh số giao dịch thương mại bằng mọi phương tiện (khoảng 30000 tỉ USD) Tuy nhiên cũng phải thấy rằng sự phát triển của thương mại điện tử không biểu hiện ở quy mô hiện tại của nó mà ở tốc độ gia tăng cực kỳ nhanh chóng, báo hiệu cả một xu thế.Hoạt động thương mại điện tử phát triển mạnh
ở một số nước phát triển.Trong đó riêng Mỹ chiếm một nửa, nhưng chủ yếu trong lĩnh vực thương mại nội địa
Mặc dù số người sử dụng Internet thông tin tăng nhanh trong những năm gần đây, điều này tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trong những năm tới Tuy nhiên, hiểu biết và nhận thức đầy đủ về thương mại điện tử đối với đông đảo con người và doanh nghiệp vẫn còn là một vấn đề đáng quan tâm, không chỉ ở các nước chậm phát triển mà còn ở các nước công nghiệp phát triển
Do tính chất toàn cầu của thương mại điện tử qua mạng Internet nên có nhiều định chế, tổ chức quốc tế quan tâm đến việc xây dựng khung toàn cầu cho
Trang 12thương mại điện tử phát triển bao gồm các luật định, các định chế để thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử cho đúng với ý nghĩa của nó
1.2 Thực trạng thương mại điện tử tại 1 số nước và khu vực
a) Hoa Kỳ
Công nghệ thông tin ở Mỹ đã phát triển cao, trong các năm 1995 - 1997 đã đóng góp 28 - 41% tổng số gia tăng của GDP Riêng về máy tính điện tử, hiện nay cứ 100 gia đình người Mỹ thì có 38 gia đình có máy, đạt tỉ lệ cao nhất thế giới Theo các số liệu ước tính gần đúng, Mỹ đang chiếm tỉ trọng trên 70% trong tổng doanh số thương mại điện tử của toàn thế giới.Theo số liệu nghiên cứu của Douglass C.North, nhà kinh tế giải thưởng Nobel, thì vì nước Mỹ đã chuyển mạnh sang “kinh tế tri thức” nên chi phí giao dịch trong nền kinh tế Mỹ (gọi chung các chi phí giao dịch thương mại và bảo vệ sở hữu cả vật thể và trí tuệ) chiếm tới 45% GDP Trong tình huống đó, thương mại điện tử có ý nghĩa sống còn đối với nước Mỹ Nhờ nó chi phí giao dịch có thể giảm đi nhiều chục, thậm chí hàng trăm lần Đó là lý do vì sao Mỹ là nước đi tiên phong trong lĩnh vực thương mại điện tử Tới tháng 7.1997 số lĩnh vực kinh doanh sử dụng thương mại điện tử ở Mỹ đã lên tới hàng nghìn Hiện nay Mỹ chiếm trên một nửa tổng doanh
số thương mại điện tử toàn thế giới (chủ yếu trong nội địa nước Mỹ) Mặc dù thương mại điện tử đã phát triển cao ở nước này, nhưng các cá nhân
và các doanh nghiệp trong nước Mỹ vẫn còn tiếp tục nêu ra ba vấn đề có thể gây
- Thiếu một môi trường pháp lý có thể tiên liệu được (predictable legal environment)
- Lo ngại rằng Chính phủ sẽ đánh thuế quá mức, hoặc kiểm duyệt Internet
- Có các lo ngại về năng lực hoạt động, độ tin cậy và tính an toàn của Internet
Xem xét các vấn đề trên, tháng 7.1997 Chính phủ Mỹ công bố bản “khuôn khổ cho thương mại điện tử toàn cầu (Framework for Global Electronic Commerce) - Chữ “khuôn khổ ở đây dùng với nghĩa là các nguyên tắc chỉ đạo Trong đó nêu ra quan điểm của Mỹ về 05 nguyên tắc cơ bản của thương mại điện
tử thường được coi là “thách thức của Mỹ”:
- Internet là vũ đài hoàn toàn chịu sự chi phối của thị trường (với nghĩa là không chịu sự điều chỉnh, kiểm soát của Chính phủ), khu vực tư nhân giữ vai trò
- Chính phủ không có các hạn chế không cần thiết đối với thương mại điện
tử
- Nếu Chính phủ cần phải tham gia thì chỉ là tạo môi trường pháp lý giản dị
và nhất quán cho thương mại điện tử mà không phải là điều tiết nó
Trang 13- Chính phủ công nhận các tính chất đặc thù của Internet và không cho rằng Internet phải theo các khuôn khổ điều tiết đã xác lập cho liên lạc, truyền thanh và
- Thương mại điện tử trên Internet cần phải mang tính toàn cầu, không phân biệt đối xử giữa những người mua và người bán ở các quốc gia khác nhau Chính phủ Mỹ cũng khuyến nghị với thế giới 03 nguyên tắc sau đây đối với
- Thương mại điện tử trên Internet cần phải được tự do, phi quan thuế
- Thế giới cần có một luật chung để điêu tiết hình thức thương mại điện tử Luật ấy phải đơn giản, bền vững và mang tính có thể tiên liệu được
- Sở hữu trí tuệ và bí mật riêng tư phải được tôn trọng và bảo vệ trong khi
Trong khuôn khổ Liên hợp quốc và trong APEC, Mỹ hoạt động rất tích cực
để thúc đẩy thương mại điện tử, chính bởi việc áp dụng rộng rãi quốc tế hình thức này sẽ đem lại lợi ích đa dạng thiết thân và mang tính chiến lược cho Mỹ (như đã
độ phát triển tăng rất cao Tháng 3/1998 Internet đã phủ trên 30 thành phố, số thuê bao Internet là 0,6 triệu, tới cuối tháng 06 lên 1,17 triệu, cuối năm lên 2,1 triệu (có một dự báo cao hơn: có thể gân 10 triệu) Tuy đã và đang tiến hành một số dịch vụ qua mạng như dịch vụ quảng cáo
và giao dịch thông qua Trade Point, dịch vụ đặt mua vé tàu, vé máy bay qua mạng nhưng chưa thấy công bố chiến lược hay chương trình tổng thể nào về thương mại điện tử Mãi tới quý II năm 1999, Bộ công nghệ thông tin mới chỉ công bố dự kiến tới cuối năm 2000 sẽ hoà mạng Internet cho ít nhất 80% chính quyền địa phương, năm 2001 hoà mạng Internet cho 80% các công ty Hiện nay, Trung Quốc còn đang lo xử lý 4 vấn đề bao trùm:
- Một là, chi phí sử dụng Internet còn quá cao, chiếm tới 10% thu nhập của người sử dụng ở mức vừa phải (so với 1% ở Mỹ)
Trang 14- Hai là, người sử dụng Internet hiện nay hiện nay chủ yếu mới chỉ là một nhóm trí thức mà chưa phổ cập rộng rãi Dân chúng nhìn chung vẫn chưa có kỹ
- Ba là, các thói quen sinh hoạt và kinh doanh truyền thống vẫn còn rất mạnh
- Bốn là, ảnh hưởng tiêu cực về xã hội - chính trị của Internet Các lực lượng chống đối đang lợi dụng Internet tổ chức nhiều diễn đàn ngôn luận, tuyên truyền chống Đảng và Nhà nước Lãnh đạo Trung Quốc phải ra lệnh cho Bộ công an áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt Bắt đầu từ 1/2/1999 theo dõi giám sát Internet
24 trên 24 giờ, kịp thời huỷ bỏ các diễn đàn này và truy bắt những người tham gia
Các cơ quan nghiên cứu quốc tế về thương mại điện tử cho rằng với tình hình đó triển vọng phát triển thương mại điện tử ở Trung Quốc còn chưa rõ ràng
vì một trong những đòi hỏi của thương mại điện tử là Internet không bị theo dõi
và kiểm duyệt
c) Các nước châu Á- Thái Bình Dương
Tháng 2.1998 tại cuộc gặp ở Penang, các quan chức cấp cao của APEC đã thành lập một Lực lượng đặc nhiệm (do Singapore và Australia làm đồng chủ tịch) để lo các công việc về thương mại điện tử trong APEC Lực lượng đặc nhiệm đã vạch ra và thực hiện chương trình công tác gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn một: tập trung vào việc làm cho các nước thành viên hiểu rõ các vấn đề chủ chốt sẽ phát sinh ra do việc tăng cường áp dụng thương mại điện tử và tác động của nó tới quyền lợi kinh tế và thương mại của từng nước (giai đoạn này
đã kết thúc sau 4 tháng hành động)
Giai đoạn hai: vừa tiếp tục trao đổi thông tin liên quan đến thương mại điện
tử, vừa tiến hành các công tác mới nhằm vào việc hình thành các nguyên tắc chỉ đạo công tác thương mại điện tử của APEC trong tương lai; thúc đẩy cho khu vực dịch vụ chính phủ chuyển sang số hoá làm chất xúc tác cho thương mại điện tử; đặc định các cản trở hiện tồn đối với thương mại điện tử trong khu vực APEC; đắc định các lĩnh vực có thể hợp tác với nhau để xây dựng cơ sở cho thương mại điện tử; xem xét khả năng phối hợp giữa Chính phủ và giới doanh nghiệp về thương mại điện tử (bao gồm cả việc huấn luyện); đặc định các lĩnh vực hợp tác
cụ thể về thương mại điện tử Các phân diễn đàn (sub-forum) đã bảo trợ cho các
dự án thử nghiệm thương mại điện tử trong các lĩnh vực: vận tải, bảo mật dữ liệu, trao đổi dữ liệu điện tử v v
Tại cuộc gặp thượng đỉnh tháng 11.1998, APEC công bố bản “Chương trình hành động APEC về thương mại điện tử” nhìn nhận rằng thương mại điện tử có