Lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao động và liên hệ thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam hiện nay. Liên hệ thêm trong bối cảnh dịch bệnh Covid19 và bản thân trong thời đại. Kết thúc học phần môn Kinh tế chính trị MacLênin 8.59đ (hệ không chuyên) Ngày đăng: 3102021
Trang 1Lý luận của C.mác về hàng hóa sức lao động và liên hệ thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam hiện nay.
KTHP KTCT: 8-9 điểm.
MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
I Lý do chọn đề tài 1
II Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 1
III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
IV Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài 2
B NỘI DUNG 3
I Lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao động và thị trường hàng hóa sức lao động 3
1 Hàng hóa sức lao động 3
2 Tiền công 5
3 Thị trường hàng hóa sức lao động 6
II Thực trạng chung của thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam 6
1 Tình hình thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam 6
2 Thực trạng thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam 7
3 Nguyên nhân của thực trạng thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam 10
4 Vận dụng lý luận của C.Mác vào phát triển thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam 11
III Thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hiện nay 13
1 Thực trạng thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hiện nay 13
2 Các khuyến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường lao động trong bối cảnh dịch bệnh 14
IV Trách nhiệm của bản thân trong thị trường lao động ở nước ta hiện nay 15
C KẾT LUẬN 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 2A MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
C.Mác thấy rằng trong chế độ tư bản chủ nghĩa, để đạt được giá trị thặng
dư, nhà tư bản bắt buộc phải tìm ra trên thị trường một loại hàng hóa mà bản thân giá trị sử dụng của nó có một thuộc tính đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị Loại hàng hóa đặc thù đó chính là sức lao động của con người mà nhà tư bản tìm thấy trên thị trường Ở Việt Nam khái niệm về hàng hóa sức lao động mới được hình thành sau khi đất nước bước vào đổi mới, khi mà nền kinh tế chuyển
từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường nên còn nhiều hạn chế
Trong bối cảnh đổi mới kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề thị trường hàng hoá sức lao động không chỉ là tiêu thức kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị Đối với một đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề này lại càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết Vì vậy, cần áp dụng triệt để lí luận của C.Mác vào thực tiễn để có thể tạo ra được nguồn nhân lực đảm bảo cả về chất lẫn lượng, phục vụ cho việc phát triển kinh tế của đất nước trên con đường hội nhập, đưa đất nước tiến lên công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh hiện nay, nghiên cứu về thị trường lao động, đồng thời đề ra các giải pháp vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, là
một vấn đề cấp bách Từ đó, em xin chọn đề tài “Lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao động và liên hệ thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho bài tiểu luận kết thúc học phần.
II Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Qua nghiên cứu, tìm hiểu lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao động và liên hệ thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam hiện nay; chỉ ra thực trạng, những hạn chế, vướng mắc, và giải pháp Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm
vụ đặt ra của đề tài là:
-Nghiên cứu, làm rõ lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao động, thị trường của hàng hóa sức lao động
Trang 3-Nghiên cứu thực trạng tình hình thị trường lao động ở nước ta hiện nay -Chỉ ra những hạn chế, bất cập từ đó nghiên cứu đưa ra giải pháp.Và trách nhiệm của bản thân trong tình hình này
III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hàng hóa sức lao động và thị trường lao động ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Thị trường lao động ở Việt Nam sau thời kì đổi mới nói chung, những năm gần đây và trong năm 2021
IV Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của
đề tài
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của C.Mac, các tư tưởng quan điểm của Đảng, Nhà nước, những số liệu của Tổng cục Thống kê Trong quá trình nghiên cứu, sử dụng chủ yếu các phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu có sẵn trên sách, các trang báo điện tử, kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình tự học tập và được giảng viên giảng dạy, hướng dẫn
Kết cấu : ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài gồm 4 mục:
-I Lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao động và thị trường hàng hóa sức lao động
-II Thực trạng chung của thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam -III Thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hiện nay
-IV Trách nhiệm của bản thân trong thị trường hàng hóa sức lao động ở nước ta hiện nay
Trang 4B NỘI DUNG
I Lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao động và thị
trường hàng hóa sức lao động
1 Hàng hóa sức lao động
1.1 Các khái niệm cơ bản
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, buôn bán
Theo C Mác, “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực về thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống,
và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”1
1.2 Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Hàng hóa sức lao động là kết quả của một quá trình lao động trong một khoảng thời gian nhất định Có hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể, tức là, làm chủ
được sức lao động và thân thể của mình; có quyền bán sức lao động
Thứ hai, người lao động không có tư liệu sản xuất, phương tiện vật chất
cần thiết để thực hiện sức lao động của mình, không có khả năng tổ chức sản xuất Buộc phải bán sức lao động để sinh tồn
Con đường tạo ra hai điều kiện đấy là: sự phân hóa những người sản xuất nhỏ dưới tác động của các quy luật kinh tế khách quan, trước hết là quy luật giá trị và sự tích lũy nguyên thủy của tư bản
1.3 Những thuộc tính của hàng hóa
Cũng giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng
1 C.Mác – Ph Ănghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1993, tr.251.
Trang 5- Giá trị hàng hoá sức lao động:
Giống như các hàng hoá khác, giá trị hàng hoá sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định
Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực con người sống Muốn tái sản xuất
ra năng lực đó, người lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định
Như vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những
tư liệu sinh hoạt ấy Hay nói cách khác, giá trị của hàng hoá sức lao động được
đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết
để tái sản xuất ra sức lao động
Giá trị của hàng hóa sức lao động do các bộ phận sau đây hợp thành:
Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) để tái sản
xuất ra sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân
Hai là, phí tổn đào tạo người lao động.
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) cho
con cái và gia đình người của người lao động
Nếu đúng theo nguyên tắc ngang giá trong nền kinh tế thị trường thì giá
cả của hàng hóa sức lao động phải phản ánh lượng giá trị nêu trên
- Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động:
Giống như các hàng hoá khác, giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng là để thỏa mãn nhu cầu của người mua
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân
Quá trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hoá sức động khác với quá trình tiêu dùng hàng hoá thông thường ở chỗ:
Đối với các hàng hóa thông thường, sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng
thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo thời gian
Trang 6Đối với hàng hoá sức lao động, quá trình tiêu dùng chính là quá trình sản
xuất ra một loại hàng hoá nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá của bản thân hàng hoá sức lao động Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt
Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, nó mang yếu tố tinh thần
và lịch sử Hơn thế, giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có chất đặc biệt,
nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó Đây chính là chìa khoá để giải thích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản Chính đặc tính này đã làm cho sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản
Nguồn gốc của giá trị thặng dư là hao phí sức lao động mà có
2 Tiền công
Bản chất của tiền công:
Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, là giá
cả của hàng hóa sức lao động Tuy vậy, dễ có sự lầm tưởng, trong xã hội tư bản, tiền công là giá cả của lao động Bởi nhà tư bản trả tiền công cho công nhân saukhi công nhân đã lao động để sản xuất ra hàng hóa và tiền công được trả theo thời gian lao động (giờ, ngày, tuần, tháng) hoặc theo số lượng hàng hóa đã sản xuất được Cái mà nhà tư bản mua của công nhân không phải là lao động, mà làsức lao động
Tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động, mà chỉ làgiá trị hay giá cả của hàng hóa sức lao động
Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế:
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản
Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tư liệu tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiên công danh nghĩa của mình
Tiền công danh nghĩa là giá cả hàng hóa sức lao động, nó có thể tăng lên hay giảm xuống tùy theo sự biến động trong quan hệ cung – cầu về hàng hóa sức
Trang 7lao động trên thị trường Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa vẫn giữ nguyên, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hay giảm xuống thì tiền công thực tế giảm xuống hay tăng lên
3 Thị trường hàng hóa sức lao động
Thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán với sự xác định giá cả và
số lượng hàng hóa, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội
Thị trường hàng hóa sức lao động là một bộ phận của hệ thống thị trường, trong đó diễn ra quá trình trao đổi giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người có nhu cầu sử dụng lao động Sự trao đổi này được thoả thuận trên
cơ sở mối quan hệ lao động như tiền lương, tiền công, điều kiện làm việc… thông qua một hợp đồng làm việc bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác
Hàng hóa là một trong những yếu tố thị trường, do vậy, việc nghiên cứu hàng hóa không thể tách rời việc nghiên cứu về thị trường Đặc biệt là thị trường hàng hóa sức lao động
II Thực trạng chung của thị trường hàng hóa sức lao
động ở Việt Nam
Từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới đến nay, Việt Nam đã có những thay đổi quan trọng về nhiều mặt, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Cùng với sự tăng trưởng nói chung của nền kinh tế, các loại thị trường (hàng hóa, đất đai, tài chính, lao động…) cũng dần được hình thành và phát triển
Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, một phần lớn người lao động ở Việt Nam
có thể đứng trước nguy cơ mất việc, thất nghiệp và bị bỏ rơi trong xu thế dịch chuyển việc làm mạnh mẽ trong năm 2021
Trang 81 Tình hình thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam
Từ năm 1986 Đảng và Nhà nước ta đã chính thức công nhận sức lao động
là một loại hàng hoá, cho nên việc xây dựng thị trường sức lao động là tất yếu Đảng ta cũng nhấn mạnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề cốt lõi, trọng tâm của Đảng và hàng hóa sức lao động là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế công nghiệp, kinh tế thị trường
Trong thời gian qua việc phát triển thị trường lao động nước ta đã thu được những thành quả nhất định, làm cơ sở cho việc hoàn thiện quan hệ lao động, phát triển kinh tế - xã hội Với sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, yêu cầu phát triển đồng bộ các loại thị trường khác nhau đã góp phần phân bổ hợp lý, nhanh chóng, có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế tạo điều kiện cho hàng hoá sức lao động và thị trường lao động Về mặt phát triển kinh tế, Việt Nam đang chuyển từ sản xuất hàng hoá giản đơn lên sản xuất hàng hoá Xã hội chủ nghĩa, trong đó có vận dụng những thành tựu của sản xuất hàng hoá Tư bản chủ nghĩa Yếu tố cơ bản để phân biệt sản xuất hàng hoá Tư bản chủ nghĩa với sản xuất hàng hoá theo định hướng Xã hội chủ nghĩa
là khả năng phát huy vai trò tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân của hàng hoá sức lao động Đây là vấn đề then chốt trong việc vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác để có thể xây dựng một quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa tốt đẹp hơn quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường Tư bản chủ nghĩa
2 Thực trạng thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam
Thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam có những điểm mạnh và hạn chế nhất định, thông qua các lĩnh vực nguồn cung, cầu lao động và trong thị trường xuất khẩu lao động Cụ thể là:
Trang 92.1 Thực trạng cung lao động
Cung lao động là tổng nguồn sức lao động do người lao động tự nguyện đem vào quá trình tái sản xuất xã hội Cung lao động được xem xét dưới hai góc
độ là số lượng lao động và chất lượng lao động
Thứ nhất, về số lượng lao động.
Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và đang bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê (Tổng Điều tra Dân
số và Nhà ở được tiến hành 10 năm một lần, 2009-2019 ), năm 2019, dân số VN
là 96.2 triệu người, tăng 12% so với 2009, trong đó có khoảng 70% dân số trong
độ tuổi lao động Mặc dù, Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng nhưng tốc độ già hóa dân số đang tăng nhanh, đòi hỏi chúng ta vừa phải đồng thời thực hiện các chính sách để thích ứng với già hóa dân số, vừa phải tranh thủ tận dụng nguồn nhân lực vàng cho phát triển kinh tế, tạo bứt phá
Lực lượng lao động nước ta khá đông đảo nhưng có sự phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn; giữa đồng bằng, ven biển và miền núi; không đồng đều giữa cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, cung về sức lao động đang vượt quá cầu, điều
đó tạo ra một áp lực rất lớn về việc làm cho dân cư Đó là hậu quả của việc bùng
nổ dân số trong những năm vừa qua Đây là những bất cập ngày càng lớn giữa quy mô chung và cấu trúc “cung-cầu” sức lao động trên thị trường lao động
Thứ hai, về chất lượng lao động.
Lao động nước ta cần cù, chịu khó, luôn sáng tạo, có tinh thần ham học hỏi, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ (đặc biệt trong các ngành truyền thống như Nông – lâm – ngư nghiệp) Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu phát triển trong văn hóa, giáo dục và y tế Đặc biệt lao động nước ta chủ yếu lao động trẻ, năng động, nhạy bén và tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật
Tuy nhiên, chất lượng lao động nước ta vẫn còn nhiều hạn chế Về mặt sức khỏe, thể lực còn kém, về tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của chúng ta hiện
Trang 10nay còn rất thấp Chất lượng đào tạo chưa đạt chuẩn quốc tế, chương trình giảng dạy không phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và cho xuất khẩu lao động Hơn nữa có một sự chênh lệch rất lớn giữa
tỷ lệ lao động đã qua đào tạo giữa thành thị và nông thôn
Về ý thức kỷ luật lao động của người lao động còn thấp Người lao động chưa được trang bị nhiều về các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, ít có khả nặng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc
2.2 Thực trạng cầu lao động
Cầu lao động là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa phương, một ngành hay một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định Nhu cầu này thể hiện qua khả năng thuê mướn lao động trên thị trường lao động
Trong thời gian vừa qua do khủng hoảng kinh tế, cầu về lao động đã giảm, nguồn cung tăng chậm, không đủ đáp ứng cầu và do nhiều nhà quản lý từ chối tuyển dụng người lao động không có tay nghề hoặc tay nghề kém dẫn đến
tỷ lệ thất nghiệp đang dần tăng lên, điều này tạo nên một gánh nặng rất lớn cho
xã hội
Chính sách tiền công, tiền lương tối thiểu đối với người lao động ở Việt Nam hiện nay:
Trên thị trường lao động giá cả hàng hóa sức lao động được thể hiện dưới dạng tiền lương/tiền công Theo nguyên tắc của C.Mác, tiền lương tối thiểu phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, đảm bảo duy trì và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động cùng gia đình họ
Ở nước ta, cải cách trong chính sách tiền lương năm 1993 đã đem lại những thay đổi bước đầu trong hệ thống trả công lao động, tạo nên sự hài hòa giữa người lao động với người sử dụng lao động Tiền lương Người lao động là yếu tố có nhiều biến đổi thường xuyên, nguyên nhân chủ yếu là do chính sách tiền lương được chi phối bởi các quy định từ nhiều phía Mặc dù cơ chế và chính sách tiền lương đã đổi mới và nhiều lần điều chỉnh theo định hướng thị trường, nhưng mức lương tối thiểu và cơ bản mới chỉ đáp ứng 60% - 65% nhu cầu cơ