– Hỗ trợ - động viên: Tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các cố gắng của nhân viên nhằm hoàn thành nhiệm vụ và chia sẻ trách nhiệm với họ trong việc lựa chọn quyết định, tạo cho nhân
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
- -TIỂU LUẬN MÔN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
ĐỀ TÀI:
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CỰU CHỦ TỊCH TẬP
ĐOÀN MICROSOFT BILL GATES
Họ và tên: Đoàn Đức Năng
Lớp học: QTKD 6.2
Giảng viên: TS Lê Thị Thu Thủy
HÀ NỘI 07/2010
Trang 2M c l c ục lục ục lục
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
1 Cơ sở lý thuyết của đề tài 3
1.1 Khái niệm lãnh đạo 3
1.2 Các phong cách lãnh đạo 3
a) Phong cách lãnh đạo chuyên quyền 4
b) Phong cách lãnh đạo bàn giấy 4
c) Phong cách lãnh đạo dân chủ 5
d) Phong cách lãnh đạo tự do 5
2 Bill Gates – Tiểu sử - Sự nghiệp 6
3 Phong cách lãnh đạo7
3.1 Tầm nhìn chiến lược 8
3.2 Lãnh đạo sát sao 8
3.3 Tuyển dụng những người rất thông minh 9
3.4 Đoàn kết là sức mạnh 10
3.5 Sự liên kết giữa các nhóm nhỏ năng động 11
3.6 Vào cuộc phải hết mình11
3.7 Việc hôm nay mới là quan trọng 12
3.8 Thất bại là mẹ thành công 13
3.9 Tiết kiệm là nguyên tắc 14
3.10 Chấm dứt chủ nghĩa hình thức 15
3.11 Nơi làm việc là nhà của bạn 15
KẾT LUẬN 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3MỞ ĐẦU
Đầu thập niên 70, một sinh viên gầy ốm, học hành không mấy xuất sắc đã tuyên bố với các giáo sư Harvard: anh sẽ trở thành triệu phú năm 30 tuổi Năm 31 tuổi, người sinh viên ấy trở thành tỉ phú Đó là Bill Gates - chủ tịch tập đoàn MicroSoft, người mà
một trong các giáo sư này về sau từng nhận xét: "Gates là một doanh nhân kiệt xuất nhưng là một cá nhân quái gở"!
Xuất thân từ cậu bé thông minh và tinh nghịch, ham mê lập trình đến mức độ điên khùng, từng tham gia tất cả các công đoạn của sản xuất phần mềm, Bill Gates hiểu một cách sâu sắc hơn ai hết về những đặc thù của công nghệ sản xuất phần mềm Từ đó,
ông đã đề ra một phương pháp tổ chức - quản lý vô cùng độc đáo trong công ty của
mình Và đó cũng chính là một yếu tố quyết định sự thành công chói lọi của Microsoft
Là một kỹ sư phần mềm, từ lâu tôi ngưỡng mộ Bill Gates không chỉ vì ông ấy là tượng đài của ngành phần mềm thế giới mà còn là vì tài năng và phong cách lãnh đạo độc đáo
của ông Chính vì lý do đó tôi quyết định chọn đề tài “Phong cách lãnh đạo của cựu
chủ tịch tập đoàn MicroSoft Bill Gates” làm đề tài tiểu luận môn học Kỹ năng lãnh
đạo của mình.
Trang 4
NỘI DUNG
1 Cơ sở lý thuyết của đề tài
1.1 Khái niệm lãnh đạo
Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng đến một nhóm theo hướng thực hiện các mục tiêu: – Chỉ đạo: Cung cấp các chỉ dẫn và giám thị việc hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên
ở mức độ cao nhất
– Gợi ý: Hướng dẫn, giải thích các quyết định, vạch ra hướng tác nghiệp và giám sát nhân viên thực hiện
– Hỗ trợ - động viên: Tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các cố gắng của nhân viên nhằm hoàn thành nhiệm vụ và chia sẻ trách nhiệm với họ trong việc lựa chọn quyết định, tạo cho nhân viên cơ hội để thoả mãn cao nhất trong công việc
– Đôn đốc: Thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc
– Làm gương trong mọi sự thay đổi
– Tạo động lực cho nhân viên để thực hiện mục tiêu đã xác định
– Tạo môi trường làm việc hợp tác, giải quyết xung đột
– Ủy quyền: Trao trách nhiệm, quyền quyết định và giải quyết vấn đề cho nhân viên
1.2 Các phong cách lãnh đạo
– Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác
– Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo
– Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ
Trang 5– Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường
a) Phong cách lãnh đạo chuyên quyền
– Đặc điểm:
Ra quyết định đơn phương, hạn chế sự tham gia của cấp dưới
Tập trung quyền hạn tối đa
Không tham vấn nhân viên, không cho phép có ý kiến
Giao nhiệm vụ bằng mệnh lệnh và chờ đợi sự phục tùng
Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện các quyết định
Quản lý bằng thưởng, phạt
– Người lãnh đạo chuyền quyền:
Dựa trên đe dọa và trừng phạt để ảnh hưởng đến nhân viên
Không tin tưởng nhân viên
Không cho phép nhân viên có ý kiến
– Sử dụng phù hợp khi:
Nhân viên chưa được đào tạo không biết nhiệm vụ hay quy trình phải làm
Có các mệnh lệnh và chỉ dẫn chi tiết
Thời gian ra quyết định bị hạn chế
Quyền lực của người lãnh đạo bị đe dọa
Cần có sự phối hợp trong công việc với các bộ phận hoặc tổ chức khác
b) Phong cách lãnh đạo bàn giấy
– Đặc điểm:
Quản lý bằng giấy tờ
Công việc thực hiện theo các qui trình hoặc chính sách
Nếu công việc chưa có hướng dẫn thì chuyển lên cấp trên
Trang 6 Tăng cường các nguyên tắc
– Sử dụng phù hợp khi:
Nhân viên đã quen với công việc
Nhân viên cần phải hiểu một số qui trình, chuẩn mực
– Không phù hợp khi:
Nhân viên không còn hứng thú trong công việc và làm việc với đồng nghiệp
Nhân viên chỉ biết làm các công việc được chỉ định
c) Phong cách lãnh đạo dân chủ
– Đặc điểm:
Khuyến khích cấp dưới tham gia vào việc ra quyết định
Thông tin đến cấp dưới mọi vấn đề có ảnh hưởng đến công việc của họ và chia
sẽ quá trình ra quyết định và trách nhiệm
Phân quyền
Khuyến khích cấp dưới tự quyết định mục tiêu và phương pháp
Sử dụng thông tin phản hồi để huấn luyện nhân viên
– Phù hợp khi:
Muốn nhân viên được thông tin về mọi vấn đề có ảnh hưởng đến họ
Muốn nhân viên chia sẻ công việc ra quyết định và thực hiện
Muốn tạo cơ hội cho nhân viên phát triển và thăng tiến và tạo sự thích thú trong công việc
Có nhiều vấn đề cần giải quyết đòi hỏi sự tham gia của nhiều người
Muốn khuyến khích làm việc theo nhóm
– Không phù hợp khi:
Không đủ thời gian để huy động ý kiến của mọi người
Ra quyết định đơn giản
Trang 7 Người quản lý cảm thấy bị đe dọa bởi phong cách lãnh đạo này
d) Phong cách lãnh đạo tự do
– Đặc điểm:
Nhà quản trị cho phép nhân viên quyền tự do cao nhất có thể
Cho phép nhóm/tập thể toàn quyền quyết định
Cấp dưới có thể hoàn thành công việc theo bất cứ cách nào họ xem là phù hợp
Nhà quản trị là người cung cấp thông tin và đầu mối liên hệ với bên ngoài – Phù hợp khi:
Nhân viên có trình độ, có kinh nghiệm, có kỹ năng cao
Sử dụng các chuyên gia bên ngoài hoặc tư vấn
– Không phù hợp khi:
Nhà quản trị không có khả năng đánh giá công việc của nhân viên
Nhà quản trị không hiểu được trách nhiện của mình và mong muốn nhân viên
hỗ trợ mình
2 Bill Gates – Tiểu sử - Sự nghiệp
William Henry Gates III (sinh ngày 28 tháng 10, 1955), thường được biết dưới tên Bill Gates, là một doanh nhân người Mỹ, người đi tiên phong trong lĩnh vực phần mềm máy vi tính Cùng Paul Allen, ông đã sáng lập nên tập đoàn Microsoft, một công ty phần mềm được coi là lớn nhất thế giới Trong suốt sự nghiệp tại Microsoft, Bill Gates giữ chức chủ tịch đồng thời đóng vai trò kiến trúc sư trưởng phần mềm của hãng Ông
là người sở hữu cổ phần lớn nhất của Microsoft với khoảng 9% tài sản chứng khoán
Gates là người đi tiên phong trong lĩnh vực phần mềm máy vi tính, một doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực này Mặc dù được nhiều người khâm phục, song các chiến lược kinh doanh của Gates lại gặp phải rất nhiều chỉ trích như chống độc quyền; đôi khi còn bị tố cáo ra tòa án Từ khi gặt hái nhiều thành công trong kinh doanh, ông còn tích cực trong các hoạt động nhân đạo, ủng hộ những khoản tiền lớn cho nhiều tổ chức
Trang 8từ thiện và nghiên cứu khoa học thông qua Quỹ Bill & Melinda Gates, hoạt động từ năm 2000
Bill Gates đã thu nhập được những kinh nghiệm về vi tính, ngay từ lúc ông mới 14 tuổi đang còn học ở trường trung học Ông đã học cách lập trình cùng bạn học Paul Allen
và thành lập công ty đầu tiên trong cuộc đời Traf-O-Data Năm 1973 Gates học ở trường Đai học Harvard Trong khi ở trường, ông đã sử dụng rất nhiều thời gian cho máy tính Tháng 11 năm 1974, ông đã cùng Allen phát triển trình thông dịch cho ngôn ngữ BASIC Năm 1975 ông đã nghỉ học ở trường Đai học Harvard và ông dành thời gian cho việc thành lập Microsoft Năm 1994 ông lập gia đình với Melinda French và
có hai người con gái (Jennifer Katharine Gates và Phoebe Adle Gates) và một cậu con trai (John Gates) Hiện nay, ông sống cùng với gia đình gần hồ Washington ở Medina, Washington Người kiến trúc sư của ngôi nhà là Jame Cutler Trị giá ngôi nhà khoảng
50 triệu đô la
Năm 2006, có tin đồn là Gates tuyên bố sẽ dần dần từng bước nhường chức "kiến trúc
sư trưởng" của Microsoft để dồn tâm sức cho Quỹ Bill & Melinda Gates (Bill & Melinda Gates Foundation)
Năm 2007, Bill Gates đã nhường quyền chủ tịch tập đoàn cho Steve Ballmer
Ngày 27 tháng 6 năm 2008, Bill Gates có buổi làm việc chính thức cuối cùng tại trụ sở Microsoft
3 Phong cách lãnh đạo
Bill Gates là một nhà lãnh đạo điển hình của sự pha trộn nhiều phong cách: độc đoán, dân chủ và tự do,… Trong từng trường hợp, từng tình huống mà Bill Gates thể hiện các loại phong cách lãnh đạo khác nhau Nó vừa tạo ra được sự uy quyền quyết đoán nhất định của 1 nhà quản trị tài ba có nguyên tắc, vừa tham khảo ý kiến của các thành viên khác, phát huy được khả năng và tính sáng tạo của họ Tuy phong cách độc đoán chuyên quyền được ông thể hiện nhiều hơn cả nhưng phong
Trang 9cách tự do cũng được ông thể hiện khá độc đáo Điều này được thể hiện thông qua các cách quản lý của ông trong công ty
3.1 Tầm nhìn chiến lược
Với tư cách là một trong những nhà lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc nhất thế giới, Bill Gates có một tầm ảnh hưởng quan trọng đến đời sống công nghệ toàn cầu Ông ra đời vào một thời đại mà công nghệ vẫn còn ở bên bờ của sự tiến hóa, chưa mấy ai có ý niệm phần cứng, phần mềm và chiếc máy tính vẫn còn là một hình ảnh xa lạ, mơ hồ với hầu hết mọi người Thế nhưng, cậu học sinh Gates đã biết soạn thảo chương trình phần mềm đầu tiên vào năm 13 tuổi đề chơi trò chơi tic-tac-toe, thành lập Công ty đầu tiên (Traf-O- Data) năm 16 tuổi và năm 21 tuổi ( 1976) sáng lập nên một trong những doanh nghiệp lừng lẫy toàn cầu (Microsoft)
Một trong những yếu tố làm nên thành công của Microsoft là nhờ vào tầm nhìn chiến lược sắc sảo của Bill Gates Với sự am hiểu sâu sắc về công nghệ và khả năng đặc biệt
về tổng hợp phân tích khuynh hướng phát triển của công nghệ, Gates đã đóng vai trò một nhà tiên tri của Microsoft, chỉ đạo chiến lược phát triển của công ty Chính Gates
đã nói: những công ty lớn thành công là những công ty biết làm cho sản phẩm của chính mình trở nên lỗi thời trước khi để ai đó làm điều này
3.2 Lãnh đạo sát sao
Bill Gates luôn tham gia vào mọi quyết định mang tính chiến lược và vấn đề quản lý chủ yếu ở Microsoft cũng như giữ vai trò chủ chốt trong phát triển công nghệ, sản phẩm mới
Bill kiểm soát công ty sát sao hơn bất cứ sự kiểm soát của một giám đốc điều hành ở một công ty lớn nào khác Hàng tháng, lãnh đạo của các nhóm dự án và lãnh đạo riêng của từng dự án trao đổi e-mail để báo cáo về hiện trạng của từng dự án và những vấn
đề nổi lên của nó Mẫu báo cáo hàng tháng có định dạng sẵn và xoay quanh việc làm nổi lên hai vấn đề đáng quan tâm nhất: hiện trạng của dự án và những vấn đề phát sinh
Trang 10Ở Microsoft, sáng thứ bẩy hàng tuần, Bill thường dành ít nhất một tiếng mời các vị phó chủ tịch đến, nghe trình bày và “thọc” vào các chi tiết của từng dự án Bill đặc biệt rất quan tâm về các hiệu suất công việc Bill giữ được kiểm soát tới từng bộ phận thông qua các phó chủ tịch công ty
Có những cuộc họp của Bill chỉ là để Bill biết thêm về một dự án hay một vấn đề đặc biệt Những cuộc họp này mang tính chất trực tiếp, tập trung và thẳng thắn đôi khi có những tranh luận kịch liệt Bill nói chuyện trực tiếp với chính người thực hiện dự án,
kể cả những chi tiết lập trình Đặc biệt là Bill có thể nhớ tất cả về cuộc họp đã từng diễn ra trước đó
Bill và các quan chức điều hành cấp cao khác đều là những người có các trang Web riêng của mình Mọi người làm việc trong công nhiều năm đều có thể gửi e-mail cho Bill và anh sẽ hành động theo những e-mail này khi cảm thấy cần thiết Điều này có nghĩa là Bill có mặt khắp mọi nơi, mọi lúc, thường xuyên nhận được mọi thông tin cần thiết cho công việc điều hành và ra quyết định đúng lúc của mình
3.3 Tuyển dụng những người rất thông minh
Cũng một đoàn quân khi ra trận, yếu tố thành bại ở đây chủ yếu là con người với trí thông minh và lòng quả cảm của họ Chính sách tuyển dụng người tài bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu tại Microsoft
Công ty Microsoft cố gắng thuê được những người thông minh, hay còn có thể gọi là khôn ngoan cũng được, tùy theo cách hiểu của mỗi người về hai từ đó Tiêu chuẩn được nói một cách ước lệ ở đây là: những người nằm trong số 5% thông minh nhất hành tinh trong lĩnh vực chuyên môn của họ
Vậy thông minh nhất được hiểu như thế nào? Điều đó tùy thuộc vào công việc mà họ
sẽ làm, là người quản lý sản phẩm hay lập trình, là luật sư hay kế toán của công ty Phải hiểu là chọn những người khôn ngoan nhất cho công việc của họ và từ khóa là khôn ngoan chứ không phải là biết nhiều
Trang 11Tại Microsoft phải thật thông minh mới có thể thành công được Những con người thông minh chỉ luôn mong được làm việc với những người thông minh Các nhân viên tại Microsoft phải là những người thật giỏi bởi rồi họ sẽ phải làm việc với những người cũng rất thông minh Một trong những điều thú vị là làm việc tại Microsoft cho dù là người thông minh đến mức nào thì họ vẫn luôn phải cố gắng hàng ngày tương xứng với công việc của mình
Được nhận vào Microsoft, có thể ai đó đã tự hào là một nhân tài rồi đấy Nhưng chưa phải là đã yên vị, còn phải biết cố gắng liên tục để giữ ghế Cứ 6 tháng một lần, mọi người phải trải qua các cuộc đánh giá hiệu quả làm việc Những cuộc đánh giá như vậy
sẽ cho thấy một người có làm tụt hậu công ty không, nếu có chắc kết quả sẽ là gì rồi Kết quả đánh giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thăng tiến nghề nghiệp của bạn, mức lương, số cổ phiếu được phân phối
Tóm lại, để làm việc được ở Microsoft bạn phải là một người thông minh, luôn biết cống hiến hết sức lực và tài năng của mình cho công việc của hãng, và bù vào đó bạn cũng được đền đáp một cách xứng đáng
3.4 Đoàn kết là sức mạnh
Tinh thần của toàn công ty là một ưu thế cạnh tranh cực kỳ lớn của Microsoft Khi cần tham gia một trận đánh lớn thì lúc đó tinh thần toàn công ty gồm trên 30.000 người được bộc lộ mãnh liệt nhất, như đã thể hiện trong việc cho ra đời phần mềm Internet Explorer trong một thời lượng kỷ lục là 9 tháng để đuổi kịp và vượt Netscape Navigator Với tinh thần đoàn kết đó, tất cả đều cố gắng để hoàn thành bất kỳ việc gì, đều tập trung để đạt đến cùng một mục tiêu
Để gắn kết mọi người với công ty, Microsoft có một chính sách để tất cả các nhân viên đều sở hữu một phần dự án của mình Hiển nhiên là tất cả những người này đều phải làm việc với nhau nhưng mỗi người vẫn sở hữu riêng một phần kết quả công việc của mình
Trang 12Điều chủ chốt tượng trưng cho tinh thần của toàn công ty là sự tập trung tối đa vào một
đề án của mỗi người Sự tập trung này tạo cho mỗi nhân viên một cái gì đó để sống và chết Các nhân viên có thể sống, ăn, ngủ và thở theo dự án của họ và họ sẽ làm như vậy Điều này không phải là nói quá Mọi người tại Microsoft vào mọi lúc sẽ làm một chút ít gì đó khác hơn là việc ngủ và làm việc Họ thường làm việc ngoài giờ mà đấy là
sự tình nguyện của họ chứ không phải bởi vì họ được yêu cầu phải làm Cách làm việc tập trung cũng cho phép nhân viên đạt được hiệu suất hơn Và một môi trường hiệu suất giúp tái tạo ra tinh thần toàn công ty bởi vì mọi người hạnh phúc hơn, sung sướng hơn
3.5 Sự liên kết giữa các nhóm nhỏ năng động
Người ta thường nói đến Microsoft như là một công ty độc quyền khổng lồ sẵn sàng nuốt chửng những gì nó gặp phải trên đường tiến Tuy nhiên, do quy mô lớn, các công
ty loại này thường kém năng động hoặc chậm thay đổi để thích nghi với thị trường hơn các công ty nhỏ, dẫn tới việc các công ty lớn thường trì trệ, tăng trưởng chậm Còn Microsoft lại là ngoại lệ, mặc dù có quy mô khá lớn nhưng công ty lại tăng trưởng như những công ty nhỏ Vậy bí quyết nằm ở đâu?
Rõ ràng là nếu coi hiệu suất công việc là quan trọng thì nhóm làm việc nhỏ là cách tổ chức tốt nhất Các nhóm làm việc nhỏ thường có rất nhiều sáng tạo trong công việc, đổi mới công nghệ, cải tiến để làm tăng hiệu suất chung Cấu trúc tổ chức được thiết kế theo nhóm dự án là hợp lý, vừa sát với công việc lại rất dễ dàng đổi mới khi cần thiết
Vì vậy, Microsoft được tổ chức như là tập hợp các nhóm làm việc nhỏ gọn Công ty dành mọi ưu tiên tối đa về thời gian và nguồn lực, phương tiện cho các nhóm Trong công ty chỉ có vài bộ phận như bộ phận làm nhiệm vụ thư tín - điện thoại, thông tin quản lý hay trung tâm quảng cáo, luật để đảm bảo sự hiện diện của công ty như một bức tranh thống nhất Các bộ phận này được quản lý bởi một trung tâm điều hành, theo dõi sự phối hợp giữa các nhóm trong công ty mẹ Công ty cũng cai quản các dự án theo nghĩa trong khi từng nhóm kiểm soát công việc của mình trong dự án thì nó cũng nằm
cả trong một chiến lược lớn của công ty