PHÂN TÍCH NGÀNH THỦY sản

30 218 0
PHÂN TÍCH NGÀNH THỦY sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh DANH SÁCH NHÓM 2 1. Nguyễn Thị Ngọc Bích 2. Lê Nguyễn Tú Anh 3. Phạm Thị Kim Ngân 4. Phan Nguyệt Anh 5. Trần Thị Tuyết Anh 6. Nguyễn Thị Ngọc Anh 7. Ngô Vũ Hà My Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2 1 Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh MỤC LỤC Chương 1. Tổng quan về phân tích ngành…………………………………………… 2 1.1. Tổng quan về phân tích ngành……………………………………………………. 2 1.2. Mô hình phân tích ngành………………………………………………………… . 2 1.2.1 Phân loại ngành – Industry Classification……………………………………… 2 1.2.2 Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh – External Factors……………… 3 1.2.3 Phân tích Cầu – Demand analysis……………………………………………… . 4 1.2.4 Phân tích Cung – Supply analysis……………………………………………… . 5 1.2.5 Phân tích hiệu quả - Profitability………………………………………………… 7 1.2.6 Phân tích cạnh tranh và thị trường – International competition & markets… 7 Chương 2. Phân tích ngành thủy sản tại Việt Nam………………………………… 13 2.1. Tổng quan ngành thủy sản……………………………………………………… . 13 2.2. Phân tích các yếu tố trong mô hình phân tích ngành…………………………… 13 2.2.1. Phân loại ngành………………………………………………………………… 13 2.2.2. Phân tích các yếu tố môi trường tác động…………………………………… . 13 2.2.3. Phân tích cầu…………………………………………………………………… 17 2.2.4. Phân tích cung…………………………………………………………………… 19 2.2.5. Phân tích cạnh tranh và thị trường (5 yếu tố tác động của Porter………… . 21 Chương 3: Đánh giá triển vọng phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam ………….28 Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2 2 Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH NGÀNH 1.1. Tổng quan về phân tích ngành: Phân tích ngành là một phần rất quan trọng trong phân tích tài chính. Phân tích ngành cần phải đánh giá được các triển vọng của ngành, mức độ cạnh tranh của ngành và tiềm năng mà công ty phải đối mặt khi tham gia vào ngành. Phân tích ngành là rất quan trọng vì cơ cấu ngành, triển vọng ngành chi phối trực tiếp đến khả năng sinh lợi của Công ty trong ngắn hạn và cả dài hạn. 1.2. Mô hình phân tích ngành: 1.2.1. Phân loại ngành – Industry Classification: a) Phân tích trạng thái vòng đời của ngành: Quá trình này tập trung phân tích ngành kinh doanh hiện đang nằm trong chu kỳ nào. Nhìn chung, một ngành được phản ảnh bởi sản phẩm hoặc dịch vụ mà nó cung cấp. Phân tích an toàn thường dùng những mô tả này, trong khi phân loại ngành thường được được thực hiện bằng những đặc tính kinh tế. Công cụ phân khúc phổ biến nhất là vòng đời của ngành, nơi thể hiện sức sống của một ngành. Lý thuyết vòng đời của ngành được thể hiện qua 4 giai đoạn sau: • Hình thành: Quá trình gia nhập ngành đang trong giai đoạn khởi nguồn còn nhiều tranh cãi và thi hành chiến lược kinh doanh còn nhiều rủi ro cũng như những thất bại ban đầu. • Tăng trưởng: Gia nhập ngành đã đươc thiết lập. Bắt đầu có những đột phá trong doanh số và doanh thu. Việc thực hiện chiến lược tiếp tục được duy trì. • Trưởng thành: Xu hướng ngành hòa nhập vào nền kinh tế. Chiếm giữ một vị trí cạnh tranh ổn định trong thị trường. Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2 3 Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh • Sụt giảm: Sự thay thế của khách hàng bằng sản phẩm khác hoặc do không bắt kịp công nghệ làm cho nhu cầu về sản phẩm dần dần giảm sút. b) Phân tích chu kỳ kinh doanh: Phân tích sự ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế vĩ mô đối với ngành kinh doanh cụ thể, từ đó ta có thể chia làm 3 loại ngành : • Ngành tăng trưởng (Growth): Doanh số và lợi nhuận vượt mức bình thường diễn ra một độc lập trong chu kỳ kinh doanh. • Ngành phòng thủ (Defensive): Năng suất ổn định trong cả giai đoạn tăng trưởng và suy thoái của chu kỳ kinh doanh. • Ngành chu kỳ (Cyclical) : Xấp xỉ đạt ngưỡng lợi nhuận của chu kỳ kinh doanh, thường ở trong trạng thái gia tăng vượt mức. 1.2.2. Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh – External Factors • Yếu tố công nghệ - Technology: Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến ngành thông qua yếu tố thay thế, hỗ trợ và thích ứng. Trong ngành được thiết lập, câu hỏi đặt ra là liệu rằng ngành có thể đối diện với vấn đề lỗi thời trong công nghệ. Những ngành mới gia nhập thích ứng với công nghệ lại đặt một câu hỏi khác liệu thị trường có chấp nhận một cuộc trong công nghệ hay không? • Yếu tố Chính Phủ - Govenrment : Sự độ tham gia kinh tế của chính phủ vào các ngành nghề, sự thay đổi các điều luật và sự can thiệp của chính phủ. Chính phủ đóng một vai trò lớn trong tất cả các ngành kinh tế. Những quy định mới, hoặc cải cách những quy định cũ đều góp phần ảnh hưởng đến doanh số và thu nhập. Trong một số trường hợp, những chính sách của chính phủ còn tạo ra những ngành mới. • Yếu tố xã hội – Social : Phân tích sự thay đổi các yếu tố trong xã hội (văn hóa, cách sống, hội nhập ) Sự đa dạng trong văn hóa lối sống tạo nên những ngành nghề khác nhau. Chẳng hạn mô hình gia đình vợ chồng đều tham gia đóng góp vào vai trò kinh tế của gia đình sẽ kích thích ngành kinh doanh thức ăn chế biến sẵn hoặc kinh doanh nhà hàng phát triển. Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2 4 Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh • Yếu tố nhân khẩu học – Demographic : Phân tích các yếu tố về dân số, độ tuổi lao động, giới tính • Yếu tố nước ngoài – Foreign: Phân tích các yếu tố về sự tham gia nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành nghề Ví dụ Mỹ nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng những khối ngành của Mỹ chủ yếu có chủ thể nước ngoài. Chẳng hạn các công ty dệt của nước ngoài đang dẫn chiếm thị phần của các công ty dệt của Mỹ. 1.2.3. Phân tích Cầu – Demand analysis: a) Phân tích người tiêu dùng - End user : Phân tích nhu cầu sản sản phẩm, thói quen tiêu dùng, sở thích, khả năng chi trả b) Phân tích tốc độ tăng trưởng - Real & norminal growth : Phân tích tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng trong từng giai đoạn kinh tế cụ thể. c) Phân tích xu hướng – Trend : Phân tích những xu hướng phát triển của ngành trong thời gian tới. Mục đích cuối cùng của việc chuẩn bị một bài phân tích kinh tế, sắp xếp vòng đời của ngành, và phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanh là ấn định mức cầu trong tương lai cho sản phẩm của ngành. Áp dụng nghiên cứu vào dự báo con số được phân tích khác nhau như sau: • Phân tích kinh tế từ tổng quát đến chi tiết: Chúng ta tìm kiếm những biến vĩ mô ảnh hưởng đến sản lượng của ngành. Tình huống lý tưởng là khi tổng doanh thu tương thích với những thống kê kinh tế, mặc dù có sự giảm sút nhu cầu trong dự báo đầu vào . • Vòng đời của ngành: Phân loại ngành trong phạm vi vòng đời của ngành là cơ sở cho dự báo về cầu trong tương lai. Ví dù ngành thực phẩm của Mỹ đang trong giai đoạn trưởng thành do đó doanh số bán đơn vị đang xấp xỉ ngưỡng GNP và tăng trưởng dân số. Còn lĩnh vực internet thì đang trong giai đạn tăng trưởng nên doanh số đang tăng dần trên mức bình thường. Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2 5 Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh • Phân tích các yếu tố mơi trường kinh doanh: Nhiều yếu tố bên ngồi đang song song tồn tại, và ảnh hưởng của nó đối với ngành có thể dễ dàng dự báo được. Những yếu tố này là những biến khá đậm nét, do đó nó tạo thành một nhân tố khơng chắc chắn vào q trình phân tích. Bao hàm tất cả những danh mục này, danh mục trong dự báo doanh số là thực hành định tính, cần được xem xét. 1.2.4. Phân tích Cung – Supply analysis a) Phân tích mức độ tập trung của ngành: Tùy vào mỗi ngành mà có mức độ tập trung khách nhau về các chủ thể kinh tế tham gia vào ngành: Nhà nước, nước ngồi, doanh nghiệp, cá thể . Các ngành độc quyền như dầu khí, điện lực chủ yếu là các cơng ty Nhà Nước… b) Phân tích khả năng tham gia thị trường : có sáu loại hàng rào chính đối với việc gia nhập ngành: • Lợi thế kinh tế nhờ quy mô: hoặc các đối thủ mới gia nhập phải có quy mô lớn và mạo hiểm với sự phản ứng mạnh mẽ từ những doanh nghiệp hiện có hoặc là gia nhập ngành với quy mô nhỏ và chấp nhận bất lợi về chi phí • Đặc trưng hóa sản phẩm: buộc những công ty mới đến phải đầu tư mạnh mẽ để thay đổi sự trung thành của các khách hàng hiện tại. Nỗ lực này thường dẫn đến thua lỗ khi mới khởi nghiệp và thường cần thời gian lâu dài • Nhu cầu về vốn: Vốn cần thiết không chỉ cho các phương tiện sản xuất mà còn cho những hoạt động như bán chòu cho khách, dự trữ kho hoặc bù đắp lỗ khi mới khởi nghiệp. Rủi ro mất vốn sẽ khiến các đối thủ gia nhập phải chòu lãi suất cao hơn. • Chi phí chuyển đổi: Đối thủ gia nhập sẽ phải có ưu điểm về chi phí hay chất lượng sản phẩm đủ khiến cho khách hàng từ bỏ nhà cung cấp hiện tại. • Sự tiếp cận đến các kênh phân phối: Do các kênh phân phối sản phẩm hiện tại đã được các doanh nghiệp hiện có sử dụng, đối thủ mới gia nhập phải thuyết phục các kênh phân phối Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2 6 Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh này chấp nhận sản phẩm của nó bằng cách phá giá, hỗ trợ hợp tác quảng cáo và những phương pháp tương tự. • Bất lợi về chi phí không phụ thuộc vào quy mô: Các doanh nghiệp hiện hữu có thể có lợi thế chi phí mà những đối thủ gia nhập tiềm năng không thể có được, bất kể quy mô và lợi thế kinh tế nhờ quy mô chúng có thể đạt được ra sao. Những lợi thế quan trọng nhất là những yếu tố sau: Những công nghệ sản phẩm độc quyền. Điều kiện tiếp cận đến nguồn nguyên liệu thô thuận lợi Vị trí địa lý thuận lợi Trợ cấp của chính phủ cho các doanh nghiệp hiện tại c) Phân tích cơng suất của ngành: phân tích cơng suất đáp ứng của tồn ngành đến nhu cầu hiện tại từ đó xác định khả năng tham gia của Doanh nghiệp trong ngành. Những ngành kỹ thuật thấp thường dễ tuyển dụng nhân sự trong ngắn hạn vì vậy mà cơng suất có thể đạt được trong ngắn hạn. Những ngành kĩ thuật cao như phần mềm, có thể sẽ đối mặt với năng suất hạn chế trong ngắn hạn vì họ phải chờ chương trình huấn luyện mới có được nhân viên mới. d) Phân tích cơng suất của ngành: phân tích cơng suất đáp ứng của tồn ngành đến nhu cầu hiện tại từ đó xác định khả năng tham gia của Doanh nghiệp trong ngành. • Những ngành kĩ thuật thấp thường dễ tuyển dụng nhân sự trong ngắn hạn vì vậy mà cơng suất có thể đạt được trong ngắn hạn. • Những ngành kĩ thuật cao như phần mềm, có thể sẽ đối mặt với năng suất hạn chế trong ngắn hạn vì họ phải chờ chương trình huấn luyện mới có được nhân viên mới. Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2 7 Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh Khi phân tích dự báo cung-cầu, nếu trong tương lai cung và cầu không cân bằng thì giá sẽ bị ảnh hưởng nếu các nhà cung cấp không thay đổi hành vi của họ theo thời gian. Xét trong ngắn hạn, chúng ta thấy giá sẽ cao hơn tại thời điểm trong tương lai. 1.2.5. Phân tích hiệu quả - Profitability a) Phân tích lợi nhuận: các nhà phân tích an toàn thường chọn những ngành có lợi nhuận. Việc dự báo cung cầu sẽ cho biết lợi nhuận trong tương lai. Lợi nhuận là yếu tố rất quan trọng để thu hút đầu tư và từ đó gia tăng cung. b) Phân tích định giá sản phẩm : có 4 nhân tố tác động đến giá sản phẩm: • Phân khúc sản phẩm: phần lớn các ngành phân khúc một cách hiệu quả sản phẩm theo thương hiệu, danh tiếng, dịch vụ, thậm chí khi các sản phẩm khá tương tự nhau. • Mức độ tập trung của ngành: một ngành với mức độ tập trung cao sẽ cản trở sự biến động giá. Giả sử khi cung và cầu cân bằng, những người tham gia chính vào thị trường được khuyến khích tham gia với hành vi độc quyền. Giá cao giả tạo được duy trì bởi tín hiệu giá, thỏa thuận bí mật và các nhân tố khác. • Dễ dàng gia nhập ngành: độc quyền thúc đẩy giá giả tạo, và việc gia nhập ngành dễ dàng là nhân tố chính để giữ giá trong mô hình thị trường tự do. • Sự thay đổi giá của các nhân tố đầu vào chính: Nếu ngành phụ thuộc quá nhiều vào một hoặc hai yếu tố đầu vào, thì khi giá các yếu tố này thay đổi thì sẽ ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận của sản phẩm 1.2.6. Phân tích cạnh tranh và thị trường – International competition & markets Michael Porter đã cung cấp cho chúng ta một mô hình phân tích cạnh tranh theo đó một ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi năm lực lượng cơ bản và được gọi là mô hình năm lực lượng cạnh tranh. Các nhà quản trị chiến lược mong muốn phát triển lợi thế nhằm vượt trên các đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng công cụ này: Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2 8 Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh a) Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ. • Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán + Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại. + Ngành tập trung : Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối ( Điều khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền). • Tình trạng ngành: Để theo đuổi các lợi thế vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh, một doanh nghiệp có thể lựa chọn một hay một số phương thức tranh sau : + Thay đổi giá : Doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm giá để đạt lợi thế cạnh tranh tạm thời. Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2 9 Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh + Tăng cường khác biệt hóa sản phẩm : Doanh nghiệp thường cạnh tranh bằng cách cải tiến tính năng của sản phẩm, ứng dụng các tiến bộ mới trong quy trình sản xuất hoặc đối với chính sản phẩm. + Sử dụng một cách sáng tạo các kênh phân phối : thực hiện chiến lược gia nhập theo chiều dọc bằng cách can thiệp sâu vào hệ thống phân phối hoặc sử dụng các kênh phân phối mới. + Khai thác các mối quan hệ với các nhà cung cấp : bằng việc sử dụng dụng uy tín, quyền lực đàm phán về giá và chất lượng sản phẩm với nhà cung cấp. + Chi phí cố định : Khi chi phí cố định chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí sản xuất, doanh nghiệp cần phải hoạt động ở mức cao nhất gần với năng lực sản suất để đạt được chi chí đơn vị thấp nhất. + Chi phí bảo quản hoặc các sản phẩm khó bảo quản : Chí phí bảo quản cao khiến cho các nhà sản xuất phải nhanh chóng bán sản phẩm. Nếu các nhà sản xuất cần b) Rào cản rút lui thị trường : Rào cản rút lui thị trường cao đề cập đến các chi phí đáng kể khi một doanh nghiệp bỏ không kinh doanh sản phẩm của ngành hoặc không tiếp tục tiến hành các hoạt động thuộc ngành. Thông thường khi rào cản rút lui thị trường cao, các doanh nghiệp buộc phải tiếp tục duy trì hoạt động và tồn tại trong ngành ngay cả khi hiệu quả rất thấp hoặc không có khả năng sinh lợi. Rào cản rút lui thường liên quan đến tính chất đặc trưng của tài sản đầu tư. Khi mà nhà máy và các thiết bị cần thiết để sản xuất một sản phẩm có tính chuyên môn hóa cao, các tài sản này ít có cơ hội được bán lại hay thanh lý cho người mua trong các ngành hoạt động khác. • Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư • Ràng buộc với người lao động • Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder) • Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch. Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 10:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan