1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích nền kinh tế pháp

11 336 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 110,86 KB

Nội dung

Phân tích số liệu nền kinh tế Pháp GV: TS. Lê Đạt Chí PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VỀ NỀN KINH TẾ PHÁP ĐỂ LÀM RÕ QUAN ĐIỂM: “PHÁP SẼ KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÌ TĂNG TRƯỞNG KHÔNG NHƯ DỰ KIẾN” Nhóm thực hiện: Võ Đình Dảng Than Phương Anh Nguyễn Vũ Uyên Ly K20 - Lớp Tài Chính Doanh Nghiệp – Đêm 2 1. Tổng quan về mục tiêu thâm hụt ngân sách của Pháp công bố năm 2012 Vào ngày 28/9/2012, Chính phủ Pháp đã báo cáo dự thảo ngân sách năm 2013, nhắm vào cắt giảm thâm hụt ngân sách từ 4.5% trong 2012 còn 3% năm 2013, đây cũng là mục tiêu thâm hụt cam kết với khối Châu Âu. Dự thảo ngân sách trên dựa trên giả định rằng Pháp sẽ đạt được tăng trưởng GDP 0.8% trong năm 2013. Bảng 1: Thâm hụt công theo khu vực % of GDP 2011 2012 2013 State -4,4 -3,7 -2,5 Other central adm -0,1 . -0,2 -0,2 Social Security -0,6 -0,5 -0,2 Local Authorities 0 -0,1 -0,1 Total public deficit -5,2 -4,5 -3 Nguồn: Minefi, Crédit Agricole S.A. Như trong năm 2012, cắt giảm chi tiêu công sẽ hoàn toàn làm giảm thâm hụt cấu trúc, với dự báo tăng trưởng GDP 0.8% và tăng trưởng tiềm năng 1.4%, thì thâm hụt chu kỳ sẽ tăng thêm khoảng 0.4 điểm của GDP. Để giảm thâm hụt ngân sách 1.5% GDP, và bù trừ với 0.4 điểm của thâm hụt chu kỳ, cần thiết cắt giảm thâm thụt cấu trúc 1.9 điểm %. Nỗ lực này trị giá 38 tỉ euro. 1/3 trong số này đến từ cắt giảm chi itêu, và 2/3 từ việc tăng thuế và Page 1 Phân tích số liệu nền kinh tế Pháp GV: TS. Lê Đạt Chí bảo hiểm xã hội. Tăng thuế chủ yếu đánh vào hộ gia đình có thu nhập cao và thu nhập vốn, tuy nhiên sẽ bị hấp thụ 1 phần bởi việc giảm tỉ lệ tiết kiệm cá nhân. Các biện pháp tài khóa sẽ không nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì khu vực này đã chịu áp lực từ tăng trưởng kinh tế thấp. Bảng 2: Thâm hụt theo GDP Nguồn: Minefi, Crédit Agricole S.A. Các biện pháp tác động đến hộ gia đình: 10 tỉ euro - 3 tỉ euros: từ sửa đổi thuế từ thu nhập vốn. bãi bỏ thuế khấu trừ trên cổ tức, lãi vay, thu nhập từ bán chứng khoán, thay vào đó áp dụng thuế lũy tiến theo mức độ thu nhập. - 1 tỉ euro; cải cách thuế tài sản ISF. - 1 tỉ euro: bãi bỏ chỉ số về trợ cấp hưu trí theo mức độ thu nhập. - 0.5 tỉ euro: thu thêm thuế 45% đối với hộ gia đình có thu nhập trên 150.000 euro/thành viên và 75% của cá nhân có thu nhập trên 1 triệu euro. - 0.5 tỉ euro: cổ phần gia đình. - Định mức miễn thuế đặc biệt là 10,000 euro cho giảm thuế/năm thay vì tối đa 18,000 euro trước đây. Các biện pháp tác động đến doanh nghiệp (nhắm đến các công ty lớn): 10 tỉ euro - 4 tỉ euro: Định mức trần khấu trừ thuế đối với lãi vay: 85% lãi vay được khấu trừ trong năm 2013 và 75% trong năm 2014; Page 2 Phân tích số liệu nền kinh tế Pháp GV: TS. Lê Đạt Chí - 2 tỉ euro: giảm lợi ích từ việc miễn thuế chuyển nhương vốn khi chuyển nhượng chứng khoán. - 1 tỉ euro: thay đổi trong thu thuế thu nhập doanh nghiệp giữa kỳ cho các công ty lớn. - 1 tỉ euro: thay đổi trong cơ chế khấu trừ số lỗ kỳ trước. Tuy nhiên các dự thảo trên là không chắc chắn và phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế thế giới, ví dụ chiều hướng xáu đi của nền kinh tế thế giới và nhất là khu vực Châu Âu sẽ càng làm thâm hụt chu kỳ tăng hơn. 2. Nhận định của các chuyên gia phân tích về dự thảo thâm hụt ngân sách của Pháp Guillaume Menuet của tập đoàn Citi Group nhận định rằng chiến lược của chính phủ Pháp nhằm đạt được thâm hụt 3% chủ yếu dựa vào thu thuế cao hơn. Tuy nhiên ông ta cho rằng Pháp sẽ không thể đạt được mục tiêu này. Do nền tảng tăng trưởng GDP 0.8% là không có khả năng vì nền kinh tế thế giới chỉ có thể tăng trưởng 0.3% trong năm 2013. Menuet dự báo thâm hụt ngân sách Pháp sẽ là khoảng 3.7% GDP. Jurgen Michels và nhóm các nhà kinh tế học của Citi Group cũng có cùng nhận định rằng các mục tiêu của Pháp là quá lạc quan. Trên thực tế, để đạt được thâm hụt ngân sách như giới hạn chính thức của Châu Âu, Pháp phải tiết kiệm thêm 18 tỉ euro chứ không chỉ 38 tỉ như báo cáo, để bù đắp cho tăng trưởng yếu hơn. Thêm vào đó, ngân sách dự kiến của Pháp phụ thuộc quá nhiều vào tăng doanh thu và tăng thuế mà việc này ngược lại làm giảm tăng trưởng. Trong cuộc tranh cãi liệu các chính phủ Châu Âu có nên theo đuổi mục tiêu cắt giảm thâm hụt hay nới lỏng mục tiêu này, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cũng đã nhận định 1 số nước Châu Âu trong đó có Pháp sẽ không thể đạt được cắt giảm thâm hụt trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới hiện nay. 3. Các số liệu thực tế cho thấy Pháp khó đạt được thâm hụt ngân sách mục tiêu % GDP 3.1 Tăng trưởng GDP 0.8% khó đạt được Để làm rõ hơn nhận định trên, chúng ta xem xét tình hình kinh tế thế giới hiện tại và khả năng suy thoái trong tương lai, cụ thể là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Châu Âu, 4 nền kinh tế lớn, đại diện cho sức khỏe nền kinh tế toàn cầu: Mỹ: Tiếp tục thực hiện QE3 Mặc dù trong thời gian gần đây, kinh tế Mỹ xuất hiện nhiều điểm sáng trên thị trường nhà đất, lĩnh vực chế tạo và chi tiêu của các hộ gia đình - động lực tăng trưởng chủ chốt của nền kinh tế, song Ủy ban thị trường mở (FOMC) của Cục Dự trữ Liên bang (FED) cho rằng nhịp độ tăng trưởng kinh tế vẫn nhẹ, trong khi tăng trưởng đầu tư chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao. FED quan ngại rằng nếu thiếu sự hỗ trợ đầy đủ của chính sách, nhịp Page 3 Phân tích số liệu nền kinh tế Pháp GV: TS. Lê Đạt Chí độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này có thể chưa đủ mạnh để mang lại sự cải thiện ổn định trên thị trường lao động. Thêm nữa, nền kinh tế lớn nhất thế giới này vẫn dễ bị tổn thương trước những căng thẳng trên các thị trường tài chính toàn cầu. Do vậy kết thúc cuộc họp chính sách trong hai ngày hôm 24/10/2012, FED đã quyết định giữ nguyên chính sách lãi suất cực thấp 0-0,25% được áp dụng từ tháng 12/2008 "ít nhất là cho tới giữa năm 2015". Bên cạnh đó FED còn tuyên bố sẽ duy trì chính sách tiền tệ hiện nay, tức là gói QE3 được tung ra tại cuộc họp tháng 9/2012 và chương trình hoán đổi trái phiếu Operation Twist (OT) gần một năm trước, để hạ lãi suất trong một thời gian đáng kể sau khi đà phục hồi kinh tế mạnh hơn. Cho dù tăng trưởng yếu trong những tháng gần đây và khó đạt mức trên 2% trong năm nay, song kinh tế Mỹ vẫn có sức bật tốt hơn so với châu Âu hay Nhật Bản, một phần là nhờ sự phục hồi của thị trường nhà đất. Trung Quốc: Tăng trưởng chững lại Sau hơn 30 năm liên tục tăng trưởng ở mức hai chữ số giờ đây các nhà lãnh đạo Trung Quốc thừa nhận rằng ba thập niên GDP tăng trưởng với nhịp độ gần 10%/năm đã không còn nữa. Cụ thể là trong quý III/2012, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm xuống 7,4%, so với mức tăng 7,6% của quý II/2012, ghi dấu quý giảm thứ bảy liên tiếp. Thành quả này còn thấp hơn so với mục tiêu 7,5% mà Chính phủ đã đề ra. Nhật Bản: Sa sút trong xuất khẩu Kinh tế Trung Quốc chững lại, cộng với tranh chấp chủ quyền biển đảo Senkaku/Điếu Ngư đã khiến kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 9/2012 đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ 30 năm nay, kéo theo thâm hụt cán cân thương mại lên tới 7 tỷ USD. Đáng quan ngại hơn cả là xuất khẩu của Nhật Bản liên tục giảm trong bốn tháng qua.Tháng 9 là tháng Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi làn sóng bài Nhật tại Trung Quốc.Giới phân tích cho biết cùng với bức tranh toàn cầu ảm đạm, nhất là ở châu Âu, đây là một trong những yếu tố chính dẫn đến sự sụt giảm xuất khẩu của Nhật. Ông Naoki Iizuka, từ Citigroup Global Markets ở Tokyo nhận định: “Xuất khẩu yếu đi của Nhật cho thấy cả thực trạng kinh tế toàn cầu bị chững lại. Xuất khẩu có khả năng sẽ còn giảm hơn nữa và thâm hụt thương mại sẽ còn tăng trong tháng 10/2012, trong bối cảnh hệ lụy từ việc tẩy chay các sản phẩm Nhật sẽ biểu hiện một cách rõ ràng hơn trong tháng 10/2012”. Châu Âu: Suy thoái vẫn cận kề Sau một năm các nước châu Âu tích cực thực hiện cắt giảm chi tiêu khắc nghiệt và tăng thuế, nhưng dường như cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu đang trở nên tồi tệ hơn. Số liệu thống kê mới nhất từ Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) cho thấy nợ công của nhiều nước thành viên tiếp tục vượt xa mức trần cho phép, trong khi cuộc khủng hoảng nợ công đã làm cạn kiệt ngân khố các quốc gia thuộc Châu Âu. Cụ thể là tổng số nợ của 17 quốc gia Châu Âu tính đến cuối quý II/2012 đã tăng lên 90% giá trị của nền kinh tế trong khu vực và trở thành số nợ lớn nhất trong lịch sử đồng euro kể từ khi được thành lập (năm 1999). Page 4 Phân tích số liệu nền kinh tế Pháp GV: TS. Lê Đạt Chí Mức nợ công mà toàn bộ 27 nước thành viên EU đang gánh chịu cũng đã tăng từ 83,5% GDP lên 84,9% GDP. Để đối phó, nhiều nước đã buộc phải áp dụng chính sách "thắt lưng buộc bụng", song cho tới nay, vẫn chưa phát huy hiệu quả. Kinh tế Châu Âu đã giảm 0,2% trong quý II và được dự báo đã giảm 0,3% trong quý III, có nghĩa đã rơi vào suy thoái về mặt kỹ thuật. Các chuyên gia cho rằng châu Âu đã rơi trở lại suy thoái trong quý III/2012. Các số liệu PMI trong quý III và tháng đầu quý IV cho thấy GDP quý cuối năm có thể giảm 0,6%. Còn với kết quả điều tra gần đây của Reuters, kinh tế khu vực này sẽ chưa phục hồi cho tới năm 2014. Trước tình hình khủng hoảng tài chính như trên, Pháp cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó:  Nếu như trong 2 năm 2010 và 2011, tăng trưởng GDP của Pháp cao nhất là 1.8% (www.dastomacro.com) thì tính đến hết quý II/2012 thì tăng trưởng GDP của Pháp cao nhất mới chỉ đạt 0.4% (xem thêm phụ lục 1), Trong khi đó, thị trường xuất khẩu chính của Pháp là các nước thuộc Châu Âu (chiếm gần 65%) lại đang thực hiện thắt lưng buộc bụng nên khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay là 0.8% là rất khó. Theo một báo cáo mới đây của Citygroup thì tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2013 chỉ là 2.7%, GDP của Pháp trong năm 2013 sẽ giảm về 0.2% trước khi phục hồi về 0,9% năm 2014. Hình 1: Tỉ lệ tăng trưởng GDP của Pháp giai đoạn 2008 – Quý II/2012 Nguồn: www.tradingeconomics.com  Với mức giảm tăng trưởng GDP của Pháp từ 1.8% xuống còn 0,4% trong năm nay thì để đạt được chỉ tiêu thâm hụt ngân sách GDP là 3% là một bài toán hoàn toàn không dễ khi mà biện pháp tăng thuế và cắt giảm chi tiêu của chính phủ là 2 phương thuốc có thể đánh đổi rất lớn đối với tăng trưởng GDP khi mà cán cân thanh toán Page 5 Phân tích số liệu nền kinh tế Pháp GV: TS. Lê Đạt Chí đang thâm hụt 1,7% và tỉ lệ thất nghiệp đang ở mức 10,1% và dự kiến tăng lên đến 10,5% trong năm 2013.  Theo dữ liệu cho thấy chính phủ Pháp đã tăng chi tiêu từ 38,650 MEU trong tháng 2/2012 lên 38,890 MEU trong tháng 5/2012, trong khi đó chi tiêu trung bình của chính phủ Pháp từ 1950 đến 2012 chỉ là 23,673 MEU với mức đỉnh là năm 2010 (39,420 MEU). Do đó việc cắt giảm chi tiêu từ tháng 8 theo chính phủ Pháp đề ra để đạt mức giảm thâm hụt về 3% là vấn đề khó khăn khi gánh nặng thất nghiệp và tăng trưởng chậm là hai bài toán cần phải giải . Hình 2: Chi tiêu Chính phủ Pháp giai đoạn 2008 – Quý I/2012 Nguồn: www.tradingeconomics.com  Một vấn đề cần bàn đến nữa là nợ của chính phủ đến thời điểm này đã lên mức 86%- cao nhất từ trước đến nay, trong khi mức trung bình từ năm 1980 -2011 là 49,8%. Chúng ta có thể thấy rằng mục tiêu của chính phủ Pháp đặt ra cắt giảm chi tiêu và tăng thu thêm thuế để giảm thâm hụt ngân sách (tránh vướng vào “hố đen nợ công” đang lây lan mạnh ở Châu Âu). Tuy nhiên, trong bối cảnh, suy giảm kinh tế, thất nghiệp gia tăng, hai biện pháp trên e rằng gặp sự phản đối từ phia dân chúng đồng thời cắt giảm chi tiêu có nguy cơ đưa nền kinh tế vào suy thoái hơn. Hình 3: Nợ công trên GDP của Chính phủ Pháp giai đoạn 2008 – Quý I/2012 Page 6 Phân tích số liệu nền kinh tế Pháp GV: TS. Lê Đạt Chí Nguồn: www.tradingeconomics.com 3.2 Biện pháp tăng thu thuế không hiệu quả Như đã nêu tại phần 1, 2/3 trong gói giảm thâm hụt ngân sách năm 2013 của Pháp đến từ việc gia tăng thu thuế thay vì động thái của các quốc gia khác như cắt giảm chi tiêu, thực thi các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Đáng chú ý, chính sách thuế mới sẽ tác động trực tiếp đến những người có thu nhập hơn 1 triệu euro (800,000 bảng Anh và 1,3 triệu USD) một năm và các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên việc tăng thuế này đã gây nhiều tranh cãi và được nhận định là không hiệu quả do các nguyên nhân sau:  Tăng thuế có thể kìm hãm sự gia tăng của các khoản nợ công nhưng việc tăng thuế quá cao sẽ trở thành gánh nặng cho các công ty,cụ thể là các cổ đông và giám đốc điều hành. Nói các khác, đây là những người sẽ tạo ra giá trị gia tăng do đó hậu quả là sẽ mất đi tính cạnh tranh và dẫn đến tăng trưởng giảm trong dài hạn. (Theo ông Eric Chaney-kinh tế trưởng của hãng bảo hiểm Axa).  Viê ̣ c tăng mức thuế đánh trên người giàu lên đến 75% đô ̣ ng chạm đê ́ n lợi ích của quá nhiê ̀ u người giàu, những người được cho là đã góp phâ ̀ n râ ́ t lớn trong sự phát triê ̉ n chung của nê ̀ n kinh ́ . Điển hình trong đó có Bernard Arnault tỷ phú giàu nhâ ́ t nước Pháp - ông trùm đê ́ chê ́ Moet Hennessy Louis Vuitton đang có ý định nhâ ̣ p quô ́ c tịch Bỉ nhằm tránh mức thuê ́ trên trời 75% mà tô ̉ ng thô ́ ng Francois Hollande đê ̀ xuâ ́ t, đánh vào những người giàu. Điều này có thể là sự khởi đầu của xu hướng người giàu từ bỏ quốc tịch Pháp, không chỉ làm thất thu ngân sách mà còn dẫn đến chảy máu chất xám và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của kinh tế Pháp. Hâ ̣ u quả của viê ̣ c tăng thuê ́ có thê ̉ sẽ làm giảm tô ̉ ng thu nhâ ̣ p thuê ́ của chính phủ.  Về phía doanh nghiệp, ngành công nghiệp của Pháp đang trong tình trạng khủng hoảng khi hơn 700.000 người mất việc làm trong vòng 1 thập kỷ qua do xuất khẩu suy giảm khiến nhiều nhà máy đóng cửa, sa thải lao động. Hiện tỷ lệ thất nghiệp của Pháp đã vượt 10%. Người đứng đầu tổ chức các chủ doanh nghiệp Pháp (MEDEF), Laurence Parisot, cho biết, tốc độ phá sản của các doanh nghiệp Pháp tăng mạnh trong mùa hè qua khiến nhà đầu tư mất hoàn toàn niềm tin. Nhiều nhà đầu tư nước ngòai bắt đầu tháo chạy khỏi Pháp. Trước tình trạng này, nhiều chủ doanh nghiệp đã hối thúc chính phủ thực hiện cải Page 7 Phân tích số liệu nền kinh tế Pháp GV: TS. Lê Đạt Chí cách. Tuy nhiên, thay vì thực hiện các cải cách kích thích kinh tế, chính phủ Pháp đưa ra hàng loạt chính sách bất lợi như tăng thuế làm ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư cũng như giới doanh nghiệp tại đây. Ngoài ra, tăng thuế cũng sẽ hạn chế mức tiêu dùng và ảnh hưởng đến đà phục hồi của nền kinh tế.  Trên thực tế, mức thuế cao không giúp tăng thêm ngân sách, nó chỉ ảnh hưởng đến 1,000 đến 3,000 hộ gia đình ở Pháp. Thay vào đó, nó gửi đi tín hiệu xua đuổi người giàu – những người tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và các nhà đầu tư tiềm năng vào Pháp. 4. Kết luận Dựa trên những phân tích trên, có thể thấy mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách của Pháp xuống 3% trong năm 2013 là khó có cơ sở đạt được do: (1) Tăng trưởng kinh tế của Pháp không như mong đợi (0.8%) do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính Châu Âu và suy thoái kinh tế được dự đoán là sẽ rất trầm trọng trong 2013; và (2) Phụ thuộc quá nhiều vào chính sách tăng thuế mà việc tăng thuế có thể gây ra những phản ứng tiêu cực từ giới kinh doanh, hộ gia đình. Từ đó gây ảnh hưởng xấu ngược lại cho nền kinh tế trong khi không đóng góp nhiều thêm cho ngân sách chính phủ. Page 8 Phân tích số liệu nền kinh tế Pháp GV: TS. Lê Đạt Chí TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/7-kinh-te-the-gioi-tren-bo-vuc-suy-thoai- 5183.html 2. http://edition.cnn.com/2012/09/28/business/santos-france-budget/index.html 3. http://edition.cnn.com/2012/09/28/business/santos-france-budget/index.html 4. http://www.baotintuc.vn/128N20120620085807864T0/vien-canh-kinh-te-toan-cau- nam-2012-2013-bai-cuoi-nam-2013-kinh-te-the-gioi-di-ve-dau.htm 5. http://www.baomoi.com/Phap-quyet-dinh-tang-thue-de-cuu-ngan- sach/126/9433261.epi 6. http://thebusiness.vn/Home/Article/1467/Thue-cat-co-Dan-giau-lu-luot-roi-bo-que- huong 7. http://forexcafe.vn/tin-tuc/phap-nguy-co-khung-hoang-kinh-te-nghiem-trongbr- 2386.aspx 8. http://www.tradingeconomics.com/france/ 9. http://online.wsj.com/article/SB10000872396390444024204578045832989908050. html 10. http://www.researchstore.com/economywatch/Product/country_analysis_report_fran ce_in_depth_pestle_insights?productid=ML00002-012 11. http://www.economywatch.com/world_economy/france/export-import.html 12. http://www.datosmacro.com/en/deficit/france 13. http://www.economywatch.com/in-the-news/france-turns-to-budget-cuts-to-meet- deficit-targets.03-07.html Page 9 Phân tích số liệu nền kinh tế Pháp GV: TS. Lê Đạt Chí 14. http://www.usatoday.com/story/news/world/2012/10/08/french-rich-getting- out/1601203/ Page 10 . Phân tích số liệu nền kinh tế Pháp GV: TS. Lê Đạt Chí PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VỀ NỀN KINH TẾ PHÁP ĐỂ LÀM RÕ QUAN ĐIỂM: “PHÁP SẼ KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC. đầy đủ của chính sách, nhịp Page 3 Phân tích số liệu nền kinh tế Pháp GV: TS. Lê Đạt Chí độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này có thể chưa

Ngày đăng: 25/12/2013, 10:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w