1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

so sánh nền kinh tế pháp với các nền kinh tế tư bản khác

43 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 538 KB

Nội dung

MỤC LỤC TÓM TẮT NỘI DUNG 4 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NƯỚC PHÁP 5 I. Khái quát chung về nước Pháp 5 1. Địa lý, khí hậu và môi trường 5 2. Dân số và tổ chức hành chính 6 II. Lịch sử - Chính trị - văn hóa 6 1. Lịch sử nước Pháp 6 2. Nước pháp, thể chế và chính sách hiện đại 8 3. Nước Pháp, một chính sách văn hóa năng động 12 CHƯƠNG II: NỀN KINH TẾ PHÁP QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ 15 I. Giai đoạn cách mạng sản Pháp đến chiến tranh thế giới thứ nhất 15 II. Nền kinh tế Pháp sau hai cuộc chiến tranh thế giới 16 1. Giai đoạn từ 1945 đến 1957: khôi phục nền kinh tế hậu chiến 17 2. Giai đoạn từ năm 1957 đến 1973: Thời kỳ phát triển phồn thịnh của nền kinh tế Pháp. 19 3. Giai đoạn từ 1973 đến 1982: Kinh tế Pháp trước tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng 20 4. Giai đoạn từ 1982 đến 1996 21 III. Nền Kinh Tế Pháp những năm Cuối Thế Kỉ 20 Đầu Thế kỉ 21 23 1. Về Tăng trưởng kinh tế 23 2.Về lao động – việc làm 24 3. Về tài chính 24 4.Về các ngành kinh tế 24 CHƯƠNG III: SO SÁNH NỀN KINH TẾ PHÁP VỚI CÁC NỀN KINH TẾ TƯ BẢN KHÁC 27 I. So sánh nền kinh tế Pháp với các nền kinh tế bản khác 27 1. Quy mô nền kinh tế 27 2. Dân số- việc làm và thất nghiệp 28 3. Về chiến lược phát triển kinh tế 31 II. Sự ảnh hưởng của nền kinh tế Pháp đến nền kinh tế Việt Nam 32 1. Mối quan hệ kinh tế đối ngoại Pháp Việt 32 2. Tầm ảnh hưởng của kinh tế Pháp tới nền kinh tế Việt Nam 33 3. Những điều VN cần học hỏi từ nên kinh tế Pháp 35 CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT NỀN KINH TẾ PHÁP 36 1. Đánh giá chung về các ngành kinh tế của Pháp: 37 2. Kinh tế Pháp đang bên bờ vực suy thoái 40 KẾT LUẬN 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 2 PHỤ LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT EDP : Xử lý dữ liệu điện tử WTO : Tổ chức thương mại thế giới OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OIF : Tổ chức quốc tế Pháp ngữ EDF : Trụ sở công ty điện lực Pháp IFM : Quỹ tiền tệ quốc tế PPP : Sức mua tương đương GDP : Tổng sản phẩm quốc nội USD : Đơn vị tiền tệ của Mỹ EUR : Đơn vị tiền tệ chung Châu Âu EU : Liên minh Châu Âu G8 : Nhóm 8 quốc gia dân chủ và công nghiệp hàng đầu thế giới ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ODA : Nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài INSEE : Viện thống kê quốc gia Pháp LME : Dự luật về hiện đại hóa nền kinh tế DN : Doanh nghiệp 3 TÓM TẮT NỘI DUNG Pháp là một nước có văn hóa lâu đời và nền kinh tế phát triển.Bài tiểu lận này, chúng tôi sẽ đề cập đến mọi mặt về địa lí, lịch sử, đời sống văn hóa chính trị và đặc biệt chú trọng đến việc đề cập đến những đặc điểm của nền kinh tế nước Pháp. Bài tiểu luận này được chia làm bốn chương. Chương I. sẽ trình bày những đặc điểm khái quát nhất về nước Pháp. Chương này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về vi trí địa lí cũng như khí hậu và tài nguyên thiên nhiên của đất nước ở eo biển Măng- xơ.Đồng thời cũng đưa ra bức tranh toàn cảnh về đời sống văn hóa chính trị và lịch sử nước Pháp.Vấn đề kinh tế cũng được nhắc đến một cách tổng quan Chương II là chương trọng tâm của bài tiểu luận, qua chương này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu những giai đoạn phát triển của nền kinh tế Pháp từ cách mạng sản Pháp cho đến nay. Phần này chúng tôi chia ra làm ba giai đoạn lớn là: Từ cách mạng sản Pháp cho tới chiến tranh thế giới thứ nhất, Kinh tế Pháp sau thế chiến thứ nhất, Nền kinh tế Pháp sau thế chiến thứ hai. Vì giai đoạn ba gắn liền với những đặc điểm của nền kinh tế Pháp hiện tại cho nên chúng tôi sẽ đi sâu vào đề cập để thấy rõ những khó khăn và những thành tựu của kinh tế pháp sau chiến tranh thế giới thứ hai. Những biến đổi về lịch sử cũng được lồng vào để lý giải rõ thêm sự lựa chọn đường lối phát triển và mô hình của nền kinh tế Pháp. Chương III chúng tôi sẽ đưa ra những so sánh để thấy rõ được vị thế của nền kinh tế Pháp trong bản đồ kinh tế thế giới, đồng thời qua sự so sánh, ta cũng thấy rõ những đặc điểm khác biệt của kinh tế Pháp với các nền kinh tế khác trong các nước công nghiệp G7. Chúng tôi cũng dành một mục trong trương II để nói về tầm ảnh hương của kinh tế Pháp đến kinh tế Việt Nam thông qua mối quan hệ thượng mại và những kinh nghiệm rút ra cho một nền kinh tế đi sau. Chương IV sẽ đưa ra những nhận xét và đánh giá về những đặc điểm của nền kinh tế Pháp, phân tích những chính sách phát triển và các nhân tố khách quan tác động qua đó làm rõ hơn những ưu việt và hạn chế của nền kinh tế luôn bị coi là già cỗi này. Trong quá trình thực hiện, cái khó nhất là tìm những tài liệu lịch sử do sư thay đổi của các phương pháp và trình độ thống kê đồng thời cũng là do sư thay đổi cơ cấu giá trị trong nền kinh tế, do đó chúng tôi không có nhiều số liệu về các giai đoạn trước của kinh tế Pháp. Việc so sánh và đánh giá nền kinh tế cũng là một vấn đề rất phức tạp do vậy bài viết này còn nhiều thiếu xót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn và cô giáo Trong quá trình thực hiện nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo: TS. Phan Thị Nhiệm đã giúp đỡ nhóm chúng tôi hoàn thành bài tiểu luận này. 4 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NƯỚC PHÁP I. Khái quát chung về nước Pháp 1. Địa lý, khí hậu và môi trường a.Diện tích 550 000 km 2 Là đất nước lớn nhất Tây Âu (chiếm gần 1/5 diện tích của Cộng đồng Châu Âu )với một khu vực lãnh hải rộng lớn ( các khu vực khai thác kinh tế trải dài trong khoảng 11 triệu km 2 ). b.Địa hình • Đồng bằng : chiếm 2/3 tổng diện tích. • Những dãy núi chính: dãy Alpes (nới có đỉnh núi Mont-Blanc là đỉnh núi cao nhất phía tây Âu - 4807 m),dãy Pyrénées, Jura, Ardennes, vùng Massif central et Vosges. • Bờ biển : Pháp sở hữu 5500km bờ biển nhờ có 4 mặt giáp biển ( biển bắc, biển Manche, Đại tây dương và Địa trung hải) c.Khí hậu 3 dạng khí hậu : Đại dương (phía tây), Đại trung hải (phía nam), lục địa (trung tâm và phía đông). d.Môi trường: * Khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp với diện tích sử dụng lên đến 48 triệu héc ta, chiếm khoảng 82% lãnh thổ * Rừng rậm chiếm 26% lãnh thổ, xếp vị trí thứ 3 của Công đồng Châu Âu sau Thuỵ Điển và Phần Lan. Diện tích rừng của Pháp đã tăng 35% so với năm 1945 và đã tăng lên gấp đôi so với 200 năm về trước. * Theo con số thống kê, có 136 loài cây tại Pháp và điều đặc biệt ở một nước châu Âu là số lượng các loài thú lớn đang tăng lên: trong vòng 20 năm, số hươu đà tăng lên gấp đôi còn số hoẵng thì tăng lên gấp ba. Nhằm gìn giữ và khôi phục giá trị di sản thiên nhiên, Chính phủ Pháp đã xây dựng: • 7 công viên quốc gia, • 132 khu bảo tồn thiên nhiên, • 463 khu bảo vệ sinh cảnh • cùng với 389 khu vực được bảo vệ bởi cơ quan bảo tồn sinh thái miền duyên hải • thêm vào đó còn có 35 công viên thiên nhiên ở các vùng, chiếm hơn 7% diện tích lãnh thổ. 5 • 22,11 tỷ euros (145 tỷ francs)dùng để chi bảo vệ môi trường, trung bình khoảng 378 euros (2 480 francs)một người dân. Trong đó quản lý nước thải và rác chiếm 3/4 tổng chi phí. Đối với cấp độ quốc tế, Pháp đã tham gia vào nhiều hiệp ước và công ước về khí hậu, về đa dạng sinh học và sa mạc hoá do Liên hiệp quốc soạn thảo. 2. Dân số và tổ chức hành chính a.Dân số 60,7 triệu dân (2001). Mật độ: 107 người/km2. Nước Pháp có 52 tỉnh thành với hơn 150 000 dân. Năm tỉnh thành lớn nhất: Thành phố Dân số năm 2000 1. Paris 9,8 triệu 2. Lyon 1,4 triệu 3. Marseille-Aix-en-Provence 1,4 triệu 4. Lille 1,1 triệu 5. Toulouse 0,9 triệu b.Tổ chức hành chính Cộng hoà Pháp bao gồm : • Chính quốc ( bao gồm 22 vùng và 96 tỉnh), • 4 tỉnh hải ngoại (DOM) - Guadeloupe, Martinique, Guyane, La Réunion • 4 thuộc địa (TOM) - Polynésie française, Nouvelle-Calédonie, Wallis et Futuna, les Terres australes et antarctiques françaises, • Những vùng lãnh thổ đặc biệt: Mayotte và Saint-Pierre-et-Miquelon. II. Lịch sử - Chính trị - văn hóa 1. Lịch sử nước Pháp La Mã tới Cách mạng Các biên giới nước Pháp hiện đại gần tương tự như những biên giới của nước Gaule cổ, từng là nơi sinh sống của người Gaule Celt. Gaule bị La Mã của Julius Caesar chinh phục vào thế kỷ thứ nhất TCN, và người Gaule sau này đã chấp nhận ngôn ngữ Rôma (La tinh, đã du nhập vào ngôn ngữ Pháp) và văn hóa Rôma. Thiên chúa giáo bắt đầu bén rễ tại đây từ thế kỷ thứ 2 và thứ 3 sau Công Nguyên, và bắt đầu có cơ sở vững chắc từ thế kỷ thứ và thứ năm tới mức St. Jerome đã viết rằng Gaule là vùng duy nhất “không dị giáo”. Ở Thời trung cổ, người Pháp đã chứng minh điều này khi tự gọi mình là “Vương quốc Pháp Thiên chúa giáo nhất.” 6 Ở thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên, biên giới phía đông của Gaule dọc theo sông Rhine bị các bộ lạc Gécmanh, chủ yếu là người Franks, xâm chiếm, và đó chính là nguồn gốc cho chữ "Francie". Cái tên "France" xuất phát từ tên một vương quốc phong kiến của các vị vua Capetian nước Pháp xung quanh Paris. Vương quốc này tồn tại như một thực thể riêng biệt từ Hiệp ước Verdun (843), sau khi Charlemagne phân chia đế chế Carolingian thành Đông Francia, Trung Francia và Tây Francia. Tây Francia chiếm vùng gần tương đương lãnh thổ nước Pháp hiện đại ngày nay. Người Carolingian cai trị Pháp cho tới năm 987, khi Hugues Capet, Công tước Pháp và Bá tước Paris, lên ngôi Vua Pháp. Những thế hệ sau của ông, các triều đại Capetian, Valois và Bourbon dần thống nhất đất nước thông qua hàng loạt các cuộc chiến tranh và những vụ thừa kế đất đai. Chế độ phong kiến phát triển đỉnh điểm ở thế kỷ 17 thời vua Louis XIV. Ở giai đoạn này Pháp có dân số đông nhất Châu Âu và có ảnh hưởng to lớn tới chính trị, kinh tế và văn hóa Châu Âu. Tới cuối thời kỳ này, Pháp đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Mỹ khi cung cấp tiền và một số vũ khí cho những người khởi nghĩa chống Anh. Từ quân chủ tới nước Pháp hiện đại Chế độ quân chủ tồn tại cho tới cuộc Cách mạng Pháp, năm 1789. Vua Louis XVI và vợ ông, Marie Antoinette, bị giết cùng hàng nghìn công dân Pháp khác. Sau thời gian của một loạt những chính phủ tồn tại ngắn ngủi, Napoléon Bonaparte nắm quyền kiểm soát nền Cộng hòa năm 1799, tự phong mình làm Tổng tài, và sau này là Hoàng đế của cái hiện được gọi là Đế chế Pháp thứ nhất (1804–1814). Trong thời của các cuộc chiến tranh, quân đội của ông đã chinh phục hầu hết lục địa Châu Âu và các thành viên gia đình Bonaparte được chỉ định làm vua tại các vương quốc mới được thành lập. Sau khi Napoleon bị đánh bại năm 1815 tại Trận Waterloo, quân chủ Pháp được tái lập. Năm 1830, một cuộc khởi nghĩa dân sự đã thành lập ra Quân chủ tháng 7 lập hiến, tồn tại tới năm 1848. Nền Cộng hòa thứ hai ngắn ngủi chấm dứt năm 1852 khi Louis-Napoléon Bonaparte tuyên bố thành lập Đế chế Pháp thứ hai. Louis-Napoléon bị hất cẳng sau khi thua trận trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870 và bị thay thế bởi nền Cộng hòa thứ ba. Pháp sở hữu các thuộc địa dưới nhiều hình thức từ đầu thế kỷ 17 cho tới tận thập kỷ 1960. Trong thế kỷ 19 và 20, đế chế thuộc địa toàn cầu của họ lớn thứ hai thế giới chỉ sau Đế chế Anh. Thời đỉnh điểm, giữa năm 1919 và 1939, đế chế thuộc địa Pháp thứ hai vượt quá 12,347,000 kilômét vuông (4,767,000 sq. mi) đất liền. Gồm cả Mẫu quốc Pháp, tổng diện tích đất liền thuộc chủ quyền Pháp đạt tới 12,898,000 kilômét vuông (4,980,000 dặm vuông) trong thập kỷ 1920 và 1930, chiếm 8.6% diện tích đất liền thế giới. 7 Dù là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp phải chịu những tổn thất to lớn cả về con người và vật chất khiến họ trở nên suy yếu trong những thập kỷ tiếp sau. Những năm 1930 được đánh dấu bởi nhiều cuộc cải cách xã hội do Chính phủ Mặt trận Bình dân đưa ra. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau một một trận đánh ngắn, dữ dội và mang tính sai lầm chiến lược, giới lãnh đạo Pháp đã quyết định đầu hàng Đức năm 1940. Chính sách hợp tác với kẻ thù, một hành động khiến một số người phản đối, dẫn tới việc thành lập Các lực lượng Pháp Tự do bên ngoài nước Pháp và Kháng chiến Pháp ở bên trong. Pháp được Đồng Minh giải phóng năm 1944. Nền Đệ tứ Cộng hòa Pháp được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai, và đấu tranh nhằm lấy lại vị thế kinh tế, chính trị của một cường quốc. Pháp đã nỗ lực giữ vững đế chế thuộc địa của mình nhưng nhanh chóng rơi vào khủng hoảng. Nỗ lực miễn cưỡng năm 1946 nhằm giành lại quyền kiểm soát Đông Dương thuộc Pháp dẫn tới cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, chấm dứt với thất bại và việc rút quân của họ năm 1954. Chỉ vài tháng sau, Pháp phải đối mặt với một cuộc xung đột mới và ác liệt hơn cuộc chiến tại nước thuộc địa chính và lâu đời nhất của họ, Algeria. Cuộc tranh luận việc có nên giữ quyền kiểm soát Algeria hay không sau này đã khiến hơn 1 triệu người định cư Châu Âu tại đây trở về nước, gây ra sự bất đồng và hầu như đã dẫn tới nội chiến. Năm 1958, nền Đệ tứ Cộng hòa ốm yếu và bất ổn phải nhường chỗ cho nền Đệ Ngũ Cộng hoà, với việc mở rộng quyền lực tổng thống; trong vai trò này, Charles de Gaulle đã tìm cách củng cố đất nước và tiến hành những bước đi nhằm chấm dứt chiến tranh. Chiến tranh giành Độc lập Algeria chấm dứt với các cuộc đàm phán hòa bình năm 1962 với việc Algeria giành lại độc lập. Trong những thập kỷ gần đây, sự hòa giải và hợp tác của Pháp với Đức đóng vai trò trung tâm của họ trong việc hội nhập chính trị và kinh tế của Liên minh Châu Âu, gồm việc phát hành đồng tiền chung Châu Âu euro tháng 1, 1999. Pháp luôn là nước đứng đầu trong số các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu tìm cách khai thác lợi thế của một đồng tiền chung nhằm tạo ra một Liên minh Châu Âu với quan điểm thống nhất, đồng nhất chính trị, quốc phòng và an ninh ở mức cao hơn. Tuy nhiên, cử tri Pháp bỏ phiếu phản đối Hiệp ước thành lập một Hiến pháp chung Châu Âu tháng 5 năm 2005. 2. Nước pháp, thể chế và chính sách hiện đại Cộng hòa Thứ Năm : một nền Cộng hòa hiện đại Hiến pháp ngày 4 tháng 10 năm 1958 điều chỉnh sự vận hành của các thể chế của nền Cộng hoà thứ năm. Hiến pháp đã được sửa đổi nhiều lần : bầu cử Tổng thống Cộng hoà theo 8 phương thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp (1962), đưa thêm một mục mới liên quan đến trách nhiệm hình sự của các thành viên chính phủ (1993), thiết lập kỳ họp duy nhất ở Nghị viện và mở rộng quy mô trưng cầu dân ý (1995), rút ngắn nhiệm kỳ tổng thống từ 7 năm xuống 5 năm (2000). Tổng thống và Thủ tướng Theo Hiến pháp năm 1958, người đứng đầu Nhà nước là trụ cột cho các thể chế. Đó là người đảm bảo để các thể chế vận hành tốt. Là người đứng đầu quân đội, chịu trách nhiệm cho độc lập dân tộc, Tổng thống có một số đặc quyền trong thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng. Tổng thống có thể đưa ra trưng cầu dân ý một số dự thảo luật và giải tán Quốc hội. Trên thực tế, Tổng thống có một vai trò hàng đầu trong việc xác định các phương hướng của chính sách đối ngoại. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, cũng như các thành viên của chính phủ theo đề nghị của Thủ tướng, và chủ trì Hội đồng Bộ trưởng. Thủ tướng Chính phủ, người chịu trách nhiệm về quốc phòng và có nhiệm vụ thực thi các đạo luật, lãnh đạo hoạt động của Chính phủ. Chính phủ xác định và thi hành chính sách Quốc gia. Chính phủ có bộ máy hành chính và lực lượng vũ trang. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Một hệ thống lưỡng viện Với một Nghị viện có hai Viện, Pháp có một hệ thống lưỡng viện đóng một vai trò chính trong sự vận hành dân chủ. Thật vậy, thông qua hai viện, những khác biệt về chính trị và tranh luận ý kiến được diễn ra một cách rộng rãi. Quốc hội được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp, đơn danh quá bán hai vòng, cho nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện được bầu cho nhiệm kỳ 6 năm, theo hình thức phổ thông đầu phiếu gián tiếp và không thể bị giải tán như Quốc hội (577 đại biểu - bầu cử các ngày 9 và 16 tháng 6 năm 2002). 9 Hội đồng hiến pháp Cơ quan này là một trong những phát kiến lớn của nền Cộng hoà thứ V. Hội đồng hiến pháp gồm chín thành viên, được bổ nhiệm cho nhiệm kỳ 9 năm và không thể được tái bổ nhiệm. Ba thành viên, trong đó có Chủ tịch Hội đồng do Tổng thống bổ nhiệm, trong sáu thành viên còn lại, ba thành viên do Chủ tịch Quốc hội và ba thành viên do Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm. Khởi đầu với chức năng đảm trách theo dõi việc phân chia quyền lực giữa Nghị viện và Chính phủ, vai trò của Hội đồng hiến pháp ngày càng tăng lên. Hội đồng hiến pháp ngày càng tăng cường kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật, trở thành cơ quan bảo vệ các quyền tự do cơ bản. Mặt khác, Hiến pháp nhiều lần được sửa đổi để phù hợp hơn với những đòi hỏi mới của Nhà nước pháp quyền và những vấn đề bức thiết của châu Âu. Một nền ngoại giao đã được khẳng định Được xây dựng dựa trên những nguyên tắc của nền cộng hoà, chính sách đối ngoại của Pháp nhằm hai mục đích : gìn giữ độc lập quốc gia đồng thời phấn đấu vì sự phát triển của tình đoàn kết khu vực và quốc tế. Bảo vệ Liên minh châu Âu Bất chấp những kết quả của cuộc trưng cầu dân ý ngày 29 tháng 5 năm 2005, châu Âu luôn là trung tâm trong chính sách đối ngoại của Pháp. Tướng De Gaulle, các Tổng thống Georges Pompidou, Valéry Giscard d’Estaing, Mitterand và Chirac đã không ngừng phấn đấu cho việc xây dựng và phát triển Liên minh châu Âu để biến tổ chức này thành một cường quốc kinh tế và một cơ cấu chính trị được tôn trọng. Hai mươi lăm nước thành viên Liên minh châu Âu tập hợp 450 triệu dân. Khối này sánh ngang với lục địa Bắc Mỹ về kinh tế và nhân lực. Liên minh châu Âu có đồng tiền của riêng mình là đồng euro (€), có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 ở mười hai nước trong đó có Pháp, là một trong các vùng kinh tế quan trọng nhất trên thế giới. Tăng cường vai trò của Liên hiệp quốc Trên trường quốc tế - chiến tranh tại Irak đã khẳng định điều này- chính sách đối ngoại của Pháp là tôn trọng các nguyên tắc và mục tiêu của tổ chức Liên Hiệp Quốc, vốn như hình thức phản ánh các lý tưởng cộng hoà. Chính vì vậy, từ năm 1945, nước Pháp không ngừng bảo vệ tổ chức này với khoản đóng góp tài chính đứng hàng thứ tư. Pháp cũng là một trong số năm thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, cơ quan quyền lực cao nhất của Liên Hiệp Quốc. Ưu tiên phát triển bền vững 10 [...]... phần mềm máy tính và các thiết bị phụ trợ, thiết bị y học và nguồn dự trữ, thiết bị truyền hình,… Các sản phẩm xuất khẩu: đầu máy xe lửa, đồ uống, thiết bị điện tử, hoá chất, mỹ phẩm, các sản phẩm thời trang cao cấp và nước hoa 26 CHƯƠNG III: SO SÁNH NỀN KINH TẾ PHÁP VỚI CÁC NỀN KINH TẾ BẢN KHÁC I So sánh nền kinh tế Pháp với các nền kinh tế bản khác 1 Quy mô nền kinh tế Pháp là thành viên của... như trong các ngành bảo hiểm, ngân hàng và công nghiệp quốc phòng.Điều này có sự khác biệt rất lớn so với các nên kinh tế khác như Mỹ, với nền kinh tế bị lũng đoạt bởi hầu hết các công ty nhân ,các tâp đoàn lớn và có ít sự can thiệp của chính phủ, nền kinh tế có sự do cao Chính phủ pháp tham gia sâu vào các hoạt động kinh tế như chính phủ đặt ra luật tiền lương tối thiểu, tỉ lệ đầu vào các doanh... phủ Pháp đã phải đưa ra các biện pháp để duy trì và phát triển nền kinh tế Pháp: + Tăng lãi suất + Chống đầu cơ tài chính + Kết hợp với ngân hàng để mua đồng phrăng với số lượng lớn để giữ giá III Nền Kinh Tế Pháp những năm Cuối Thế Kỉ 20 Đầu Thế kỉ 21 1 Về Tăng trưởng kinh tế Pháp là một trong những nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới Dù vậy nhờ vào các phân tích và các phương pháp đo lường khác. .. nước kinh tế Pháp cũng gặp phải một số vấn đề như sự kém năng động của nền kinh tế, tỉ lệ thất nghiệp cao do những quy định bảo vệ người lao động II Sự ảnh hưởng của nền kinh tế Pháp đến nền kinh tế Việt Nam 1 Mối quan hệ kinh tế đối ngoại Pháp Việt Pháp là nhà đầu lớn nhất ngoài châu Á vào Việt Nam kể cả về dòng đầu cũng như vốn đầu Pháp là đất nước đã hỗ trợ kinh tế rất nhiều đối với Viêt... hình thể chế kinh tế thị trường tự do (tiêu biểu là nền kinh tế thị trường của Mỹ, Anh, Ốx-trây-li-a,…) - Mô hình thể chế kinh tế thị trường xã hội (tiêu biểu là Đức, Thụy Điển và các nước Bắc Âu khác) - mô hình kinh tế thị trường có sự định hương của nhà nước (tiêu biểu là nền kinh tế Pháp, Nhật Bản) Pháp là một nước đi theo con đường kinh tế thị trường có định hướng của nhà nước Kinh tế Pháp bao gồm... tăng trưởng kinh tế của Pháp đang chậm lại so với các nước G7 khác, tăng trưởng kinh tế của Pháp năm 2007 là 1.883% chậm hơn hẳn so với Anh (3.12%) hay Đức (2.534%).Tốc độ tăng trưởng bình quân của Pháp từ năm 1980 đến năm 2007 là 2.06 % chậm hơn so với Mĩ, Canada, nhưng nhannh hơn Italia và Đức.Tuy nhiên, thì sự khác biệt này không đủ để thay đổi nền vị trí nền kinh tế ít nhất là trong ng lai gần.theo... tích, cơ giới hoá nông nghiệp Nhờ vào sự viện trợ của Mỹ và các định hướng kinh tế của Pháp thực hiện hiệu quả, nền kinh tế Pháp đã dần thoát ra khỏi thời kỳ đen tối sau chiến tranh, bước vào thời kỳ phát triển thinh vượng của nền kinh tế Pháp 2 Giai đoạn từ năm 1957 đến 1973: Thời kỳ phát triển phồn thịnh của nền kinh tế Pháp Nền kinh tế Pháp liên tục phát triển ổn định trong gần 20 năm cho đến khi... 1973, cũng giống như các nước bản khác, kinh tế Pháp bước vào thời kỳ phát triển không ổn định, thường xuyên diễn ra suy thoái, lạm pháp, thất nghiệp, và mức tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 2,4% năm Đứng trước tình hình đó của nền kinh tê, Pháp đã chủ trương tăng cường kiểm so t lạm phát Coi đây là mục tiêu chính cho các bước phát triển tiếp theo, cho ng lai của nền kinh tế Tiếp tục phát huy... thấp so với các nước cùng trình độ phát triển nước Pháp Anh Nhật Bản Mỹ Đức GINI 32.7 34 38.1 46.9 … HDI 917 0.946 0.953 0.948 0.938 Kinh tế pháp là một nền kinh tế phát triển đi theo mô hình kinh tế thi trường có sự định hướng của nhà nước Sự can thiệp sâu của chính phủ vào nền kinh tế đã giúp Pháp đạt được những chỉ tiêu lớn về xã hội, sự bất bình đẳng, và tỉ lệ ngừi nghèo ở mức thấp.Tuy nhiên nước kinh. .. mình trên thế giới + Pháp cung cấp cho Việt Nam một khối lượng lớn ODA và đứng thứ 2 trong các nước tài trợ ODA cho Việt Nam 2 Tầm ảnh hưởng của kinh tế Pháp tới nền kinh tế Việt Nam Với những mối quan hệ khăng khít trong nhiều mặt nhiều lĩnh vưc , ta có thể nói kinh tế Pháp ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế Việt Nam Trong những cuộc họp cấp cao giữa 2 bên trong nhưng năm đổi mới kinh tế đến nay có thể . trưởng kinh tế 23 2.Về lao động – việc làm 24 3. Về tài chính 24 4.Về các ngành kinh tế 24 CHƯƠNG III: SO SÁNH NỀN KINH TẾ PHÁP VỚI CÁC NỀN KINH TẾ TƯ BẢN KHÁC. VỚI CÁC NỀN KINH TẾ TƯ BẢN KHÁC 27 I. So sánh nền kinh tế Pháp với các nền kinh tế tư bản khác 27 1. Quy mô nền kinh tế 27 2. Dân số- việc làm và thất nghiệp

Ngày đăng: 19/02/2014, 12:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số liêu trên cho chúng ta thấy tỷ lệ lao động của Pháp thấp hơn hẳn các nước G7 khác, đặc biệt là so với Nht Bản, Anh Quốc, Hoa Kì và Canada. - so sánh nền kinh tế pháp với các nền kinh tế tư bản khác
Bảng s ố liêu trên cho chúng ta thấy tỷ lệ lao động của Pháp thấp hơn hẳn các nước G7 khác, đặc biệt là so với Nht Bản, Anh Quốc, Hoa Kì và Canada (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w