1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các hoạt động cơ bản của một công ty chứng khoán so sánh quy mô và hoạt động của công ty chứng khoán việt nam với một vài công ty chứng khoán điển hình của các nước khác trên thế giới

19 869 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 246 KB

Nội dung

Lớp: CH21D Môn học: Thị trường chứng khoán Chuyên đề: Nghiên cứu các hoạt động bản của một công ty chứng khoán. So sánh quy hoạt động của công ty chứng khoán Việt Nam với một vài công ty chứng khoán điển hình của các nước khác trên thế giới. Nhóm thực hiện: 1. Do Thi Thu Thuy 2. Dang Thuy Trang 3. Chu Diep Thu 4. Le Viet Tu 5. Ho Quynh Trang I/ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN: 1. Khái niệm 2. Phân loại công ty chứng khoán 2.1 Công ty chứng khoán chuyên doanh 2.2 Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ chứng khoán 3. Điều kiện thủ tục thành lập công ty chứng khoán 3.1 Điều kiện thành lập công ty chứng khoán 3.2 Thủ tục thành lập 4. Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán 4.1 Môi giới chứng khoán 4.2 Tự doanh chứng khoán 4.3 Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư 4.4 Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành 4.5 Tư vấn tái chính đầu tư chứng khoán 4.6 Các nghiệp vụ hỗ trợ khác 5. Vai trò của công ty chứng khoán 5.1 Vai trò làm cầu nối giữa cung cầu chứng khoán 5.2 Vai trò của xác định giá cả chứng khoán 5.3 Thực hiện tính thanh khoản của chứng khoán II/ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NƯỚC NGOÀI: 1. Thuc trang cac cong ty chung khoan tai Viet Nam 2. Một số nét hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán Sacombank- SBS: 3. Ngan hang dau tu chung khoan dien hinh tai My: I/ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.Khái niệm Công ty chứng khoánmột định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thi trường chứng khoán. Ở Việt Nam, theo quyết định 04/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của UBCKNN, CTCK là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được UBCKNN cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán. 2.Phân loại công ty chứng khoán Căn cứ vào hình hoạt động công ty chứng khoán thể chia thành: 2.1.Công ty chuyên doanh chứng khoán Theo hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận; các ngân hàng không được trực tiếp tham gia kinh doanh chứng khoán. Ưu điểm của hình này: - Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng. - Tạo điều kiện cho TTCK phát triển do tính chuyên môn hóa cao hơn. hình này được áp dụng ở nhiều nước như Mỹ, Nhật, Canada… 2.2. Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ chứng khoán Theo hình này, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm kinh doanh tiền tệ. hình này ưu điểm là ngân hàng thể đa dạng hóa, kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung, khả năng chịu đựng các biến động của TTCK là cao. Mặt khác, ngân hàng tận dụng được thế mạnh về vốn để kinh doanh chứng khoán; khách hàng thể sử dụng được nhiều dịch vụ đa dạng lâu năm của ngân hàng. Tuy nhiên, hinh này bộc lộ một số hạn chế như không phát triển được thị trường cổ phiếu do các ngân hàng xu hướng bảo thủ, thích hoạt động tín dụng truyền thống hơn là bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Mặt khác, theo hình này, nếu biến động trên TTCK sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, dễ dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính. Do những hạn chế trên mà trước đây Mỹ nhiều nước khác đã áp dụng hình này, nhưng sau cuộc khủng hoảng năm 1933, đa số các nước đã chuyển sang hình chuyên doanh chứng khoán, chỉ Đức vẫn duy trì đến ngày nay. Tại Việt Nam, do quy các ngân hàng thương mại nói chung là rất nhỏ bé, đặc biệt vốn dài hạn rất thấp, hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực tính dụng thương mại ngắn hạn, trong hoạt động của TTCK thuộc lĩnh vực vốn dài hạn. Khả năng khắc phục những điểm yếu này của ngân hàng Việt Nam còn rất lâu dài. Do đó, để bảo vệ an toàn cho các ngân hàng, Nghị định 144/CP về chứng khoán TTCK quy định các Ngân hàng thương mại muốn kinh doanh chứng khoán phải tách ra một phần vốn tự của mình thành lập một Công ty chứng khoán chuyên doanh trực thuộc, hạch toán độc lập với ngân hàng. 3.Điều kiện thủ tục thành lập công ty chứng khoán 3.1.Điều kiện thành lập công ty chứng khoán - Điều kiện về vốn: CTCK phải mức vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp định. Ở Việt Nam, CTCK phải vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 như sau: Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK, CTCK vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh CTCK nước ngoài tại Việt Nam là: a) Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam; b) Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam; c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam; d) Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam. Trường hợp CTCK xin cấp phép cho nhiều loại hình kinh doanh thì vốn pháp định là tổng số vốn pháp định của từng loại hình riêng lẻ. - Điều kiện vè nhân sự: những người quản lý hay nhân viên giao dịch cuẩ công ty phải đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, trình độ chuyên môn kinh nghiệm, cũng xnhư mứ độ tín nhiệm, tính trung thực. - Điều kiện về sở vật chất: các tổ chức cá nhân sang lập CTCK phải đảm bảo yêu cầu sở vật chất tối thiểu cho CTCK. - Ở Việt Nam các CTCK muốn được cấp giấy phép phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây: +) phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phát triển ngành chứng khoán. +) đủ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc kinh doanh chứng khoán. +) Giám đốc (TGĐ), các nhân viên kinh doanh (không kể nhân viên kế toán, văn thư hành chính, thủ quỹ) của CTCK phải giấy phép hành nghề chứng khoán do UBCKNN cấp. 3.2. Thủ tục thành lập Hồ xin cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán đối với công ty chứng khoán 100% vốn trong nước bao gồm: - Đơn xin cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán. - Phương án kinh doanh dự kiến trong 3 năm đầu. - Điều lệ công ty. - Bản thuyết trình sở vật chất, kỹ thuật phương tiện phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán. - Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, của thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên hoặc quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. - Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của pháp nhân tham gia góp vốn lập công ty chứng khoán. - Báo cáo tài chính của các bên là pháp nhân góp trên 10% vốn điều lệ của công ty chứng khoán. - Lý lịch tóm tắt của các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty. - Hồ hợp lệ xin cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc (Giám đốc, Phó giám đốc) các nhân viên kinh doanh của công ty. - Hồ hợp lệ của 2 nhân viên thực hiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán theo quy định tại Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ thanh toán chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam phải thành lập công ty liên doanh với đối tác Việt Nam theo giấy phép do UBCKNN cấp sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận. Thời hạn cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán tối đa là 60 ngày, kể từ ngày UBCKNN nhận được hồ hợp lệ (gồm bộ bản chính 2 bộ bản sao). Sau khi nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc việc cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán của UBCKNN, tổ chức xin phép kinh doanh chứng khoán phải chuyển toàn bộ số vốn điều lệ vào tài khoản phong tỏa tại Ngân hàng chỉ định thanh toán. Số tiền này chỉ được giải tỏa sau khi tổ chức xin phép được chính thức cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán. Trường hợp vốn điều lệ phần vốn góp bằng hiện vật hoặc quyền sử dụng đất, tổ chức xin phép kinh doanh chứng khoán phải gửi UBCKNN các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng giá trị hiện vật tương đương với phần vốn góp. UBCKNN chính thức cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán sau khi tổ chức xin phép hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành. Công ty chứng khoán muốn lập, đóng cửa chi nhánh phải được UBCKNN chấp thuận. 4. Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán 4.1. Môi giới chứng khoánmột hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó. Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán tiền cho từng khách hàng trên sở hợp đồng ký kết giữa khách hàng công ty. Trong trường hợp khách hàng của công ty chứng khoán mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại tổ chức lưu ký là ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty chứng khoán trách nhiệm hướng dẫn các thủ tục giao dịch, mua bán cho khách hàng phải ký hợp đồng bằng văn bản với tổ chức lưu ký. Tiền hoa hồng môi giới thường được tính phần trăm trên tổng giá trị của một giao dịch. Tùy theo quy định cua mỗi nước, cách thức hoạt động của từng Sở giao dịch chứng khoán mà người ta thể phân chia thành nhiều loại nhà môi giới khác nhau như sau: 4.1.1. Môi giới dịch vụ (Full Service Broker) Là loại môi giới thể cung cấp đầy đủ dịch vụ như mua bán chứng khoán, giữ hộ cổ phiếu, thu cổ tức, cho khách hàng vay tiền, cho vay cổ phiếu để bán trước, mua sau nhất là thể cung cấp tài liệu, cho ý kiến cố vấn trong việc đầu tư. 4.1.2. Môi giới chiết khấu ( Discount Broker) Là loại môi giới chỉ cung cấp một số dịch vụ như mua bán hộ chứng khoán. Đối với môi giới loại này thì khoản phí hoa hồng nhẹ hơn môi giới toàn dịch vụ vì không tư vấn, nghiên cứ thị trường. 4.1.3. Môi giới ủy nhiệm hay môi giới thừa hành Đây là những nhân viên của một công ty chứng khoán thành viên của một Sở giao dịch, làm việc hưởng lương của một công ty chứng khoán được bố trí để thực hiện các lệnh mua bán cho các công ty chứng khoán hay cho khách hàng của công ty trên sàn giao dịch. 4.1.4. Môi giới độc lập Môi giới độc lập (Independent Broker) chính là các môi giới làm việc cho chính họ hưởng hoa hồng hay thù lao theo dịch vụ. Họ là một thành viên tự bỏ tiền ra thuê chỗ tại Sở giao dịch (sàn giao dịch) giống như các công ty chứng khoán thành viên. Họ chuyên thực thi các lệnh cho các công ty thành viên khác của Sở giao dịch. 4.1.5. Nhà môi giới chuyên môn Các sở giao dịch chứng khoán thường quy định mỗi loại chứng khoán chỉ được phép giao dịch tại một điểm nhất định gọi là quầy giao dịch (Post), các quầy này được bố trí liên tiếp quanh sàn giao dịch (floor). Trong quầy giao dịch một số nhà môi giới được gọi là nhà môi giới chuyên môn hay chuyên gia. Các chuyên gia này chỉ giao dịch một số loại chứng khoán nhất định. Nhà môi giới chuyên môn thực hiện 2 chức năng chủ yếu là thực hiện các lệnh giao dịch lệnh thị trường. 4.2. Tự doanh chứng khoán Là nghiệp vụ mà trong đó công ty chứng khoán thực hiện mua bán chứng khoán cho chính mình. Công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ tự doanh nhằm mục đích thu lợi hoặc đôi khi nhằm mục đích can thiệp điều tiết giá trên thị trường. Chứng khoán tự doanh thểchứng khoán niêm yết hoặc chưa niêm yết trên TTCK. Ngoài ra công ty chứng khoán thể tự doanh chứng khoán lô lẻ của khách hàng, sau đó tập hợp lại thành lô chẵn để giao dịch trên TTCK. Theo Điều 20 quy chế hoạt động tổ chức của công ty chứng khoán số 55/2004/QĐ-BTC ngày 17/6/2004 quy định về hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán như sau: - Công ty chứng khoán phải đảm bảo đủ tiền chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch của chính mình - Khi tiến hành nghiệp vụ tự doanh, công ty chứng khoán không được: + Đầu tư vào cổ phiếu của công ty sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty chứng khoán. + Đầu tư vượt quá 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết. + Đầu tư quá 15% số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức không niêm yết. Hoạt động tự doanh hiện nay được xem là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các công ty chứng khoán tại Việt nam trong việc nâng cao lợi nhuân. Tuy nhiên, do nghiệp vụ tự doanh môi giới dễ nảy sinh xung đột lợi ích nên các nước thường quy định các công ty chứng khoán phải tổ chức thực hiện 2 nghiệp vụ ở 2 bộ phận riêng biệt nếu công ty chứng hoán đó được thực hiện cả 2 nghiệp vụ. 4.3. Nghiêp vụ quản lý danh mục đầu tư - Là hoạt động quản lý vốn của khách hàng thông qua việc mua, bán, nắm giữ các chứng khoán vì quyền lợi khách hàng theo hợp đồng được ký kết giữa công ty chứng khoán khách hàng. - Nghiệp vụ này đươc thực hiện khi một số nhà đầu tư tổ chức hoặc cá nhân muốn tham gia TTCK nhưng họ không đủ điều kiện về thời gian hoặc kiến thức chuyên môn để quyết định đầu tư, vì vậy, họ ủy thác cho công ty chứng khoán đầu tư kèm theo thỏa thuận lãi, lỗ. Người ủy thác đầu tư thường không can dự vào việc đầu tư của công ty chứng khoán trả một khoản phí cho công ty chứng khoán theo thỏa thuận. - Các công ty chứng khoán khi thực hiệp nghiệp vụ này ngoài việc được hưởng phí quản lý, họ còn thể nhận được những khoản tiền thưởng nhất định khi mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. - Khi thực hiện quản lý danh mục đầu tư, công ty chứng khoán phải quản lý tiền chứng khoán cho từng khách hàng ủy thác sử dụng tiền trong tài khoản theo đúng các điều kiện quy định trong hợp đồng đã ký kết. Hợp đồng phải xác định rõ mức độ ủy quyền của khách hàng cho công ty chứng khoán điều quan trọng nữa là phải xác định khách hàng phải chịu mọi rủi ro của hoạt động đầu tư. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, định kỳ, công ty chứng khoán phải gửi báo cáo giá trị các khoản đầu tư theo giá thị trường tại thời điểm báo cáo cho khách hàng. 4.4. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành - Là việc bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết. - Tổ chức phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Hiện nay trên thế giới một số hình thưc bảo lãnh phát hành sau: + Bảo lãnh cam kết chắc chắn: là hình thức bảo lãnh mà tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù phân phối hết hay không. + Bão lãnh cố gắng tối đa: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thỏa thuận làm đại lý phát hành cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng tối đa. Số chứng khoán còn lại nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành + Bảo lãnh tất cả hoặc không: là phương thức bảo lãnh mà theo đó, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh phải bán hết số chứng khoán dự định phát hành, nếu không phân phối hết sẽ hủy bỏ đợt phát hành. Theo phương thức này, không một sự bảo đảm đợt phát hành thành công hay không, nên UBCKNN thường quy định số chứng khoán mà nhà đầu tư đã mua trong thời gian chào bán sẽ được giữ bởi một người thứ ba để chờ kết quả cuối cùng của đợt phát hành. Nếu đợt phát hành không thành công thì nhà đầu tư sẽ được trả lại toàn bộ số tiền đặt cọc. + Bảo lãnh với hạn mức tối thiều: là phương thức kết hợp giữa phương thức bảo lãnh cố gắng tối da phương bảo lãnh tất cả hoặc không. Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định. Nếu số lượng chứng khoán bán ra dưới hạn mức này thì đợt phát hành sẽ được hủy bỏ toàn bộ tiền đặt cọc mua chứng khoán sẽ được trả lại cho nhà đầu tư. Đây là phương thức bảo lãnh tương đối hiệu quả, vừa bảo vệ lợi ích cho tổ chức phát hành, vừa hạn chế rủi ro cho tổ chức bảo lãnh. Riêng tại Việt Nam hiện nay chỉ áp dụng hình thức bảo lãnh với cam kết chắc chắn nhằm mục đích bảo vệ của nhà đầu tư gắn kết trách nhiệm của các công ty chứng khoán. Điều này gây ra một số khó khăn cho các công ty chứng khoán trong việc triển khai nghiệp vụ này. 4.5. Tư vấn tài chính đầu tư chứng khoán Là dịch vụ mà công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực tư vấn đầu tư chứng khoán; tư vấn tái cấu tài chính, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp; tư vấn cho doanh nghiệp trong việc phát hành niêm yết chứng khoán. Đây là nghiệp vụ mà vốn của nó chính là kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ chuyên viên tư vấn của công ty chứng khoán. · Tư vấn tài chính (Tư vấn cho người phát hành): Đây là một mảng hoạt động quan trọng mang lại nguồn thu tương đối cao cho công ty chứng khoán. Khi thực hiện nghiệp vụ này, công ty chứng khoán phải ký hợp đồng với tổ chức được tư vấn liên đới chịu trách nhiệm về nội dung trong hồ xin niêm yết. Hoạt động này tương đối đa dạng bao gồm: + Xác định giá trị doanh nghiệp: là việc định giá các tài sản hữu hình hình của doanh nghiệp trước khi chào bán chứng khoán. + Tư vấn về loại chứng khoán phát hành: tùy theo điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp như tình hình tài chính, chiến lược phát triển của công ty… mà xác định loại chứng khoán phát hành là cổ phiếu hay trái phiếu. + Tư vấn chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiêp…: khi một doanh nghiệp muốn thâu tóm hay hợp nhất với một doanh nghiệp khác, họ tìm đến các công ty chứng khoán để nhờ trợ giúp về các vấn đề kỹ thuật, phương pháp tiến hành sao cho phù hợp đỡ tốn chi phí… + Tư vấn đầu tư chứng khoán: là việc các chuyên viên tư vấn sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để tư vấn cho nhà đầu tư về thời điểm mua bán chứng khoán, loại chứng khoán mua bán, thời gian nắm giữ, tình hình diễn biến thị trường, xu hướng giá cả… Theo quy định tại Việt Nam, khi thực hiện tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng, các công ty chứng khoán nhân viên kinh doanh phải: - Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. - Bảo đảm tính trung thực, khách quan khoa học của hoạt động tư vấn. - Không được tiến hành các hoạt động thể làm cho khách hàng công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị bản chất của bất kỳ loại chứng khoán nào. - Không được hành vi cung cấp thông tin sai sự thật để dụ dỗ hay mời gọi khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó. - Bảo mật các thông tin nhận được từ người sử dụng dịch vụ tư vấn trừ trường hợp đươc khách hàng đồng ý hoặc pháp luật quy định khác. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tư vấn bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ tư vấn khi vi phạm cam kết trong hợp đồng tư vấn. Tuy nhiên, các nhà tư vấn thường đánh giá tình huống theo kiến thức, kinh nghiệm tư duy chủ quan của họ, do vậy việc đánh giá tình huống của mỗi nha tư vấn là khác nhau. Tính khách quan chính xác của các bản phân tích sẽ mang lại uy tín cho nhà tư vấn. 4.6. Các nghiệp vụ hỗ trợ khác - Nhìn chung, các nghiệp vụ hỗ trợ giao dịch nhằm mục đích tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ các hội đàu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán.: là công việc đầu tiên để các chứng khoán thể giao dịch trên thị tường tập trung – việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán – được thực hiện thông qua các thành viên lưu ký của thị trường giao dịch chứng khoán. - Lưu ký chứng khoánmột hoạt động rẩt cần thiết trên TTCK. Bởi vì trên TTCK tập trung, việc thanh toán các giao dịch diễn ra tại Sở giao dịch chứng khoán. Vì vậy, lưu ký chứng khoán một mặt giúp cho quá trình thanh toán tại Sở giao dịch đươc diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, dễ dàng. Mặt khác, nó hạn chế rủi ro cho người nắm giữ chứng khoán như rủi ro bị hỏng, rách, thất lạc chứng chỉ chứng khoán… - Cho vay cầm cố chứng khoán: là một hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay dùng số chứng khoán sở hữu hợp pháp của mình làm tài sản cầm cố để vay kiếm tiền nhằm mục đích kinh doanh, tiêu dùng… - Cho vay bảo chứng: là một hình thức tín dụng mà khách hàng vay tiền để mua chứng khoán, sau đó dùng số chứng khoán mua được từ tiền vay để làm tài sản cầm cố cho khoản vay. - Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán: là việc công ty chứng khoán ứng trước tiền bán chứng khoán của khách hàng được thực hiện tại TTGD 5. Vai trò của công ty chứng khoán 5.1. Vai trò làm cầu nối giữa cung - cầu chứng khoán Công ty chứng khoánmột định chế tài chính trung gian tham gia hầu hết vào quá trình luân chuyển của chứng khoán: từ khâu phát hành trên thị trường cấp đến khâu giao dịch mua bán trên thị trường thứ cấp. -Trên thị trường cấp + Công ty chứng khoán là cầu nối giữa nhà phát hành nhà đầu tư, giúp các tổ chức phát hành huy động vốn một cách nhanh chóng thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. + Công ty chứng khoán với nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệp nghề nghiệp bộ máy tổ chức thích hợp, họ thực hiện tốt vai trò trung gian môi giới mua bán, phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư thực hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư người phát hành. Với nghiệp vụ này, CTCK thực hiện vai trò làm cầu nối là kênh dẫn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. -Trên thị trường thứ cấp Công ty chứng khoán là cầu nối giữa các nhà đầu tư, là trung gian chuyển các khoản đầu tư thành tiền ngược lại. CTCK với nghiệp vụ môi giới, tư vấn đầu tư đảm nhận tốt vai trò chuyển đổi này, giúp cho các nhà đầu tư giảm thiều thiệt hại về giá trị khoản đầu tư của mình. 5.2.Vai trò xác định giá cả chứng khoán Thông qua Sở giao dịch chứng khoán, thị trường OTC, các CTCK cung cấp một chế giá cả nhằm giúp nhà đầu tư được sự đánh giá đúng thực tế chính xác về giá trị khoản đầu tư của mình. 5.3.Thực hiện tính thanh khoản của chứng khoán Các CTCK thực hiện chế chuyển đổi này, từ đó giúp các nhà đầu tư thực hiện mong muốn chuyển tiền mặt thành chứng khoán ngược lại một cách ít thiệt hại nhất (chi phí chuyển đổi rẻ nhất thời gian chuyển đổi ngắn nhất thể). II/ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NƯỚC NGOÀI: 1. Thuc trang cac cong ty chung khoan tai Viet Nam: Tính đến hết 12-2012, số lượng CTCK là hon 105 cong ty . Trừ một số ít công ty chứng khoán còn duy trì hoạt động tốt, đa phần trong hơn 105 công ty chứng khoán đều đang tự cấu trúc lại. Theo thống kê, 10 công ty chứng khoán thị phần môi giới lớn nhất quý 3 năm nay đã chiếm hơn một nửa doanh số giao dịch, vì vậy, hơn 90 công ty chứng khoán còn lại phải chia nhau phần còn lại. Thống kê bộ cung cho thấy, gần 60 chi nhánh, phòng giao dịch chứng khoán bị đóng cửa từ đầu năm đến nay. Nhiều công ty chứng khoán chỉ giữ lại bộ phận hữu, gọn nhẹ để duy trì cầm cự chờ qua thời gian khó. Thị phần môi giới cổ phiếu của 10 công ty hàng đầu trên sàn HOSE năm 2011 Về thực trạng hoạt động của các CTCK tại Việt Nam hiện nay : • Về tư vấn, bảo lãnh phát hành: không đủ giúp các Cty CK cầm cự • Về môi giới chứng khoán tư vấn: nguồn thu k đủ bù chi • Về hoạt động tự doanh: không hiệu quả, đem đến nhiều thua lỗ Do dó dẫn tới phản ứng của các công ty : bán chứng khoán để cắt lỗ, chuyển sang kiếm lời từ các hoạt động kinh doanh phi chứng khoán, tìm kiếm các nhà đầu tư nước ngoài để vực dậy công ty. 2. Một số nét hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán Sacombank- SBS: 2.1 Môi giới chứng khoán - Môi giới khách hàng quốc tế - Dịch vụ giao dịch trực tuyến: với hệ thống giao dịch Strade với những tính năng nhanh chóng- bảo mật- hiệu quả mục tiêu là “mang chứng khoán tới gần mọi người” • Nhanh chóng: lệnh chuyển thằng vào sàn HOSE HNX • Mật khẩu: dùng 2 tầng mật khẩu tĩnh động • Hiệu quả: cung cấp các dịch vụ cộng thêm: ứng trước tiền bán chứng khoán, đăng ký quyền mua chứng khoán phát hành thêm, chuyển tiền - Dịch vụ chứng khoán niêm yết: • Repo chứng khoán Là dịch vụ mua bán chứng khoán kỳ hạn áp dụng đối với các loại cổ phiếu chưa được niêm yết trên 2 SGD chứng khoán Hà Nội HCM. Đây là nghiệp vụ khách hàng mua bán lại chính cổ phiểu của mình trong thời gian thỏa thuận nhất định với SBS Đối tượng: cá nhân tổ chức nhu cầu về vốn, cổ phiếu nằm trong danh mục repo đều thể tham gia hợp đồng repro chứng khoán. Lợi ích khi tham gia repo với SBS:  Đáp ứng nhu cầu về vốn  Hưởng đầy đủ quyền lợi khi tiến hành mua lại cổ phiếu Repo  Danh mục repo đa dạng, lãi suất cạnh tranh, linh hoạt, điều kiệm tham gia nghiệp vụ này hết sức nhanh chóng  Hạn mức repo cao trên thị thị giá giao dịch tại thời điểm ký kết hợp đồng • Môi giới cổ phiếu OTC: các thông tin về chứng khoán OTC thường xuyên được cập nhật, được tổ chức sắp xếp một cách khoa học cho các nhà đầu tư tiện theo dõi

Ngày đăng: 24/12/2013, 09:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w