Kinh tế Pháp đang bên bờ vực suy thoái

Một phần của tài liệu so sánh nền kinh tế pháp với các nền kinh tế tư bản khác (Trang 40 - 43)

II. Sự ảnh hưởng của nền kinh tế Pháp đến nền kinh tế Việt Nam

2. Kinh tế Pháp đang bên bờ vực suy thoái

Viện Thống kê Quốc gia Pháp (INSEE) vừa dự báo, tăng trưởng kinh tế của Pháp trong quý 3 2008 sẽ là 0%. Kinh tế Pháp đang bên bờ vực suy thoái, trong bối cảnh ảm đạm chung của các nền kinh tế châu Âu.

Đây là lần đầu tiên trong 6 năm qua, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Pháp-nền kinh tế lớn của châu Âu bị chững lại và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm sút. Những tín hiệu bi quan từ nền kinh tế đang gây lo lắng cho người dân Pháp nói riêng và châu Âu nói chung.

Thâm hụt thương mại tăng mạnh

Bộ trưởng Kinh tế Pháp, bà Christine Lagarde mới đây dự báo, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Pháp năm nay sẽ đạt mức 1,7%. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, với tốc độ tăng trưởng giảm sút hai quý vừa qua, nhiều khả năng tỷ lệ tăng trưởng của Pháp năm 2008 sẽ chỉ là 1,3%.

Cũng như nhiều nước châu Âu, từ đầu năm đến nay, sản xuất công nghiệp Pháp giảm mạnh, do nhu cầu thế giới giảm, chi phí sản xuất tăng cao, vì giá dầu thô tăng. INSEE cho biết, quá trình sản xuất ở các nhà máy và các ngành dịch vụ công cộng, ước tính chiếm khoảng 15% nền kinh tế, đã giảm 0,8 % từ tháng 2/2008.

Trong khi đó, theo INSEE, lạm phát tại Pháp đang ở mức cao nhất trong 17 năm qua, nhu cầu tiêu dùng trong nước sụt giảm và suy thoái trên thị trường bất động sản. Tính cả năm 2008, lạm phát của Pháp có thể tăng lên 3,2% - mức cao nhất kể từ năm 1991 - trong đó 1,2% là do giá nhiên liệu tăng và 1,0% là do giá lương thực tăng. Kiềm chế lạm phát là mục tiêu chính của Chính phủ Pháp trong năm nay.

Tờ "Le Figaro" vừa có bài bình luận về sự suy yếu của kinh tế Pháp, cho rằng "một cơn gió lạnh nghiêm trọng đã thổi lên nền kinh tế" nước này. Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ của Tổng thống Nicolas Sarkozy sẽ phải xem xét lại một cách triệt để tất cả những con số dự báo đã được đưa ra khi chuẩn bị ngân sách 2008.

Tình hình kinh tế khó khăn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của Tổng thống Pháp. Năm ngoái, khi vừa đắc cử, ông Sarkozy đã hứa sẽ đem lại tăng trưởng. Nhưng thực tế đã trái ngược và tất cả các cơ quan tài chính đều dự báo rằng tăng trưởng của Pháp năm 2009 sẽ thấp hơn mức của năm 2008.

Một tín hiệu tiêu cực nữa của kinh tế Pháp là thâm hụt thương mại lên mức kỷ lục. Cục Hải quan nước này cho biết, thâm hụt thương mại của Pháp 6 tháng đầu năm nay đã lên mức

mại đã đạt 5,6 tỷ EUR, tăng 60% so với tháng 6/2007. Như vậy, trong vòng 12 tháng qua, cán cân thương mại của Pháp đã thâm hụt đến 48,3 tỷ EUR - mức kỷ lục từ trước đến nay.

Kỳ vọng vào biện pháp khôi phục xuất khẩu

Các nhà phân tích kinh tế cho rằng nguyên nhân chính của tình trạng trên là do nhập khẩu năng lượng tăng mạnh. Theo Cục Hải quan Pháp, riêng nhập khẩu năng lượng đã góp phần làm tăng thêm 1,5 tỷ EUR, trong đó chủ yếu do nhập khẩu dầu thô. Nhập khẩu thiết bị vận tải cũng tăng mạnh, trong khi nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp trung gian dùng làm nguyên liệu trong ngành dược phẩm và công nghiệp vẫn giữ nguyên ở mức năm ngoái.

Mặc dù vẫn đứng ở hàng thứ 5 thế giới về xuất khẩu, nhưng thị phần xuất khẩu của Pháp trên thế giới đã giảm từ 4,8% xuống 4%, và có nguy cơ bị Italia đuổi kịp, vì nước này đã tăng thị phần trên thị trường xuất khẩu thế giới lên 3,7%.

Pháp đang đặt nhiều kỳ vọng vào các biện pháp mới được triển khai nhằm khôi phục thế mạnh xuất khẩu của mình, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt là việc Quốc hội Pháp vừa thông qua dự luật về hiện đại hoá nền kinh tế (LME), tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Pháp chiếm lĩnh các thị trường mới. Nước này cũng đặt mục tiêu đến năm 2012 sẽ có thêm 10.000 doanh nghiệp xuất khẩu.

Dự luật LME mà Quốc hội Pháp thông qua dự kiến sẽ mang lại nhiều thay đổi trong một số lĩnh vực kinh tế của Pháp. Chẳng hạn trong lĩnh vực phân phối, dự luật dành cho các hãng phân phối lớn nhiều quyền hơn trong đàm phán về giá với các nhà cung cấp, cho phép các siêu thị có diện tích từ 300 m2 đến 1.000 m2 được thành lập dễ dàng hơn...

Theo Bộ trưởng Kinh tế Pháp Lagarde, dự luật LME sẽ nâng mức tăng trưởng của Pháp thêm 0,3%/năm, tương đương 6 tỷ EUR, tạo ra khoảng 50.000 việc làm/năm. Tuyên bố trướcThượng viện Pháp, bà Lagarde cho rằng dự luật này sẽ giúp tăng sức mua của người dân thêm "1000 EUR/hộ gia đình/ năm" kể từ năm 2009. Các điều khoản của dự luật LME sẽ dần có hiệu lực và được đưa vào áp dụng từ nay đến đầu năm 2009.

KẾT LUẬN

Trong bài tiểu luận này nhóm chúng tôi đã trình bày những nét khái quát nhất về kinh tế, chính trị, văn hóa của nước Pháp. Qua đó nhóm chúng tôi đã đưa ra được những đánh giá chung về tình hình kinh tế của nước Pháp qua các giai đoạn lịch sử và có những so sánh nền kinh tế Pháp với nền kinh tế của các nước tử bản khác cũng như tầm ảnh hưởng của nước Pháp đối với nền kinh tế, chính trị của Việt Nam. Chúng tôi hy vọng rằng từ bài tiểu luận này các bạn có thể có thêm được những kiến thức bổ ích về nền kinh tế của nước Pháp nói riêng cũng như của nền kinh tế thế giới nói chung.

Do trong quá trình thu thập số liệu còn gặp nhiều khó khăn nên bài viết này còn có những thiếu sót nhất định. Nhóm chúng tôi rất mong có được sự đánh giá và đóng góp ý kiến từ các bạn và cô giáo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên của ngân hàng thế giới :Không chỉ là tăng trưởng kinh tế 2. Cộng hòa Pháp- bức tranh toàn cảnh. Tác giả: Nguyễn Quang Chiến

3. http://www.Wikipedia.org 4. http://www.sjsu.edu 5. http://www.discoverfrance.net 6. http://www.nationsencyclopedia.com 7. http://www.france.com 8. http://french-history.suite101.com 9. http://www.imf.org

Một phần của tài liệu so sánh nền kinh tế pháp với các nền kinh tế tư bản khác (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w