Đánh giá chung về các ngành kinh tế của Pháp:

Một phần của tài liệu so sánh nền kinh tế pháp với các nền kinh tế tư bản khác (Trang 37 - 40)

II. Sự ảnh hưởng của nền kinh tế Pháp đến nền kinh tế Việt Nam

1. Đánh giá chung về các ngành kinh tế của Pháp:

Về công nghiệp:

Theo Cục Thống kê Pháp, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã tăng 0,2 % trong 3 tháng cuối năm (mức tăng trong 3 tháng trước là 0,7%). Trong năm nay, GDP tăng thêm 1,4%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 2,1% trong năm 2004. Các báo cáo riêng rẽ cho thấy, thâm hụt thương mại của Pháp trong năm 2005 tăng gấp 3 lần so với năm trước và sản lượng công nghiệp đã sụt giảm trong tháng 12. Các con số chắc chắn gây ra sự chú ý vì chính phủ Pháp đã coi mức tăng trưởng kinh tế cao là một trong những ưu tiên hàng đầu. Chính phủ từng dự đoán mức tăng trưởng kinh tế trong năm 2005 sẽ đạt từ 1,5% đến 2% và tăng trưởng hàng quý từ 0,5% đến 0,6%.Các nhà phân tích cho rằng một số yếu tố, bao gồm giá dầu tăng ở mức kỷ lục, bất ổn xã hội và thiếu các chính sách cải cách, đã hạn chế những nỗ lực của chính phủ trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và cắt giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp 9,5% hiện nay. Bộ trưởng Bộ Tài Chính Thierry Breton cho rằng, nguyên nhân chính của tình trạng giảm mức tăng trưởng kinh tế là sự đi xuống của ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Ông Jean- Louis M Mourer, một nhà kinh tế của Aurel Leven cho biết sản xuất công nghiệp của Pháp rất đáng thất vọng. Mức tăng trưởng của công nghiệp không ổn định. Nói chung, chúng ta đang chứng kiến một nền sản xuất công nghiệp rất yếu kém. Đây chính là nguyên nhân khiến cho GDP không đạt được mức mong đợi”, ông nhận định. Các con số thống kê cho thấy sản lượng công nghiệp tháng 12 đã giảm so với tháng 11. Thâm hụt mậu dịch của Pháp trong năm 2005 là 26,46 tỉ euro, gấp hơn 3 lần con số 8,284 tỉ euro năm 2004. Xuất khẩu vẫn tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều so với nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 12 là 31,3 tỉ euro, so với 30,34 tỉ euro trong tháng trước. Trong khi đó, nhập khẩu đạt tới 34,41 tỉ euro so với 33,4 tỉ trong tháng 11

Về nông nghiệp:

Ngành nông nghiệp của Pháp trước đây là một ngành biệt lập, nay đã trở thành một bộ phận của hệ thống nông-công nghiệp, mở rộng quan hệ với nhiều ngành khác như công nghiệp cơ khí, xây dựng, hóa chất, năng lượng.v.v để có được phân bón, máy móc, nhiên liệu và hàng loạt các sản phẩm phục vụ nông nghiệp khác. Lĩnh vực dịch vụ cũng hỗ trợ cho nông nghiệp thông qua giúp đỡ về mặt kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ gia súc, cung cấp tín dụng nông nghiệp.v.v. Bằng cách đó, ngành nông nghiệp của Pháp đã nâng cao được năng suất lao động và tăng được sản lượng, mặc dù số lao động trong ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi. Gần 60% diện tích đất nông nghiệp của Pháp được sử dụng trực tiếp vào trồng trọt và chăn nuôi, tuy nhiên, diện tích này mỗi năm cũng bị giảm khoảng 10 vạn ha do bị trưng dụng để làm xa lộ, xây dựng các khu giải trí, nhà cửa.v.v. Sản xuất nông nghiệp được tổ chức theo hình thức các hợp tác xã với quy mô lớn, nhỏ khác nhau, có hợp tác có tới hàng nghìn thành viên tham gia. Đây là một kiểu tập hợp khai thác nông nghiệp tập thể, giúp cho nhiều gia đình nông dân có thể làm ăn chung với nhau mà không cần chia nhỏ ruộng đất. Người nông dân hiện nay không còn là chủ vài mảnh đất nhỏ mà là một chủ xí nghiệp, thực hiện một phương thức quản lý hiện đại. Nông nghiệp được công nghiệp hóa. Trên nhiều vùng đất đai rộng lớn, người ta áp dụng cùng một hệ thống khai thác có tính chuyên canh. Ví dụ chăn nuôi bò sữa trên toàn bộ miền Bắc và tây Bắc nước Pháp, chăn nuôi bò lấy thịt ở Tây Nam và vùng núi Trung Sơn, trồng cây lương thực ở các đồng bằng thuộc bồn địa Pari, trồng cây công nghiệp ở miền Nam. Sản lượng nông nghiệp nhờ có các biện pháp cơ giới hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa và điện khí hóa hỗ trợ nên đạt giá trị rất cao. Nước Pháp ngày nay có thể coi là vựa lúa của khối Liên minh châu Âu (EU): năng suất lúa mì đạt 6 tấn/ha, ngô 7 tấn /ha. Trung bình mỗi năm nông nghiệp cung cấp 55 triệu tấn ngũ cốc (30 triệu tấn lúa mì, 11 triệu tấn lúa mạch, 12 triệu tấn ngô.v.v.). Trong ngành trồng trọt, ngoài các cây lương thực còn có các cây công nghiệp lấy đường, lấy dầu, rau quả. Nho có diện tích trồng trên 1 triệu ha là nguyên liệu cho ngành công nghiệp rượu vang nổi tiếng của Pháp, hàng năm cung cấp từ 60 tới 80 triệu cho thị trường châu Âu (chỉ sau Italia). Rau quả cũng đứng ở vị trí thứ 2 trong khối EU. Ngành chăn nuôi của Pháp cũng rất phát triển. Các sản phẩm như thịt, sữa, bơ, pho mát chiếm ½ giá trị sản lượng nông nghiệp đủ nuôi sống 2/3 số nông dân toàn quốc. Đàn bò thịt và sữa có số lượng hàng đầu EU, đàn lợn đứng vị trí thứ 2 sau CHLB Đức. Lượng sữa bò đạt 32 triệu tấn/năm, chủ yếu dùng để sản xuất phomát (1,2 triệu tấn), bơ (1,2 triệu tấn). Lượng thịt bò cũng vượt mức nhu cầu trong nước.

Nước Pháp là điểm đến hàng đầu của du lịch thế giới với hơn 82 triệu du khách mỗi năm. Ngành du lịch chiếm 6,3% GDP và 2 triệu lao động cả nước này (trên tổng số hơn 60 triệu dân). Nhưng nếu như trong những năm 1990, du lịch Pháp chiếm 12% du lịch toàn thế giới thì hiện nay con số này giảm xuống còn 9%. Pháp nổi tiếng trên thế giới là quốc gia có sự đa dạng dân tộc, kiến trúc và phong cảnh. Khoảng 50% dân số Pháp có nguồn gốc nước ngoài, biến Pháp trở thành một trong những nước đa dạng dân tộc nhất trên thế giới. Pháp cũng là nơi có điểm cao nhất Châu Âu (Mont-Blanc 4,810 m; 15,780 ft) và điểm thấp nhất Châu Âu, Đồng bằng Rhone, (-5 m; -15 ft). Dù có kích thước nhỏ, phong cảnh Pháp rất đa dạng thay đổi theo từng vùng, từ Paris và những vùng ngoại ô của nó cho tới những vùng đất cao thuộc dãy Alps cùng các thị trấn du lịch biển. Mặt khác, Pháp sở hữu nhiều công trình kiến trúc cổ như thành phố Paris hay Trung tâm Troyes. Luật Gia đình Pháp đã có 200 năm tuổi và được viết từ thời Napoléon. Pháp cũng là nước phát triển cao với mạng lưới đường cao tốc rộng lớn và dày đặc

. Theo ông Léon Bertrand, Quốc vụ khanh phụ trách du lịch Pháp, các biện pháp mới áp dụng của chính phủ Pháp không những sẽ có thể đa dạng hóa thêm cầu du lịch từ các thị trường nước ngoài mà còn làm tăng thêm thời gian lưu lại của khách và nguồn thu trong vài năm tới. Nếu như số lượng lượt khách du lịch tới thăm là thước đo căn bản thành công của một điểm đến thì rõ ràng Pháp hiện là nước dẫn đầu thế giới với tổng cộng 77 triệu lượt khách vào năm 2002. Đúng là về mặt tổng doanh thu du lịch từ khách nước ngoài, Pháp mới chỉ đứng thứ ba trên thế giới - sau Mỹ và Tây Ban Nha. Tuy vậy, thành tựu đạt được từ trước đến nay của đất nước này là hết sức ấn tượng. Doanh thu đã tăng 25 lần trong vòng 30 năm qua và tăng trung bình 9% mỗi năm trong giai đoạn 1981- 2001. Trong cùng thời gian đó, thặng dư cán cân thanh toán du lịch hàng năm của Pháp là 7% - một thành tựu đáng kể đối với một điểm đến đã quá quen thuộc.Pháp luôn ở vị trí hàng đầu du lịch thế giới, có mức tăng trung bình hàng năm luôn cao hơn của Châu Âu và thậm chí của các nước phương Tây nói chung. Thêm vào đó, theo nghiên cứu của Ủy ban Lữ hành và Du lịch thế giới (WTTC) và tổ chức Dự báo kinh tế Oxford, Pháp đứng thứ 3 trong nhóm 10 nước dẫn đầu trên thế giới về mức đóng góp của Lữ hành và du lịch trong GDP, đứng thứ 8 về việc sử dụng lao động trong ngành công nghiệp này, đứng thứ ba về mức chi tiêu của chính phủ cho du lịch và vị trí thứ 7 về mức đầu tư. Hơn thế nữa, vẫn theo dự báo của hai tổ chức trên, các vị trí của Pháp sẽ còn cải thiện nữa trong mười năm tới. Vị thế nổi bật mà Pháp có được trong du lịch thế giới ngày nay là nhờ một phần không nhỏ vào việc nước này có rất nhiều điểm hấp dẫn hết sức phong phú, do vậy đem lại cho khách du lịch rất nhiều khả năng lựa chọn. Việc Pháp ghi nhận sự đóng góp của du lịch đối với nền kinh tế quốc gia là một điều hiển nhiên. Trong lúc mà các

chính phủ châu Âu có xu hướng giảm cam kết đối với du lịch – đặc biệt rút lại hoặc cắt giảm tài trợ cho du lịch – thì Pháp lại đang đi ngược chiều hướng này.

Một phần của tài liệu so sánh nền kinh tế pháp với các nền kinh tế tư bản khác (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w