1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ của cù LAO THỚI sơn – TỈNH TIỀN GIANG

9 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 90,5 KB

Nội dung

BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG II Giảng viên: Nguyễn Hữu Dũng Học viên: Lê Hoàng Nam - Lớp KTPT - K19 Tên đề tài: PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ CỦA LAO THỚI SƠN TỈNH TIỀN GIANG 1. Đặt vấn đề Ngày nay, với bộn bề những lo toan và nhiều áp lực từ cuộc sống, thời gian dành cho bản thân không còn nhiều, vì vậy mà khi có được những giây phút nghỉ ngơi, khuynh hướng hiện nay người ta hay tìm đến những nơi có không khí trong lành, dễ chịu để lấy lại cân bằng cho cuộc sống. Với vị trí thuận lợi, chỉ cách TP. Hồ Chí Minh 70 km, vùng đất Tiền Giang mang đặc trưng của nền văn minh sông nước Nam Bộ, nằm bên biển Đông với 32km bờ biển và nằm trải dài trên dòng sông Tiền, có hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ toả khắp trong toàn tỉnh đã tạo nên những ưu thế và thuận lợi cho hoạt động du lịch, tạo sự hấp dẫn và thu hút du khách theo hướng du lịch sinh thái, du lịch lịch sử - văn hóa, và lễ hội dân gian. Đến Tiền Giang, khách du lịch thường không thể bỏ qua các điểm du lịch: khu du lịch lao Thới Sơn, biển Tân Thành, khu du lịch chợ nổi Cái Bè, khu di tích chiến thắng ấp Bắc, Rạch Gầm Xoài Mút, Trại rắn Đồng Tâm, . Trong đó, lao Thới Sơn, có diện tích khoảng 1.200 ha, hiện là trung tâm đón khách du lịch của tỉnh Tiền Giang, mỗi năm đón hơn 400.000 lượt khách trong đó 70% 1 là khách quốc tế. lao Thới Sơn là một vùng nước ngọt, phù sa bồi đắp quanh năm. Tất cả loại cây ăn trái đặc sản của Đồng bằng Sông Cửu Long đều có mặt trên lao này. Sự hấp dẫn, quyến rũ của Thới Sơn ở chỗ đến mảnh đất này là lánh xa sự ồn ào, nhộn nhịp của phố phường. Ngoài ra, Thới Sơn thu hút được khách là nhờ chương trình, sản phẩm du lịch sinh thái ngày càng đa dạng, hoàn chỉnh và cách phục vụ chu đáo. Đến với khu du lịch Thới Sơn, du khách sẽ có dịp tham quan những làng nghề truyền thống với các công cụ lao động, thô sơ, được phục chế, các dụng cụ sinh hoạt bình dị, truyền thống như: bát sành, chén đá, đũa tre, đũa dừa, bình tích đựng nước trong vỏ dừa . Bên cạnh, Thới Sơn mở rộng hơn nữa các điểm du lịch vệ tinh ở các hộ dân; trồng cây ăn trái nhiều chủng loại, đủ cung cấp quanh năm cho du khách. Khách đến Thới Sơn, có thể xuống đò chèo xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa nước rậm rạp, du khách có thể ngồi trong những nhà vườn nhấm nháp tách trà mật ong thơm ngọt và lắng nghe đàn ca tài tử. Ngoài ra, du khách còn được tham quan cách làm kẹo dừa bằng phương pháp thủ công, mua những đồ mỹ nghệ, đồ dùng sinh hoạt gia đình làm từ cây dừa. Bên cạnh chương trình du lịch sinh thái, Thới Sơn còn có văn hóa ẩm thực với các món ăn đặc trưng của vùng như: cá nướng, lẩu cá kèo, cá lóc hấp bầu, cá tai tượng chiên xù . Nhìn thấy được sự độc đáo và hấp dẫn về giá trị du lịch từ vùng đất lao này, cũng như nhu cầu du lịch của khách thập phương, đầu năm 2006, UBND tỉnh Tiền Giang có quyết định đầu tư xây dựng bảy khu chức năng trên diện tích 77 ha ở lao gồm: khu đón tiếp đường bộ, khu cắm trại dã ngoại, khu thể thao dưới nước, khu vườn sinh thái, khu làng nghề Nam bộ, khu làng xã Nam bộ và khu nghỉ dưỡng. Dự kiến vốn đầu tư dự án này khoảng 400 tỉ đồng. Phần lớn người dân lao đều ủng hộ dự án này vì theo đó họ được tham gia cùng Nhà nước làm du lịch tại chỗ, không bị thu hồi đất, không phải lo kế mưu sinh sau khi bị giải toả. Nhưng trong lúc dự án “thiếu vốn” chưa triển khai được thì UBND tỉnh Tiền Giang lại đồng ý tiếp nhận dự án của Công ty Cổ phần quốc tế Lê Đại Nam. Theo đó, công ty này sẽ quy hoạch lao Thới Sơn thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế. Chính vì thế, dự án 7 khu chức năng bị gác lại. 2 Tuy nhiên, cho đến nay, khi cơ sở hạ tầng của khu du lịch nổi tiếng này xuống cấp trầm trọng, thì hai dự án du lịch hoành tráng trên vẫn án binh bất động. Việc quy hoạch treo kéo dài nhiều năm đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế của người dân địa phương. Từ khi có thông tin quy hoạch toàn bộ lao thì nhà cửa, công trình hạ tầng bị xuống cấp; nhiều dự án xây dựng đường sá, trường học bị bỏ ngỏ. Hơn 550 ha vườn cây ăn trái - đặc trưng du lịch miệt vườn - trên lao này bị bỏ hoang, xơ xác, vì sợ bị thu hồi đất nên người dân dám bỏ tiền chăm sóc, bây giờ một số chết trụi, số khác không cho trái. Con đường chính trên lao dài gần 8 km gập ghềnh sỏi đá, bụi bay mịt mù. Phần lớn vườn cây ăn trái trơ cành, vàng quạch vì thiếu sự chăm sóc của con người. Nếu không sớm có những giải pháp khắc phục tình trạng như hiện nay thì tương lai khu du lịch Thới Sơn sẽ mất dần đi giá trị giải trí du lịch vốn có của mình. Vì vậy mà việc đo lường giá trị giải trí mà vùng đất Lao Thới Sơn này mang lại cho nền kinh tế, phân tích các yếu tố tác động lên nó, so sánh các lợi ích mang lại từ việc triển khai các dự án cụ thể và hướng đến việc đầu tư, thành lập khu bảo tồn các giá trị truyền thống của làng nghề tại đây là 1 nhu cầu cần thiết hiện tại. Vì việc phát triển du lịch sinh thái là một phương cách thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, bên cạnh đó, việc phát triển du lịch & phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở lao Thới Sơn góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và đời sống người dân sẽ được nâng lên. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu giải trí của khu du lịch lao Thới Sơn. - Đánh giá giá trị giải trí hàng năm của khu du lịch lao Thới Sơn. - Từ những kết quả thực tế, đưa ra các kiến nghị về mặt chính sách để phát triển khu du lịch, bảo tồn các giá trị văn hóa và làng nghề truyền thống tại lao Thới Sơn. 3 Câu hỏi nghiên cứu - Thông tin về hành vi vui chơi giải trí tại khu du lịch, chi phí du hành & các thông tin kinh tế xã hội của du khách ảnh hưởng như thế nào đến cầu giải trí của khu du lịch lao Thới Sơn? - Giá trị giải trí hàng năm của khu du lịch sinh thái lao Thới Sơn? 3. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm phương pháp phân tích thống kê mô tả và phân tích định lượng. Phương pháp OLS được sử dụng để liên hệ biến nhu cầu du lịch đến Thới Sơn và tập hợp các biến hành vi du lịch nhằm xác định các yếu tố có tác động đến cầu du lịch. Phương pháp Chi phí du hành theo vùng (ZTCM Zonal Travel Cost Method) được sử dụng để xây dựng đường cầu du lịch cho Thới Sơn và để định giá trị du lịch cho khách du lịch trong nước và nước ngoài. Phương pháp Chi phí du hành Để đo lường giá trị của dịch vụ giải trí, phương pháp thích hợp là xem xét mối quan hệ giữa hàng hóa thị trường (chi phí tàu xe, khách sạn, ăn uống,…) và dịch vụ vui chơi giải trí (du lịch) thông qua những hành vi và lựa chọn trên thị trường quan sát. Mỗi cá nhân khi đi du lịch đến 1 nơi nào đó đều phải chịu một khoản chi phí nhất định. Mức chi phí này khác nhau với từng cá nhân cụ thể. Phương pháp Chi phí du hành ước lượng giá trị của một điểm du lịch dựa trên phản hồi của khách du lịch với những mức chi phí khác nhau. Hàm ước lượng: 4 V = f(p v , y, q, p s , s) Trong đó: V: cầu du lịch p v : chi phí du hành y: thu nhập q: đặc điểm của địa điểm du lịch p s : chi phí du lịch đến địa điểm thay thế s: đặc điểm kinh tế xã hội của khách du lịch Đường cầu giải trí Từ hàm ước lượng, đường cầu giải trí đc xây dựng như hình trên, biểu diễn mối quan hệ giữa cầu giải trí và chi phí để thực hiện hoạt động giải trí. Đường cầu này cũng chính là đường giá sẵn lòng trả biên tế cho dịch vụ giải trí. Như vậy giá trị giải trí được đánh giá như tổng giá sẵn lòng trả sẽ được đo lường bằng diện tích nằm dưới đường cầu. Phương pháp chi phí du hành đã đc phát triển để định giá các lợi ích của việc giải trí, nhưng nó cũng có thể áp dụng để đánh giá bất cứ hoạt động nào khi số lượng biến đổi tương ứng với chi phí du hành bỏ ra để thực hiện hoạt động đó. 5 Chi phí du hành p2 p1 v2 v1 Lượng khách Mô hình chi phí du hành theo vùng - ZTCM Mô hình chi phí du hành theo vùng được dùng để ước lượng giá trị du lịch của khu du lịch Lao Thới Sơn, giá trị này được xác định dựa vào việc tính toán lợi ích đạt được từ hoạt động của hai bộ phận khách du lịch là trong nước và nước ngoài. Tỷ lệ khách du lịch cho từng vùng Số lần tham quan của từng vụng được tính toán dựa trên số liệu thu thập từ bảng phỏng vấn. Dưới đây là công thức tính tỷ lệ tham quan trên 1000 dân của mỗi vùng: (Vi/n)N*12*1000 P Trong đó: VR: tỷ lệ viếng thăm (số lần/1,000/năm) Vi: Số khách từ vùng i n: Kích thước mẫu N: Tổng số khách trong 1 tháng P: Dân số vùng i Ước lượng chi phí du hành Theo OECD, 1994, chi phí đến thăm 1 địa điểm bao gồm: - Những chi phí xe cộ (vé xe, xăng dầu, . ) tính từ việc đến và rời khỏi địa điểm. Tùy theo từng nguồn gốc của khách du lịch mà có cách ước lượng chi phí đơn vị khác nhau. 6 VR = - Chi phí thời gian di chuyển, bao gồm cả thời gian ở tại địa điểm. Đây là chi phí cơ hội của du khách. Chi phí này được tính bằng 1/3 lương theo giờ. Mức lương được ước tính dựa trên cơ sở thu nhập trung bình của dân đô thị trong vùng. - Phí vào cửa, phí dịch vụ hướng dẫn và các khoản phụ thu khác. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu du lịch Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS, trong đó Ln(N) là biến phụ thuộc. Cụ thể các biến được sử dụng cho việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cầu giải trí tại Lao Thới Sơn của du khách như sau: Ln(N:): Logarit của số lần đến Lao Thới Sơn TC: Tổng chi phí cho chuyến du lịch (đồng) Y: Thu nhập hàng tháng (đồng) Ps: Chi phí điểm đến thay tếh (đồng) MA: Giới tích, được quy ước bằng 1 nếu là nam; bằng 0 nếu là nữ AGE: Số tuổi (năm) MAR: Tình trạng hôn nhân, bằng 1 nếu du khách đã có gia đình; bằng 0 nếu chưa có gia đình EDU: Trình độ học vấn, bằng 1 nếu đạt trình độ đại học hoặc cao hơn; bằng 0 cho những trường hợp còn lại. Xây dựng đường cầu và đo lường giá trị Hàm cầu được xây dựng sử dụng hồi quy OLS. Hàm chức năng để thành lập đường cầu có thể ở dạng tuyến tính hoặc bán-logarit. V 0 i = f(Tci, Yi, Ps i , Si) 7 Với i là đại diện cho vùng i và Vi đại diện cho tỷ lệ khách du lịch trên 1000 dân tại mức vé vào cửa bằng 0. Dữ liệu nghiên cứu - Dữ liệu thứ cấp: được thu nhập từ tài liệu của Tổng Cục Thống Kê, sở Công Thương Tiền Giang, Sở Khoa học và Môi Trường & các phòng ban chức năng có liên quan. - Dữ liệu sơ cấp: được thu nhập thông qua bảng phỏng vấn các cá nhân khách du lịch, bao gồm các thông tin về hành vi vui chơi giải trí tại khu du lịch, chi phí du hành & các thông tin kinh tế xã hội của cá nhân. Phương pháp lấy mẫu cho dữ liệu sơ cấp là sử dụng phương pháp lấy mẫu hệ thống, được tiến hành trên cớ sở mẫu điều tra lập sẵn và bằng cách phỏng vấn trực tiếp. Dự kiến sẽ thu thập khoảng 300 mẫu, với 100 mẫu cho khách du lịch trong nước và 200 mẫu phỏng vấn du khách nước ngoài. Mẫu phiếu điều tra du khách nội địa được thiết kế để thu thập bốn nhóm thông tin chủ yếu: (i) Nhóm thông tin về điều kiện kinh tế xã hội (ii) Nhóm thông tin về chi phí du hành (iii) Nhóm thông tin về chuyến đi của du khách tới địa điểm du lịch (iv) Nhóm thông tin về mức sẵn lòng trả của du khách để duy trì, bảo vệ cảnh quan và tài nguyên môi trường của Lao Thới Sơn. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu là Lao Thới Sơn, xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu từ sách báo, các nghiên cứu 1. OECD (1994), Project and Policy Appraisal: Integrating and Environment. Paris 2. Bài giảng môn Kinh tế môi trường II của thầy Nguyễn Hữu Dũng và Phùng Thanh Bình tại lớp Kinh Tế Phát Triển - K19 3. Đặng Thanh Hà, 2005, Bài giảng kinh tế môi trường I, Đại học Nông Lâm TPHCM, 53 trang 4. Trần Võ Hùng Sơn và Phạm Khánh Nam, Ước lượng phương pháp chi phí du hành Phân tích giá trị giải trí của cụm đảo san hô Hòn Mun, tình Khánh Hòa. Tài liệu từ internet 1. Lao Thới Sơn http://vnexplore.net/destination/554 2. Du lịch Tiền Giang Tiềm năng và cơ hội đầu tư http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=11688&cap=2&id=11689 3. Gia Bảo, 2008, hích phát triển du lịch ở Lao Thới Sơn http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&p=&id=23896 4. Vân Trường, Lao du lịch Thới Sơn kẹt trong “siêu” dự án http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/306349/Cu-lao-du-lich-Thoi-Son-ket-trong- %E2%80%9Csieu%E2%80%9D-du-an.html 9 . - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu giải trí của khu du lịch Cù lao Thới Sơn. - Đánh giá giá trị giải trí hàng năm của khu du lịch Cù lao Thới Sơn. . hội của du khách ảnh hưởng như thế nào đến cầu giải trí của khu du lịch Cù lao Thới Sơn? - Giá trị giải trí hàng năm của khu du lịch sinh thái Cù lao Thới

Ngày đăng: 25/12/2013, 10:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w