1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học Cao học kiến trúc

27 32 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 4,91 MB
File đính kèm Tieu luan phuong phap nghien cuu khoa hoc.rar (5 MB)

Nội dung

Là một Học viên Cao học, trong quá trình học tập và nghiên cứu cần thực hiện rất nhiều bài tiểu luận cho các học phần, bài luận văn tốt nghiệp và xa hơn là hoạt động động nghiên cứu khoa học sau này. Thực hiện tốt những điều ấy cần nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học, để có được những văn bản khoa học chất lượng, có nghiên cứu sâu sắc về nội dung và đúng đắn, hoàn thiện về hình thức. Việc tìm kiếm, lựa chọn một Luận văn Thạc sĩ để đánh giá, thực sự là cách nhanh và dễ dàng nhất để Học viên nắm vững yêu cầu về phương pháp nghiên cứu khoa học. Qua đó, rút kinh nghiệm từ những lỗi sai, học tập những điểm tốt, hướng tới thực thiện một Luận văn tốt trong tương lai. Trong tiểu luận này, Học viên xin lấy Luận văn “GIÁ TRỊ THẨM MỸ KIẾN TRÚC CỦA KIẾN TRÚC HIGHTECH” của Thạc sĩ PHẠM HỮU TRƯỜNG (2010) để đánh giá, để học tập. Nội dung bao gồm 5 phần đánh giá

Trang 1

1

Là một Học viên Cao học, trong quá trình học tập và nghiên cứu cần thực hiện rất nhiều bài tiểu luận cho các học phần, bài luận văn tốt nghiệp và xa hơn là hoạt động động nghiên cứu khoa học sau này Thực hiện tốt những điều ấy cần nắm vững

phương pháp nghiên cứu khoa học, để có được những văn bản khoa học chất lượng,

có nghiên cứu sâu sắc về nội dung và đúng đắn, hoàn thiện về hình thức Việc tìm kiếm, lựa chọn một Luận văn Thạc sĩ để đánh giá, thực sự là cách nhanh và dễ dàng nhất để Học viên nắm vững yêu cầu về phương pháp nghiên cứu khoa học Qua đó, rút kinh nghiệm từ những lỗi sai, học tập những điểm tốt, hướng tới thực thiện một Luận văn tốt trong tương lai

Trong tiểu luận này, Học viên xin lấy Luận văn “GIÁ TRỊ THẨM MỸ KIẾN TRÚC CỦA KIẾN TRÚC HIGH-TECH” của Thạc sĩ PHẠM HỮU TRƯỜNG (2010) để đánh giá, để học tập

Nội dung bao gồm 5 phần đánh giá

1 Phần mở đầu của luận văn

1.1 Lý do chọn đề tài

Phần lý do chọn đề tài của tác giả Phạm Hữu Trường có thể tóm gọn lại là từ việc nhận định sức ảnh hưởng của Kiến trúc High-tech đến diện mạo và quan điểm thẩm mỹ trong Kiến trúc thế giới, tác giả đi nghiên cứu đề tài này để tìm hiểu sâu hơn về một xu hướng kiến trúc đặc sắc, có mong muốn là học tập và ứng dụng ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Phần này viết trong một trang rưỡi xong phần lớn lại giống trình bày hoàn cảnh hình thành nên phong cách kiến trúc High-tech, trình bày bối cảnh của Việt Nam, chỉ chốt lại lý do ở một đoạn văn ngắn cuối phần Với mong muốn tìm hiểu sâu về một vấn đề và muốn ứng dụng

xây dựng nền Kiến trúc nước nhà có thể nói lý do này có xuất phát từ những đòi

hỏi có tính chuyên môn, học thuật Tác giả không đề cập đến những công trình nghiên cứu trước đây có còn tồn đọng gì không? Để làm động lực thôi thúc làm nghiên cứu và viết về đề tài này Dựa vào phần phân tích tên đề tài ở mục 1.2 bên dưới, có thể thấy luận văn chỉ định hình và hệ thống lại kiến thức, khó có tính mới, sẽ khó làm thỏa mãn “ham muốn” của giới học thuật nhưng chí ít là làm thõa mãn chính tác giả

Trang 2

2

1.2 Tiêu đề luận văn

Khi đọc tiêu đề luận văn

“GIÁ TRỊ THẨM MỸ KIẾN TRÚC CỦA KIẾN TRÚC HIGH-TECH”

Có thể nhận định đây một tiêu đề tạm chấp nhận được, nó thể hiện được ý định nghiên cứu, thể hiện được chuyên ngành mà tác giả theo học Nhưng đây thực sự chưa phải là một tên đề tài hay

Thứ nhất, tính liên ngành không có Bởi vậy nên khi đọc tên đề tài có thể đoán được bài luận văn chỉ dừng lại ở mức thu thập, xử lí tài liệu và hệ thống lại kiến thức, cụ thể là về tính thẩm mỹ của một phong cách kiến trúc nổi tiếng Những kiến thức này có lẽ ở Việt Nam và trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu, đã được định hình rất nhiều Tính liên ngành – đa ngành không có nên tính mới hay

sự phát kiến khoa học trong luận văn có lẽ cũng không cao, có thể chỉ là những nhận định và đánh giá của tác giả sau quá trình nghiên cứu

Thứ hai, có thể gặng hiểu Phương pháp luận ở đây là bàn về Giá trị thẩm mỹ kiến trúc và địa bàn nghiên cứu ở đây là Kiến trúc High-tech Nhưng thực sự

“Giá trị thẩm mỹ kiến trúc” không phải là một luận thuyết hay thể hiện được tư tưởng chủ đạo của tác giả, cũng không thể hiện được cách thức tiếp cận, quan điểm để kiến giải vấn đề Đề tài chỉ còn là một tập hợp đơn thuần dữ liệu, tài liệu, hình ảnh để làm sáng tỏ thêm cho một phong cách kiến trúc Không thể hiện được cách riêng để giải quyết một vấn đề Có thể khẳng định đề tài không có phương pháp luận rõ ràng, sợi chỉ đỏ xuyên suốt không có điều này gây hệ quả không tốt cho những phần viết sau

2 Phần viết “Tổng quan về những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài”

Phần viết này là một phần rất quan trọng, thể hiện rất nhiều công sức và năng lực của người viết văn bản khoa học Vì người nghiên cứu cần phải có sự tổng hợp, đánh giá các công trình có liên quan, khi tham khảo rất nhiều những công trình khoa học có chung địa bàn nghiên cứu với mình, người viết có thể đánh giá tính cấp thiết, tính mới của đề tài, các vấn đề mà những nghiên cứu trước đó sai, chưa

có hoặc chưa hoàn thiện Từ đó có hướng đi riêng, hướng mới và không bị trùng lặp Ngoài ra, qua phần viết này người viết học tập, kế thừa nhanh chóng những nghiên cứu của người khác, có thể tự so sánh hoặc có phát kiến mới nằm ngoài chủ đích ban đầu Phần viết này thể hiện phương pháp luận riêng biệt của tác giả khác với người viết khác cho việc kiến giải vấn đề, quan trọn hơn là thể hiện

được khả năng trích ý của tác giả, làm cho tính tin cậy của luận văn cao hơn

Để thực hiện phần viết này có kết quả tốt nhất, Học viên có đề xuất quy trình như sau: trước tiên cần xác định rõ phương pháp luận và địa bàn nghiên cứu của mình, khi xác định rõ rồi cũng không nên chỉ tập trung và tự giới giạn phạm vi nghiên cứu của mình, bắt đầu liệt kê những từ khóa, những luận thuyết, triết lí,… xoay quanh, rộng hơn đề tài của mình và đánh giá mức độ liên quan từ thấp đến cao Sau đó là tới bước tìm kiếm, thu thập thông tin bằng những từ khóa đó, qua

Trang 3

3 sách báo, qua internet, qua các luận văn, luận án, qua những chuyên gia,… có thể một văn bản khoa học chỉ có một phần, hoặc một tiết, một mục nhỏ viết liên quan đến đề tài của mình nên đòi hỏi người viết phải tỉnh táo và khôn khéo lựa chọn và tìm kiếm để thu vào mình những kiến thức đúng đắn và nhanh nhất, bằng những từ khóa tìm kiếm đi từ khái quát đến chi tiết, từ mức độ liên quan thấp đến cao Nên chú thích lại, viết lại và tập hợp lại để tiện tra cứu và so sánh

về sau Tiếp đó đến bước xử lí thông tin Người viết cần có bản lĩnh có kiến thức vững chắc để đọc toàn bộ kiến thức ấy, nhận định đâu là nguồn có giá trị khoa

học cao, đâu là bài viết hay chỉ là đoạn viết có chất lượng, đâu là bài viết có phương pháp luận đáng để ta chọn đưa vào Luận văn để so sánh làm nổi bật phương pháp luận của ta Nên phân loại ra những phần viết có tư tưởng chủ đạo

giống nhau Đến bước này có thể lựa chọn trích dẫn và đánh giá kèm theo hoặc hay hơn là đọc, tư duy và trích ý bằng giọng văn của tác giả làm cho phần viết

hấp dẫn hơn, chất lượng hơn và đáng tin hơn Trách lạm dụng trích dẫn theo cách liệt kê và nêu ra những đánh giá sơ Làm sao để người đọc có được cái nhìn

tổng quát tình hình của vấn đề khoa học, hiểu rõ được “bản sắc” của luận văn và đánh giá sơ bộ được chất lượng luận văn

Trong luận văn chọn đánh giá của tác giả Phạm Hữu Trường, thiếu sót hẳn phần viết này Thiếu sót này cũng dễ hiểu bởi khó mà viết được khi mà Phương pháp luận của luận văn không rõ ràng, lấy cơ sở đâu để so sánh, hay đánh giá với các công trình nghiên cứu liên quan khác Trong khi đó luận văn đơn thuần là sự thu thập và hệ thống kiến thức chung, có một ít đề xuất, không có quan điểm riêng

mà đã là kiến thức mang tính mô tả đặc điểm của một phong cách kiến trúc đã được định hình thì nó luôn đúng như vậy, luôn tồn tại ở đó Khó mà viết rằng phần viết của tác giả sâu hơn, rông hơn, hệ thống hơn, mới mẻ hay đúng đắn hơn các tác giả khác Với tên đề tại như vậy, muốn viết phần này có thể làm nổi bật

luận văn của mình bằng phần bài học - đề xuất có tính ứng dụng từ những tìm

hiểu về Kiến trúc sư và phân tích các công trình High-tech của tác giả hoặc phần gọi tên, phần nhận định cách thức tạo ra những giá trị thẩm mỹ kiến trúc của Kiến trúc High-tech Một số ý đó có thể tạo được sự khác biệt với các nghiên cứu trước đó

Trang 4

đó tác giả có thể giới thiệu sơ bộ hướng tiếp cận vấn đề mà tác giả dự định tiến hành Vì khi người viết lựa chọn và đi nghiên cứu phân tích những trường hợp cụ thể người đọc luận văn có thể có cái nhìn chung và hiểu được hướng mà người viết đang tiếp cận, một địa bàn nghiên cứu có rất nhiều cách tiếp cận và giải quyết khác nhau, phần viết này cũng góp phần thể hiện được sự thông minh của người viết khi tiếp cận vấn đề, cũng là phần kích thích sự quan tâm của người đọc nếu phần này cho người đọc cái nhìn sơ bộ hướng tiếp cận vấn đề này là hay,

là khác biệt, dự báo cho những luận điểm thuộc phần viết sau là có giá trị

Phần viết này là chương đầu tiên trong 3 chương nội dung nghiên cứu của một luận văn tên gọi dễ gây nhầm lẫn với phần Nội dung nghiên cứu (những vấn đề cần phải triển khai để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, thông thường tương ứng với các chương của luận văn) thuộc phần mở đầu Như đã trình bày về phần “Tổng quan về những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài” khác với phần này:

“Tổng quan về những công trình

nghiên cứu liên quan đến đề tài”

“Tổng quan về đề tài nghiên cứu”

Thuộc phần 1 Phần mở đầu Thuộc phần 2 Phần nội dung

Giới thiệu phương pháp luận để tiếp

cận đề tài

Giới thiệu sơ bộ hướng tiếp cận đề tài

Sự tổng hợp, đánh giá các công trình,

các nghiên cứu liên quan đi trước

Đi phân tích, trình bày về các trường hợp nghiên cứu, là phần nghiên cứu trực tiếp của tác giả

Tăng độ tin cậy, làm nổi bật tính mới

của luận văn, thể hiện rõ hơn năng lực

nghiên của người viết

Thể hiện sự thông minh, nhạy bén trong cách lựa chon hướng đi, tăng sự hấp dẫn của luận văn

Mang tính kế thừa, khách quan Mang tính chủ quan, cá nhân

Về luận văn chọn đánh giá, thiếu sót hẳn phần “Tổng quan về những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài” Chương một của Phần nội dung, Kiến trúc High-tech sự ra đời và những thành tựu, Tác giả Phạm Hữu Trường viết về bối cảnh hình thành xu hướng kiến trúc High-tech, giới thiệu và trình bày về nhiều Kiến trúc sư và các tác phẩm nổi tiếng trong trào lưu này Để đi phân tích giá trị thẩm mỹ kiến trúc của Kiến trúc High-tech thì cách đi này là lựa chọn đúng và dễ thấy nhất Xong phần kết luận chương một tác giả chưa khẳng định hướng tiếp cận của mình mà chỉ là một đoạn ngắn đánh giá những thành tựu của Kiến trúc High-tech

Trang 5

5

4 Hình thức trình bày của luận văn

4.1 Cấu trúc luận văn

Dựa theo Cấu trúc thông thường của một luận văn Thạc sĩ [2] có thể thấy luận văn của Phạm Hữu Trường vẫn còn nhiều nội dung cần bổ sung, cụ thể:

Đối với phần I, phần mở đầu của luận văn này, Nguyễn Khắc Hùng cần bổ sung thêm mục “Tổng quan về những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài” Với những vai trò quan trọng đã phân tích ở trên, việc thiếu sót phần viết này làm giảm chất lượng của luận văn Có một phần đặc biệt của luận văn này ở mở đầu, phần Phương pháp nghiên cứu, tác giả nêu có vận dụng phương pháp

chuyên gia, xong trong suốt nội dung luận văn không thấy tác giả thể hiện

phương pháp này, các phương pháp khác viết thì thật sự không nêu bật ra cách vận dụng và hiệu quả của phương pháp như thế nào đối với luận văn

Đối với phần 2, phần nội dung nghiên cứu, tác giả viết theo chuẩn 3 chương với nội dung:

Chương I Kiến trúc High-tech, sự ra đời và những thành tựu

Chương II Những yếu tố hình thành thẩm mỹ kiến trúc High-tech

Chương III Những bài học tạo hình thẩm mỹ từ giá trị thẩm mỹ của kiến trúc High-tech

Luận văn có phần kết luận của mỗi chương, nhưng nội dung sơ sài và không tương xứng với phần nội dung của chương Dù không bắt buộc nhưng phần lời

mở đầu mỗi chương tác giả không có viết Nên có thêm phần này để hoàn thiện hơn luận văn và thể hiện sự ngay ngắn, nghiêm túc của người viết Đối với một luận văn chỉ dừng ở mức thu thập và hệ thống kiến thức như thế này thì ba

chương này cơ bản đã thỏa mãn yêu cầu của một luận văn thông thường

Đối với phần 3, phần kết luận – kiến nghị Chương ba có rút ra bài học, thuộc phần hai và Phần ba này là cơ hội duy nhất để thể hiện cái riêng của tác giả trong dạng luận văn như thế này Tác giả có viết xong rất sơ sài, phần kết luận không bao quát được vấn đề, nhiều ý vụn vặt thiếu tính hệ thống, trung lặp với các phần trước Người đọc khó nắm nội dung mà luận văn mang lại Phần kiến nghị viết trong vài câu nửa trang giấy lại không mang tính chất đóng góp định hướng cao,

Trang 6

6 nêu quan điểm nêu ý kiến chung chung gần giống phần kết luận, hay bài học rút

ra hơn, chính vì không có những kiến nghị sâu sát, tự bật ra trong quá trình

nghiên cứu nên tính thực tế của những kiến nghị không cao

Về bố cục các mục trong chương thì có rất nhiều vấn đề: chia quá nhiều mục và tiểu mục, trình bày không rõ ràng rất khó để người đọc theo dõi, gần như mỗi

mục – tiểu mục là một luận điểm nhỏ, cách đặt tiêu đề cho mỗi mục – tiểu mục thì dài dòng, không cô đọng hầu như là những câu khẳng định và kết luận,

thường tiêu đề mục nên ở dạng chung dung, trung tính, gọi tên vấn đề tránh đi kết luận và nhận định chắc chắn như vậy, nhiều tiêu đề mục của chương ba trùng lặp với chương hai Nội dung tiểu mục không ăn khớp với tên mục, tên chương

Trang 7

7

4.2 Tổ chức một văn bản khoa học

Phần nội dung có chia làm ba chương nhưng lại thiếu liệt kê trong phần mục lục

Luận văn chia quá nhiều mục, tiểu mục dù có viết đúng quy cách Chương > Mục 1.1, 1.2,… > Tiểu mục 1.1.1,1.1.2,…> Tiết 1.1.1.1,1.1.1.2,… chia đến tận nhiều tiết nhỏ rất khó theo dõi và hệ thống thông tin và kiến thức mà luận văn đưa ra Chính vì việc chia quá nhỏ bất hợp lí như vậy nên một trang viết chứa nhiều tiết, đồng nghĩa với khối lượng nội dung mỗi tiết không nhiều Quá vụn vặt, người đọc dễ bị lạc khỏi vấn đề hay mục đích của chương, sợi chỉ đỏ xuyên suốt không rõ ràng và lệch đi rất nhiều

Trang 8

8 Ngay tại phần cấu trúc mục lục, căn lề của những mục – tiểu mục không thống nhất khó tra cứu và theo dõi Thường xuyên mắc lỗi chính tả, quên dấu cách trong phần mục lục Ngoài việc nhiều tên mục, tiểu mục mang tính khẳng định, kết luận thì quy cách trình bày đúng, không mắc phải lỗi sử dụng dấu chấm hay hai chấm xuống dòng

Có tách biệt và làm nổi bật phần kết luận mỗi chương

4.3 Phương pháp lập danh mục tài liệu tham khảo

Trong quá trình làm nghiên cứu khoa học luôn đảm bảo 3 yêu cầu là Sự thật, Khách quan và Logic Tính đúng đắn và khách quan rất quan trọng, tất cả những

gì người viết lập luận đều phải có cơ sở, không thể chủ quan đưa ra luận điểm vì vậy quá trình đó cần tham khảo rất nhiều tài liệu để tư duy Nên việc lập danh mục tài liệu tham khảo là rất quan trọng thể hiện mức độ nghiên cứu của người viết, làm tăng sức thuyết phục của luận văn nếu xuất hiện trong danh mục tài liệu tham khảo này những công trình nghiên cứu của các học giả uy tín trong và ngoài ngành Để lập được một danh mục tài liệu tham khảo tốt, người viết cần biết cách tra cứu, cách chọn lựa và đọc càng nhiều tài liệu liên quan càng tốt Nên có một phần ghi chú riêng, tích lũy dần trong suốt quá trình nghiên cứu, thậm chí chép lại những ý, đoạn văn liên quan sâu sắc đến luận văn của mình để tiện tra cứu khi cần thiết Lập dạnh mục tham khảo cần phải trung thực, thực sự đọc, tư duy và nắm được nội dung cơ bản của mỗi tài liệu đó, biết đâu là phần cần thiết và biết khi nào cần dẫn dắt, trích dẫn, trích ý trong quá trình viết, tránh chỉ liệt kê và thể hiện chất lượng qua số lượng

Trang 9

9 Qua danh mục tài liệu tham khảo của luận văn chọn đánh giá, ta có thể thấy nhiều công trình nghiên cứu của các học giả uy tín trong và ngoài nước Tuy là khi đọc tên một số tài liệu thì nhận thấy tên tài liệu không có nhiều liên quan đến

đề tài cho lắm Học viên sử dụng khoảng 30 tài liệu tham khảo bao gồm tài liệu tiếng nước ngoài, tài liệu tiếng Việt và các tài liệu trên Internet Tuy nhiên, chưa chia và xếp tài liệu theo nhóm: tiếng nước ngoài và tiếng Việt, theo sách báo tạp chí và nguồn internet… như quy định [3] Khi dẫn nguồn tham khảo từ Internet phải ghi đầy đủ các thông tin cụ thể về tiêu đề bài viết, tên tác giả, dẫn ra đường dẫn truy cập trực tiếp kèm thời gian tham khảo, trong Luận văn chỉ viết một câu ngắn gọn “Trang web thành phố Hồ Chính Minh” Thì thật không hiểu tác giả đã tham khảo những gì và ở đâu?

Về quy cách trình bày thì chưa đúng theo quy định hiện hành về việc lập danh mục tài liệu tham khảo Không theo thứ tự A,B,C,…

Trang 10

10 Không đúng thứ tự thông tin của tài liệu Ví dụ:

“Trần Trọng Chi, Lược Sử Kiến Trúc Thế Giới – Quyển 2, NXB Xây dựng ,

Hà Nội - 2008

Cách viết đúng:

Trần Trọng Chi (2008), Lược sử Kiến trúc thế giới – quyển 2, NXB Xây dựng,

Hà Nội

4.4 Giải thích thuật ngữ, khái niệm khoa học

Các văn bản khoa học có tính chuyên môn cao thường xuất hiện rất nhiều các thuật ngữ, khái niệm khoa học, để không quá giới hạn nhóm người đọc trong luận văn nên có danh mục giải thích thuật ngữ, khái niệm khoa học để những người không thuộc chuyên ngành khi cần tìm hiểu cũng có thể hiểu được nội dung Tuy nhiên, khi các thuật ngữ không xuất hiện nhiều, xuyên suốt luận văn thì không nhất thiết phải đưa vào danh mục giải thích thuật ngữ, mà tác giả nên giải thích trong quá trình trình bày ở phần nội dung có liên quan

Trong luận văn này, các thuật ngữ khoa học lạ ít được sử dụng, các khái niệm thì phổ biến, dễ hiểu, không lặp lại nhiều lần và khi có tác giả cũng đã có những giải thích ngay trong nội dung của mục đó Thế nên luận văn này không có lập danh mục giải thích thuật ngữ, khái niệm khoa học

4.5 Ghi chú những chữ viết tắt trong công trình khoa học

Khi một luận văn sử dụng cụm từ dài và được lặp đi lặp lại nhiều lần (khoảng trên 10 lần), thì cần lập một danh mục các chữ viết tắt Tuy nhiên, các chữ viết tắt phổ biến (ví dụ: UBND, TP.HCM, WTO, Quận, Huyện,…) thì không nhất thiết phải đưa vào danh mục Đối với cụm từ xuất hiện vài lần trong một vài trang, tác giả có thể viết đầy đủ cho lần đầu tiên đính kèm cụm chữ viết tắt trong ngoặc đơn, rồi sau đó có thể sử dụng chữ viết tắt cho các lần sau

Trang 11

11 Luận văn của Phạm Hữu Trường không sử dụng nhiều cụm từ dài có tính chất lặp đi lặp lại, cũng không có viết tắt thế nên luận văn không có danh mục ghi chú những chữ viết tắt

4.6 Xử lí hình ảnh minh họa

Luôn có cơ sở, “nói có sách, mách có chứng” là điều bắt buộc trong một luận văn, để tăng tính thuyết phục ngoài lập danh mục tài liệu tham khảo thì phần minh họa và xử lí hình ảnh góp phần tăng độ tin cậy và hấp dẫn cho công trình nghiên cứu Luận văn này sử dụng nhiều hình ảnh minh họa ở cả ba chương mục, nhưng các hình ảnh rõ ràng không phải của tác giả và cũng chưa qua xử lí

cá nhân, chỉ nêu tên, không đánh số, không trích dẫn nguồn tham khảo, bố cục hình + tên trong trang không cân đối và khi viết các luận điểm cần minh họa lại không ghi chú đưa người đọc tìm đến đúng hình ảnh minh họa, hình ảnh đưa vào luận văn lại xen ngang trong mạch viết dù chưa hết câu văn, đoạn văn và dù hình không minh họa đúng cho nội dung đó Làm đứt đoạn, thiếu liên kết và mất sự tập trung của người đọc Hình ảnh minh họa nhiều nhưng chủ yếu là các hình chiếu phối cảnh, hầu như không có các hình chiếu kiến trúc (mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt) Đây là một thiếu sót khá nghiêm trọng đối với một để tài trong lĩnh vực kiến trúc

Các hình ảnh minh họa thì chất lượng không được cao, tràn lan và ít có sự tuyển chọn Đây thể hiện sự thiếu nghiêm túc, thiếu chuyên nghiệp khi làm nghiên cứu khoa học của tác giả

Để khoa học trong cách trình bày, các luận văn tốt thường chú ý xử lí hình ảnh minh họa, bố cục chung ngay ngắn vào danh mục hình ảnh minh họa, đánh số thứ tự, ghi tên, nêu nội dung hình, dẫn nguồn và đưa về cuối luận văn rất tiện truy cứu và kiểm soát số lượng trang viết Ở luận văn này không lập danh mục hình ảnh là một thiếu sót

Trang 12

12

4.7 Vận dụng các phương pháp khoa học để trình bày thông tin đã xử lý

Làm nghiên cứu khoa học thật sự là rất khó khăn, đối với một số người là sự không tưởng nhưng mọi vấn đề sẽ dễ dàng hơn nếu hiểu và biết cách vận dụng các phương pháp khoa học để thu thập, xử lí và trình bày thông tin trong quá trình nghiên cứu, làm bật ra những quy luật, những phát kiến, xây dựng các luận

cứ, luận điểm, hệ thống hóa nôi dung hay chứng minh hoặc bác bỏ các giả thiết nghiên cứu Vì vậy, người nghiên cứu cần tiến hành các phương pháp khoa học

để trình bày thông tin đã xử lý như phương pháp xác xuất thống kê, lập sơ đồ, lập bảng hay biểu đồ,… Việc làm đó sẽ giúp luận văn có tính hệ thống, dẫn đến tính thuyết phục cao hơn và người đọc dễ theo dõi hơn

Trong luận văn này, tác giả sử dụng rất nhiều hình ảnh minh họa nhưng không thấy xuất hiện bất cứ một sơ đồ, bảng biểu hay biểu đồ nào Trong khi đó, ta có thể thấy phần nội dung tác giả đi trình bày liệt kê rất nhiều về công trình kiến trúc và kiến trúc sư thuộc phong cách High-tech, rồi rất nhiều thủ pháp tạo nên giá trị thẩm mỹ của kiến trúc High-tech, rồi lại nói về rất nhiều quan điểm,

phương pháp tạo hình kiến trúc High-tech … Luận văn này có rất nhiều nội dung

và cơ hội để sơ đồ hóa và bảng biểu hóa để tiết kiệm trang viết, để thể hiện công sức xử lý thông tin và trên hết là để người đọc có thể tổng hợp so sánh các vấn

đề khác nhau đó, làm tăng sức thuyết phục cho công trình nghiên cứu

Trang 13

13 Một luận văn ở dạng thu thập, hệ thống kiến thức mà thiếu hẳn đi các phương pháp hệ thống, xử lí và trình bày thông tin thì thật đáng trách

5 Phương pháp diễn đạt của luận văn

5.1 Văn phong và cách diễn đạt của văn bản

Cách hành văn của tác giả rất lủng củng, thiếu logic Lỗi nhiều nhất trong luận văn là rất thường hay tách đoạn, xuống dòng dù chưa trình bày hay phân tích trọn vẹn một ý, một luận điểm, hành văn trong mỗi đoạn cũng không theo

phương pháp diễn dịch hay quy nạp Làm mạch đọc của người đọc đứt đoạn để dừng lại và cố hiểu ý tác giả đang muốn trình bày trong đoạn Nếu có thể thì nên gom đoạn văn để biểu đạt hết ý, để các nội dung khi đưa ra phân tích có tính logic khách quan, không nên để các câu đơn lẻ tách biệt làm người đọc hiểu nhầm đây là nhận định chủ quan Thực sự có rất nhiều kiến thức hay mà tác giả thu thập và trình bày ra, nhưng cách hành văn không tốt làm kiến thức trở nên vụn vặt, thiếu hệ thống đôi khi gây khó hiểu

Điều tối kị nhất khi viết luận văn là gạch đầu dòng, lỗi này không chỉ luận văn này mà rất nhiều luận văn khác gặp phải khi muốn trình bày những ý nhỏ trong các phần mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, kết luận hay kiến nghị, Trong luận văn của Phạm Hữu Trường cũng phạm phải những lỗi như vậy, khi trình bày về thủ pháp của các kiến trúc sư tiêu biểu của xu hướng kiến trúc High-tech

đã dùng quá nhiều gạch đầu dòng, chưa diễn đạt hết nội dung của đoạn cũng xuống dòng gạch đầu dòng, tức là thể hiện như hai ý khác nhau xong hai ý đang chung một nội dung Khi trình bày về công trình cũng gặp phải lỗi như vậy, cùng một cấp nội dung lúc lại có gạch đầu dòng lúc lại không Trong khi phần này có các tiêu chí rõ ràng như vậy ta có thể lập bảng so sánh thủ pháp và sản phẩm giữa các kiến trúc sư (Trang 18-22 của Luận văn)

Ngày đăng: 29/09/2021, 22:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w