Nghiên cứu, lựa chọn giải pháp và đề xuất mô hình sản xuất, sử dụng năng lượng
Trang 2Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ và đồ thị
Chương I
Tổng quan
I.1 Cơ sở thực hiện đề tài I.2 Mục tiêu của đề tài I.2 Nội dung nghiên cứu
I.3 Phương pháp & các tiếp cận I.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trang 3Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ và đồ thị
Trang 4Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, việc nghiên cứu và khai thác nguồn NL tại chỗ, có sẵn và NLM&TT thì trước mắt đuợc xem xét như một giải pháp trước mắt - trực tiếp cung cấp NL/hoặc điện độc lập cho các hộ gia đình và cộng đồng làng/bản/buôn cô lập với lưới điện quốc gia Vấn đề này đã và đang được nghiên cứu, triển khai ở một số địa điểm trong phạm vi cả nước Một số tổ chức/cơ quan nghiên cứu cũng đã đầu tư khá nhiều công sức để xây dựng các mô hình này nhằm nâng cao chất lượng điện lưới hoặc như một giải pháp cấp NL/điện độc lập cho các cộng đồng thuộc các vùng xa xôi, hẻo lánh Tuy nhiên, những nghiên cứu lựa chọn công nghệ, thiết bị sản xuất NL và quy mô khai thác chưa nhiều, ngay cả những mô hình cấp điện độc lập hay lưới điện cục bộ phục vụ sinh hoạt đã vận hành cũng chưa có một đánh giá tổng kết để khắc phục những tồn tại trong công nghệ, trong quản lý, vận hành nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác triển khai và xây dựng dự án ở những giai đoạn tiếp theo
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 và 2010 trình bầy tại Đại hội IX của Đảng đã xác định các ngành, lĩnh vực KH&CN cần được ưu tiên đó là: " Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, của nông thôn Chú trọng phát triển NLM&TT để bảo vệ môi trường" Vì thế việc lựa chọn các giải pháp công nghệ nhằm khai thác hợp lý các nguồn NLtại chỗ, NLM&TT để phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ các các nhà khoa học và mọi cấp, mọi ngành
Tổng sơ đồ phát triển điện lực giai đoạn V, (2001 - 2020) đã được chính phủ phê duyệt cũng nhấn mạnh sẽ khai thác tối đa các nguồn NLM&TT để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và tham gia vào việc an toàn, ổn định lưới điện
Trang 5Trong quyết định 176/2004/QĐ-TTG của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020 về điện nông thôn, có một điểm cần nhấn mạnh là: ”Đưa điện về nông thôn, miền núi, hải đảo phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% số hộ dân nông thôn có điện” - đây được coi là một nhiệm vụ cấp bách, nặng nề cần phải triển khai gấp mới mong đáp ứng được mục tiêu trên
Nước ta có tiềm năng lớn về nguồn NL tại chỗ như các dạng NL sinh khối, biogas, gió, mặt trời và thuỷ điện nhỏ, kể cả địa nhiệt có thể khai thác cho sản xuất NL (điện & nhiệt) truwowcs mắt đủ đáp ứng nhu cầu dân sinh kinh tế tại các vùng dân cư ngoài lưới điện quốc gia NL mặt trời có thể đạt mức 43,9 tỷ TOE/năm NL gió khoảng 800 - 1.400 kWh/m2/năm tại các hải đảo, và 500 - 1000 kWh/m2/năm tại vùng duyên hải và Tây Nguyên NL sinh khối vào khoảng 46 triệu TOE/năm, thuỷ điện nhỏ (dưới 10 MW) từ 1600-2000 MW và nguồn địa nhiệt với trên 300 điểm nước nóng có nhiệt độ cao Các nguồn NL như đã liệt kê ở trên là có khả năng tái tạo, không cạn kiệt, song đến nay vẫn chưa khai thác và sử dụng được nhiều Điều này có thể là do giá (giá thành công nghệ, giá thành sản phẩm năng lượng, thói quen, phương pháp ứng dụng kể cả chính sách) còn nhiều điểm bất cập và chưa phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, đặc biệt là vùng xa lưới điện quốc gia
Để khai thác & sử dụng các dạng NL tại chỗ, có sẵn như nêu trên cho các vùng sâu, vùng xa cần phải có các nghiên cứu điển hình, một số nghiên cứu trước đây cũng đã từng được triển khai áp dụng nhưng thường là đơn lẻ - không liên tục, các dịch vụ sau lắp đặt không có nên đã bị hạn chế trong việc duy trị vận hành, nhiều khi dẫn đến ngừng trệ sau một thời gian ngắn đưa vào vận hành Với các cơ sở chính được nêu ở trên, được sự quan tâm và chỉ đạo của Bộ Công nghiệp đã cho phép Viện Năng lượng thực hiện Đề tài ‘Nghiên cứu, lựa chọn giải pháp và đề xuất mô hình sản xuất, sử dụng năng lượng (điện nhiệt) tại chỗ cho các buôn/làng/bản cô lập với lưới điện quốc gia” Đề tài sẽ được thực hiện trong 2 năm 2006 & 2007 Báo cáo này là báo cáo trung gian, sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu trong năm 2006, bao gồm 5 chương đó là: Chương I: Tổng quan; Chương II: Đặc điểm các vùng nông thôn & Khu vực dân cư ngoài lưới điện quốc gia; Chương III: Hiện trạng sử dụng năng lượng; Chương IV: Khu vực & Địa bàn nghiên cứu; Chương V: Đánh giá khả năng khai thác các nguồn năng lượng tại chỗ, NLM&TT và Các giải pháp sản xuất và cung cấp năng lượng Báo cáo tổng kết KH&KT đề tài (sau khi đã áp dụng mô hình) sẽ được báo cáo cuối năm 2007, bao gồm các chương tiếp theo như: Chương VI: Đề xuất mô hình ; Chương VII: Kết quả thử nghiệm mô hình và các đánh giá; Chương VIII: kết luận và khuyến nghị
Trang 6I 2 Mục tiêu của đề tài
Căn cứ vào mục tiêu mà quyết định của Chính phủ đã nêu là ”cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa trong việc cung cấp NL, đặc biệt là điện cho vùng ngoài lưới” Do vậy, Mục tiêu của đề tài là nhằm vào việc nghiên cứu để tăng cường sản xuất/cung cấp NL (điện và nhiệt) tại chỗ, có hiệu quả cho làng/bản chưa có điện khí hoá bằng lưới quốc gia
I 3 Nội dung nghiên cứu
Đề tài có hai nội dung chính đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt Trong đó, nội dung 1 được thực hiện trong năm 2006 và nội dung 2 sẽ được thực hiện trong năm 2007
Nội dung 1: Nghiên cứu, đánh giá lựa chọn giải pháp phù hợp sản xuất
điện/nhiệt hiệu quả cho các buôn/làng/bản cô lập lưới điện
Nội dung 1 gồm các hoạt động sau:
1.1 Xác lập phạm vi và khu vực nghiên cứu
1.1 Nghiên cứu đánh giá nhu cầu điện và nhiệt cho dân sinh, kinh tế khu vực này
1.2 Nghiên cứu khai thác tổng hợp các nguồn tại chỗ cho sản xuất NL theo khu vực (vùng/miền)
1.4 Nghiên cứu, & lựa chọn các giải pháp công nghệ
Nội dung 2: Nghiên cứu đề xuất mô hình cụ thể, gồm các hoạt động là:
2.1 Lựa chọn địa điểm & thử nghiệm một số công nghệ được lựa chọn
2.2 Phân tích, đánh giá mô hình dựa trên các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật & môi trường Đề xuất việc nhân rộng
I.4 Phương pháp & các tiếp cận
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu, báo cáo có sẵn liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài Tiến hành phân tích & đánh giá nguồn số liệu làm cơ sở cho việc điều tra khảo sát và thu thập số liệu bổ sung
- Tiến hành điều tra điển hình về nhu cầu sử dụng NL (điện, nhiệt) và nguồn sẵn có tại chỗ có thể khai thác Trên cơ sở đó bổ sung các tổng kê theo
Trang 7từng dạng NL có sẵn tại chỗ về tiềm năng nguồn, các sử dụng hiện hữu, triển vọng phát triển sử dụng vv , các tư liệu về dân sinh kinh tế - xã hội có liên quan
- Phương pháp so sánh và chuyên gia nhằm phục vụ thiết lập các giả định và các đề xuất mô hình áp dụng
I.5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Khu vực dân cư ngoài lưới điện quốc gia
- Sản xuất NL:
+ Nhiệt cho nấu ăn và sấy nông sản hàng hoá
+ Điện dựa vào nguồn tại chỗ, có sẵn
Trang 8Dân số: Tổng dân số tính đến năm 2004 là khoảng 82 triệu người, trong đó
74% sống ở nông thôn Việt Nam là một trong hai nước đông dân nhất trong khu vực Đông Nam á và đứng đầu về mật độ dân số, khoảng 253 người /Km2
Các chỉ tiêu kinh tế: Tổng GDP năm 2004 là 45,9 tỷ $ GDP trên đầu người
là 550$ Số này tăng gấp đôi so với những năm đầu 90 Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của những năm 90 là 6 - 8% và vẫn tiếp tục tăng, Hiện nay, tổng GDP đạt 45,9 tỷ $ Với mức tăng trưởng hiện nay là 7,5% dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2010
Các chỉ tiêu phát triển xã hội: So với các nước đang phát triển khác với
GDP trên đầu người tương tự, thì Việt Nam có các chỉ số phát triển xã hội tốt hơn nhiều như giáo dục, y tế và nghèo Chỉ số phát triển con người của đất nước (HDI) xếp thứ 108 ở mức 0,704 vào năm 2003 so với 0,660 và 0,695 vào các năm 1995 và 2000
Bảng II.1: Một số số liệu thống kê chính của Việt Nam
Công nghiệp và xây dựng
Trang 9Nguồn: Niên Giám Thông Kê (nhiều năm), WB Development Database, 2005
B Thu nhập ở nông thôn và phát triển xã hội
Trong thực tế, tỷ lệ nghèo thường cao trong nhóm những người sống ở nông thôn và vùng sâu vùng xa mà ở đó sự tiếp cận các nguồn tự nhiên, công việc làm và hạ tầng cơ sở kém hơn (như: điện, đường, trường, trạm) so với các khu vực thành thị Những đánh giá nghèo gần đây cho thấy nhìn chung có sự giảm nghèo nhưng tỷ lệ nghèo ở nông thôn vẫn cao hơn từ 3 đến 6 lần so với khu vực thành phố Tỉ lệ nghèo cao nhất là ở các nhóm thiểu số sống ở các vùng núi, xa xôi hẻo lánh -vùng xa lưới điện quốc gia
Bức tranh nghèo của việt Nam đã trải qua những biến đổi mạnh mẽ trong thập kỷ vừa qua Trở lại những năm đầu 90 Hơn một nửa dân số sống ở trong tình trạng nghèo Những người nghèo thường bị đói, thiếu lương thực; Thiếu sự tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục tiểu học, và các tài sản khác cho việc kiếm sống
Cải cách kinh tế và chương trình mục tiêu của quốc gia nhằm vào người nghèo, đặc biệt và vùng sâu - vùng xa trong giai đoạn này đã đóng góp vào giảm nghèo mạnh mẽ ở Việt Nam Những thống kê mới nhất cho thấy tỷ lệ nghèo đã giảm được một nửa từ 58,1% vào năm 1993 còn 24,15% vào năm 2004 Sự thực Việt Nam đã vượt qua cam kết mục tiêu phát triển thiên niên kỷ trong nhiều mặt liên quan đến giảm nghèo chung
Bảng II.2: Tỷ lệ nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn 1993 - 2004 (% dân số)
Nguồn: Trích từ tài liệu Việt Nam - đạt mục tiêu thiên niên kỷ,2005
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức khó khăn như sự giảm nghèo không bền vững, các nhóm người dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa vẫn là những người nghèo nhất Chương trình 135 - nhắm vào các xã khó khăn nhất, bắt đầu từ năm 1998 chương trình này cung cấp và cải thiện hạ tầng nông thôn về điện, đường, trường, trạm, 1715 xã nghèo được hưởng lợi từ chương trình này
C Mối quan hệ giữa năng lượng và mức thu nhập
Những quan hệ giữa nghèo và NL thường đựợc xem xét thông qua phát triển kinh tế-xã hội ở mức vùng và hộ gia đình Từ công trình DFID (2002),
Trang 10UNDP, WB và các tổ chức khác đã tổng kết những quan hệ giữa năng lượng và nghèo như sau:
• Năng lượng - tăng trưởng kinh tế: Các dịch vụ NL thúc đẩy các hoạt động kinh tế cả ở mức địa phương và hộ gia đình, cải thiện tình trạng kinh tế của người nghèo
• Năng lượng - sức khoẻ - Dịch vụ NL giúp cải tiện tình trạng sức khoẻ của người nghèo trực tiếp như cải thiện dịch vụ y tế công cộng hoặc giảm tiếp thông qua cải thiện các dịch vụ khác đối với người nghèo như giảm ô nhiễm do sử dụng sinh khối không hiệu quả và/ hoặc cung cấp nước sạch • Năng lượng giáo dục: Các dịch vụ NL như điện có thể làm cải thiện tình
hình giáo dục chung
• Năng lượng - Giới: các dịch vụ NL hiện đại ở mức giá chấp nhận được sẽ giúp phụ nữ và trẻ em không phải đi kiếm và sử dụng các dạng NL khác Một số tương quan giữa dich vụ NL và đói nghèo ở Việt nam được thể hiện dưới đây:
Hệ số đàn hồi nghèo - GDP ở Việt Nam trong giai đoạn 1992 - 2003 là lớn hơn 1 Nói một cách khác, 1% GDP tăng lên sẽ làm giảm hơn 1% nghèo Trong khi đó, hệ số đàn hồi GDP - Năng lượng trong thập kỷ qua là 1,5 có nghĩa là cứ 1,5% tăng NL thì đạt được 1% GDP Vì vậy có thể nói rằng quan hệ giữa NL và nghèo có môi tương quan tích tích cực
II.2 Năng lượng cho nông thôn
Mặc dù có sự tăng nhanh mức đô thị hoá và công nghiệp hoá trong 2 thập kỷ qua, nhưng khoảng 74% dân số Việt Nam vẫn sống ở khu vực nông thôn (năm 2004) Nếu gộp toàn bộ các hộ nông thôn lại thì đây chính là hộ tiêu thụ năng lượng lớn nhất Nguồn năng lượng cung cấp cho các khu vực nông thôn gồm sinh khối, điện và các nhiên liệu hoá thạch NLM&TT như thuỷ điện nhỏ, mặt trời, gió đóng góp một phần nhỏ vào tổng cung cấp điện cho khu vực này Những nguồn NL cung cấp cho hộ gia đình, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nông thôn và các dịch vụ là điện năng, dầu và LPG chỉ chiếm 15% tổng tiêu thụ NL nông thôn và chủ yếu được sử dụng cho nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ và giao thông vận tải, còn lại 85% là sinh khối chủ yếu được sử dụng trong các hộ dân
Do việc lựa chọn NL của các hộ gia đình nông thôn phụ thuộc nhiều vào thu nhập, nên sinh khối "giá thấp " bao gồm củi, trấu và các phụ phẩm nông nghiệp khác chiếm 85% nhu nhiệt năng cho nấu ăn, chế biến thực phẩm, sưởi,
Trang 11cũng như thắp sáng ở các vùng sâu vùng xa Trong khi đó chỉ có 10% hộ nông dân sử dụng than làm nguồn nhiên liệu chính cho nấu ăn Tỷ lệ sử dụng dầu hoả là 3% Tỷ lê hộ nông thôn sử dụng Gas hoá lỏng (LPG), dạng năng lượng hiện đại và đắt nhất, rất ít và chủ yếu ở các hộ gia đình có mức thu nhập khá giả
Mặc dù điện khí hoá phát triển nhanh đến khu vực nông thôn, nhưng mức tiêu thụ của hộ gia đình còn rất thấp so với các ngành khác Trong giai đoạn 1997 - 2003, tỷ lệ số hộ có điện đã tăng lên từ 58,7% đến 88,0% Nguồn NL chủ yếu cho thắp sáng là điện năng và dầu hoả Đối với các hộ gia đình có điện thì điện là nguồn chiếu sáng chủ yếu Trong khi đó dầu hoả là nguồn chiếu sáng chính đổi với các hộ chưa có điện hoặc không có khả năng trả tiền điện ước tính khoảng 26% tổng số hộ nông thôn thắp sáng chính bằng dầu hoả Số này là 44% ở những vùng có thu nhập thấp nhất
Bảng II.3: Thu nhập hộ gia đình và chi phí cho năng lượng theo các khu vực
Vùng Tỷ lệ dân số (%)
Thu nhập trung bình / người ('000
A Chương trình Điện khí hoá nông thôn (ĐKHNT)
Chương trình ĐKHNT, đầu năm 1996 để đạt mục tiêu quốc gia là tăng tỷ lệ hộ dân có điện lên 90% vào năm 2010 Do bản chất của đầu tư, chương trình
Trang 12§KHNT ®−îc chia ra c¸c m¶ng gäi lµ dù ¸n NLNT 1 vµ §KHNT ë miÒn Nam, c¸c dù ¸n ®Çu t− vµo l−íi, tr¹m vµ qu¶n lý hÖ thèng
Trang 132004 Dự án nâng cao hiệu
suất, cổ phần hoá và NLTT
WB/GEF 4.5 Xây dựng mới và cải tạo thuỷ điện nhỏ, doanh nghiệp NLTT, phân phối
2007 Năng lượng nông thôn
2002-II
WB 220.0 Mở rộng lưới điện, nâng cấp đường, giảm tổn thất
2005 - 2011 Năng lượng nông thôn
cho Quảng Nam
OPEC 10.0 Thúc đẩy tiết kiệm NL
trong SMEs
UNDP/GEF5.4 Xoá bỏ rào cản để phát triển ứng dụng TKNL trong SMEs
2010
Giai đoạn thứ hai từ 2001 đến 2004 với tổng đầu tư tăng đến 5881,0 tỷ đồng, trong đó đầu tư của EVN chiếm tỷ lệ cao nhất, 31,6% Có sự tăng đáng kể tỷ lệ của chính quyền tỉnh và các nguồn kinh phí khác 1732,8 tỷ đồng huy động được từ các nguồn tương ứng chiếm 22,9% và 6,7% tổng vốn đầu tư Kết quả là lưới điện quốc gia mở rộng đến 41 huyện, 1210 xã và 2,099 triệu hộ Khối lượng đầu tư gồm 22332 Km đường dây trung áp, 26 078 Km đường dây hạ áp và 17 595 trạm biến áp
Ngoài ra dự án NLNT 1 (RE1) với vốn vay của Ngân Hàng Thế Giới (NHTG) đã cấp điện cho 798 trên 902 xã 103 xã còn lại sẽ được nối với lưới điện quốc gia vào đầu năm 2005
Trang 14Bảng II.5: Tác động giảm nghèo của chương trình ĐKHNT
Thời gian 1996 - 2000 2001 - 2004 Total 1996 - 2004
Các hộ mới có điện (từ lưới điện quốc gia)
Tổng số hộ được cấp điện từ lưới
9,414,735/12,817,743 = 73.5% 11,513,687/13,0
88,174 = 87.97%
Ngoài chương trình ĐKHNT bằng lưới điện quốc gia, mảng chương trình ĐKH ngoài lưới cho các khu vực nông thôn cách ly như cù lao, cao nguyên, vùng núi hải đảo vv cũng được thực hiện trong giai đoạn 1997 - 2003 Nguồn điện là diesel, NLTT như thuỷ điện nhỏ, mặt trời và gió Tổng công suất lắp đặt là 1 857 KW trong đó NLTT chiếm 65% Đầu tư cho chương trình này cũng dựa vào chính sách đầu tư chung giữa chính phủ, chính quyền địa phương và dân
Bảng II.6: Chi tiết đầu tư vào ĐKHNT ngoài lưới (1997 - 2003)
B Kế hoạch hành động năng lượng tái tạo (NLTT)
Việt Nam có tiềm năng lớn về NLTT như gió, thuỷ điện nhỏ, sinh khối và mặt trời Tiềm năng ước tính cho phát điện trong khoảng 1100 - 1900MW trong đó thuỷ điện là 800 - 1 400 MW Do gánh nặng đầu tư vào phát triển lưới điện và việc kéo lưới điện đến vùng sâu vùng xa tốn kém nên NLTT và đặc biệt là điện từ NLTT cos thể sẽ là giải pháp khả thi và kinh tế cho ĐKHNT
Vào những năm 1970 và 1980 chương trình phát triển thuỷ điện quốc gia do bộ thuỷ lợi bắt đầu, đây là một tiểu ngành của bộ NN & PTNT , với mục đích khai thác tiềm năng các nguồn thuỷ điện nhỏ và cực nhỏ ở vùng núi bắc Việt Nam ở cấp địa phương, sở thuỷ lợi chịu trách nhiệm thực hiện chương trình này
Tuy những năm 1990, chương trình nghiên cứu quốc gia về NLTT và dịch vụ điện NLTT ở Việt Nam (mặt trời , gió, TĐN vv ) đã được Bộ Năng lượng
Trang 15thực hiện Mục đích của chương trình này là nghiên cứu tính khả thi của các nguồn điện ngoài lưới để đáp ứng nhu cầu chiếu sáng Chương trình này đã nhận được sự ủng hộ của NHTG/UNDP - ESMAP và Sida (1994) Đến 2000 với sự giúp đỡ của WB, kế hoạch hành động NLTT (REAP) cho Việt Nam đã được xây dựng và phê duyệt vào năm 2001 là khung cơ sở cho phát triển tương lai
Song song với hai chương trình nghiên cứu trên, các viện nghiên cứu KH - KT kỹ thuật Việt Nam (Viện năng lượng, Solarlab, chương trình khí sinh học, các trường đại học, cơ sở nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu KH - KT trong các ngành năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, ở các địa phương vv ) đã thực hiện các dự án trình diễn các loại NLTT theo năng lực và khả năng nhận được tài chính của họ
Kết quả của những nỗ lực này là sự thành công của thuỷ điện nhỏ sử dụng NLTT Đến 2001 có 48 trạm thuỷ điện nối lưới cấp điện cho hơn 300 xã với tổng công suất là 140 MW tương đương với 10 ữ 13% tổng tiềm năng Hơn nữa sự phát triển hệ thống thuỷ điện cực nhỏ cũng đáng kể ước tính có khoảng 100 000 ữ 150 000 tổ máy đang vận hành Về mặt giá cả, thuỷ điện này là phương án khả thi và kinh tế cho ĐKH ngoài lưới Chi phí cho một hệ thống cấp xã tương đương chi phí trung bình cho đấu nối vào lưới là cỡ 400 ữ 500US$/một hộ
Trong khi tiềm năng ước tính của dạng năng lượng này là rất lớn thì sự phát triển nó gặp nhiều trở ngại như tỷ lệ vận hành thấp, thiếu bảo dưỡng, thiếu thị trưởng thương mại khả thi về thiết bị và dịch vụ Phải đến 2/3 các hệ thống cấp xã bị thất bại Về mặt thương mại thị trường các hệ thống thuỷ điện cực nhỏ do các nhà chế tạo Trung quốc chiếm lĩnh
C Chương trình khí sinh học
Công nghệ khí sinh học được biết đến ở Việt Nam từ 1966 Theo một số các nghiên cứu của Viện năng lượng, trường đại học Cần thơ , thì việc thí điểm công nghệ khí sinh học ở hộ gia đình đã thành công Tuy nhiên các chương trình lớn về khí sinh học chỉ được bắt đầu từ năm 2003 với sự cố gắng của các tổ chức phi chính phủ như SNV (Hà lan) và Oxfam Quebec cùng với các viện/trường trong nước (xem bảng II.7)
Bảng II.7: Kết quả phổ biến hầm khí sinh học Chương trình Thời
gian
Số lượng hầm biogas xây dựng
Vốn Kết quả khác
Chương trình biogas của VACVINA (Oxfam Quebec và E+Co tài trợ)
Chương trình biogas của SNV
US$
Trang 16Điểm tập chung của các chương trình này là chuyển giao công nghệ đến các hộ gia đình và các cơ quan địa phương Việc này được gắn với hỗ trợ tín dụng và nâng cao nhận biết Có kết luận là khí sinh học có nhiều ưu điểm như cung cấp nhiên liệu sạch, giải phóng phụ nữ khỏi công việc kiếm chất đốt và cải thiện điều kiện vệ sinh ở các khu vực nông thôn Ngoài ra các chương trình này cũng chứng minh rằng khí sinh học có thể thay thế củi ước tính mỗi hầm khí sinh học cỡ 5m3 có thể tiết kiệm 2,4 tấn củi một năm
D Phát triển bếp đun cải tiến
Mặc dù là nguồn năng lượng lớn nhất ở khu vực nông thôn, nhưng năng lượng sinh khối nhận được rất ít sự quan tâm từ các nhà lập chính sách, các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp Cho đến nay các lĩnh vực của sinh khối chỉ tập trung vào chương trình bếp đun cải tiến do viện năng lượng, một số cơ quan nghiên cứu của ngành lâm nghiệp và hội phụ nữ thực hiện ở một số nơi
Mục đích của chương trình này là do hiệu suất của các bếp đun truyền thống ở Việt Nam thấp, chỉ bằng 8 ữ 15% và việc kiếm chất đốt khó khăn ở khu vực đồng bằng và là gánh nặng đối với phụ nữ Họ phải mất từ 3 ữ5 giờ mỗi ngày để kiếm củi và nấu ăn Chương trình đã chứng minh việc sử dụng các bếp đun hiệu suất kém có ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và người nghèo Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng hiệu suất bếp sinh khối là yếu tố chính có thể can thiệp để cải thiện điều kiện sức khoẻ cũng như phúc lợi kinh tế của người nghèo ở nông thôn
Những bếp đun cải tiến có hiệu suất tới 30%, làm từ vật liệu rẻ tiền sẵn có Nhận thấy để đáp ứng yêu cầu giảm nghèo và bình đẳng giới, chương trình phổ biến bếp đun cải tiến với sự phối hợp của hội PNVN đã được triển khai ở các làng, xã và thậm trí ở cấp tỉnh Đây là trường hợp có sự hợp tác giữa Viện năng lượng và tỉnh Ninh bình
Như đã trình bày ở trên, hiện nay các hộ nông dân nói chung và các hộ nông dân nghèo nói riêng phụ thuộc tới gần 90% vào năng lượng sinh khối với hệ thống tự cung tự cấp và sử dụng bếp đun truyền thống hiệu suất thấp Tuy nhiên chương trình cung ứng chất đốt kết hợp với bếp cải tiến hiệu suất cao chưa được quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chịu trách nhiệm về chính sách phát triển nông thôn, khu vực tư nhân và các tầng lớp xã hội (đặc biệt là HPNVN), các trường đại học vv
II.4 Một số đặc điểm chính khu vực dân cư ngoài lưới II.4.1 Điều kiện tự nhiên
Trang 17Một trong những nét chung thể hiện rõ nhất ở khu vực dân cư ngoài lưới là miền núi thì địa hình hết sức phức tạp, đa dạng với các loại đồi núi cao thấp khác nhau và thường chiếm phần lớn trong tổng diện tích tự nhiên của từng vùng Cụ thể ở các xã vùng trung du là 40 - 70%, nhưng ở các xã miền núi thì tỷ lệ này chiếm trên 90% Đối với với các đảo là sự biệt lập với đất liền
Diện tích rừng tự nhiên ở các điểm khảo sát thuộc địa phận miền núi phía Bắc hiện chỉ còn lại rất ít và chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng diện tích tự nhiên của từng vùng, Việc kiếm củi ngày càng trở lên khó khăn do phải đi xa và phần lớn nguồn củi đều ở những cánh rừng đều nằm ở trên núi cao, rất khó cho kiếm lượm
II.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội - văn hoá
+ Kinh tế: Nhìn chung đa số các nhóm cộng đồng dân tộc sống tại vùng
núi cao phía Bắc gặp rất nhiều khó khăn về diện tích đất canh tác Hiện phần lớn diện tích đát nông nghiệp đang ở tình trạng thoái hoá Mặc dầu ngành nông nghiệp có nhiều cố gắng đưa nhiều giống mới có năng suất cao vào sản xuất, nhưng do điều kiện khí hậu vùng cao không thích ứng nên không tạo được sản lượng cao để đáp ứng nhu cầu lương thực cho người dân nơi đây Kết quả là kinh tế thu nhập của người dân, đặc biệt ở vùng núi luôn ở trạng thái bấp bênh, phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết
Một đặc thù nữa của địa bàn vùng miền núi là mật độ dân cư thưa thớt, các cụm dân lại phân tán, giao thông đi lại còn rất khó khăn và chưa phát triển, nhiều khi là yếu tố gây trở ngại chính đến sự giao lưu phát triển kinh tế, đến việc cung ứng vật tư sản xuất, tiêu thụ và phân phối nông sản thực phẩm v.v
Để giải quyết thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân vùng miền núi, gần đây Nhà nước đã thi hành hàng loạt các chính sách nhằm tạo điều kiện và khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình bằng cách chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, mở rộng và phát triển kinh tế đồi rừng v.v nhờ đó đời sống kinh tế của nhiều hộ gia đình đã được cải thiện đáng kể
+ Xã hội văn hoá giáo dục: Điều dễ nhận thấy là sự phân hoá cộng đồng
của người dân miền núi thường tỷ lệ nghịch với khả năng tiếp cận với xã hội Tại những vùng sâu, vùng xa nơi khó khăn về đường giao thông, điện lưới chưa phát triển thì tình trạng phân hoá càng thể hiện rõ, vai trò và quyền bình đẳng nam nữ chưa được bảo đảm Người phụ nữ nhiều khi làm việc với cường độ cao hơn nam giới nhưng trong cộng đồng họ hầu như không được tham gia quyết định những vấn đề trọng đại Số người biết đọc, biết viết còn ít đặc biệt là với người dân tộc thiểu số, phần lớn mới chỉ hết bậc phổ thông trung học, số có trình độ
Trang 18đại học rất hãn hữu Tại một số xã miền núi như Mù Cả, Nùng Tám, Keng Đu, Pa ư (địa điểm điều tra), nhiều người có hiện tượng "tái mù chữ"
II.4.3 Hiện trạng khai thác nhiên liệu, chất đốt và sử dụng NL
Củi gỗ và các loại phụ phẩm nông nghiệp được coi là nhiên liệu chất đốt chính tại các hộ gia đình miền núi Việc thu hái kiếm củi ngày nay thường khó khăn và tốn công sức hơn rất nhiều so với trước kia, bởi nhà nước đang áp dụng một số biện pháp nhằm quản lý khoanh nuôi, bảo vệ rừng nên các hộ phải đi xa vài cây số mới kiếm được củi gỗ Nguồn khai thác chủ yếu vẫn dựa vào những khu rừng tự nhiên và rừng trồng, trung bình mỗi hộ gia đình phải dành ra khoảng 5 - 10 công/tháng để thu nhặt củi, và thường phải đi rất xa thậm chí có những nơi phải đi xa trên 10km Tại những nơi khảo sát khi phỏng vấn, các hộ đều cho rằng, trong tương lai việc kiếm củi càng trở lên khó khăn hơn do dân số gia tăng và chăn nuôi sẽ nhiều hơn
Việc các hộ gia đình hiện nay phải tận thu phụ phẩm nông nghiệp như: các cây ngô (thân, lõi, vỏ) và cây đậu/đỗ để làm chất đốt một phần cho thấy sự thiếu hụt chất đốt cho nấu ăn đang là chuyện thường nhật, mặt khác chứng tỏ rằng nguồn cung cấp củi gỗ đã trở lên khó khăn hơn nhiều so với trước đây
Củi: Bình quân một người dân vùng miền núi tiêu thụ khoảng 3-3,5kg
củi/ngày, một hộ trung bình là 14 ữ 20kg củi/ngày Về mùa đông nhiều hộ còn đốt củi để sưởi ấm
Điện : Mức tiêu thụ trung bình khoảng 20 -50 kWh/năm - TĐ mi ni (chỉ
tính cho thắp sáng và chạy ti vi, đài quạt)
Phụ phẩm nông nghiệp (thân cây ngô, đậu.v.v ): Được các hộ gia đình
đưa về sử dụng cho nấu ăn là chính Bình quân một người tiêu thụ khoảng 1,5ữ2kg/ngày, một hộ trung bình là 6,3 ữ 9,4kg/ngày và 1 năm sử dụng trong 1 - 2 tháng
Dầu hoả: bình quân mỗi hộ tiêu thụ 3ữ6 lít/năm, và dùng cho thắp sáng
1 Nhu cầu sấy nông sản
Nhu cầu sấy là thực sự và rất cần thiết cho các hộ gia đình Do không có sân phơi, nên sau khi thu hoạch ngô, lúa, đậu từ ngoài nương, ruộng họ đều chất các sản phẩm sau thu hoạch lên gác phía trên gian bếp để mong muốn hàng ngày các bếp đun sẽ cấp nhiệt và khói nóng cho việc sấy và bảo quản quanh năm
Lưu ý rằng, qua kiểm tra một số hộ sử dụng bếp cải tiến ở thị trấn Tam Sơn, Hà Giang khi khói được đưa ra ngoài cho biết, do không được sấy nên ngô của họ đã bị mọt, chất lượng ngô bị giảm đi Vào những tháng sau thu hoạch và
Trang 19mùa mưa ẩm nhu cầu sấy nông sản là rất quan trọng và lớn Mỗi hộ thường chất lên gian sấy từ 1,5ữ3,0 tấn nông sản các loại để sử dụng quanh năm
2 Nhu cầu sưởi
Trong các tháng mùa đông (khoảng từ tháng 11năm trướcữTháng 4 năm sau) do nhà cửa trống trải và nhiệt độ xuống thấp nên các hộ đều có nhu cầu sưởi ấm Tuy nhiên việc sưởi ấm không phải là vấn đề quan trọng như nhu cầu sấy Chỉ vào các buổi tối và sáng sớm thì mới có người ở nhà quây quần bên bếp lưả
3 Khói và bụi bẩn
Khói mang một lượng nhiệt nóng để sấy nông sản Tuy nhiên về mùa hè khói toả ra từ các bếp đun là rất khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến các thành viên trong gia đình Để giải quyết mối quan hệ giữa nhu cầu sấy và giảm khói, đa phần người dân cho rằng nếu giảm đi một phần ba lượng khói như hiện nay là có thể chấp nhận được Việc giảm khói có thể được giải quyết thông qua việc giảm lượng củi tiêu thụ trong ngày mà không cần phải đưa khói hết ra ngoài được coi là một giải pháp hữu hiệu bởi lẽ nếu sử dụng ống khói sẽ mất hết nhiệt nóng cho sấy và cũng sẽ rất tốn kém cho việc đầu tư xây dựng ống khói với điều kiện nhà cửa của các gia đình như hiện nay (ước tính phải mất khoảng 100-150 nghìn cho riêng lắp đặt một ống khói)
5 Củi gỗ và các chất đốt khác
Việc các hộ gia đình phải tận thu các cây ngô (thân, lõi, vỏ) và cây đậu/đỗ để làm chất đốt chứng tỏ rằng nguồn cung cấp củi gỗ đã trở lên khó khăn hơn nhiều so với trước đây
Lượng củi gỗ dùng cho đun nấu phần lớn được kiếm nhặt từ rừng tự nhiên và rừng trồng Việc kiếm củi chiếm nhiều thời gian Hiện nay các hộ phải đi xa vài cây số mới kiếm được củi gỗ Khi phỏng vấn, các hộ đều cho rằng, trong tương lai việc kiếm củi càng trở lên khó khăn hơn do dân số gia tăng và chăn nuôi sẽ nhiều hơn
Củi gỗ được coi là nhiên liệu chính tại các hộ gia đình Có 2 loại củi gỗ là củi cành với đường kính trung bình từ Φ10ữvà Φ50mm và củi chẻ từ các cây gỗ to Chiều dài các bó củi thường từ 1ữ1,5m Độ ẩm của củi theo quan sát thực tế là khá cao (≥20%) nên khi đun gây nhiều khói bụi Việc sử dụng cả củi chưa khô kiệt để đun cho thấy rằng hầu hết các hộ không đủ công đủ người cho kiếm củi dự trữ như trước đây
6 Bếp đun và các dụng cụ đun nấu (xoong, nồi, chảo)
Để tiết kiệm củi gỗ, bếp đun được coi là vấn đề trọng tâm cần phải nghiên cứu kỹ cho việc cải tiến để nâng cao cả hiệu suất cháy lẫn hiệu suất truyền nhiệt
Trang 20đồng thời vẫn phải đảm bào phù hợp với hoàn cảnh và phong tục tập quán của người dân địa phương
Sáu thôn thuộc ba xã được lựa chọn cho việc khảo sát nghiên cứu Có khoảng 40 hộ thuộc 6 thôn trên đã được phỏng vấn, xem xét các bếp đun hiện có có hai loại bếp chính đang được người dân sử dụng là: a) bếp đắp bằng đất; và b) bếp kiềng sắt
a) Bếp đắp bằng đất: Các bếp đắp bằng đất, dùng chảo đặt cố định để nấu cám
lợn, nấu rượu và mèn mén Các bếp này đều do dân tự làm lấy Hiện các bếp đất này đều đã bị nứt vỡ cần được cải tiến làm mới lại cho thích hợp và giảm tối đa tiêu thụ củi Qua đo đạc tiêu thụ củi tại thôn Nậm Nương có sự tham gia của cán bộ xã và một số hộ gia đình cho thấy, hiệu suất bếp rất thấp chỉ đạt khoảng10%
Một số nguyên nhân chính dẫn đến loại bếp này có hiệu suất thấp –tiêu thụ nhiều củi là:
- Khoảng cách từ nền bếp đến đáy chảo quá cao, từ 350-400 mm đã làm cho nhiệt bức xạ truyền đến chảo bị giảm đi, ngọn lửa với chiều dài có hạn nên ít tiếp xúc được với đáy, thành xung quanh chảo đã làm giảm hai nguồn nhiệt quan trong là đối lưu và dẫn nhiệt
- Buồng đốt quá rộng cũng làm cho ngọn lửa không tập trung và khó cháy hơn Muốn cháy tốt cần phải có nhiều củi
- Theo thiết kế hiện tại, cửa bếp vừa làm nhiệm vụ cấp nhiên liệu (củi), cấp gió và thoát khói đã làm giảm khả năng cháy của củi, ngọn lửa và nhiệt nóng thường bị phả ra ngoài hắt thẳng vào mặt người nấu qua của đun ở phía trước
- Vị trí chảo đặt trong bếp, cộng thêm không có khe thoát khói đã làm giảm nguồn nhiệt đối lưu nên khi đun lâu sôi
- Việc không sử dụng vung/nắp đậy chảo khi đun cũng làm tăng đáng kể lượng củi tiêu thụ từ 5-10%, thậm chí 15% và thời gian nấu bị kéo dài hơn so với bình thường
b) Bếp kiềng: Đây là loại bếp hở Các hộ gia đình đều có một bếp đặt ở gian
bếp-cạnh gường ngủ Đối với người Mông, người Tày thì vị trí của bếp là không thể thay đổi được đó là phong tục tập quán có từ lâu đời Bếp kiềng đảm nhận cho việc nấu thức ăn (nấu/xào) và đun nước uống hàng ngày Mỗi ngày bếp kiềng được sử dụng ít nhất là 2 lần cho nấu thức ăn của 2 bữa chính Những gia đình không ăn mèn mén thì họ còn dùng để nấu chín cơm Số lần sử dụng bếp kiềng trong 1 ngày nhiều hơn bếp đất nhưng tiêu thụ củi ở bếp này chỉ bằng 40-60% so với bếp đất Việc sưởi ấm thường được người dân sử dụng và ngồi quanh bếp kiềng là chính Bếp kiềng có ưu điểm nổi bật là thích nghi với nhiều loại
Trang 21xoong có các kích cỡ khác nhau Tuy nhiên do bếp hở nên hiệu suất rất thấp chỉ đạt 8-15% Dưới đây là một số hình ảnh minh hoạ về sấy nông sản, nấu cám lợn bằng chảo và sưởi ấm về mùa đông
Trang 22
Có thể nói sự khác biệt về sinh thái, thổ nhưỡng giữa các vùng, các nhóm cộng đồng cư dân sinh sống trên đó đã tạo nên sự đa dạng về lối sống, phương thức canh tác, thói quen phong tục tập quán và mức sống thu nhập v.v Sự phong phú đa dạng đó cũng còn thể hiện khá rõ trong lĩnh vực sử dụng năng lượng, đặc biệt cho nhu cầu đun nấu sinh hoạt, bởi ngoài tính dân tộc, tính truyền thống tập quán mang vào trong bữa ăn sinh hoạt gia đình, thì mức độ lệ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu chất đốt, vào nhu cầu nấu ăn, chăn nuôi, sấy sưởi khác nhau theo các vùng cũng tạo nên sự đa dạng phong phú trong sinh hoạt nấu nướng
Các nhận xét và đánh giá
khu vực miền núi sử dụng củi cho đun nấu ở hộ gia đình là lớn nhất chiếm tới trên 90% sau đó đến phụ phẩm nông nghiệp
Trang 23Việc sử dụng loại củi to, trong khi đó không gian nhà bếp của các hộ thường khá chật hẹp Hiện nay nhiều hộ sử dụng khói bếp để sấy nông sản, lấy ánh sáng từ ngọn lửa bếp để chiếu sáng về ban đêm điều này có thể là trở ngại chính cho công tác mở rộng phát triển BĐCT Vì vậy, cần phải được xem xét khi phổ biến BDDCT ở khu vực dân cư này
Trang 24+ Các thiết bị công nghệ khai thác, chế biến, sử dụng các nguồn NL + Các dạng sử dụng NL cho các hoạt động ở khu vực NL
NLNT là một bộ phận của NL quốc gia nhưng có những đặc điểm riêng Những đặc điểm quan trọng nhất là:
- Mang tính vùng sinh thái và tập quán, - Lượng tiêu thụ phân tán, nhỏ, đa dạng, - Mang tính thời vụ cao
Năng lượng hoá nông thôn là quá trình từ quy hoạch đến cải tạo, xây dựng, áp dụng các công nghệ NL thích hợp để sử dụng tối đa và có hiệu quả các nguồn NLTM và NLPTM nhằm làm động lực cho quá trình công nghiệp hoá, cơ giới hoá NL và qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn Trong các thành phần của năng lượng hoá NT thì điện khí hoá NT có vị trí then chốt
Dưới đây là mô tả sơ đồ cung cấp NL nông thôn hiện hữu và cơ cấu tổ chức dịch vụ NL nông thôn VN Các sử dụng cuối cùng đã được tập hợp Các phân tích về quá trình cung cấp - dòng NL và sử dụng cuối cùng được mô tả chi tiết ở mục III.2
Trang 25Truyền tải và phân phối
Thiết bị dịch vụ NL
Sử dụng cuối cùng
Thuỷ điện
Than
Khí thiên nhiên LPG Dầu thô
Củi
NLSK
Sức kéo súc vật
ánh sáng sinh hoạtBơm Thuỷ lợi
Công nghiệp nông thôn & TCN (gia chế
nông sản)Vận tải nông thônBơm máy nổ và công
nghiệp nông thôn
Đun nấu nông thônĐun nấu nông thôn
Công việc đồng áng
Điện
Trang 26Hình III.2: Cơ cấu tổ chức cung cấp dịch vụ năng lượng nông thôn
Văn phòng Chính phủ
Thủ tướng
Bộ kế hoạch và
đầu tư (MPI)
ủy ban vật giá nhà nước
(GPC)
Bộ công nghiệp (MOI)
Bộ thương
mại (MOT)
Bộ Tài nguyên và môi trường (MONRE)
Tổng Công ty điện
lực (EVN)
Tổng Công ty than (VINACOAL)
Petechim & PETROL
IMEX
Các Công ty
Điện lực
Các Công ty than
Công ty cung ứng xăng dầu
Hệ thống cung cấp dịch vụ NL thương mại
Phi - Điện Điện
ThanSản phẩm dầu, LPG, khí
Cơ chế định giá điện trợ cấp người
nghèo
Cơ chế định giá NL thương mại phi điện theo tự do hóa thị trường
Sử dụng cuối cùng các dạng NL nôngthôn
Chiếu sáng
Đun nấu, sưởi, sấy (nhiệt )
Bơm thủy lợi (động
lực)
Các quá trình động lực và nhiệt lực SMES và xí nghiệp
TCN nông thôn
Vận tải nông thôn (động lực)
Các dạng NL nông thôn được sử dụng
Điện, dầu hỏa
NL truyền thống, than,
dầu hỏa
Điện, dầu di-e-
den DO
Điện, DO, FO, than, dầu hỏa
DO, xăng Không định giá hoặc
định giá theo tự do hóa thị trường
Hệ thống tự cấp NL truyền thống phi thương mại Gỗ
củi
Sinh khối phụ phẩm thực vật
Các loại sinh khối
khác Các hộ nông thôn
Trang 27Khoảng trống về tổ chức này được đề cập từ những năm sau đổi mới (từ 1987 tới nay) khi mà mục tiêu xóa đói giảm nghèo được hướng tới khu vực nông thôn, nơi được xác định là khu vực tập trung những người nghèo nhất Mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở đây hướng vào kinh tế hộ nông thôn nhằm thông qua cung ứng và cải thiện các dịch vụ NL nông thôn sẽ tạo ra các cơ hội sản sinh thu nhập Tuy nhiên, ngoài dịch vụ điện nông thôn phục vụ trước tiên cho động lực bơm thủy lực, sau đó có kết hợp đáp ứng một phần chiếu sáng sinh hoạt cho hộ nông thôn, các loại dịch vụ NL nông thôn khác rất quan trọng như các dịch vụ NL thương mại phi - điện như than, các sản phẩm dầu, khí đều chưa được xem xét theo hướng hội nhập các dịch vụ NL nông thôn với các nhân tố phát triển nông thôn (y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, tài chính v.v…) Đặc biệt đối với dịch vụ NL truyền thống phục vụ nhu cầu NL đun nấu thì cho đến nay vẫn chưa chính thức được xem xét trong khuôn khổ tổng thể phát triển NL nông thôn Việt Nam Việc xây dựng một mạng lưới các cơ quan đầu mối phục vụ quá trình kế hoạch hóa NL nông thôn tổng thể cho đến nay vẫn chưa được tiến hành Chỉ riêng lĩnh vực điện khí hóa nông thôn là được các cơ quan kế hoạch hóa điện lực và chính quyền các cấp chú trọng do tính đa mục đích và tầm quan trọng to lớn của điện năng
Xét riêng về cung ứng các dịch vụ NL hướng tới bình đẳng giới, do khoảng trống về cơ cấu tổ chức kế hoạch hóa NL nông thôn tổng thể, nên vấn đề kế hoạch hóa NL hướng tới bình đẳng giới, đặc biệt là nhận diện các dạng dịch vụ NL có tầm quan trọng hàng đầu đối với phụ nữ và hoạch định các phương án lựa chọn những dịch vụ này hầu như chưa nằm trong tầm xem xét của các tổ chức lập chính sách và kế hoạch phát triển NL, cụ thể là chưa quan tâm tới đặc điểm nhu cầu NL của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn, cụ thể là các nhu cầu NL nông thôn phục vụ các công việc nội trợ (đun nấu, sưởi, sấy), công việc thủy lợi đồng áng và xay xát cùng các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác
Nhìn chung việc cung cấp các dịch vụ NL nông thôn hướng tới bình đẳng giới cần hướng trực tiếp vào 3 chủ điểm là:
• Nhiên liệu cho gia dụng gắn với các công cụ đun nấu, sưởi, sấy truyền thống
Trang 28• NL cho cơ giới hóa công việc đồng áng, bơm thủy lợi và gia chế nông sản (xay, xát, nghiền)
• NL cho ánh sáng sinh hoạt
2 Thiếu một cơ cấu tổ chức chính quy cung cấp dịch vụ nhiên liệu đun nấu phục vụ hộ nông thôn nói chung và hộ nông thôn xa lưới nói riêng (NL truyền thống: gỗ củi, sinh khối phụ phẩm nông nghiệp v.v…) cũng như phổ biến các công nghệ/thiết bị đun nấu cải tiến có hiệu suất cao (bếp cải tiến, các thiết bị sưởi sấy hiệu suất cao, ít ô nhiễm v.v…)
Mặc dù đã có rất nhiều tổ chức trong nước và ngoài nước tiến hành các điều tra, nghiên cứu, quy hoạch và lập chính sách nhằm giải quyết vấn đề định hướng lựa chọn nhiên liệu đun nấu, cơ cấu tổ chức cung ứng dịch vụ nhiên liệu đun nấu kết hợp với các công nghệ / thiết bị đun nấu hiệu suất cao cho đối tượng là các hộ nông thôn nói chung và các hộ nông thôn nghèo nói riêng, song cho đến nay, do thiếu một cơ cấu tổ chức ở tầm vĩ mô có thể tập hợp và liên kết các tổ chức nghiên cứu và tổng kết các kết quả nghiên cứu, do đó đãn tới các hệ quả dưới đây:
• Chưa hình thành một tổ chức chính quy cung ứng dịch vụ nhiên liệu đun nấu, định hướng lựa chọn nhiên liệu và phổ biến các công nghệ / thiết bị dudn nấu (sưởi, sấy) hiệu suất cao tiết kiệm NL và giảm ô nhiễm môi trường (tương tự như dịch vụ điện nông thôn)
• Cơ chế tự cấp nhiên liệu truyền thống đun nấu nông thôn vẫn tồn tại và giữ vai trò áp đảo Đây là một vấn đề có liên quan chặt chẽ tới bình đẳng thế giới, ô nhiễm môi trường, phá rừng và thảm thực vật
• Một khoảng trống về chính sách triển khai năng lực và kiến thức có liên quan tới cung cấp dịch vụ nhiên liệu đun nấu nông thôn luôn tồn tại cho đến nay, mặc dù trong cân đối cung cầu NL hộ nông thôn, nhiên liệu đun nấu chiếm trên 90% (Nguồn: Viện năng lượng), đồng thời chiếm tỷ lệ áp đảo trong cân đối chi tiêu của các hộ nghèo, cũng như trong cân đối thời gian công sức, sức khỏe của phụ nữ và trẻ em nông thôn Phân tích các khoảng trống này sẽ được đề cập chi tiết ở các phần tiếp theo
Chính khoảng trống này đã cản trở các hộ nông thôn nghèo nói chung và các phụ nữ nông thôn nghèo nói riêng tiếp cận các dạng nhiên liệu hiện đại cần dùng cho đun nấu, sưởi, sấy và giảm dần sự phụ thuộc của họ vào NL củi gỗ và sinh khối truyền thống, đồng thời tăng dần sự sử dụng các công nghệ / thiết bị đun nấu có hiệu quả năng lượng cao (bếp cải tiến)
III 3 Hiện trạng cung cấp & sử dụng điện
Trang 29Tính đến 31/12/2005, điện lưới quốc gia đã đến 64 tỉnh, thành phố của cả nước, 524/540 huyện đạt tỷ lệ 97,95% (còn 1 huyện đất liền là huyện Mường Tè Lai Châu và 10 huyện đảo chưa có điện lưới, nhưng đã có điện Diesel hoặc thuỷ điện nhỏ tại chỗ), 8.734/9.046 xã trên cả nước có điện đạt tỷ lệ 96,6% (trong đó có 8.675 xã được cấp từ điện lưới Quốc gia, 59 xã còn lại được cấp điện bằng nguồn điện tại chỗ) Hiện tại, toàn quốc còn 430 xã chưa có điện (371 xã chưa được cấp từ lưới quốc gia), tỷ lệ các xã có điện thuộc các miền như sau:
+ Khu vực miền Bắc có 5.228/5.517 xã có điện đạt 94,8%
+ Khu vực miền Trung có 1.500/1.521 xã có điện đạt 98,6%
+ Khu vực miền Nam có 1.990/2.008 xã có điện đạt 99,9%
Về số hộ dân nông thôn: Có 12.054.922 hộ/13.335.331 hộ nông thôn được
sử dụng điện lưới quốc gia, đạt tỷ lệ 90,4% và tăng 2.632 nghìn hộ so với năm 2000 (tính chung cả nước có 17.113.056/ 18.538.223 hộ dùng điện lưới đạt tỷ lệ 92,3%) Tỷ lệ số hộ dân nông thôn được cấp điện lưới quốc gia như sau:
+ Khu vực miền Bắc có 6.483.242 hộ/6.952.640 hộ có điện lưới đạt 93,2%
+ Khu vực miền Trung có 1.849.094 hộ/2.049.016 hộ có điện lưới đạt 90,5%
+ Khu vực miền Nam có 3.722.586 hộ/4.333.675 hộ có điện lưới đạt 86,5%
Trang 3030
Bảng III.1: Tổng hợp số liệu về số hộ nông thôn toàn quốc không có điện phân theo địa bàn quản lý của các công ty điện lực (31/12/2005)
Tổng số (huyện)
Có điện lưới (huyện)
Chưa có điện lưới(huyện)
Tỷ lệ có điện (%) Tổng số
Có điện lưới
Chưa có điệnlưới
Tỷ lệ có điện (%)
Tổng số
Có điệnlưới
Có điện tại chố
Tỷ lệ có điện lưới (%)
Tỷ lệ có điện (%)
Tổng số hộ(hộ)
Tổng số hộnông thôn
Tổng số hộSD điện lưới (hộ)
Tổng số hộN.thôn SD điện lưới lưới (hộ)
Chưa có điện (hộ)
Số hộ có điện tại chỗ
Tỷ lệ sốhộ có
điện lưới (%)
Tỷ lệ hộ dân NT có điện lưới (%)
Tỷ lệ hộ dân NT có điện (%)
Cty ĐL I252332312 99,10%5.4405.119321 93,70%4.9034.58430 93,49%94,1% 6.904.185 5.868.018 6.427.874 5.398.620476.311 13.30093,1%92,0%92,2%Cty ĐL II201491454 97,30%2.2182.19721 99,10%1.8141.79715 99,06%99,9% 4.976.183 3.811.748 4.349.491 3.235.719626.692 22.46687,4%84,9%85,5%Cty ĐL III131131094 96,40%1.8341.80034 97,60%1.5211.48713 97,76%98,6% 2.783.930 2.049.016 2.575.734 1.849.094208.1965.60592,5%90,2%90,5%Cty ĐL Hà nội1550100%2312310100%9999100%100%860.733250.828860.733250.828100%100%100%Cty ĐL TP HCM1550100%3173161100%5857198%100% 1.419.445215.814 1.330.326205.60389.1191.76893,7%95,3%96,1%Cty ĐL Hải Phòng1981 88,90%2182180100%152152100%100%465.401260.686465.401260.686100%100%100%Cty ĐL Đồng Nai1990100%1711710100%136136100%100%447.272306.113422.423281.26424.8493.07794,4%91,9%92,9%Cty ĐL Ninh Bình1660100%1451450100%125125100%100%234.815193.579234.815193.579100%100%100%Cty ĐL Hải Dương111110100%2632630100%238238100%100%446.259379.529446.259379.529100%100%100%
Tên công ty
Tổng số tỉnh
HuyệnThị trấn, xã, phường
Trang 31Mặc dù đạt được thành tựu lớn, nhưng điện nông thôn vẫn còn có vấn đề về mặt chất lượng và độ tin cậy Các hộ nông thôn thường trả tiền điện cao hơn (hơn 700đ/Kwh) trong khi các hộ thành thị chỉ phải trả 550đ/kWh (100 kWh đầu tiên) Sự sụt điện áp và tổn thất truyền tải là nguyên nhân của giá cao này Sự quản lý và thiếu đầu tư vào lưới điện xã cũng làm tăng thêm giá điện nông thôn
Bảng III.2: Sử dụng các thiết bị điện trong các hộ gia đình nông thôn (%) 1997-1998 2001 - 2002
Nguồn: Tổng cục thống kê Ghi chú: (*) số liệu ước tính
III.4 Cung cấp & sử sụng năng lượng sinh khối
Năng lượng sinh khối là nguồn năng lượng lớn đối với nông thôn Vì không được sự chú ý nhiều về mặt chính sách đối với nguồn năng lượng này nên thị trường của nó là sự tự điều tiết - Vì vậy, nó được gọi là dạng năng lượng phi thương mại Điều này ảnh hưởng đến việc lưu trữ các số liệu về sản lượng, giá cả và mức độ tiêu thụ vv
Phần lớn các hộ nông dân được coi là tự túc năng lượng Củi, phụ phẩm nông nghiệp thường được lấy từ đất rừng hoặc đất đồi và ở vườn gia đình
ở khu vực nông thôn, năng lượng sử dụng chủ yếu là nhiệt để nấu ăn và sấy Nấu ăn bằng việc đốt các sinh khối truyền thống ở các bếp đun hiệu suất thấp qua nhiều thế hệ Với tính hiệu suất năng lượng của loại bếp này chỉ là 8 ữ 15% Gần đây có nhiều loại công nghệ năng lượng hiệu suất cao sử dụng sinh khối truyền thống ở mức thí điểm Vào năm 2004, tổng số các hầm khí sinh học và bếp đun cải tiến tương ứng là 50 000 và 80 000 chiếc, vẫn là số nhỏ so với 13 triệu hộ, nông thôn phụ thuộc vào năng lượng sinh khối làm nhiên liệu đun nấu chính
Bếp than tổ ong và bếp đất đốt than nắm được phổ biến ở cả nông thôn và thành thị từ những năm 1980 Hiệu suất năng lượng của loại bếp này là 25% Viên than hiện đang được sản xuất và phân phối đến các hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh thương mại nhỏ Bảng III.3 trình bày mức sử dụng nhiên liệu hộ gia đình phân theo nhóm thu nhập
Trang 32Bảng III.3: Tiêu thụ NL hộ gia đình phân loại theo loại nhiên liệu và nhóm thu nhập 5 nhóm thu nhập
Giai đoạn Loại nhiên liệu Quốc gia
Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình 1992-1993, 1997-1998
ở các hộ gia đình, công nghệ đốt sinh khối trên các bếp đun và sưởi không thay đổi nhiều Nói cách khác, sự lựa chọn công nghệ biến đổi sinh khối bị hạn chế đối với hộ gia đình Việc sử dụng này có hiệu suất kém Hiệu suất năng lượng của bếp kiềng chỉ vào khoảng 8% ữ 15% (xem bảng III.4) Ngoài ra khói, bồ hóng cũng là nguy cơ cho sức khoẻ của phụ nữ, người già và trẻ em là những người đun nấu chính của gia đình
Bảng III.4: Thiết bị biến đổi sinh khối
Thiết bị và ngành Hiệu suất năng lượng, % Hộ gia đình
III.5 Phổ biến các công nghệ NLM&TT
Sự phát triển công nghệ NLM&TT bắt đầu năm 1986 với một chương trình nghiên cứu phát triển do chính phủ cấp vốn tập trung vào tất cả các nguồn NLTT, bao gồm thuỷ điện nhỏ, khí sinh học, gió, mặt trời và sinh khối Trong đó thuỷ điện nhỏ và năng lượng sinh khối thành công nhất về mặt áp dụng công nghệ Tuy nhiên, về mặt phát triển công nghệ cho sử dụng thương mại chỉ có hầm khí sinh học chứng tỏ là sản phầm thương mại và dễ chuyển giao cho địa phương đến các hộ gia đình
Hệ thống pin mặt trời hộ gia đình được lắp đặt thí điểm ở nhiều địa phương xa lưới ước tính có hàng ngàn hệ thống pin mặt trời hộ gia đình đã được lắp đặt chủ yếu ở Việt Nam Đến năm 2004 khoảng 1000KW công suất các hệ thống pin mặt trời đã được lắp đặt Tuy nhiên thị trường pin mặt trời chưa phát triển Do đó hầu như không có nhà sản xuất thương mại pin mặt trời nào
Trang 33Chương IV
khu vực & Địa bàn nghiên cứu
IV.1 Xem xét mức độ điện khí hóa nông thôn giai đoạn 2006-2010-2015
Những căn cứ chính để xác lập khu vực và địa bàn nghiên cứu, đó là:
1 Mục tiêu cấp điện nông thôn
Mục tiêu cấp điện nông thôn tới 2010 được đề cập trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010, thông qua tại Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó xác định mục tiêu tới 2010 là hầu hết các xã được sử dụng điện Mục tiêu này đã được cụ thể hóa trong các Nghị quyết các hội nghị Ban Chấp hành TW khóa IX như sau:
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010 nêu rõ khái quát của cả chương trình điện nông thôn từ năm 2005-2015: Phát triển hệ thống điện Quốc gia cung cấp có hiệu quả, chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và cho sinh hoạt ở nông thôn Đối với những vùng không có điều kiện cấp điện lưới Quốc gia, Nhà nước có chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển các nguồn điện tại chỗ, bảo đảm đến 2010, tất cả các trung tâm xã đều có điện sử dụng và đến cuối 2020, tỷ lệ số hộ có điện đạt 100%
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hàng Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc cũng đặt rõ mục tiêu: “Tới 2010, các vùng dân tộc và miền núi có trên 90% hộ dân có đủ điện, nước sinh hoạt”
- Chương trình của Chính phủ về việc đầu tư phát triển và cung cấp điện đến từng thôn buôn, từng hộ đồng bào dân tộc thiểu số của 5 tỉnh Tây nguyên
2 Khả năng kéo lưới Quốc gia cho tiêu dùng dân cư khu vực nông thôn tới 2010, 2015
Nhằm đáp ứng mục tiêu như đề cập ở trên, kế hoạch kéo lưới điện được lập (TSĐ VI) theo các giai đoạn dự kiến như sau:
Giai đoạn 2006-2010
• Sản lượng điện cấp cho nông nghiệp và khu vực nông thôn đến năm 2010 dự kiến đạt 13,05 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng 13,4% tổng điện năng thương phẩm (phương án cơ sở) Trong đó riêng điện năng dùng cho tiêu dùng dân cư là 9,7 tỷ kWh (chiếm 74%) Các nhu cầu khác (nông - lâm - thủy, quản lý, sản xuất hộ gia đình, tiểu thủ công nghiệp và khác) chiếm 26% trong tổng điện năng dùng cho nông nghiệp và khu vực nông thôn
Trang 34• 100% trung tâm xã và 95% số hộ dân nông thôn có điện lưới và điện tại chỗ; trong đó khu vực vùng miền núi phía Bắc và Tây nguyên đạt tỷ lệ 90% số hộ dân nông thôn có điện
Giai đoạn 2011-2015
• Sản lượng điện cấp cho nông nghiệp và khu vực nông thôn năm 2015 dự kiến đạt 17,9 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng 10,8% tổng điện năng thương phẩm Trong đó riêng điện năng dùng cho tiêu dùng dân cư là 13 tỷ kWh (chiếm 72,7%) Các nhu cầu khác (nông - lâm - thủy, quản lý, sản xuất hộ gia đình, tiểu thủ công nghiệp và khác) chiếm 27,3% trong tổng điện năng dùng cho nông nghiệp và khu vực nông thôn
• 98% số hộ dân nông thôn có điện lưới hoặc điện tại chỗ
Mục tiêu thực hiện chương trình đầu tư cấp điện từ lưới điện Quốc gia
2006-2010: Tới 2010 sẽ có 93,6% số hộ nông thôn có điện lưới
• Đầu tư cấp điện mới từ lưới Quốc gia cho 315 xã với 250 nghìn hộ dân được cấp điện
• Đầu tư mở rộng lưới trung hạ áp ở các xã đã có điện để mở rộng cấp điện thêm cho 1.084 nghìn hộ dân
2011-2015: Tới 2015 sẽ có 96,5% số hộ nông thôn có điện lưới
• Đầu tư cấp điện mới từ lưới Quốc gia cho 32 xã với 20 nghìn hộ dân được cấp điện • Đầu tư mở rộng lưới trung hạ áp ở các xã đã có điện để mở rộng cấp điện thêm cho
1.155 nghìn hộ dân
• Đầu tư cải tạo và nâng cấp lưới điện trung hạ thế cho 2.000 xã
Như vậy, trong giai đoạn đầu (2006-2010) sẽ có thêm 1.334 nghìn hộ dân được cấp điện từ lưới điện quốc gia nâng tỷ lệ số hộ dân nông thôn được cấp điện lưới là 93,6%, giai đoạn sau (2011-2015), sẽ có thêm 1.175 nghìn hộ dân được cấp điện từ lưới điện quốc gia nâng tỷ lệ số hộ dân nông thôn được cấp điện lưới là 96,5%
IV.2 Khu vực và địa bàn nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu cấp điện lưới cho nông thôn giai đoạn 2006-2010 và 2011 - 2015 như trình bày ở trên
Căn cứ vào nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu
Với quan điểm phát triển là khai thác các nguồn NL tại chỗ, NLM&TT có sẵn để sản
Trang 35+ Tập trung vào khu vực dân cư là vùng sâu, vùng xa, và hải đảo
+ Tiếp cận theo hướng đi từ ngoài vào trong (điện lưới đi từ trong ra ngoài và điện tái tạo/NL đi từ ngoài vào trong)
+ Các điểm cấp điện bằng NLM&TT sau khi có lưới sẽ hoặc là duy trì sử dụng hoặc chuyển sang các địa điểm khác kéo lưới không kinh tế
+ Chưa xem xét đến các hộ chưa có điện nằm rải rác tại tại các xã đã có hoặc sẽ có điện trước 2010
Như vậy, Khu vực nghiên cứu sẽ là 56 xã chưa có điện lưới sau 2010 thuộc địa bàn của 16 tỉnh và thành phỗ Các xã này chủ yếu là các xã miền núi, khu vực vùng sâu vùng xa và các xã ngoài đảo
Mục tiờu :
+ Cấp điện: Lập phương ỏn cấp điện cho 100% số hộ trong 56 xã thuộc 16 tỉnh,
thành phố không có điện - là những xã nghèo (Số hộ chưa có điện đến 2010 tại 56 xã này là: 33.627 hộ) Danh sách các khu vực dân cư chưa được kéo lưới điện sau 2010 và các thông tin chính được nêu ở bảng IV.1
+ Nhiệt: Dựa vào nhu cầu thực tế, Nguồn cấp nhiệt sẽ là sinh khối kết hợp với năng
lượng mặt trời được sử dụng cho đun nấu, sấy nông sản và hàng hoá
Trang 36BẢNG IV.1: THÔNG TIN CHÍNH CÁC XÃ THUỘC HUYỆN/TỈNH CHƯA CÓ LƯỚI ĐIỆN QUỐC GIA SAU 2010
Diện tích đất các loại (ha)
Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp TT Tên xã Địa điểm (Huyện) Đến năm 2010 Số hộ
Số nhân khẩu (người)
Tổng số
Đất dân
cư Tổng số
Cây hàng năm Lúa
Cây lâu năm
Tổng số
Rừng tự nhiên
Số hộ h.tại
Tỉnh Bình Định Phần trăm số hộ NT có điện lưới QG toàn tỉnh : 95%
Tỉnh Lạng Sơn Phần trăm số hộ NT có điện lưới QG toàn tỉnh : 74,86%
Tỉnh Nghệ An Phần trăm số hộ NT có điện lưới QG toàn tỉnh : 92,8%
Tỉnh Thanh Hoá Phần trăm số hộ NT có điện lưới QG toàn tỉnh : 90,89%
Trang 37Diện tích đất các loại (ha)
Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp TT Tên xã Địa điểm (Huyện) Đến năm 2010 Số hộ
Số nhân khẩu (người)
Tổng số
Đất dân
cư Tổng số
Cây hàng năm Lúa
Cây lâu năm
Tổng số
Rừng tự nhiên
Số hộ h.tại
Tỉnh Lai Châu Phần trăm số hộ NT có điện lưới QG toàn tỉnh: 24,0%
Tỉnh Kiên Giang Phần trăm số hộ NT có điện lưới QG toàn tỉnh: 72,7%
Trang 38Diện tích đất các loại (ha)
Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp TT Tên xã Địa điểm (Huyện) Đến năm 2010 Số hộ
Số nhân khẩu (người)
Tổng số
Đất dân
cư Tổng số
Cây hàng năm Lúa
Cây lâu năm
Tổng số
Rừng tự nhiên
Số hộ h.tại
TP Hải Phòng Phần trăm số hộ NT có điện lưới QG toàn tỉnh: 99,8%
Tỉnh Quảng Bình Phần trăm số hộ NT có điện lưới QG toàn tỉnh: 95,2%
Tỉnh Quảng Trị Phần trăm số hộ NT có điện lưới QG toàn tỉnh: 81%
Tỉnh Quảng Nam Phần trăm số hộ NT có điện lưới QG toàn tỉnh: 89,5%
Tỉnh Quảng Ngãi Phần trăm số hộ NT có điện lưới QG toàn tỉnh: 87,56%
Tỉnh Quảng Ninh Phần trăm số hộ NT có điện lưới QG toàn tỉnh: %
Trang 39Diện tích đất các loại (ha)
Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp TT Tên xã Địa điểm (Huyện) Đến năm 2010 Số hộ
Số nhân khẩu (người)
Tổng số
Đất dân
cư Tổng số
Cây hàng năm Lúa
Cây lâu năm
Tổng số
Rừng tự nhiên
Số hộ h.tại
Tỉnh Bình Thuận Phần trăm số hộ NT có điện lưới QG toàn tỉnh : 79,8%
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Phần trăm số hộ NT có điện lưới QG toàn tỉnh : 85,7%
Tỉnh Khánh Hoà Phần trăm số hộ NT có điện lưới QG toàn tỉnh : 95,5%
TP Đà Nẵng Phần trăm số hộ NT có điện lưới QG toàn tỉnh : 100%
Trang 40Xét về tiềm năng TĐN, có khoảng 3000 địa điểm tiềm năng có điều kiện thuận lợi để xây dựng TĐN và cực nhỏ, trong đó:
a/ Loại có công suất trạm 100-10.000KW: 500 điểm trạm với tổng công suất khoảng 1.400-1800 MW (bằng 90-93% tổng công suất của các loại TĐN)
b/ Loại có công suất trạm dưới 100KW : 2500 điểm trạm với tổng công suất khoảng 100-200MW (bằng 7-10% tổng công suất của các loại TĐN)
Ngoài ra còn có một tiềm năng thuỷ điện cực nhỏ đáng kể có ở khắp nơi, khe suối với cột nước tự nhiện hoặc nhân tạo khoảng 0,7-0,8m là có khả năng phát điện
Bao gồm các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Hoà Bình