1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ giữa các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô và tình hình kinh tế vĩ mô việt nam 6 tháng đầu năm 2021 (1)

22 53 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 215 KB

Nội dung

Chuyển sang kinh tế thị trường là quá trình đổi mới một cách cơ bản nội dung và phương thức quản lý của nhà nước để vận hành nền kinh tế, trong đó có đổi mới quản lý kinh tế vĩ mô. Kinh tế vĩ mô là những vấn đề bao trùm toàn bộ nền kinh tế như tổng sản phẩm quốc nội, lạm phát, thất nghiệp, tổng cung, tổng cầu, các chính sách kinh tế quốc gia, thương mại quốc tế… Ổn định kinh tế vĩ mô có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Có ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền mới tạo điều kiện thuận lợi để duy trì trật tự và thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế tạo nền tảng cho ổn định vĩ mô thông qua bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối hàng tiền, tiết kiệm đầu tư; thu chi ngân sách Nhà nước, xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán, việc làm, thu nhập và bảo đảm an sinh xã hội.Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, 35 năm qua, chúng ta luôn xác định ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu xuyên suốt, được ưu tiên hàng đầu và là một trong những yêu cầu mang tính nguyên tắc đối với Nhà nước trong quản lý, điều hành nền kinh tế.Căn cứ vào những cơ sở lý thuyết và thực tiễn nêu trên, tôi chọn vấn đề “Mối quan hệ giữa các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô và tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021” làm đề tài viết tiểu luận kết thúc môn học.

Trang 1

VIỆN KINH TẾ

TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC MỤC TIÊU QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ

VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021

Trang 2

Phần 1 MỞ ĐẦU 1

Phần 2 NỘI DUNG 3

Chương 1 Tổng quan về mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Cơ sở phương pháp luận trong xác định hệ thống mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô 3

1.3 Mục tiêu quản lý vĩ mô của Nhà nước 6

1.3.1 Mục tiêu phân bố nguồn lực có hiệu quả 6

1.3.2 Mục tiêu phân bố công bằng sản phẩm làm ra và giải quyết tốt vấn đề xã hội 7

1.3.3 Mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế 7

1.3.4 Củng cố và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội 8

1.3.5 Mục tiêu củng cố quốc phòng, an ninh trật tự 8

1.4 Mối quan hệ giữa các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô 8

Chương 2: Kinh tế vĩ mô Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021 và giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô 13

2.1 Kinh tế vĩ mô Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021 13

2.2 Giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô 16

Phần 3 KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

và bảo đảm an sinh xã hội.

Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng

và lãnh đạo, 35 năm qua, chúng ta luôn xác định ổn định kinh tế vĩ mô là mụctiêu xuyên suốt, được ưu tiên hàng đầu và là một trong những yêu cầu mangtính nguyên tắc đối với Nhà nước trong quản lý, điều hành nền kinh tế

Căn cứ vào những cơ sở lý thuyết và thực tiễn nêu trên, tôi chọn vấn

đề “Mối quan hệ giữa các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô và tình hình

kinh tế vĩ mô Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021” làm đề tài viết tiểu luận kết

thúc môn học

* Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu: Phân tích mối quan hệ giữa các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ

mô, và tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021

Trang 4

+ Đề xuất giải pháp

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô và tình

hình phát triển kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2021

- Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Tiểu luận tập trung nghiên cứu các mục tiêu quản lý kinh

tế vĩ mô và tình hình phát triển kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2021

Về không gian: Tiểu luận nghiên cứu về quản lý kinh tế vĩ mô ViệtNam hiện nay

Về thời gian: Số liệu sử dụng để nghiên cứu chủ yếu được thu thập đếntháng 6 năm 2021

* Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dưới góc độ vĩ mô, kết hợp nghiên cứu lý thuyết vớikhảo sát, đánh giá thực tiễn Do đó, ngoài những phương pháp chung còn sửdụng các phương pháp như sau:

Chương 1: Tổng quan về mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế

Chương 2: Kinh tế vĩ mô Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021 và giải pháp

ổn định kinh tế vĩ mô

Trang 5

Phần 2 NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan về mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế 1.1 Khái niệm

Cũng như các hoạt động quản lý khác, quản lý nhà nước về kinh tế khởiđầu với việc xác định mục tiêu Đây là căn cứ đầu tiên của quá trình quản lý

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế, các mục tiêu chỉ ra phươnghướng và yêu cầu số lượng cho các hoạt động quản lý của Nhà nước nhằmgiải quyết các vấn đề kinh tế xã hội cơ bản nhất như tăng trưởng kinh tế, rútngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xoá đói giảmnghèo, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, vv Những mục tiêu này phải thểhiện một cách tập trung, những biến đổi quan trọng nhất về lượng và chất củanền kinh tế và đời sống xã hội, những mốc mới phải đạt được tới trên conđường phát triển của đất nước

Ở nước ta, các Nghị quyết của những kỳ Đại hội Đảng Cộng sản ViệtNam xác định rõ đường lối kinh tế của Đảng và vạch ra các mục tiêu củachiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn khoảng 10 năm sau Sau

đó, các mục tiêu của kế hoạch 5 năm được đưa ra trên cơ sở cụ thể hoá cácmục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở trên Cuối cùng, Chính phủ sẽđưa ra các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của từng năm trên cơ sở tiếp tục cụ thể hoámục tiêu của kế hoạch 5 năm và có cân nhắc thêm về những điều kiện thựctiễn phát sinh tại các thời điểm cụ thể

1.2 Cơ sở phương pháp luận trong xác định hệ thống mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô

Lý luận về kinh tế học cho rằng, ở mọi thời đại, mọi quốc gia, đều phảigiải quyết một mâu thuẫn cơ bản trong kinh tế đó là: nhu cầu con người và xãhội luôn là vô hạn, nhưng nguồn lực lại luôn là có hạn Chính vì vậy, kinh tếhọc ra đời với tư cách là môn khoa học nghiên cứu xem xã hội sử dụng nhưthế nào nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra những hàng hoá cần thiết

và phân phối cho các thành viên trong xã hội

Trang 6

Kinh tế học được chia thành hai phân ngành lớn là: Kinh tế vĩ mô vàkinh tế vĩ mô.

Kinh tế vĩ mô nghiên cứu những vấn đề kinh tế mang tính cụ thể và là

cơ sở cho quản lý kinh tế vĩ mô

Kinh tế vĩ mô nghiên cứu những vấn đề kinh tế mang tính tổng thế baoquát toàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân và là cơ sở cho quản lý kinh

tế vi mô

Hai phân ngành của kinh tế học có mối quan hệ thống nhất biện chứngvới nhau, mỗi phân ngành vừa là tiền đẻ, vừa là điều kiện trong mối quan hệtác động qua lại lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế

Có nhiều đặc trưng để phân biệt hai phiên ngành nhưng xem xét ở góc

độ quản lý thì đặc trưng theo cách tiếp cận hệ thống được sử dụng phổ biến.Theo cách này, hình thành hai hệ thống đó là: hệ thống kinh tế vĩ mô và hệthống kinh tế vĩ mô Cũng như mọi hệ thống khác đều bao gồm 3 yếu tố: đầuvào - hộp đen - đầu ra nhưng hai hệ thống khác nhau căn bản về nội hàm của

3 yếu tố đó, sự khác nhau do tính chất cụ thể và tổng thể quy định

Ở đầu vào của hệ thống kinh tế vĩ mô là những vấn đề cụ thể như: laođộng, vốn, đất đai, nguyên liệu, đầu ra là sản phẩm hàng hoá - dịch vụ Quản

lý kinh tế vĩ mô tìm cách lựa chọn sự kết hợp tối ưu ở đầu vào để có chi phísản xuất thấp nhất với tối ưu sản lượng đầu ra để có doanh thu cao nhất nhằmđạt các mục tiêu trong đó mục tiêu số một là tối đa được lợi nhuận

Ở đầu vào của hệ thống kinh tế vĩ mô là những vấn đề cụ thể như: laođộng, vốn, đất đai, nguyên liệu, đầu ra là sản phẩm hàng hoá - dịch vụ Quản

lý kinh tế vĩ mô tìm cách lựa chọn sự kết hợp tối ưu ở đầu vào để có chi phísản xuất thấp nhất với tối ưu sản lượng đầu ra để có doanh thu cao nhất nhằmđạt các mục tiêu trong đó mục tiêu số một là tối đa được lợi nhuận

Còn ở đầu vào của hệ thống kinh tế vĩ mô tiếp cận những vấn đề mangtính tổng thể bao gồm 3 nhóm yếu tố chủ yếu đó là:

- Yếu tố phi kinh tế - Yếu tố chính sách - Yếu tố nguồn lực ( nhân lực,vật lực, tài lực)

Trang 7

Trong đó yếu tố chính sách là quan trọng nhất nhằm hạn chế sự tácđộng tiêu cực của yếu tố phi kinh tế, khai thác có hiệu quả yếu tố nguồn lực;đầu ra là tổng sản phẩm quốc dân.

Quản lý kinh tế vĩ mô tìm cách lựa chọn chính sách và công cụ và sựphối hợp chúng một cách tối ưu tác động vào hệ thống để tăng tổng sản lượng

ở đầu ra nhi đạt các mục tiêu trong đó mục tiêu số một là tăng trưởng kinh tế

Tuy nhiên, do tính chất của hệ thống kinh tế vi mô chỉ trong phạm vimột doanh nghiệp dù đó là doanh nghiệp lớn thì hệ thống mục tiêu cũng đơngiản hơn nhiều so với hệ thống mục tiêu của hệ thống kinh tế vĩ mô với tínhchất phức tạp vì nó bao quát toàn bộ nền kinh tế quốc dân, liên quan tớinhững vấn đề tổng thể không chỉ đơn thuần kinh tế mà còn vấn đề xã hội,chính trị; không chỉ trong nước mà còn quan hệ với nước ngoài, không chỉsản lượng hàng hoá - dịch vụ mà còn quan hệ hàng - tiền vv Chính vì vậy,việc xác lập hệ thống mục tiêu kinh tế vĩ mô, tìm ra mối quan hệ giữa chúng

và sự lựa chọn mục tiêu trong ngắn hạn phục vụ cho mục tiêu trong dài hạn,mục tiêu ưu tiên trong từng giai đoạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Mục tiêu kinh tế vĩ mô là trạng thái mong đợi mà chủ thể quản lý nềnkinh tế đặt ra đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân Có nhiều mục tiêu kinh tế

vĩ mô phản ánh các trạng thái mong đợi khác nhau đối với hệ thống kinh tế vàtập hợp các mục tiêu này tạo thành một hệ thống được gọi là hệ thống mụctiêu kinh tế vĩ mô, Hệ thống mục tiêu kinh tế vĩ mô có vai trò rất quan trọngtrong quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô, Đối với nước ta là một nước đang trongquá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc sử dụng cách thức, phương pháptrong kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân là một tất yếu, theo đó từng bướchoàn thiện nội dung, cách thức thể hiện và quy trình xây dựng các mục tiêukinh tế vĩ mô

Hệ thống mục tiêu kinh tế vĩ mô có vai trò trung tâm trong quản lý kinh

tế vĩ mô Đây là một hệ thống các mục tiêu có tính chất định lượng được xâydựng dựa trên phân tích các yếu tố phát triển của hệ thống kinh tế Hệ thống

Trang 8

mục tiêu kinh tế vĩ mô được sử dụng trong hoạch định chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội 10 - 20 năm và trong cả các kế hoạch 5 năm, 1 năm.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các mục tiêu kinh tế vĩ môđược xác định một cách tổng thể cho một thời kỳ dài (10 - 20 năm), bao gồmcác mục tiêu định tính là chủ yếu như: tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơcấu kinh tế ngành và lãnh thổ, xu hướng tăng trưởng chất lượng sống của dân

cư, trình độ phát triển khoa học công nghệ và khả năng cạnh tranh của nềnkinh tế

Trong kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, mục tiêukinh tế vĩ mô chiếm vai trò trung tâm Trên cơ sở mục tiêu tổng quát của kếhoạch 5 năm sẽ phải cụ thể hoá thành một hệ thống mục tiêu cụ thể Đến lượtmình, mỗi mục tiêu vĩ mô lại được cụ thể hoá thành các chỉ tiêu cụ thể

1.3 Mục tiêu quản lý vĩ mô của Nhà nước

Mỗi vấn đề đặt ra đều có những mục tiêu riêng của nó Vậy thì khi tanghiên cứu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước ta sẽ có những mục tiêu nào để từ đóđưa ra các chính sách cũng như các biện pháp quản lý hợp lý và đúng đắn nhất

1.3.1 Mục tiêu phân bố nguồn lực có hiệu quả:

Để phân bố có hiệu quả Nhà nước phải dựa vào những công cụ kếhoạch định sự phát triển toàn diện nền kinh tế, thông qua các công cụ này Nhànước có thể nắm bắt được tất cả các yếu tố cung cũng như cầu, trạng thái nềnkinh tế, đặc điểm từng vùng để hướng tới sự phân bố, định hướng về quy mô

và sản lượng từng vùng để xử lý nguồn lực đang có một cách tốt hơn Xácđịnh quy mô từng vùng để có khả năng phát triển tốt nhất các mặt mạnh củavùng đó, đặc trưng và tài nguyên Bởi vậy hiện nay cũng có rất nhiều vùngkhác nhau có mũi nhọn như: than, lúa, sắt, từ đó Nhà nước có thể cung cấpvốn, kỹ nghệ, sức lao động để sử dụng có hiệu quả nhất Và đây cũng chính làcông cụ để Nhà nước có thể khẳng định được ý đồ cũng như mục đích củamình trong tất cả các lĩnh vực, công cộng, khoa học, kỹ thuật, kinh tế, giảmbớt rủi ro với các thành phần kinh tế đảm bảo các hoạt động đi vào guồngmáy hơn, tạo sự hài hoà thống nhất các khu vực với nhau

Trang 9

1.3.2 Mục tiêu phân bố công bằng sản phẩm làm ra và giải quyết tốt vấn đề xã hội:

a Phương pháp cân bằng:

Để đảm bảo phân bố công bằng và giải quyết tốt các vấn đề xã hội Nhànước có chức năng phân phối thông qua sự điều tiết kinh tế Phân phối theochủ sở hữu, phân phối theo lợi nhuận, phân phối theo lao động một cách côngbằng nhất, ai làm người đó hưởng, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít.Nhà nước phải đại diện cho quyền lợi nhân dân lao động Tuy nhiên Nhànước vẫn phải trợ cấp cho các người già, thương binh, bảo hiểm, công nghệbằng các chính sách tiền tệ nhằm hạn chế tối đa sự bất bình đẳng, bất côngbằng trong xã hội Ngoài ra Nhà nước còn áp dụng các chính sách kinh tếkhác như: chính sách thuế, chính sách phân phối lợi nhuận, chính sách lãisuất

b Giáo dục:

Cùng với sự phân phối cân bằng thì giải quyết các vấn đề xã hội cũng làmục tiêu lớn Đó là mục tiêu nâng cao mặt bằng văn hoá dân tộc, đẩy lùi nạn mùchữ, đồng thời tạo điều kiện giảng dạy cho thật tốt, có hiệu quả, Khi ta có tríthức ta sẽ dễ dàng nhận thức được nhiệm vụ cũng như hành động của mình

1.3.3 Mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế:

Đây là mục tiêu cần thiết và quan trọng nhất Tăng trưởng không cónghĩa là chỉ tăng về số lượng mà tăng cả về chất lượng đồng thời với nó lànền kinh tế đã đi vào nhịp thở như nhịp thở của trái tim vậy, hoà quyện vớinhau để cùng tồn tại và phát triển

Nhà nước có vai trò tối quan trọng ở đây đó là tạo môi trường lànhmạnh để các doanh nghiệp có thể tự do cạnh tranh, kết hợp theo cấu trúc vàtheo quy định của pháp luật, làm sao để phát huy đẩy mạnh các mặt tích cực,hạn chế mặt tiêu cực, nhằm cho các doanh nghiệp thuận lợi để sản xuất tối đasức sản xuất của mình

Nhà nước phải xác định rõ quyền sở hữu tài sản để đảm bảo nguồn lựctham gia vào kinh tế vốn, kỹ nghệ, các dự án đầu tư, đồng thời khuyến khích

Trang 10

nhằm nâng cao sức sản xuất cũng như sự cạnh tranh lành mạnh, chống độcquyền và phát triển toàn diện các yếu tố lao động vốn, kỹ thuật, đất đai theokhông gian và thời gian.

Ngoài ra Nhà nước còn có một nhiệm vụ đó là nguồn tài trợ cuối cùngđối với các doanh nghiệp chủ chốt để phát huy không làm cho nền kinh tếchệch hướng xã hội chủ nghĩa

1.3.4 Củng cố và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội:

Kết cấu hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là mục tiêu không thể thiếuđược khi xây dựng một nền kinh tế mở và toàn diện Muốn vậy ta phải pháttriển giáo dục cũng như tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài tạo sựtiến bộ mới cho nền kinh tế đồng thời tạo nền kinh tế thị trường có sức cạnhtranh, đổi mới công nghệ

1.3.5 Mục tiêu củng cố quốc phòng, an ninh trật tự:

Bảo vệ và phát triển luôn đi kèm với nhau Yêu cầu cao nhất của xã hội

đó là phát triển bền vững và có sự vững chắc về quốc phòng cũng như anninh

1.4 Mối quan hệ giữa các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô

Trong phát triển kinh tế thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô có ý nghĩa vàvai trò quan trọng trên nhiều phương diện, đặc biệt là mối quan hệ gắn kếtchặt chẽ với tăng trưởng kinh tế Có ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là kiểm soátlạm phát, ổn định giá trị đồng tiền mới tạo điều kiện thuận lợi để duy trì trật

tự và thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, qua đó thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế Ngược lại, tăng trưởng kinh tế tạo nền tảng cho ổn định vĩ môthông qua bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối hàng tiền, tiếtkiệm đầu tư; thu chi ngân sách nhà nước, xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán,việc làm, thu nhập và bảo đảm an sinh xã hội

Trước đây người ta thường đồng nhất tăng trưởng kinh tế với phát triển,nên chạy theo chỉ tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và thu nhậpbình quân đầu người bằng bất cứ giá nào Nhưng càng ngày người ta càngnhận ra rằng, tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều

Trang 11

kiện đủ để phát triển Nói cách khác, ngày nay không thể chỉ chú ý đến tốc độtăng trưởng mà còn phải quan tâm đến tính chất của tăng trưởng, tức là đạtđược tăng trưởng bằng cách nào, những ai tham gia, thể chế nào được hìnhthành và những ai được hưởng lợi thành quả của sự tăng trưởng ấy? Cónhững nước nhờ nguồn tài nguyên giàu có (dầu mỏ, kim loại quý hiếm ), ủythác cho các công ty xuyên quốc gia khai thác, xuất khẩu và chia lời, nên thunhập quốc dân tính theo đầu người tăng nhanh và đạt mức rất cao Nhưng chỉmột tầng lớp nhỏ bên trên được hưởng lợi, đa số người dân vẫn nghèo đói vì

sự tăng trưởng kinh tế nói trên không tác động đến phần còn lại của nền kinh

tế quốc dân Nguồn ngoại tệ thu được chảy vào các ngân hàng của các nướcphát triển chứ không được tái đầu tư Sự tăng trưởng kinh tế như vậy khôngthể coi là "sự phát triển, phát triển phải là sự tăng trưởng kinh tế đi đôi vớitiến bộ và công bằng xã hội

Tiến bộ và công bằng xã hội có nội dung rất rộng Để minh họa mốiquan hệ qua lại giữa tiến bộ và công bằng xã hội với tăng trưởng kinh tế,trong bài này chỉ xét một số chính sách xã hội chủ yếu, như dân số và việclàm, thất nghiệp, sự bất bình đẳng, an sinh xã hội

Tăng trưởng kinh tế là động lực cơ bản thúc đẩy phát triển, là nhân tố quan trọng hàng đầu và điều kiện vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội.

Tăng trưởng theo chiều rộng, tức là chủ yếu dựa vào tăng số lượng cácyếu tố “đầu vào”, như lao động giản đơn giá rẻ, vốn, đất đai, công nghệ thấp thì không thể phát triển bền vững và cũng khó thực hiện tốt các chính sách xãhội Những nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển và chuyển lên nhómnước phát triển trung bình, nếu cứ tiếp tục tăng trưởng theo chiều rộng thì sẽđứng trước nguy cơ rơi vào cái gọi là "bẫy tăng trưởng" hay "bẫy thu nhậptrung bình" Nghĩa là tăng trưởng dựa vào xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên,

sử dụng công nghệ lạc hậu, lao động giản đơn giá rẻ , đến một lúc nào đó tàinguyên thiên nhiên cạn kiệt; không đủ tài chính để đổi mới công nghệ và thiếtbị; thu nhập thấp, nhưng lại không có điều kiện được đào tạo để nâng caotrình độ, không thể sử dụng công nghệ mới nên bị thất nghiệp, khiến người

Ngày đăng: 27/09/2021, 09:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w