1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

17 3,7K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

1 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Tác giả: Vũ Quang Minh Đặt vấn đề: Nền kinh tế Việt Nam hiện tại đang chịu những áp lực nhu cầu về tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên một phần lớn nguồn lực thúc đẩy kinh tế và tạo ra của cải cho xã hội hiện nay thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy hải sản, thủy điện, du lịch… đều chịu tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu khai thác từ năm 2001 đến 2011, ước lượng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất trồng trọt ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu mạnh dạn đề xuất một số chính sách để Việt Nam giảm thiểu thiệt hại và thích nghi trong điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp và khó lường. Giới thiệu Biến đổi khí hậu, với các biểu hiện chính là sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và mực nước biển dâng, được coi là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21. Các nghiên cứu khoa học ngày càng đưa ra nhiều bằng chứng về việc biến đổi khí hậu là có thật và cảnh báo nguy cơ do con người gây ra đang trở nên nghiêm trọng.Những tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với các quốc gia đang nhận được sự quan tâm trên phạm vi toàn cầu. The cơ quan phân tích rủi ro Maple (Vương quốc Anh) Việt Nam được đánh giá là một trong những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Nguyên nhân do cơ cấu nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào những ngành nông nghiệp, du lịch, khai thác thủy hải sản… phụ thuộc lớn vào thời tiết nên tác động cộng hưởng của biến đổi khí hậu càng trở nên sâu sắc. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tích cực phòng chống thiên tai với số người chết và mất tích giảm dần, nhưng thiệt hại kinh tế lại có xu hướng tăng lên, chiếm đến 1,5% GDP hằng năm. Trung bình hằng năm Việt Nam hứng chịu ít nhất 6 cơn bão, hơn 70% dân số đang sinh sống tại vùng có nguy cơ lụt lội, thiệt hại từ bão lụt là thường xuyên. Ngược lại với diễn biến ngày càng thất thường của thiên nhiên, việc phòng chống thiên tai lại đang gặp rất nhiều khó khăn: chưa xây dựng được kế hoạch để thực thi luật, thiếu nhân lực (về cả chất và lượng), thiếu vốn… Mặc dù xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững vẫn là những ưu tiên trọng tâm trên toàn cầu và giải quyết những nhu cầu này vẫn đang là ưu tiên hàng đầu của các nước đang phát triển 2 như Việt Nam, nhưng đã đến lúc Việt Nam cần chung tay cùng thế giới giải quyết những thách thức về biến đổi khí hậu. Theo kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới, khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu nếu thực hiện riêng lẻ sẽ không là giải pháp nếu không có được chiến lược của tập thể, sự duy trì hệ thống bảo vệ và thích ứng với biến đổi khí hậu của cả cộng đồng. Chính vì vậy việc nâng cao nhận thức, hình thành ý thức thường trực ứng phó với biến đổi khí hậu của cả xã hội là việc làm cấp thiết. Để ứng phó với biến đổi khí hậu, thế giới đang thực hiện cùng một lúc hai chiến lược: giảm thiểu biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhân thức được vấn đề này, bài nghiên cứu “Ảnh hưởng biến đổi khí hậu với năng suất cây trồng nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng” hi vọng đóng góp một phần nhỏ vào khối lượng công việc cần chuẩn bị cho ứng phó với biến đổi khí hậu trong phạm vi các trường đại học. Bài nghiên cứu có cấu trúc như sau Phần I: Biến đổi khí hậu và tác động tới nông nghiệp Giới thiệu khái niệm về biến đổi khí hậu, thực trạng biến đổi khí hậu và các tác động của biến đổi khí hậu tới lĩnh vực trồng trọt trong nông nghiệp Phần II: Mô hình kinh tế lượng nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới năng suất cây trồng điển hình ở Đồng Bắng Sông Hồng. Nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng sử dụng mô hình tham khảo trong bài toán xác định ảnh hưởng của lượng mưa đến tăng trưởng kinh tế của Ethopian, tác giả Seid Nuru Ali để khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng lao động, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ đầu tư nông nghiệp và hai yếu tố cơ bản biểu hiện biến đổi khí hậu là nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa đến năng suất cây trồng đồng bằng sông Hồng. Do hạn chế về số liệu và các đặc trưng về sinh trưởng nên bài nghiên cứu chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến cây lúa – là cây trồng đặc trưng của vùng, từ đó đưa ra kết luận chung cho ngành trồng trọt khác. Phần III: Giải pháp nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu Dựa trên cơ sở lý thuyết tổng quát ở phần 1 và các ước lượng kinh tế ở phần 2, bài nghiên cứu đưa ra một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm duy trì và phát triển nền nông nghiệp bền vững trong tương lai. Bài nghiên cứu được thực hiện trong thời gian ngắn và hạn chế về số liệu cũng như kiến thức chuyên môn; đặc biệt vấn đề biến đổi khí hậu là một vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố khác nên khó có thể nghiên cứu, phân tích đầy đủ và chính xác trong phạm vi một bài nghiên cứu. Tuy nhiên, dựa trên tinh thần xây dựng ý thức tự giác và nghiêm túc nghiên cứu khoa học trong môi trường đại học, bài nghiên cứu hi vọng góp phần nhỏ vào việc nâng cao hiểu biết và nhận thức về một vấn đề quan trọng hiện nay. Tác giả Quang Minh 3 Mục lục I. Biến đổi khí hậu và tác động tới nông nghiệp 4 1. Biến đối khí hậu 4 2. Nguyên nhân biến đổi khí hậu 6 3. Biến đổi khí hậunông nghiệp . 7 II. Mô hình kinh tế lượng nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới năng suất cây trồng điển hình ở Đồng Bằng Sông Hồng. 8 1) Xây dựng mô hình . 8 2) Kết quả mô hình 10 III. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ . 12 PHỤ LỤC 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 4 I. Biến đổi khí hậu và tác động tới nông nghiệp 1. Biến đối khí hậu Biến đổi khí hậu là sự biến đổi của khí hậu do hoạt động của con người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh được. 1 Theo bộ Tài nguyên và Môi trường (2008, tr.6) định nghĩa biến đổi khí hậu “là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và hoặc sự dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn”. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu hiên nay bao gồm: • Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên do sự nóng lên của bầu khí quyển toàn cầu, • Sự dâng cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và băng tan, • Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển, • Sự di chuyển của các đới khí hậu trên các vùng khác nhau của trái đất, • Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác, và • Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, địa quyển. Tại Việt Nam sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực nước biển dâng thường được coi là hai biểu hiện chính của biến đổi khí hậu 1 Theo Điều 1, điểm 2 của Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) năm 1992 5 Trong 50 năm qua (1958-2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng khoảng 0,1 o C qua mỗi thập kỷ. Nhiệt độ trung bình một số tháng mùa hè tăng khoảng 0,1-0,3 o C/thập kỷ. Về mùa đông, nhiệt độ giảm đi trong các tháng đầu mùa và tăng lên trong các tháng cuối mùa. Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội cao hơn trung bình nhiều năm (1961 - 1990) 0,7 o C. Xu thế biến đổi của lượng mưa không nhất quán giữa các khu vực và các thời kỳ. Riêng trong 2 thập kỷ gần đây, lượng mưa năm ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có xu hướng giảm đi, trong khi ở Đà Nẵng có xu hướng tăng lên. Tuy vậy, có thể thấy trên phần lớn lãnh thổ lượng mưa giảm đi vào tháng 7, tháng 8 và tăng lên vào tháng 9, 10, 11. Số ngày mưa phùn ở miền Bắc giảm một nửa, từ trung bình 30 ngày mỗi năm trong thập kỷ 1961-1970 xuống còn 15 ngày mỗi năm trong thập kỷ 1991-2000. Biến đổi khí hậu còn biểu hiện ở một số tần suất hoạt động bất thường khác của thời tiết bao gồm hoạt động của bão, hoàn lưu khí quyển, dòng chảy ngầm trong các đại dương, fron gió mùa… -Hoạt động của bão trên Biển Đông có xu thế giảm trong 4 thập kỷ qua (1961 - 2000). Bảo ảnh hưởng đến Việt Nam giảm rõ rệt trong thập kỷ 1991 - 2000. Năm 2007, có 4 cơn bão đổ bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, ít hơn trung bình nhiều năm 3 cơn. - Tuy nhiên, số cơn bão mạnh có chiều hướng gia tăng. Mùa hoạt động của bão kéo dài hơn về cuối năm và số bão ảnh hưởng đến các tỉnh phía Nam nhiều hơn. - Tần số hoạt động của không khí lạnh ở Bắc Bộ có xu thế giảm rõ rệt trong 3 thập kỷ qua, từ 288 đợt trong thập kỷ 1971 -1980, 287 đợt trong thập kỷ 1981 - 1990, xuống còn 249 đợt trong thập kỷ 1991 - 2000. 1521 1789 1691 1845 1622 1557 1788 1697 0 500 1000 1500 2000 22 22.5 23 23.5 24 24.5 25 1911 - 1920 1921 - 1930 1931 – 1940 1941 – 1950 1951 – 1960 1961 – 1970 1971 – 1980 1981 – 1990 BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH NĂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Lượng mưa Nhiệt độ 6 Bảng 2: Tần số một số loại hình thời tiết trong các thập kỷ gần đây 2 2. Nguyên nhân biến đổi khí hậu Khí hậu bị biến đổi do 2 nhóm nguyên nhân: Nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi vị trí và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dòng hải lưu, và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển. Nhóm nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát từ việc sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất. Việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác. 3 2 Nguyễn Đức Ngữ (2012), “Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở nước ta”, trích Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam lần 3; tiểu ban : Tài nguyên thiên nhiên môi trường và phát triển bền vững, trang 586 3 Tổng quan về kịch bản biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng của Việt Nam, http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:iNsUWTEp5GAJ:www.soctrang.gov.vn/wps/wcm/connect/0c0ad6804964a3048b4cabb78fe7e325/chuyen% 2Bde%2B01-TONG%2BQUAN%2BVE%2BBDKH.doc%3FMOD%3DAJPERES%26CACHEID%3D0c0ad6804964a3048b4cabb78fe7e325+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn 268 288 287 249 114 113 109 103 74 77 76 68 29.7 35.8 28.7 14.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 1961 – 1970 1971 - 1980 1981 - 1990 1991 - 2000 Fron lạnh qua Bắc Bộ Xoáy thuận nhiệt đới Biển Đông Xoáy thuận nhiệt đới ảnh hưởng Việt Nam Số ngày mưa phùn TBN 7 3. Biến đổi khí hậunông nghiệp -Thu hẹp diện tích gieo trồng Tác động lớn nhất của nước biển dâng đến nông nghiệp vùng ven biển là sự mất đất trồng do đất bị ngập nước. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, nếu nước biển tăng lên 5 mét, Việt Nam có thể mất 16% diện tích, với hơn 35% dân số và khoảng 35% tổng GDP bị ảnh hưởng. Khu vực đồng bằng sông Hồngsông Cửu Long (ĐBSCL) bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ngoài việc ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp và các hoạt động khác các vấn đề như bồi lắng, xói mòn và xâm nhập mặn gián tiếp thu hẹp diện tích cây trồng. Với nước biển dâng cao, nước mặn sẽ xâm nhập sâu hơn vào nội địa, nhất là khi kèm theo hạn hán. Nước mặn vào sâu sẽ ảnh hưởng đến mùa màng và năng suất cây trồng. Thêm nhiều diện tích không còn trồng trọt được do đất bị nhiễm mặn. - Ảnh hưởng tới điều kiện sinh trưởng của cây trồng: Biến đổi khí hậu làm thay đổi cấu trúc mùa, thời gian nắng, gia tăng mức độ biến động phức tạp của thời tiết ảnh hưởng đến môi trường sống vốn có của nhiều loài động thực vật. Ranh giới của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía vùng núi cao hơn và các vĩ độ phía Bắc. Mặt khác, phạm vi thích nghi của cây trồng Á nhiệt đới phổ biến ở các vùng đồng bằng bị thu hẹp thêm. Theo dự báo, vào những năm 2070, cây á nhiệt đới ở vùng núi chỉ có thể sinh trưởng ở những đai cao hơn 100 - 500m và lùi xa hơn về phía Bắc 100 - 200km so với hiện nay. Thời gian thích nghi của loại cây trồng này cũng bị rút ngắn lại và do đó, vai trò của vụ đông trở nên mờ nhạt dần; cơ cấu cây trồng, thời vụ, biện pháp thâm canh sản xuất đều phải điều chỉnh. Chi phí sản xuất nông nghiệp cũng theo đó tăng lên. - Ảnh hưởng đến năng suất cây trồng Biến đổi khí hậu đã tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi cấu trúc mùa, nhiệt độ. Lượng mưa gia tăng và phân bổ không đồng đều vào mùa mưa, trong khi lại suy giảm trong mùa khô; nhiệt độ tăng trong mùa hè và chênh lệch lớn về nền nhiệt trong mùa đông sẽ tác động không nhỏ đến năng suất nông nghiệp Nhiệt độ ấm hơn có thể làm cho nhiều loại cây trồng phát triển nhanh hơn, nhưng nhiệt độ ấm hơn cũng có thể làm giảm sản lượng. Đặc biệt, đối với một số cây trồng (như ngũ cốc), tăng trưởng nhanh làm giảm thời gian mà các hạt có để phát triển và trưởng thành. Điều này có thể làm giảm sản lượng (tức là, số lượng cây trồng được sản xuất từ một lượng đất nhất định). 8 -Gia tăng tần suất sâu bệnh: Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ nóng lên, nồng độ CO 2 , khí hậu ẩm ướt hơn tạo điều kiện thuận lợi cho cỏ dại, sâu bệnh, nấm và vi sinh vật phát triển. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climate Change do các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Exeter và Đại học Oxford thực hiện cho thấy một mối quan hệ chặt chẽ giữa sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu trong 50 năm qua với việc mở rộng phạm vi gây hại của sâu bệnh hại cây trồng. Sự nóng lên toàn cầu đã dẫn đến sự lây lan của dịch hại cây trồng hướng về Bắc và Nam cực với tốc độ gần 3 km/năm. 4 Hiện nay, 10-16% sản lượng cây trồng toàn cầu bị thiệt hại do sâu bệnh phá hoại. Dịch hại cây trồng bao gồm nấm, vi khuẩn, virút, côn trùng, tuyến trùng, viroid và mốc nước. Sự đa dạng của dịch hại cây trồng tiếp tục mở rộng và những chủng mới liên tục phát triển. Nghiên cứu cho thấy rằng con số này sẽ tăng thêm nữa nếu nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng như dự đoán. II. Mô hình kinh tế lượng nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới năng suất cây trồng điển hình ở Đồng Bằng Sông Hồng. 1) Xây dựng mô hình Ta đã biết mô hình sản lượng kinh tế cho toàn ngành được cho bởi hệ thức: Y (t) = A(t)K(t) α L(t) (1 − α) Trong đó Y (t) = sản lượng đầu ra; K(t) = vốn đầu tư L(t) = lao động A(t) = các yếu tố công nghệ. Trên cơ sở đó, trong bài toán xác định ảnh hưởng của lượng mưa đến tăng trưởng kinh tế của Ethopian, tác giả Seid Nuru Ali đã đưa biến lượng mưa vào hàm tăng trưởng 4 Sâu bệnh de dọa an ninh lương thực toàn cầu khi trái đất ấm lên http://www.agroviet.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=30296, truy cập 9/8/2013 9             .       ( 5 )3 Để khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với hai yếu tố đặc trưng biến động về nhiệt độ và lượng mưa, tương tự mô hình trên ta đưa thêm hai biến đại diện là nhiệt độ và lượng mưa vào mô hình được             .    .       Trong đó : n: tốc độ tăng trưởng lao động n + g : tăng trưởng năng suất lao động δ: tỷ lệ khấu hao r: lãi xuất chiết khấu α : tỷ lệ vốn ɤ: ảnh hưởng của lượng mưa µ : ảnh hưởng của nhiệt độ A(t): đóng góp yếu tố công nghệ D(t)=          với R(t): lượng mưa trung bình năm ; R* : lương mưa tối ưu để năng suất cây trồng cao nhất C(t)=          với T(t): nhiệt độ trung bình năm ; R* : nhiệt độ tối ưu để năng suất cây trồng cao nhất Logarit 2 vế phương trình được: Ln y(t) = β 0 + β 1 lnD(t) + β 2 lnC(t) + β 3 lnS + β 4 ln (n + δ + θg + r) β 0 = lnA(t) ; β 1 =   ; β 2 =   ; β 3 = β 4 =   ; S: tỷ lệ đầu tư nông nghiệp 5 Seid Nuru Ali (2012), Ethiopian Economics Association, “Climate Change and Economic Growth in a Rain-fed Economy: How Much Does RainfallVariability Cost Ethiopia? “ , download tại http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2018233 10 BẢNG SỐ LIỆU Sản lượng lúa (nghìn tấn) 6 Tỷ lệ tái đầu tư ngành nông nghiệp 7 Tốc độ tăng trưởng lao động 8 Lãi suất 9 Nhiệt độ 10 Lượng mưa 11 C(t) 12 D(t) 13 2002 34447.2 0.3797263 0.129 0.048 24.47 1439 5.53 961 2003 34568.8 0.3798236 0.141 0.030 25.04 1600 4.96 800 2004 36148.9 0.3830733 0.142 0.030 24.31 1585 5.69 815 2005 35832.9 0.3699189 0.127 0.045 24.2 1764 5.8 636 2006 35849.5 0.3553905 0.118 0.045 24.7 1240 5.3 1160 2007 35942.7 0.3646134 0.118 0.045 24.6 1659 5.4 741 2008 38729.8 0.3662512 0.105 0.100 23.7 2268 6.3 132 2009 38950.2 0.3743829 0.100 0.055 24.9 1612 5.1 788 2010 40005.6 0.3706472 0.980 0.067 24.9 1239.2 5.1 1160.8 2011 42324.9 0.3790915 0.142 0.125 23.3 1795.2 6.7 604.8 2) Kết quả mô hình Chạy mô hình hồi quy ta được kết quả Model 1: OLS, using observations 1-10 Dependent variable: l_SL 6 Tổng cục thông kế, Nông lâm ngư nghiệp và thủy sản , http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=390&idmid=3&ItemID=12987 7 Tính toán từ số liệu tổng cục thống kê : Tỷ lệ tái đầu tư =   ; (số liệu khuyết đã được ngoại suy ) Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=388&idmid=3&ItemID=12960 Vốn đầu tư thực tế theo phân ngành kinh tế http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=392&idmid=3&ItemID=13106 8 Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số phân theo thành thị, nông thôn http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=12864 9 Số liệu về lãi suất chiết khấu http://opeconomica.wordpress.com/2011/05/23/nhnn-lai-suat-chiet-kha/ 10 Số liệu về nhiệt độ trung bình năm tại trạm quan trắc Hà Nội, nguồn Tổng cục thống kê, 8/9/2013 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=386&idmid=3&ItemID=12804 11 Số liệu về lượng mưa trung bình năm tại trạm quan trắc Hà Nội, nguồn Tổng cục thống kê, 8/9/2013 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=386&idmid=3&ItemID=12810 12 Nhiệt độ sinh trưởng tối ưu là  = 30 o C, C(t)=          13 Trong mùa mưa ẩm, lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung bình là 6 – 7 mm/ngày và 8 – 9 mm/ngày trong mùa khô nếu không có nguồn nước khác bổ sung. Nếu tính luôn lượng nước thấm rút và bốc hơi thì trung bình 1 tháng cây lúa cần một lượng mưa khoảng 200 mm và 1 năm cần 2400 mm Xem thêm : Nguyễn Ngọc Đệ (2008), ”Giáo trình cây lúa”,Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, trang 83 . các đặc trưng về sinh trưởng nên bài nghi n cứu chỉ nghi n cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến cây lúa – là cây trồng đặc trưng của vùng, từ đó đưa ra. và các tác động của biến đổi khí hậu tới lĩnh vực trồng trọt trong nông nghi p Phần II: Mô hình kinh tế lượng nghi n cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Ngày đăng: 24/12/2013, 18:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w