1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

đề cương ôn tập quản trị kinh doanh

6 1,8K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 59,5 KB

Nội dung

đây là đề cương môn quản trị kinh doanh, các bạn tham khảo nhé

DE CUONG ON TAP MON QTDN I. Câu hỏi đúng/sai, giải thích 1. “Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay”. Ý kiến đó đúng hay sai, tại sao? 2. “Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp trong mọi thời kỳ”. Ý kiến đó đúng hay sai, tại sao? 3. “Lao động là yếu tố sản xuất kinh doanh quan trọng nhất của doanh nghiệp”. Ý kiến đó đúng hay sai, tại sao? 4. “ Trong quản trị doanh nghiệp, phương pháp hành chính là phương pháp phổ biến và hữu hiệu nhất”. Ý kiến đó đúng hay sai, tại sao? 5. “ Trong quản trị doanh nghiệp, phương pháp kinh tế là phương pháp phổ biến và hữu hiệu nhất”. Ý kiến đó đúng hay sai, tại sao? 6. “ Trong quản trị doanh nghiệp, phương pháp tâm lý giáo dục là phương pháp phổ biến và hữu hiệu nhất”. Ý kiến đó đúng hay sai, tại sao? 7. “ Nhà quản trị doanh nghiệp” đồng nghĩa với “ Chủ doanh nghiệp”. Ý kiến đó đúng hay sai, tại sao? 8. “ Kỹ năng kỹ thuật, chuyên môn là kỹ năng quan trọng nhất đối với nhà quản trị doanh nghiệp”. Ý kiến đó đúng hay sai, tại sao? 9. "Kỹ năng tư duy là kỹ năng quan trọng nhất đối với nhà quản trị doanh nghiệp”. Ý kiến đó đúng hay sai, tại sao? 10. “Trong doanh nghiệp, giám đốc doanh nghiệp là thủ trưởng duy nhất của doanh nghiệp”. Ý kiến đó đúng hay sai, tại sao? 11. “Quản trị doanh nghiệp phải đảm bảo kết hợp hài hòa các loại lợi ích”. Ý kiến đó đúng hay sai, tại sao? 12. “Quản trị doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc về tính hiệu quả kinh tế”. Ý kiến đó đúng hay sai, tại sao? 13. “Ngày nay, doanh nghiệp cần có một hệ thống sản xuất linh hoạt”. Ý kiến đó đúng hay sai, tại sao? 14. “Các doanh nghiệp hiện nay có xu hướng lựa chọn địa điểm đặt doanh nghiệp gần thị trường tiêu thụ”. Ý kiến đó đúng hay sai, tại sao? 15. “Các doanh nghiệp hiện nay có xu hướng lựa chọn địa điểm đặt doanh nghiệp trong các khu tập trung”. Ý kiến đó đúng hay sai, tại sao? 16. “Các doanh nghiệp hiện nay có xu hướng bố trí sản xuất theo dây chuyền”. Ý kiến đó đúng hay sai, tại sao? 17. “Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng”. Ý kiến đó đúng hay sai, tại sao? 18. “Quản trị chất lượng không chỉ tập trung ở khâu sản xuất”. Ý kiến đó đúng hay sai, tại sao? 19. “Quản trị chất lượng cần có sự tham gia của tất cả người lao động trong doanh nghiệp”. Ý kiến đó đúng hay sai, tại sao? 20. “Đào tạo nhân lực là việc làm lãng phí”. Theo anh (chị), nhận định trên đúng hay sai, vì sao? II. Câu hỏi vận dụng lý thuyết 1. Theo anh (chị), loại hình doanh nghiệp nào theo hình thức pháp lý phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay? Tại sao? Xu hướng phát triển của loại hình doanh nghiệp đó trong thời gian tới? 2. Tại sao các doanh nghiệp Việt Nam thường lựa chọn loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ? Xu hướng phát triển của loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới? 3. Chọn ra một doanh nghiệp mà anh chị biết và phân tích môi trường kinh doanh để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu; cơ hội và thách thức của doanh nghiệp đó. 4. Chọn ra một doanh nghiệp mà anh chị biết và phân tích 5 áp lực cạnh tranh theo mô hình của Michael Porter. 5. Anh (chị) hãy trình bày về các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp? Liên hệ thực tiễn với một doanh nghiệp mà anh (chị) biết. 6. Trình bày về nguyên tắc: “ Đảm bảo kết hợp hài hoà các lợi ích, trong đó lợi ích cá nhân người lao động là động lực trực tiếp” trong Quản trị doanh nghiệp? Liên hệ thực tiễn với một doanh nghiệp mà anh (chị) biết. 7. Trình bày hiểu biết của anh (chị) về một phương pháp quản trị cơ bản trong Quản trị doanh nghiệp? Liên hệ thực tiễn với một doanh nghiệp mà anh (chị) biết. 8. Nếu là nhà quản trị trong một doanh nghiệp, anh (chị) sẽ phải trau dồi và rèn luyện những phẩm chất cần thiết gì? 9. Anh (chị) hãy trình bày về thành phần cấu tạo của bộ máy Quản trị trong các doanh nghiệp? Liên hệ thực tiễn với một doanh nghiệp mà anh (chị) biết. 10. Anh (chị) hãy trình bày mô hình tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp theo kiểu “Trực tuyến – Chức năng”? Liên hệ thực tiễn với một doanh nghiệp mà anh (chị) biết. 11. Anh (chị) hãy trình bày về “Chế độ một thủ trưởng” và tầm quan trọng của chế độ này đối với các doanh nghiệp? Liên hệ thực tiễn với một doanh nghiệp mà anh (chị) biết. 12. Hãy trình bày quy trình lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn với một doanh nghiệp mà anh (chị) biết. 13. Trình bày các căn cứ lựa chọn vùng và địa điểm đặt doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn với một doanh nghiệp mà anh (chị) biết. 14. Hãy trình bày phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền. Liên hệ thực tiễn với một doanh nghiệp mà anh (chị) biết. 15. Hãy trình bày phương pháp tổ chức sản xuất theo công nghệ. Liên hệ thực tiễn với một doanh nghiệp mà anh (chị) biết. 16. Thế nào là chu kỳ sản xuất? Vẽ sơ đồ qui trình sản xuất một sản phẩm cụ thể và đề xuất biện pháp rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm đó. 17. Nếu là nhà quản trị nhân lực, anh (chị) phải làm gì để tạo động lực lao động cho người lao động trong doanh nghiệp? Liên hệ thực tiễn với một doanh nghiệp mà anh (chị) biết. 18. Chất lượng sản phẩm là gì? Các đặc tính chất lượng của hàng hóa? Cho ví dụ minh họa và cho biết doanh nghiệp làm thế nào để nâng cao chất lượng của hàng hóa đó. 19. Chất lượng sản phẩm là gì? Các đặc tính chất lượng của dịch vụ? Cho ví dụ minh họa và cho biết doanh nghiệp làm thế nào để nâng cao chất lượng của dịch vụ đó. 20. Chất lượng sản phẩm là gì? Tại sao phải nâng cao chất lượng sản phẩm? Nhà nước và Doanh nghiệp phải làm gì để nâng cao chất lượng sản phẩm? III. Bài tập tình huống 1.Câu 3 (3 điểm): Bài tập tình huống NGƯỜI LAO ĐỘNG MONG CHỜ GÌ Ở NGƯỜI LÃNH ĐẠO CỦA HỌ Ông Phương rất khó tự lý giải cho mình về những hiện tượng năng suất lao động của công ty giảm sút, sản phẩm kém chất lượng ngày càng tăng, số công nhân xin nghỉ việc ngày càng nhiều, tinh thần hợp tác trong công việc giữa các bộ phận và các cán bộ phụ trách các bộ phận không được cao, mặc dù ông đã nhiều lần nhắc nhở, phê bình, khuyến cáo họ về những hậu quả không tốt có thể đến với họ cũng như với công ty nếu như để tình trạng đó kéo dài. Khi nêu lại những hiện tượng trên với một số bạn bè- là những nhà quản trị khá thành công, có người khuyên ông Phương phải có cách xử sự với những cộng sự và nhân viên của mình một cách cởi mở hơn, phải quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần và vật chất của họ, phải hiểu họ nhiều hơn. Ông Phương một mực phân trần rằng mình là một người rất cởi mở, không bao giờ la mắng khiển trách ai một cách nặng lời; không bao giờ nợ tiền lương, thưởng của nhân viên, cán bộ; không nói dối, không quy chụp tội lỗi vô cớ cho bất cứ ai, không bắt ai phải làm việc quá sức; trang bị bảo hộ lao động cho công nhân rất đầy đủ . Tóm lại, ông rất chăm lo cho quyền lợi và tôn trọng quyền dân chủ của người lao động.? . Người ta hỏi ông có biết nguyện vọng của người lao động trong công ty ông không? Ông không cần suy nghĩ, trả lời ngay: “Họ bao giờ chẳng cần tiền, làm sao cho họ lĩnh được nhiều tiền, có tiền họ mua Tiên cũng được! Có tiền là họ muốn có gì cũng được. Tôi luôn nghĩ cách làm ra nhiều tiền và trả lương cho họ ngày càng nhiều, họ sẽ biết công lao của tôi mà làm việc cho tốt chứ?” Các bạn ông cho rằng ông Phương không hiểu gì về tâm lý người lao động, ông chưa phải là đệ tử của các nhà quản trị kinh doanh hiện đại. Ông hãy tìm những tư vấn của các nhà tâm lý học. Câu hỏi: 1. Bằng cách nhìn về quản trị nhân lực và tạo động lực làm việc cho người lao động, Anh (Chị) có nhận xét gì về biện pháp quản trị nhân lực của ông Phương? 2. Nếu ở địa vị ông Phương, anh/chị sẽ làm gì để khắc phục những hạn chế của thực trạng ? 2.Câu 3 (3 điểm): Bài tập tình huống HOẠCH ĐỊNH THẬT ĐƠN GIẢN NHƯNG . Công ty sản xuất bao bì Thắng Lợi tuy mới ra đời được 3 năm, nhưng đã phát triển rất nhanh chóng. Từ chỗ ban đầu, chỉ sản xuất vài mặt hàng làm bằng giấy, nay công ty đã trang bị thêm nhiều máy móc thiết bị để có thể sản xuất nhiều mặt hàng bao bì bằng nhiều nguyên liệu khác nhau, với phẩm cấp cao và mẫu mã khá đẹp. Trong buổi họp giao ban đầu tháng 12 năm 2004, Giám đốc công ty khẳng định: “Năm tới, quy mô của doanh nghiệp sẽ tăng gấp 3 lần hiện tại; Doanh thu, chủng loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm và số lượng công nhân đều tăng hơn trước nhiều. Từ nay, muốn kinh doanh có hiệu quả, nhất thiết phải có kế hoạch rõ ràng chính xác. Bắt đầu từ năm 2005 các phân xưởng, phòng ban phải làm theo kế hoạch đã được hoạch định trước. Tôi yêu cầu các phân xưởng, phòng ban triển khai việc lập kế hoạch cho năm sau ngay từ bây giờ. Các ông bà lãnh đạo các đơn vị thành viên của công ty chúng ta đều đã được đào tạo từ các trường kinh tế và quản trị kinh doanh, các vị chắc chắn giỏi về hoạch định. Tôi yêu cầu, trước lần họp giao ban tuần cuối năm, các vị lãnh đạo các bộ phận sẽ trình bày cho tôi nghe vê các kế hoạch của đơn vị mình, hôm sau đó. Chúng ta sẽ họp hội nghị cán bộ phổ biến tinh thần mới của năm mới “Làm việc theo kế hoạch”. Chắc chắn năm 2005 chúng ta sẽ thành công hơn năm nay”. Đúng hẹn, ông Giám đốc lần lượt mời lãnh đạo các bộ phận lên báo cáo kế hoạch của mình. Họ đều trình bày rằng sau cuộc họp giao ban đầu tháng, nhận thức được tầm quan trọng của công tác hoạch định họ đã yêu cầu các cán bộ chuyên môn của mình chuẩn bị kế hoạch cho năm sau. Nhưng sau ngày đó ông Giám đốc lại đi nước ngoài, rồi đi dự nhiều hội nghị, không có mặt ở công ty, nên không ai cho họ những hướng dẫn cần thiết để có thể tự lập được kế hoạch cho bộ phận của mình. Và điều đó, khiến ông Giám đốc rất tức giận, ông lớn tiếng: “Các vị đã được đào tạo ở các trường đại học, làm đúng ngành nghề, các trợ lý chuyên môn cũng là những cán bộ có trình độ tốt mà không hoạch định được kế hoạch hàng năm cho mình, còn đòi hướng dẫn cái gì nữa? Thật không biết xấu hổ!” Nhưng ngay sau đó, ông liền hạ giọng, có lẽ ông hận, ông nói: “Xin lỗi, có lẽ tôi đã quá nóng nảy .” Câu hỏi: 1. Các lãnh đạo các bộ phận tại sao không hoàn thành công việc mà Giám đốc đã giao rất rõ ràng? Công việc lập kế hoạch hàng năm cho mỗi bộ phận đó là thuộc về ai? 2. Theo anh/chị, ông Giám đốc nên làm gì trong trường hợp này? 3. Câu 3 (3 điểm): Bài tập tình huống TỔ CHỨC LẠI CÔNG TY BT Giám đốc công ty BT ngồi suy nghĩ sau cuộc họp với 12 trưởng chi nhánh của công ty. Ông vừa mới được bổ nhiệm vào vị trí giám đốc và đang xem xét lại tình hình hoạt động của công ty, đặc biệt là của các chi nhánh trên khắp đất nước. Người giám đốc trước đây đã quyết định phân chia Công ty thành 13 chi nhánh độc lập tự chịu trách nhiệm về lợi nhuận. Việc phân chia này đã giúp cho lợi nhuận chung tăng lên, các nhân viên toàn công ty làm việc tích cực hơn, bám sát hơn với thị trường. Tuy nhiên, việc kiểm soát các chi nhánh này ngày càng khó khăn hơn. Chính sách, chiến lược chung của công ty thường không được các chi nhánh quan tâm. Một số chi nhánh còn ngầm cạnh tranh lẫn nhau, không tính đến lợi ích chung của toàn công ty. Hơn thế nữa, một chi nhánh của công ty, do những sai lầm trong hoạt động kinh doanh, đã bị thua lỗ nặng nề. Công ty đã phải đóng cửa chi nhánh này và việc xử lý các vấn đề liên quan đến chi nhánh đó là lợi nhuận của công ty giảm đi rõ rệt. Hội đồng quản trị của công ty đã quyết định cách chức giám đốc cũ, và bổ nhiệm một giám đốc mới với hy vọng sẽ xốc lại hoạt động của công ty trong tương lai gần. Hiện tại, ông giám đốc mới đang cân nhắc về một loạt các giải pháp tháo gỡ các vấn đề các chi nhánh mà các chuyên gia tư vấn trình lên, trong đó có việc thu bớt quyền lực của các chi nhánh bằng cách quy định các chi nhánh phải được sự phê chuẩn của giám đốc công ty về các công việc liên quan đến một số nội dung quan trọng như: - Vấn đề chiến lược Marketing, sản phẩm và giá cả. - Việc mở rộng hay thu hẹp các hoạt động kinh doanh. - Hoạt động tuyển dụng. - Các khoản chi phí quá 500 triệu. Câu hỏi : 1. Theo bạn, ông Giám đốc mới có nên thực hiện việc thu bớt quyền lực của các chi nhánh hay không? Vì sao? 2. Nếu là Giám đốc mới, anh/chị sẽ làm như thế nào để giải quyết vấn đề Công ty BT đang gặp phải? 4. Câu 3 (3 điểm): Bài tập tình huống CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ E-NHẤT Công ty Cổ phần Cơ khí E-nhất, tiền thân là doanh nghiệp tư nhân chuyên sản xuất báng đèn tuýp công nghiệp và dân dụng. Năm 2000 chủ doanh nghiệp Đỗ Thành Hưng quyết định thành lập với tổng vốn đầu tư ban đầu là 15 tỷ đồng. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty gồm hai mảng tương ứng với hai xí nghiệp. Xí nghiệp số1: Chuyên sản xuất sản phẩm truyền thống là báng đèn tuýp dân dụng với 46 công nhân viên đóng trên diện tích 1500 m2 cạnh hồ Linh Đàm. Xí Nghiệp số 2 cách đó 2000 m, chuyên gia công các thiết bị công nghiệp, có 140 lao động làm việc trên diện tích 3000 m2. Cả hai xí nghiệp đều có trình độ công nghệ trung bình. Các thiết bị sản xuất ở đó đều là kết quả của sự đầu tư dần dần hàng năm nhờ lợi nhuận giữ lại nên không đồng bộ- xen kẽ giữa hiện đại và thủ công. Mặc dù công ty có 2 xí nghiệp sản xuất các sản phẩm khác nhau nhưng chỉ có một phân xưởng sơn đóng tại một góc của xí nghiệp 2. Nếu đầu tư thêm một dây chuyền sơn cho xí nghiệp 1 thì chi phí ban đầu rất cao, trong khi đó thì phân xưởng sơn của xí nghiệp 2 không hoạt động hết công suất. Ông Hưng dồn ưu tiên đầu tư cho xí nghiệp 2- chuyên gia công thiết bị công nghiệp theo đơn đặt hàng của khá đông các công ty. Mặt hàng ở đây rất phong phú, đa dạng và có số lượng hàng đặt lớn; Đội ngũ lao động gián tiếp ở đây chỉ có 15 người trong đó có 2 kỹ sư thiết kế có trình độ cao chuyên thiết kế các sản phẩm gia công cá biệt theo yêu cầu của khách hàng mà đầu tư cho các thiết bị sản xuất lại ít . Vì vậy doanh thu và lãi suất lớn. Nhưng do tính chất gia công mặt hàng không ổn định nên về cơ bản xí nghiệp 2 không có nhãn hiệu hàng hoá, không có kế hoạch sản xuất dài hạn và không thể bố trí các thiết bị sản xuất một cách cân đối với tất cả các loại sản phẩm. Điều này dẫn đến tình trạng trong cùng một không gian sản xuất, công nhân phân xưởng này làm toát mồ hôi không hết việc, phân xưởng kia lại không có việc để làm. Để tránh lãng phí nhân công, ông Hưng cho các phân xưởng đột, dập, hàn, và phân xưởng sơn sản xuất thêm các sản phẩm phụ là hộp điện xây dựng, dân dụng, tủ hồ sơ và cánh cửa bằng sắt sơn tĩnh điện.Việc này cũng gây nhiều rắc rối, đặc biệt là về không gian sản xuất, vốn đã chật chội nay lại thêm lộn xộn. Tuy nhiên, sau một thời gian ông Hưng thấy quá vất vả trong việc quản lý sản xuất và ông đã nảy sinh một ý tưởng mới là chuyển toàn xí nghiệp 2 sang sản xuất cửa sắt, tủ sắt, và bàn ghế sắt có sơn tĩnh điện và dự định xây dựng nhãn hiệu cho một số sản phẩm của xí nghiệp này. Nếu làm như vậy ông không cần phải mua thêm thiết bị máy móc mới, lợi nhuận trong thời gian đầu giảm sút, nhưng về lâu dài khi nhãn hiệu E-nhất có chỗ đứng trên thị trường thì cơ hội phát triển của doanh nghiệp sẽ lớn hơn rất nhiều, ông đang rất băn khoăn không biết đi hướng nào. Câu hỏi: 1. Anh/chị có khuyên ông Hưng chuyển hướng sản xuất kinh doanh không? tại sao? 2. Nếu ông Hưng không chuyển hướng kinh doanh anh/chị sẽ khuyên ông Hưng phải làm gì để tăng năng suất lao động, tiết kiệm nhân công? . DE CUONG ON TAP MON QTDN I. Câu hỏi đúng/sai, giải thích 1. “Công ty cổ phần là loại hình. sao? 4. “ Trong quản trị doanh nghiệp, phương pháp hành chính là phương pháp phổ biến và hữu hiệu nhất”. Ý kiến đó đúng hay sai, tại sao? 5. “ Trong quản

Ngày đăng: 24/12/2013, 18:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w