1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

DEDA HSG HUYEN LOP 9 NAM HOC 20112012

4 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 9,88 KB

Nội dung

+ Không phải mọi trường hợp ứng xử đều “ở hiền”, phải biết đấu tranh, trừng trị, răn đe, giáo dục cái xấu, cái ác … Câu 24điểm: Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh nắm vững phương pháp làm bài [r]

(1)PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THẠCH HÀ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2011 - 2012 Môn: Ngữ văn Thời gian: 150 phút (Không tính thời gian giao đề) Câu 1(6điểm): Trong lớp em, nhiều bạn thích câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” số bạn cho câu tục ngữ trên không hẳn đúng vì nhiều người hiền không gặp lành Hãy trình bày suy nghĩ em vấn đề trên Câu 2(4điểm)): Trình bày cảm nhận em đoạn văn sau: “Chúng tôi, người - kể anh, tưởng bé đứng yên đó thôi Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha dậy người nó, lúc không ngờ đến thì nó kêu thét lên: - Ba a…a… ba! Tiếng kêu nó tiếng xé, xé im lặng và xé ruột gan người, nghe thật xót xa Đó là tiếng “ba” mà nó đã cố đè nén bao nhiêu năm nay, tiếng ba vỡ tung tự đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó dựng đứng lên Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó, vừa nói tiếng khóc: - Ba ! Không cho ba nữa! Ba nhà với con! Ba nó bế nó lên Nó hôn ba nó cùng khắp Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn vết thẹo dài trên má ba nó nữa” (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng) Câu 3( 10điểm): Nhà thơ lãng mạn Pháp Đuy-bê-lây cho rằng: “Thơ là người thư ký trung thành trái tim” Em hiểu ý kiến trên nào ? Cảm nhận em “tiếng trái tim” bài thơ Bếp lửa Bằng Việt -Hết HƯỚNG DẪN CHẤM Lưu ý: (2) - Người chấm cần nắm bắt nội dung thể bài để đánh giá cách tổng quát lực thí sinh: lực tái hiện, vận dụng, sáng tạo kiến thức và khả tạo lập văn - Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc trường hợp cụ thể điểm: thí sinh làm bài theo cách riêng đáp ứng yêu cầu có kiến giải cách mẻ, thuyết phục, cho điểm tối đa - Khuyến khích bài viết có cảm xúc và sáng tạo, tránh việc đếm ý cho điểm Câu 1(6điểm): Yêu cầu kỹ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội (về tư tưởng đạo lý) Bài viết chặt chẽ, có nêu vấn đề, triển khai các luận điểm; có dẫn chứng và phân tích dẫn chứng - Diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh, có cảm xúc Yêu cầu kiến thức: *Học sinh giải thích câu tục ngữ: Ở hiền: sống hiền lành, ăn tử tế; gặp lành: gặp chuyện tốt lành, thuận lợi => Nếu ăn hiền lành, tử tế gặp điều tốt lành, đền bù xứng đáng * Suy nghĩ: Rất nhiều người hiền đã gặp lành, đó là điều chính đáng vì ta sống tốt đẹp, giàu lòng yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn hoạn nạn thì người có cảm tình với ta, yêu thương và giúp đỡ ta ta gặp khó khăn, hoạn nạn Tuy nhiên, sống không ít người hiền mà lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn, gặp nhiều bất trắc, gặp nhiều chuyện không may, sống hẩm hiu Ngược lại, nhiều kẻ xấu sống đầy đủ, sung sướng, gặp nhiều thuận lợi vì: + Cuộc sống xã hội còn nhiều phức tạp, nhiều người xấu, ác lại gặp người hiền lành nên người xấu đối xử tốt Vẫn còn nhiều kẻ xấu tồn tại, gieo rắc điều ác và người hiền là nạn nhân + Ở hiền chưa đủ để tạo sống sung sướng, hạnh phúc (hiền lười biếng các lực lao động, học tập còn yếu…) - Câu tục ngữ khuyên dạy lối sống nhân ái, thái độ sống chính đáng: + Giữ vững thái độ sống “ở hiền”: Hiền không có nghĩa là thờ với sống xung quanh, không phân biệt phải-trái, tốt-xấu; thấy điều tốt không ủng hộ và gặp điều ác mặc kệ; sống đạo đức, nhân ái, tình nghĩa, quan tâm, chia sẻ, biết đấu tranh cho điều thiện … + Tin tưởng vào giá trị tốt đẹp hiền mang lại như: sức cảm hóa kẻ xấu, người hiền có tâm hồn thản … (3) + Không phải trường hợp ứng xử “ở hiền”, phải biết đấu tranh, trừng trị, răn đe, giáo dục cái xấu, cái ác … Câu 2(4điểm): Yêu cầu kỹ năng: Học sinh nắm vững phương pháp làm bài nghị luận đoạn văn, viết thành bài văn ngắn, bố cục đầy đủ, rõ ràng, thể vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật đoạn văn Bài viết trôi chảy, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc Yêu cầu nội dung: Học sinh có thể có cách trình bày khác nhau, đôi chỗ có cảm nhận riêng đảm bảo các ý sau: - Giới thiệu vài nét nhà văn Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà - Giới thiệu vị trí và nội dung đoạn trích: Kể lại việc anh Sáu chuẩn bị trở đơn vị, đó là lúc tình cảm cha bộc lộ cách rõ ràng, mãnh liệt và cảm động - Tình cảm bé Thu dành cho cha biểu hành động và ngôn ngữ nhân vật: kêu thét lên, Tiếng kêu nó tiếng xé, chạy xô tới, nhảy thót lên, dang tay ôm chặt lấy cổ ba, hôn ba cùng khắp… Học sinh cần khai thác các giá trị biểu cảm chi tiết nói trên đẻ làm rõ tình cha sâu nặng - Nhà văn đã sử dụng kết hợp các phép so sánh, tăng tiến, liệt kê, các yếu tố miêu tả, bình luận … cùng tập trung biểu đạt thật ấn tượng, sinh động và cảm động tình cha sâu nặng hoàn cảnh trớ trêu đầy kịch tính người dân Việt Nam thời chiến tranh và đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc, đầy ám ảnh người đọc Câu 3: Yêu cầu kỹ năng: - Nắm vững kỹ làm bài nghị luận văn học - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ - Diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả Yêu cầu kiến thức: - Ý nghĩa lời nhận định: Thơ tái hiện, ghi nhận, chứa đựng cảm xúc tác giả Thơ là tiếng lòng tác giả, là tiếng nói cảm xúc, tình cảm Thơ ghi lại cung bậc tình cảm tác giả - Dựa trên sở phân tích, giải thích, bình luận…, học sinh trình bày các ý sau: + Bài thơ Bếp lửa là tiếng lòng nhớ thương da diết nhân vật trữ tình (người cháu) bà Hình ảnh người bà tần tảo, lo toan vất vả với tình yêu thương vô hạn dành cho cháu Đứa cháu đã trưởng thành, lớn khôn, từ nơi xa xôi muốn gửi niềm thương nỗi nhớ với bà (Dẫn chứng) (4) + Bài thơ là rung động tâm hồn tác giả nhớ kỷ niệm sống bên bà, hình ảnh người bà và tình bà cháu thiêng liêng, sâu nặng: kí ức đau thương thời đói khổ, bố mẹ công tác xa nhà, có bà chăm sóc cháu (Chú ý các hình ảnh tiếng chim tu hú, khói bếp); bà chính là chỗ dựa tinh thần cho cháu năm tháng tuổi thơ, là bến bờ bình yên tâm hồn cháu + Bếp lửa thể tình cảm yêu thương, tri ân cháu bà: Từ suy ngẫm sâu sắc người cháu bếp lửa, bà và tình bà cháu, người cháu đã tự nhắc nhở với lòng mình thái độ sống đúng đắn, thể lòng kính yêu trân trọng và biết ơn người cháu bà, quá khứ, với quê hương đất nước Tình cảm thể bài thơ tám chữ, có kết hợp nhuần nhuyễn biểu cảm với miêu tả, tự và bình luận, hình ảnh vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng (5)

Ngày đăng: 25/09/2021, 00:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w