Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
24,04 KB
Nội dung
ĐỐI TƯỢNG - MỨC ĐÓNG - PHƯƠNG THỨC ĐÓNG I- ĐỐI TƯỢNG ĐÓNG Là công dân Việt Nam, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc, bao gồm: - Người từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 đối với nữ. - Người đã đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ, đã có 15 năm đóng BHXH trở lên có nhu cần đóng BHXHtựnguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí và tuất. II- MỨC ĐÓNG- PHƯƠNG THỨC ĐÓNG 1- Mức đóng: Mức đóng BHXH hàng tháng của người tham gia BHXHtựnguyện bằng tỷ lệ phần trăm đóng BHXHtựnguyện (X) với mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH của người tham gia BHXHtựnguyện lựa chọn. 1.1 Tỷ lệ đóng BHXH: - Từ tháng 01/2008 – 12/2009 = 16% - Từ tháng 01/2010 – 12/2011 = 18% - Từ tháng 01/2012 – 12/2013 = 20% - Từ tháng 01/2014 trở đi = 22% 1.2 Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH của người tham gia BHXHtựnguyện lựa chọn (gọi tắt là Mức thu nhập tháng): thấp nhất bằng lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 lần lương tối thiểu chung. Mức thu nhập tháng = L min + m × 50.000 (đồng/tháng) - L min : là mức lương tối thiểu chung. - m: là số nguyên lớn hơn hoặc bằng 0 (do người tham gia lựa chọn). 2- Phương thức đóng: Phương thức đóng: lựa chọn hàng tháng hoặc hàng quý hoặc 6 tháng một lần. Thời điểm phải đóng: - 15 ngày đầu tháng đối với phương thức đóng hàng tháng. - 45 ngày đầu quý đối với phương thức đóng hàng quý. - 03 tháng đầu đối với phương thức đóng 6 tháng một lần. Trường hợp đã đóng theo phương thức đóng hàng quý hoặc 6 tháng một lần, mà trong thời gian đó chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì không phải truy đóng số tiền chênh lệch so với mức lương tối thiểu mới. 3- Tạm dừng đóng: Người tham gia BHXHtựnguyện được coi là tạm dừng đóng khi không tiếp tục đóng BHXHvà không có yêu cầu nhận BHXH một lần. Người đang tạm dừng đóng BHXHtự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng với tổ chức BHXH. Việc đăng ký lại được thực hiện ít nhất sau 3 tháng, kể từ tháng người tham gia BHXHtựnguyện tạm dừng đóng. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BHXH TN 1 Đối tượng: - Công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. - Trường hợp nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, đã có 15 năm đóng BHXH trở lên nếu có nhu cầu tham gia BHXHtự nguyện, thì được đóng tiếp cho đến khi đóng đủ 20 năm BHXH để hưởng chế độ hưu trí hằng tháng. 2 Mức đóng: Mức đóng BHXH hàng tháng bằng tỷ lệ phần trăm đóng BHXHtựnguyện nhân với mức thu nhập tháng của người tham gia BHXHtựnguyện lựa chọn. Mức thu nhập tháng đóng BHXHtự nguyện: thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 lần lương tối thiểu chung. 3. Tỷ lệ đóng BHXH: Từ tháng 01/2012 - 12/2013 = 20%; Từ tháng 01/2014 trở đi = 22%. 4. Phương thức đóng: - Phương thức đóng: hàng tháng, hàng quý hoặc 6 tháng một lần. - Thời điểm phải đóng: + 15 ngày đầu tháng (đối với phương thức đóng hàng tháng). + 45 ngày đầu quý (đối với phương thức đóng hàng quý). + 03 tháng đầu (đối với phương thức đóng 6 tháng một lần). - Người tham gia đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH quận huyện nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú). 5. Tạm dừng đóng: - Người tham gia được coi là tạm dừng đóng khi không đóng BHXH theo quy định tại điềm 4 nêu trên. - Trường hợp đã tạm dừng đóng, nay có yêu cầu tham gia BHXHtựnguyện trở lại thì thực hiện như đăng ký tham gia lần đầu vào tháng đầu quý. 6. Quyền lợi: Được hưởng quyền lợi như tham gia BHXH bắt buộc: + Được hưởng chế độ hưu trí khi đóng được ít nhất 20 năm và hết tuổi lao động. + Được hưởng chế độ BHXH 1 lần nếu không đủ điều kiện hưu trí hoặc muốn nhận sớm. + Thân nhân được hưởng Tử Tuất nếu người đóng chẳng may qua đời. QUYỀN LỢI KHI THAM GIA 1- Được hưởng Lương hưu và Bảo hiểm y tế: a/ Điều kiện: - Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. - Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tựnguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định. - Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tựnguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn. - Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với mức lương hưu của người đủ điều kiện khi: Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên hoặc có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì không kể tuổi đời. * Lưu ý: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian quy định, kể cả những người đã có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tựnguyện thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm. b/ Mức hưởng: - Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu X Lương bình quân đóng BHXH + 15 năm đầu = 45% ; + Cộng thêm mỗi năm kế tiếp = 2% (nam) hoặc 3% (nữ) * Lưu ý: Mức hưởng lương hưu tối đa = 75% 2- Được điều chỉnh lương hưu: Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt từng thời kỳ, theo công bố của Nhà nước. 3- Được trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu: Khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu hàng tháng còn được nhận trợ cấp 1 lần. Mức trợ cấp tính từ năm đóng BHXH thứ 26 (nữ) và năm thứ 31 (nam). Mỗi năm được hưởng 0,5 tháng mức thu nhập bình quân đóng BHXH. 4- Được trợ cấp BHXH 1 lần: a/ Điều kiện: - Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có dưới 15 năm đóng bảo hiểm xã hội. - Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội. - Chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần. - Ra nước ngoài để định cư. b/ Mức hưởng: Mỗi năm tham gia BHXH được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXHtựnguyện TN. * Lưu ý: Khi tính mức lương hưu hằng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì được tính như sau: Có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng tính tròn là một năm. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tựnguyện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. 5- Chế độ mai táng phí: Đang tham gia BHXHtựnguyệntừ đủ 5 năm hoặc đang nhận lương hưu nếu không may bị chết (hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết), người thân được nhận mai táng phí (bằng 10 tháng lương tối thiểu chung). 6- Được trợ cấp tuất một lần: a/ Trường hợp người lao động đang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết: - Thân nhân hưởng tính theo số năm đóng BHXH của người chết: Mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH. - Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng tính tròn là một năm. - Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tựnguyện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. b/ Trường hợp người đang hưởng lương hưu chết: Thân nhân hưởng tính theo thời gian đã hưởng lương hưu: Nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng. Nếu chết vào tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu. Mức trợ cấp thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng. c/ Trường hợp người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: - Tuất hàng tháng: Người đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng: + Tuất cơ bản: 50% mức lương tối thiểu chung/định suất. + Tuất nuôi dưỡng: 70% mức lương tối thiểu chung/định suất (trường hợp không còn người trực tiếp nuôi dưỡng). + Số người hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 4 người đối với 1 người chết. Trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp quy định. + Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện kể từ tháng liền sau tháng mà người lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ, BNN chết. - Tuất một lần: Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tựnguyện mà trước đó có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm bị chết hoặc thân nhân đủ 15 năm trở lên nhưng thân nhân không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì được làm tròn. Mức thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH. THỦ TỤC HỒ SƠ 1- Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXHtự nguyện: - Sổ BHXH; - Đơn đề nghị hưởng chế độ hưu trí (mẫu số 12-HSB) hoặc Giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động nghỉ việc, chưa đủ điều kiện về tuổi đời; - Đối với người chấp hành xong hình phạt tù trong trường hợp không được hưởng án treo thì có thêm Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù (bản sao); - Đối với trường hợp hưởng chế độ hưu trí do bị suy giảm khả năng lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên có thêm Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa. 2- Bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia BHXHtự nguyện: - Sổ BHXH; - Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần (mẫu số 14-HSB). 3- Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất: - Sổ bảo hiểm xã hội đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; - Giấy chứng tử, giấy báo tử hoặc quyết định của Toà án tuyên bố là đã chết; - Tờ khai của thân nhân theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BHYT TN 1. Đối tượng và mức đóng: a. Đối tượng đóng: Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc cư trú (thường trú hoặc tạm trú) trên địa bàn thành phố được tham gia BHYTtựnguyện theo Luật BHYT. b. Mức đóng: Mức đóng BHYTtựnguyện hàng tháng bằng 4,5% mức lương tối thiểu chung, khi Nhà nước quy định tỷ lệ đóng hoặc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu thì mức đóng được điều chỉnh tương ứng. - Trường hợp người dân tham gia BHYT theo hộ gia đình được giảm mức đóng BHYT khi có từ 02 thân nhân trở lên tham gia BHYT cùng thời điểm đóng: người thứ hai, thứ ba và thứ tư đóng lần lượt bằng 90%, 80%, 70% mức đóng của người thứ nhất; Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất. 2. Điều kiện cấp thẻ BHYT: a. Trường hợp tham gia lần đầu: - Thời hạn đóng tiền: Từ ngày 25 đến hết ngày 30 (hoặc 31) hàng tháng. - Giá trị sử dụng thẻ: Sau 01 tháng (Từ ngày 01 của tháng kế tiếp tháng liền kề). Ví dụ: Ngày 31/12/2012 đóng tiền BHYTtựnguyện (lần đầu), thẻ BHYT có giá trị từ ngày 01/02/2013. b. Trường hợp gia hạn thẻ: - Thời hạn đóng tiền: Từ ngày 15 đến ngày 20 của tháng cuối trước khi thẻ hết hạn (Trước khi thẻ cũ hết hạn sử dụng ít nhất 10 ngày). - Giá trị sử dụng thẻ: Từ ngày 01 của tháng liền kề. * Lưu ý: Nếu đóng tiền chậm sau ngày 20 nói trên, thì xem như là tham gia lần đầu. Trong trường hợp này: + Thời hạn có giá trị sử dụng của thẻ: Từ ngày 01 của tháng kế tiếp tháng liền kề. + Về quyền lợi: Không đủ điều kiện tham gia liên tục từ đủ 36 tháng trở lên để được hưởng 50% chi phí (trong mức hưởng quy định) của thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế nhưng đã được phép lưu hành tại Việt Nam theo chỉ định của cơ sở KCB… Ví dụ: Thẻ BHYT có giá trị đến ngày 31/12/2012, nếu người tham gia đóng tiền sau ngày 20/12/2012 thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng lần đầu từ ngày 01/02/2013. 3. Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương. * Lưu ý:Các trường hợp đã đăng ký KCB ban đầu tại các bệnh viện tuyến tỉnh nhưng khi đăng ký gia hạn vẫn phải chuyển về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương, hoặc cơ sở y tế tư nhân theo đúng quy định của Luật BHYT. Nếu vượt quá khả năng chữa trị, các cơ sở KCB BHYT sẽ thực hiện chuyển viện theo quy định. Đối với bệnh mãn tính theo quy định của Bộ Y tế (ví dụ: Bệnh lao, ung thư, cao huyết áp mãn tính, bệnh nội tiết…). Nếu phải điều trị ở tuyến trên, các sơ sở KCB BHYT sẽ thực hiện chuyển viện (giấy chuyển viện này có giá trị sử dụng cho cả năm dương lịch) 4. Quyền lợi: - Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con. Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh. ĐỐI TƯỢNG ĐÓNG - MỨC ĐÓNG Bảo hiểm y tế tựnguyện là gì ? Là hình thức bảo hiểm do Nhà nước thực hiện không vì mục đích lợi nhuận. Người dân tựnguyện tham gia để được chăm sóc sức khỏe khi đau ốm, bệnh tật từ quỹ bảo hiểm y tế. 1- Đối tượng tham gia: Toàn bộ các thành viên trong hộ gia đình có tên trong cùng hộ khẩu mà không thuộc đối tượng đang tham gia BHYT bắt buộc. Nếu tham gia không đủ số người trong sổ hộ khẩu thì không được giảm mức đóng. * Lưu ý : - Thân nhân NLĐ tham gia BHYT TN đến năm 2014 thuộc diện tham gia BHYT BBbắt buộc. - Xã viên HTX, HKD cá thể tham gia BHYT TN đến 2014 thuộc diện tham gia BHYT BB. - Cán bộ dân số, gia đình và trẻ em ở phường xã tham gia BHYT TN đến năm 2014 thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc. 2- Nơi tham gia: Liên hệ trực tiếp với các đại lý của Bảo hiểm xã hội tại UBND phường/xã/thị trấn nơi cư trú. Đăng ký tham gia mang theo hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tạm trú tại thành phố Hồ Chí Minh từ 6 tháng trở lên. 3- Mức đóng: Người thứ nhất trong hộ gia đình mỗi tháng đóng bằng 4,5% lương tối thiểu chung; từ người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 90%, 80%, 70% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi mức đóng bằng 60% của người thứ nhất. Mức đóng thay đổi khi lương tối thiểu chung thay đổi. Lương tối thiểu chung từ tháng 5/2010 là 730.000 đồng/tháng. 4- Thời điểm đóng: Đối với người mới tham gia BHYTtựnguyện lần đầu (kể cả tham gia lại sau một thời gian đứt quãng vì bất cứ lý do gì), các Đại lý thu phường, xã tổ chức thu tiền đóng BHYTtừ ngày 25 đến ngày 30 (hoặc ngày 31 hàng tháng). Thẻ BHYT được phát hành vào tháng sau và có giá trị sử dụng từ ngày 01 của tháng tiếp theo. Đối với người đã tham gia BHYTtừ trước (kể cả BB lẫnTN), nay tiếp tục tham gia theo hình thức TN, để đảm bảo hưởng quyền lợi BHYT được liên tục, phải nộp tiền đóng BHYT trước khi thẻ cũ hết hiệu lực ít nhất 10 ngày. Các Đại lý thu phường, xã tổ chức thu tiền đóng BHYTtừ ngày 15 đến ngày 20 hàng tháng. Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày 01 của tháng sau. QUYỀN LỢI HƯỞNG - MỨC HƯỞNG 1- Quyền lợi hưởng: - Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con.