Vai trò dẫn lưu mật và đặt stent qua da trong điều trị giảm nhẹ tắc mật do bệnh ác tính
Trang 1VAI TRÒ DẪN LƯU MẬT VÀ ĐẶT STENT QUA DA TRONG ĐIỀU TRỊ GIẢM NHẸ TẮC MẬT DO BỆNH ÁC TÍNH
TÓM TẮT
Mở đầu: Tắc mật do bệnh ác tính thường gặp Điều trị triệu chứng tắc mật là
cần thiết để cải thiện chất lượng sống và thời gian sống cho bệnh nhân Nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò của phương pháp dẫn lưu mật và đặt stent qua da trong điều trị triệu chứng tắc mật
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá khả năng giải áp mật và những biến chứng
của thủ thuật dẫn lưu mật và đặt stent qua da
Phương pháp nghiên cứu: mô tả, tiền cứu, thực hiện từ tháng 1-2008 đến
tháng 8-2009 tại bệnh viên ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả: 55 trường hợp (TH) tắc mật ác tính được thực hiện dẫn lưu mật hoặc
đặt stent qua da Sau 1 tháng bilirubin toàn phần giảm 76,3%, AST giảm 59,3%, ALT giảm 66,9% so với trước thủ thuật Không có trường hợp nào tử vong do thủ thuật, một số trường hợp có biến chứng nhẹ và khắc phục dễ dàng
Trang 2Kết luận: Dẫn lưu mật và đặt stent qua da an toàn và hiệu quả giúp tránh biến
chứng do tắc mật gây ra, góp phần cải thiện tiên lượng sống cho bệnh nhân
Từ khóa: Tắc mật ác tính, dẫn lưu mật xuyên gan qua da, stent da-mật ABSTRACT
THE ROLE OF PERCUTANEOUS TRANSHEPATIC BILIARY DRAINAGE AND STENT PLACEMENT IN PALLIATIVE TREATMENT OF MALIGNANT OBSTRUCTIVE JAUNDICE
Nguyen Quoc Vinh, Dang Tam * Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 14 - Supplement of No 1 – 2010: 98 - 103
Background: Malignant biliary obstructive deseases are common Palliative
treatments for resolving jaundice are essential in these patients to improve survival length and quality This study was designed to evaluate the role of percutaneous transhepatic biliary drainage (PTBD) and stent placement in biliary obstruction
Objectives: To evaluate biliary depression efficacy and complications of
PTBD and stent placement procedures
Method: Prospective description, from 1-2008 to 8-2009 at University Medical
Center
Trang 3Result: 55 cases of malignant obstructive jaundice were performed PTBD or
stent placement Total bilirubin decrease 76.3%, AST decrease 59.3% and ALT decrease 66.9% after 1 month There was no mortality relate procedure and some mild complications
Conclusion: PTBD and stent placement is safe and effective to prevent
cholestasis complications and improve survival prognosis
Key words: Malignant obstructive jaundice, percutaneous transhepatic
biliary drainage, cutaneous biliary stent
Trang 4ĐẶT VẤN ĐỀ
Tắc mật do nguyên nhân ác tính như ung thư đường mật, ung thư từ cơ quan lân cận xâm lấn đường mật (ung thư túi mật, ung thư tế bào gan, ung thư tụy) hay ung thư di căn vùng rốn gan gây tắc mật thường gặp Khả năng phẫu thuật triệt để tùy nguyên nhân nhưng nhìn chung thấp Tránh biến chứng do tắc mật là cần thiết khi phẫu thuật không còn đặt ra Đặt stent qua nội soi hoặc dẫn lưu mật và đặt stent qua da được lựa chọn khi không còn chỉ định phẫu thuật Mỗi kỹ thuật có những thuật lợi, bất lợi cũng như tai biến, biến chứng nhất định Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng giải áp mật cũng như xác định tỉ lệ những tai biến biến chứng của kỹ thuật dẫn lưu mật và đặt stent qua da
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là nghiên cứu mô tả tiền cứu, được thực hiện từ tháng 1-2008 đến tháng 8-2009 tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Đối tượng
Những trường hợp tắc mật do nguyên nhân ác tính mà quá chỉ định phẫu thuật triệt để hay phẫu thuật điều trị triệu chứng, những trường hợp phẫu thuật không giải quyết được tắc mật hay bệnh nhân không đồng ý phẫu
Trang 5thuật Loại trừ trường hợp có rối loạn động máu nặng (PT<60%, tiểu cầu < 50.000), báng bụng và đường mật không dãn trên siêu âm
Trang 6ngoài tạo thành stent da-mật
Nếu DDĐ không vượt qua đoạn hẹp mà tổng trạng bệnh nhân tốt: chuyển dẫn lưu mật vào hỗng tràng (shunt mật-ruột) bằng cách: sau khi dẫn lưu mật ra ngoài 2 tuần, bệnh nhân được đặt 1 ống mở hỗng tràng và nối ống mở hỗng tràng này với ODL mật Nếu tổng trạng bệnh nhân xấu thì chỉ dẫn lưu mật ra ngoài
Trang 7Các thủ thuật gồm
Dẫn lưu ra ngoài: 16TH (nhóm 1) Đặt stent da-mật: 31TH (nhóm 2) Shunt mật-ruột: 8TH (nhóm 3)
Kỹ thuật thực hiện
Số lần chọc kim vào đường mật
Bảng 1: Số lần chọc kim vào đường mật
Số lần chọc Số TH Tỉ lệ (%)
Trang 83 lần 2 3,6
Đa số chọc 1 lần vào đường mật (76,4%), không TH nào chọc quá 3 lần 6 lần chọc nhát đầu tiên vào mạch máu, chọc lại đều vào đường mật, không gây tai biến gì
Trang 9Ống HPT III - VI 1 1,8
Ống HPT III - VII
Trang 10Vị trí tắc mật
Bảng 3: Vị trí tắc mật trên X quang
Vị trí tắc mật Số TH Tỉ lệ (%)
Hợp lưu, phải–trái còn thông 29 52,7
Hợp lưu, phải–trái không thông 8 14,5
Số lần can thiệp thủ thuật
Biểu đồ 1: Số lần can thiệp thủ thuật
Thường nhất là can thiệp 3 lần gồm 1 lần chọc mật dẫn lưu với ống 10-12F, 1 lần nong lên 14-16F và 1 lần thay bằng ống silicon
Những TH can thiệp từ 4 lần trở lên do biến chứng tắc hoặc tụt ống
Trang 11Đường kính ODL
Đường kính ODL
Thay đổi sinh hóa sau thủ thuật Sự thay đổi bilirubin
Sau 1 tháng, bilirubin toàn phần nhóm 1 giảm 70,9%; nhóm 2 giảm 79,9%; nhóm 3 giảm 74,7% và chung cho 3 nhóm giảm 76,3% so với trước TT Có 36,7% trường hợp bilirubin về giá trị bình thường
Biểu đồ 3: Sự thay đổi bilirubin Sự thay đổi AST, ALT
Trang 12Biểu đồ 4 Sự thay đổi AST và ALT sau TT
Tất cả TH đều có tăng AST và ALT Sau thủ thuật giảm về giá trị bình thường hoặc gần bình thường
Điện giải đồ trước và sau TT thay đổi không có ý nghĩa thống kê dù ở nhóm 1 chỉ dãn lưu mật ra ngoài
Tai biến, biến chứng của thủ thuật Tai biến biến chứng sớm
1 TH chảy máu đường mật do lỗ bên của ODL nằm trong đường hầm mô gan và thông với mạch máu Đẩy ODL vào thêm 2cm để các lỗ bên nằm hoàn toàn trong đường mật và thành ODL chẹn vào chỗ chảy máu Chảy máu ngưng ngay sau đó, không cần truyền máu
1 TH thủng ống mật khi nong: ngưng can thiệp và dẫn lưu mật ra ngoài, chảy máu ít và tụ cầm, không tai biến gì do thủng ống mật gây ra
3 TH tụt ODL mật sau 2 ngày (đường hầm mật-da chưa thành lập): rạch da 2 cm ngay chân ống, tìm và đặt lại ODL vào chỗ dẫn lưu cũ trên bề mặt gan, tất cả đều đặt vào đường mật được
Không có biến chứng thủng màng phổi, không có biến chứng viêm phúc mạc, không có tử vong do thủ thuật
Biến chứng muộn: được theo dõi từ lúc làm thủ thuật đến khi bệnh nhân tử
Trang 13vong hoặc đến thời điểm kết thúc nghiên cứu (có 9 bệnh nhân còn sống) Tắc ODL/stent: 9 TH (16,4%) gồm 3 TH nhóm 1, 5 TH nhóm 2 và 1 TH nhóm 3 Xử trí thay ống mới đơn giản và dễ dàng
Tụt ODL/stent: 7 TH (12,7%) gồm 1 TH nhóm 1, 5 TH nhóm 2 và 1 TH nhóm 3 Bệnh nhân nhập viện ngay khi thấy ống tụt ra ngoài nên đặt lại rất dễ dàng theo đường cũ
Nhiễm trùng đường mật: 11 TH (20%) gồm 5 TH nhóm 1, 5 TH nhóm 2 và 1 TH nhóm 3 Được chụp hình đường mật kiểm tra, thay ống mới nếu cần thiết Kháng sinh phối hợp bơm rửa đường mật đều ổn định
Nhiễm trùng da, rò mật chân ống: 12 TH (21,8%) thường do dẫn lưu không tốt gây tăng áp lực bên trong đường mật làm mật rò quanh chân ống tạo điều kiện nhiễm trùng da quanh chân ống Xử trí bằng bơm rửa hoặc thay ODL/stent mới phối hợp chăm sóc tại chỗ Riêng 2 TH tạo áp xe dưới da chỗ vùi đầu ngoài stent da-mật phải rạch thoát mủ
Cải thiện lâm sàng
74% TH cải thiện lâm sàng rõ rệt sau TT: bớt vàng da, hết ngứa, ăn ngon miệng, lên cân Stent da-mật và shunt mật-ruột do không mất mật, không phải mang ODL và túi chứa dịch nên cải thiện lâm sàng tốt đồng thời tạo
Trang 14thoải mái cho bệnh nhân Nhóm dẫn lưu mật ra ngoài cải thiện kém do tiên lượng xấu ngay từ đầu
Thời gian sống sau thủ thuật
Đến thời điểm kết thúc nghiên cứu (8-2009) có 9 bệnh nhân còn sống gồm 1 TH nhóm 1,7 TH nhóm 2 và 1 TH nhóm 3 Trường hợp theo dõi lâu nhất là 427 ngày, bệnh nhân còn sống và sinh hoạt bình thường
Thời gian sống trung bình sau thủ thuật là 119,5 ngày (ngắn nhất 15 ngày và dài nhất là 485 ngày)
BÀN LUẬN
Kỹ thuật can thiệp
Chọc mật qua da dưới hướng dẫn siêu âm có những thuận lợi như:
Chỉ cần dùng 1 kim chọc dò 16G mà không cần dùng kim Chiba 22G chọc bước đầu để hiện hình đường mật như trong kỹ thuật chọc mù dưới X quang
Siêu âm đánh giá được tình trạng đường mật, mô gan, lựa chọn vị trí đi vào đường mật dễ dàng nhất và thuật lợi nhất cho can thiệp về sau
Chủ động thấy được toàn bộ đường đi của kim giúp chọc chính xác và hạn chế số lần chọc
Số lần chọc liên qua đến các biến chứng như chảy máu đường mật, chảy
Trang 15máu vào ổ bụng, viêm phúc mạc mật Đỗ Hữu Liệt có 2 TH chọc 4 lần, cả 2 TH này đều có biến chứng chảy máu phải can thiệp lại(2) Xiao SG cho rằng không nên chọc quá 3 lần để hạn chế biến chứng(Error! Reference source not found.) Để thuận lợi cho các kỹ thuật đưa DDĐ, nong đường mật và đặt ODL thì hướng của đường kim chọc vào càng xuôi chiều ống mật càng tốt Nếu tiếp cận từ bên trái, đường đi ống HPT III thuận lợi hơn ống HPT II Nếu tiếp cận từ bên phải thì ống V và VI thuận lợi hơn và ít nguy cơ chọc vào màng phổi Do đó chúng tôi thường lựa chọn các ống mật HPT II, V và VI để chọc
Sự thay đổi xét nghiệm sinh hóa sau thủ thuật
Xét nghiệm ở thời điểm 4 ngày sau thủ thuật, bilirubin giảm có ý nghĩa thông kê và sau đó tiếp tục giảm dần Hầu hết đạt được yêu cầu giải áp mật sau 1 tháng (bilirubin giảm 76,3%) Clouse ME cho rằng sau khi đặt dẫn lưu vào đường mật, nồng độ bilirubin trong máu giảm trung bình 1 – 2 mg/dl một ngày Mức độ giảm bilirubin tùy thuộc vào vị trí, mức độ tắc mật cũng như sự lan rộng các thương tổn di căn gan, sự phá hủy tế bào gan do tắc mật kéo dài(Error! Reference source not found.) Migita K cho rằng dẫn lưu mật thành công
khi bilirubin sau 1 tuần giảm trên 20% so với trước thủ thuật[Error! Reference source not found.] Jiang WJ thì cho rằng khi bilirubin giảm ít
hơn 25% so với trước TT thì vàng da tắc mật cải thiện không có ý
Trang 16nghĩa(Error! Reference source not found.) Theo Jiang WJ thì trong nghiên cứu của chúng tôi có 2 TH không đạt được yêu cầu giải áp mật, chiếm 3,6%
Nhóm 2 và nhóm 3 bệnh nhân chỉ mất mật trong 2 tuần đầu, sau đó mật được dẫn hoàn toàn vào tá tràng qua stent hoặc vào hỗng tràng qua shunt mật-ruột Do đó bệnh nhân không mất điện giải như nhóm 1 Tuy nhiên ở nhóm 1 chúng tôi cũng không thấy có sự thay đổi điện giải có ý nghĩa thống kê Đỗ Hữu Liệt cũng có kết quả tương tự(Error! Reference source not found.)
Tai biến, biến chứng
Tai biến biến chứng sớm chung là 5 TH (1 chảy máu đường mật(1,8%), 1 thủng đường mật(1,8%), 3 tụt ODL mật (5,5%).Các biến chứng này nhẹ nhàng, khắc phục dễ Chúng tôi không gặp các biến chứng như thủng màng phổi, viêm phúc mạc mật, tử vong do thủ thuật như y văn ghi nhận Tuy nhiên khi theo dõi lâu dài thường gặp một số biến chứng như: tụt ODL/stent, tắc ODL/stent, nhiễm trùng đường mật, nhiễm trùng da hoặc rò mật chân ống
Để hạn chế biến chứng nhiễm trùng đường mật, Carrasco CH khuyên không dẫn lưu trong hoàn toàn vì áp lực trong tá tràng cao hơn trong đường mật gây ra hiện tượng trào ngược, dùng ODL tối thiểu 10F để dẫn lưu mật hiệu quả, tránh ứ đọng mật(Error! Reference source not found.) Chúng tôi cũng dùng ODL
Trang 17có đường kính tối thiểu 10F, thường là 14-16F Những trường hợp tắc cao, chúng tôi đặt đầu stent trên Oddi để tránh hiện tượng trào ngược
Dựa vào đặc tính mềm mại, rất ít kích thích mô của silicon cùng với những kết quả có được của Kinnison ML(Error! Reference source not found.), Laccarino V(Error! Reference source not found.) cũng như Lê Nguyên Khôi(Error! Reference source not
Chúng tôi dùng ống silicon đặt vào đường mật, có 9 TH (16,6%) tắc ống với thời gian tắc trung bình là 112 ngày 46 TH còn lại không có biến chứng tắc ống từ lúc đặt đến lúc bệnh nhân tử vong hoặc đến thời điểm kết thúc thu thập số liệu TH theo dõi lâu nhất stent vẫn chưa tắc là 14,5 tháng Để hạn chế tụt ống, chúng tôi làm ngạnh cố định bên trong đường mật dựa theo hình dáng ống Kehr như Lê nguyên Khôi mô tả(1) Stent da-mật được vùi đầu ngoài dưới da cũng hạn chế được biến chứng tụt ống tuy nhiên lại gặp 2 TH áp xe chỗ vùi đầu ngoài stent phải rạch thoát mủ
Do chỉ điều trị triệu chứng, nguyên nhân tắc mật ác tính vẫn tiến triển nên thời gian sống còn tùy vào bệnh gốc, nhìn chung có tiên lượng xấu
KẾT LUẬN
Dẫn lưu mật và đặt stent qua da là thủ thuật nhẹ nhàng, ít xâm hại, dẫn lưu mật hiệu quả và an toàn Cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân