1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam

198 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Kiểm toán hoạt động (KTHĐ) là loại hình kiểm toán được phát triển trên thế giới từ những năm cuối Thập niên 60 của Thế kỷ XX. KTHĐ do Kiểm toán Nhà nước (KTNN) thực hiện xuất phát từ nhu cầu quản trị khu vực công theo yêu cầu của các Nghị sĩ Quốc hội các quốc gia phát triển như: Mỹ, Canada, Thuỵ Điển, Đức và một số quốc gia khác. Các cơ quan dân cử đòi hỏi cung cấp các thông tin về tính hiệu quả và sự hữu hiệu của các khoản chi tiêu công quỹ quốc gia, vì các cơ quan này chưa thật sự hài lòng với vai trò vốn có của kiểm toán là chỉ tập trung vào đánh giá tính tuân thủ chấp hành các quy định về chi tiêu công, mà đích thực “giá trị của đồng tiền” khi dùng công quỹ có đạt được mục tiêu hiệu quả, hiệu lực. Điều đó đã buộc các Cơ quan kiểm toán tối cao (SAIs) và các Kiểm toán viên (KTV) phải mở rộng phạm vi kiểm toán với loại hình KTHĐ đã được quán triệt tại các Đại hội ASOSAI lần thứ 7, năm 1997 định hướng “Vai trò của SAI trong thúc đẩy hiệu lực và hiệu quả quản trị khu vực công qua loại hình kiểm toán hoạt động”, Đại hội ASOSAI lần thứ 8, năm 2000 mục tiêu chính về “Vai trò của các SAIs trong việc tăng cường hiệu quả quản trị công quốc gia” và Đại hội ASOSAI lần thứ 11, năm 2009 với “Vai trò của các SAIs trong việc tăng cường hiệu quả quản lý ngân sách khu vực công”. Thông qua hoạt động kiểm toán (HĐKT) với việc vận dụng loại hình KTHĐ, KTNN đã góp phần quản lý điều hành có hiệu quả tài chính, tài sản công. KTNN kiểm toán chi tiêu công so sánh chi phí đầu vào và kết quả đầu ra để đánh giá, tư vấn chính sách từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính (QLTC), tài sản công. KTNN góp phần phòng ngừa rủi ro, ngăn chặn sai phạm để nâng cao hiệu quả trong chi tiêu công khi thực hiện kiểm toán trước “tiền kiểm” và kiểm toán sau “hậu kiểm” các khoản chi tiêu công. Tiền kiểm có tác dụng ngăn chặn những thiệt hại trước khi xảy ra, tránh lãng phí nguồn lực công; còn hậu kiểm để chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân liên quan trong việc vi phạm chế độ, chính sách QLTC, tài sản công. Mặt khác, thông qua HĐKT tài chính, tài sản công, KTNN có vai trò giải toả trách nhiệm cho Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ, các đơn vị và tổ chức có sử dụng tài chính, tài sản công trước Quốc hội và trước Nhân dân. KTNN Việt Nam với những bài học quý báu qua quá trình hình thành và phát triển hơn 25 năm qua và những kinh nghiệm tốt trên thế giới cho thấy rằng, KTHĐ là loại hình kiểm toán quan trọng và chủ yếu để đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và 2 hiệu lực trong quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công, từ đó góp phần xây dựng nền tài chính công công khai, minh bạch và bền vững. Bên cạnh những thành tựu đạt được trong những năm qua là cơ bản, toàn diện và quan trọng, do nguyên nhân khách quan và chủ quan, KTNN vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, đặc biệt là trong tổ chức KTHĐ. Mặc dù những năm gần đây, KTNN đã có sự quan tâm hơn việc thực hiện cả 3 loại hình kiểm toán là kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và KTHĐ. Tuy nhiên, các cuộc kiểm toán vẫn chủ yếu tập trung nhiều hơn vào kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ, chưa thực hiện nhiều các cuộc KTHĐ, mục tiêu và nội dung thực hiện các cuộc KTHĐ cũng chưa đúng với bản chất của KTHĐ. Chính vì mới phát triển mạnh về kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ nên kết quả kiểm toán chủ yếu tập trung vào mục tiêu đánh giá tính tuân thủ, chấp hành quy định luật pháp, chính sách; phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính những sai sót về số liệu tài chính, kế toán. Các cuộc KTHĐ được phát triển vấn đề theo hướng đánh giá tính tuân thủ, nhưng vẫn chưa chú trọng đến mục tiêu đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và sự hữu hiệu trong quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công, vì vậy phần nào ảnh hưởng đến vai trò, hiệu lực, hiệu quả HĐKT tài chính, tài sản công của KTNN. Với yêu cầu cấp bách, ngày 16 tháng 9 năm 2020 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề ra mục tiêu phát triển KTNN giai đoạn 2021-2030 “Phát triển KTNN là công cụ trọng yếu, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công” theo Nghị quyết số 999/2020/UBTVQH14; Quốc hội cũng đề ra mục tiêu phấn đấu theo định hướng của ASOSAI là KTNN phải tăng cường KTHĐ đạt tỷ lệ khoảng 30% đến 40% số lượng các cuộc kiểm toán hằng năm. Trong bối cảnh đó, Tác giả luận án lựa chọn đề tài “Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán Nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam” là cấp thiết không chỉ có ý nghĩa về lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung: Nghiên cứu tổng quan, phân tích các thuộc tính lý thuyết để phát triển và ứng dụng các mô hình quan hệ giữa KTHĐ với vai trò KTNN và hệ thống QLTC, tài sản công qua nghiên cứu mục tiêu và phương thức tổ chức KTHĐ dựa trên mô hình Logic (3Es); đánh giá, phân tích thực trạng tổ chức KTHĐ và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển KTHĐ của KTNN; từ đó Tác giả luận án đề xuất các giải pháp phát triển KTHĐ nhằm nâng cao vai trò của KTNN trong QLTC, tài sản công. 3 2.2 Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, nghiên cứu các yếu tố (3Es) hình thành nhằm đánh giá mục tiêu KTHĐ (kinh tế, hiệu quả, hiệu lực) trong quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính công đầu tư phát triển các chính sách, chương trình, dự án hình thành nên tài sản công. Thứ hai, phát triển các phương thức tổ chức KTHĐ (tiền, hiện và hậu kiểm) góp phần nâng cao vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công. Thứ ba, phát triển vai trò KTNN gắn với vai trò của các chủ thể quản lý trong các hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát (nhân tố trung gian) việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công qua thực hiện các mục tiêu và phương thức tổ chức KTHĐ. Thứ tư, đánh giá, phân tích nhân tố (phụ) trong các nhóm nhân tố như: Năng lực, tổ chức, chuẩn mực kiểm toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, cải cách hành chính (CCHC), chính sách pháp luật (CSPL), chế tài pháp luật,... qua thực trạng KTHĐ ảnh hưởng đến sự phát triển KTHĐ và vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công. 3. Câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất, đánh giá mục tiêu KTHĐ cần giải quyết những nội dung gì (tiêu chí 3Es đánh giá mục tiêu KTHĐ) để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý và sử dụng tài chính công? Thứ hai, phát triển phương thức tổ chức KTHĐ cần nghiên cứu những nội dung gì (tiền, hiện và hậu kiểm) góp phần nâng cao vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công? Thứ ba, nâng cao vai trò của KTNN trong mối quan hệ với hệ thống QLTC, tài sản công trên cơ sở nào (nhân tố trung gian) với việc vận dụng mô hình KTHĐ nhằm giúp cho bộ máy Nhà nước tăng cường vai trò giám sát, kiểm soát quản lý tài chính công? Thứ tư, nghiên cứu những nhân tố nào (chuẩn mực, pháp chế thi hành pháp luật, năng lực, tổ chức,...) ảnh hưởng đến sự phát triển KTHĐ và vai trò KTNN? 4. Đối tượng nghiên cứu Công trình tập trung nghiên cứu các đối tượng: (1) Loại hình KTHĐ là đối tượng nghiên cứu nhằm nâng cao vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công; (2) Vai trò của KTNN là đối tượng nghiên cứu nhằm nâng cao vị trí pháp lý, chức năng và quyền hạn của KTNN trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; (3)Hoạt động quản lý và sử dụng tài chính công đầu tư cho các chương trình, dự án hình thành nên tài sản công là đối tượng nghiên cứu thực trạng mối quan hệ giữa mô hình tổ chức thực hiện KTHĐ với vai trò KTNN. 4 5. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết tổng quan từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các sách, báo khoa học nhằm đánh giá, xây dựng lý thuyết chung về KTHĐ do KTNN Việt Nam thực hiện vai trò trong kiểm soát QLTC, tài sản công. Phương pháp xây dựng và vận dụng mô hình lý thuyết dựa trên thực trạng KTHĐ giai đoạn 2014-2020 đối với các công trình, dự án, chính sách đầu tư phát triển và một số kết quả nghiên cứu thực trạng trên thế giới có quan hệ với thực tiễn tại Việt Nam. Cụ thể: Thứ nhất, về nội dung: Nghiên cứu phát triển các tiêu chí đánh giá mục tiêu KTHĐ; phát triển phương thức tổ chức KTHĐ qua mô hình 3Es; nghiên cứu các thuộc tính về hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát và tham vấn quản lý nâng cao vai trò của KTNN. Việc quản lý và sử dụng tài chính công đầu tư cho các chương trình, dự án, các chính sách phát triển kinh tế, an sinh xã hội, chính sách phát triển về y tế, chương trình nhà ở xã hội,... trong phạm vi các cuộc KTHĐ do KTNN Việt Nam thực hiện; về tài sản công được hình thành từ các dự án đầu tư, chương trình, chính sách thuộc 07 nhóm tài sản công quốc gia quy định tại Luật quản lý và sử dụng tài sản công được KTNN tổ chức KTHĐ theo Điều 3, Luật KTNN xác định và được thể hiện qua thực trạng các cuộc KTHĐ đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công ở Việt Nam (Điều 22). Về số liệu nghiên cứu được tổng hợp chung từ báo cáo quyết toán NSNN và kết quả KTHĐ làm cơ sở tổng hợp nguồn vốn đầu tư công trong hệ thống tài chính công để hình thành tài sản công qua KTHĐ theo tỷ lệ % quy định của KTNN tại Quyết định số 1793/QĐ-KTNN. Thứ hai, về không gian: Luận án thu thập dữ liệu từ các báo cáo KTHĐ, tổng hợp và phân tích từ thông tin định tính qua điều tra, khảo sát, phỏng vấn KTV và khách thể kiểm toán. Công trình nghiên cứu đánh giá thực trạng KTHĐ nâng cao vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công được phát triển dựa trên kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước. Luận án không nghiên cứu kết quả kiểm toán đối với chương trình, dự án, chính sách đầu tư phát triển có sử dụng NSNN từ trước năm 2014 như các công trình khác đã nghiên cứu dưới dạng kiểm toán chuyên đề mở rộng; luận án không nghiên cứu về KTHĐ do kiểm toán độc lập hoặc kiểm toán nội bộ thực hiện. Thứ ba, về thời gian: Kết quả nghiên cứu thực trạng KTHĐ trong giai đoạn 2014-2020 để đánh giá nâng cao vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công và định hướng phát triển trong tương lai. Riêng năm 2020 số liệu kết quả KTHĐ chưa được công bố, Luận án chỉ phản ánh số cuộc KTHĐ theo kế hoạch kiểm toán năm của KTNN. 5 6. Nghiên cứu mới của luận án Những đối tượng nghiên cứu trong Luận án này trước đây được các Tác giả đương thời đã phát triển một cách độc lập, còn rời rạc. Từ đó, Tác giả luận án tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa các đối tượng về vai trò kiểm toán với những đặc tính, đặc điểm chung giữa mục tiêu KTHĐ (kinh tế, hiệu quả, hiệu lực), các tiêu chí quan hệ 3Es (đầu vào, đầu ra, kết quả) và phương thức tổ chức KTHĐ (tiền, hiện, hậu kiểm) gắn với các vai trò độc lập (giám sát, kiểm soát hoạt động QLTC, tài sản công và tham vấn) hình thành nên các mô hình thuộc tính và mối quan hệ giữa KTHĐ và vai trò của KTNN trong QLTC, tài sản công, cụ thể: Thứ nhất, Luận án làm rõ được mối quan hệ giữa tài chính công và tài sản công qua nghiên cứu mô hình Logic (3Es) hình thành các tiêu chí kiểm toán nhằm đánh giá mục tiêu KTHĐ (kinh tế, hiệu quả, hiệu lực) trong quản lý và sử dụng nguồn lực công đầu tư phát triển các chính sách, chương trình, dự án hình thành nên tài sản công. Thứ hai, Luận án tập trung nghiên cứu các thuộc tính lý thuyết KTHĐ và thiết lập mối quan hệ giữa mô hình KTHĐ và vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công qua phát triển các phương thức tổ chức KTHĐ (tiền, hiện và hậu kiểm). Thứ ba, Luận án xây dựng được mối quan hệ giữa vai trò KTNN với hệ thống QLTC, tài sản công trên cơ sở phát triển các nhân tố trung gian, cụ thể: Các thuộc tính của vai trò giám sát hoạt động, kiểm soát hoạt động, tham vấn quản lý của KTNN và các chủ thể quản lý qua thực hiện các mục tiêu 3Es và phương thức tổ chức KTHĐ. Thứ tư, Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố phụ ảnh hưởng đến sự phát triển KTHĐ và vai trò KTNN như: Pháp chế thi hành pháp luật, chuẩn mực hoạt động trong hệ thống QLTC và trong HĐKT,... 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần giới thiệu và kết luận, kết cấu của luận án gồm 4 chương. Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Lý luận về kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công. Chương 3: Thực trạng kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam. Chương 4: Định hướng và giải pháp thực hiện kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LÊ XUÂN THIỆN KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO VAI TRỊ KIỂM TỐN NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TÀI SẢN CƠNG Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN HÀ NỘI - NĂM 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - LÊ XN THIỆN KIỂM TỐN HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO VAI TRỊ KIỂM TỐN NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TÀI SẢN CƠNG Ở VIỆT NAM Chun ngành: KẾ TỐN KIỂM TỐN VÀ PHÂN TÍCH Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Quang Quynh PGS.TS Nguyễn Đình Hựu HÀ NỘI - NĂM 2021 i LỜI CAM KẾT Tôi đọc hiểu hành vi vi phạm trung thực học thuật Tôi cam kết danh dự cá nhân rằng, Luận án tiến sĩ tự thực không vi phạm yêu cầu trung thực học thuật Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Nghiên cứu sinh Lê Xuân Thiện ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới Người hướng dẫn khoa học tận tình hướng dẫn Tác giả suốt trình thực Luận án Tác giả xin bày tỏ cảm ơn tới quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế quốc dân thời gian qua giúp đỡ tận tình Tác giả suốt trình học tập nghiên cứu Tác giả xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo, đồng nghiệp quan, Lãnh đạo quan quản lý Nhà nước ủng hộ, giúp đỡ Tác giả q trình nghiên cứu, điều tra, thu thập thơng tin, tài liệu, Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Nghiên cứu sinh Lê Xuân Thiện iii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii DANH MỤC BẢNG BIỂU viii DANH MỤC SƠ ĐỒ ix PHẦN GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1 Tính cấp thiết đề tài Mục tiêu nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu luận án Kết cấu luận án CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan cơng trình nghiên cứu 1.1.1 Nghiên cứu nước 1.1.2 Nghiên cứu nước 13 1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu 18 1.2 Phương pháp nghiên cứu 19 1.2.1 Khái quát chung phương pháp nghiên cứu 19 1.2.2 Chọn mẫu khảo sát, điều tra 20 1.2.3 Thu thập thông tin 21 1.2.4 Phân tích liệu 21 1.2.5 Thiết kế nghiên cứu 22 Kết luận chương 25 iv CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG TRỊ KIỂM TỐN NHÀ NƯỚC TRONG NÂNG CAO VAI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CƠNG 26 2.1 Quản lý sử dụng tài chính, tài sản cơng với u cầu kiểm tốn hoạt động 26 2.1.1 Nội dung tài chính, tài sản công 26 2.1.2 Quản lý sử dụng tài chính, tài sản cơng 27 2.2 Lý luận chung kiểm toán hoạt động hệ thống kiểm toán 29 2.2.1 Kiểm toán hoạt động phát triển hoạt động Kiểm toán Nhà nước .29 2.2.2 Mục tiêu kiểm toán hoạt động 32 2.2.3 Phương thức thực kiểm toán hoạt động 37 2.3 Lý luận chung vai trị Kiểm tốn Nhà nước quản lý tài chính, tài sản cơng qua kiểm tốn hoạt động 44 2.3.1 Sự hình thành phát triển Kiểm tốn Nhà nước 44 2.3.2 Vai trị Kiểm tốn Nhà nước quản lý tài chính, tài sản cơng qua kiểm tốn hoạt động 48 2.4 Mơ hình nghiên cứu mối quan hệ vai trị kiểm tốn hệ thống quản lý tài chính, tài sản cơng 54 2.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển vai trị kiểm tốn 54 2.4.2 Khung phân tích nhân tố phát triển mơ hình nghiên cứu 59 2.4.3 Phát triển mơ hình liên kết mối quan hệ vai trị kiểm tốn với hệ thống quản lý tài chính, tài sản cơng 64 2.5 Những kinh nghiệm quốc tế tổ chức kiểm toán hoạt động Kiểm toán Nhà nước 71 2.5.1 Kinh nghiệm số SAIs 71 2.5.2 Những học kinh nghiệm 75 Kết luận chương 77 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO VAI TRỊ KIỂM TỐN NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CÔNG Ở VIỆT NAM 78 3.1 Khảo sát, điều tra thực nghiệm 78 v 3.2 Thực trạng kiểm toán hoạt động nâng cao vai trị kiểm tốn nhà nước quản lý tài chính, tài sản cơng 84 3.2.1 Quản lý sử dụng tài chính, tài sản cơng qua kết kiểm tốn hoạt động 84 3.2.2 Mơ hình kiểm toán hoạt động phát triển hoạt động Kiểm toán Nhà nước 96 3.3 Thực vai trò Kiểm tốn Nhà nước quản lý tài chính, tài sản cơng qua kiểm tốn hoạt động 102 3.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển vai trị kiểm tốn 102 3.3.2 Sự phát triển Kiểm toán Nhà nước với việc thực kiểm tốn hoạt động 105 3.3.3 Vận dụng mơ hình nghiên cứu nâng cao vai trị Kiểm tốn Nhà nước quản lý tài chính, tài sản cơng qua kiểm tốn hoạt động 110 3.4 Những kết đạt được, hạn chế nguyên nhân 116 3.4.1 Kết đạt 116 3.4.2 Hạn chế, yếu 118 3.4.3 Nguyên nhân hạn chế, yếu 123 Kết luận chương 126 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO VAI TRỊ KIỂM TỐN NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CÔNG Ở VIỆT NAM 127 4.1 Quan điểm tăng cường kiểm toán hoạt động nâng cao vai trị Kiểm tốn Nhà nước quản lý tài chính, tài sản cơng 127 4.1.1 Quan điểm quản lý tài chính, tài sản cơng ảnh hưởng tới tổ chức thực kiểm toán hoạt động Kiểm toán Nhà nước 127 4.1.2 Quan điểm nâng cao vai trò Kiểm toán Nhà nước 128 4.2 Phương hướng nâng cao vai trị Kiểm tốn Nhà nước quản lý tài chính, tài sản cơng với mục tiêu kiểm toán hoạt động 132 4.3 Thảo luận kết nghiên cứu vai trị kiểm tốn quản lý tài chính, tài sản công 134 4.4 Yêu cầu nguyên tắc thực giải pháp nâng cao vai trị kiểm tốn .136 4.5 Giải pháp tăng cường kiểm tốn hoạt động nâng cao vai trị Kiểm tốn Nhà nước quản lý tài chính, tài sản công 139 vi 4.5.1 Nhóm giải pháp thực kiểm tốn hoạt động nâng cao vai trị Kiểm tốn Nhà nước 139 4.5.2 Nhóm giải pháp thực quyền hạn vị trí pháp lý máy kiểm toán với việc tổ chức kiểm toán hoạt động 142 4.5.3 Nhóm giải pháp nâng cao vai trị KTNN quản lý tài chính, tài sản cơng qua kiểm tốn hoạt động 145 4.5.4 Nhóm giải pháp vận dụng kiểm tốn hoạt động kiểm tốn chương trình, dự án trọng điểm 148 4.5.5 Nhóm giải pháp quan hệ cơng chúng với Kiểm tốn Nhà nước thơng qua kiểm toán hoạt động 150 4.6 Các kiến nghị nhằm hiệu lực hóa vai trị kiểm tốn 152 4.6.1 Kiến nghị Nhà nước 152 4.6.2 Kiến nghị quan quản lý sử dụng tài chính, tài sản công 153 4.7 Những hạn chế định hướng nghiên cứu 153 Kết luận chương 154 PHẦN KẾT LUẬN 155 DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 01: TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2014-2020 PHỤ LỤC 02: PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ VAI TRỊ KIỂM TỐN NHÀ NƯỚC TRONG QUAN HỆ VỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CÔNG PHỤ LỤC 03: PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ VAI TRỊ KIỂM TỐN NHÀ NƯỚC TRONG QUAN HỆ VỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TÀI SẢN CƠNG QUA KIỂM TỐN HOẠT ĐỘNG vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết nguyên Asian Organization of Supreme Audit Institutions (Cơ quan Kiểm toán Tối cao Châu Á) Ký hiệu viết tắt ASOSAI Bộ máy kiểm tốn BMKT Chính sách pháp luật CSPL Cải cách hành CCHC Hoạt động kiểm tốn HĐKT International Organization of Supreme Audit Institutions (Tổ chức Quốc tế Cơ quan Kiểm toán tối cao) INTOSAI Kiểm toán Nhà nước KTNN Kiểm toán hoạt động KTHĐ Kiểm toán viên KTV Ngân sách Nhà nước NSNN Ngân sách địa phương NSĐP Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế OECD Supreme Audit Institutions (Cơ quan kiểm toán tối cao) SAI Quản lý tài QLTC Quản lý ngân sách QLNS Quản lý Nhà nước QLNN Tổ chức kiểm toán TCKT viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Mơ hình phân tích quan hệ 3Es QLTC, tài sản công 35 Bảng 2.2: Mô hình (thuộc tính) thực kế hoạch chiến lược kiểm tốn 39 Bảng 2.3: Mơ hình (thuộc tính) ứng dụng loại hình kiểm tốn 40 Bảng 2.4: Mơ hình (thuộc tính) tổ chức loại hình kiểm tốn 40 Bảng 2.5: Mơ hình (thuộc tính) đánh giá rủi ro thực mục tiêu KTHĐ 43 Bảng 2.6: Mơ hình (thuộc tính) quan hệ nhân tố vai trò KTNN 62 Bảng 2.7: Mơ hình (thuộc tính) quan hệ 3Es với nhân tố 63 Bảng 2.8: Mơ hình (thuộc tính) quan hệ nhân tố tổ chức KTHĐ KTNN 63 Bảng 2.9: Vai trị KTNN máy cơng quyền hệ thống QLTC, tài sản công 68 Bảng 3.1: Tổng hợp kết khảo sát, điều tra đối tượng 79 Bảng 3.2: Tổng hợp kết khảo sát, điều tra đối tượng 81 Bảng 3.3: Tài chính, tài sản cơng giai đoạn 2014 - 2019 85 Bảng 3.4: Giá trị tài cơng giai đoạn 2014 - 2019 báo cáo KTHĐ 87 Bảng 3.5: Giá trị tài cơng KTHĐ chương trình nhà xã hội y tế giai đoạn 2014 – 2019 89 Bảng 3.6: Giá trị đầu tư chương trình nhà xã hội y tế hình thành tài sản cơng 95 Bảng 3.7: Mơ hình quan hệ 3Es quản lý tài chính, tài sản cơng chương trình y tế nhà xã hội 98 Bảng 3.8: Số KTHĐ thực theo kế hoạch kiểm toán năm 107 TT Số KTHĐ/156 kiểm tốn Kiểm tốn tăng thực tồn ngành thu NSNN Quỹ bảo vệ phát triển rừng Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn Quỹ Dịch vụ Viễn thơng cơng ích Việt Nam thuộc Bộ Thông tin&truyền thông (2011-2018) Công tác bảo vệ môi trường Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa Chương trình tín dụng cho vay học sinh, sinh viên số chi nhánh Ngân hàng CSXH Việt Nam Hoạt động quản lý, sử dụng Nhà xã hội TP Hà Nội (2015-2019) Hoạt động quét, thu gom, vận chuyển xử lý rác thải sinh hoạt địa bàn tỉnh Bình Dương (2017-2019) Chương trình ngập nước giai đoạn 20162020 TP Hồ Chí Minh Chương trình kích cầu đầu tư TP Hồ Chí Minh Việc quản lý sử dụng ngân sách TP Cẩm Phả (2017-2019) Chương trình nhà xã hội (2015-2019) Quận 9, 12, Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh Kiểm tốn giảm chi thường cuyên Kiểm toán giảm chi đầu tư Kiểm toán Tổng cộng kiến nghị khác KTHĐ - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - PHỤ LỤC 02 PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ VAI TRỊ KIỂM TỐN NHÀ NƯỚC TRONG QUAN HỆ VỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CƠNG (Dành cho đối tượng Đơn vị kiểm toán Kiểm toán viên) Lời giới thiệu Tôi là: Hiện nghiên cứu sinh Trường Đại học Kinh tế quốc dân Để phục vụ cho nghiên cứu mình, tơi cảm ơn tham gia Ông/Bà phiếu điều tra Mục đích điều tra để hồn thiện vai trị kiểm tốn quan hệ với quản lý ngân sách, tài chính, tài sản cơng Những thơng tin mà Ông, bà cung cấp nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài nghiên cứu mà không cung cấp cho khác Tất câu trả lời hồn tồn giữ kín Nếu ơng/bà có điều cần trao đổi quan tâm tới kết tổng hợp nghiên cứu này, xin liên hệ: Xin chân thành cảm ơn tham gia ơng/bà! THƠNG TIN CÁ NHÂN (chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học) Họ tên: Vị trí làm việc: Nam/Nữ: (có thể khơng trả lời) Số điện thoại: Tại địa phương, Bộ, ngành: * - *** - *** ĐIỀU TRA ĐỐI TƯỢNG (OBJECT QUESTION) Xin Ơng/Bà khoanh (hoặc bơi đỏ, gạch chân) vào ô điểm thể mức độ đồng ý Ông/Bà nhận định (nếu không đồng ý, xin chọn vào ô số 0, Có; chọn vào số phù hợp theo mức độ đồng ý Ông/Bà từ: Rất thấp-2 Thấp-3.Bình thường-4.Cao-5.Rất cao) NHỮNG NHẬN ĐỊNH VỀ VAI TRỊ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG QUAN HỆ VỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CƠNG Mức độ đồng ý (từ không đồng ý đến đồng ý cao) Tô mầu đỏ, gạch chân tô đậm [I1]- Về lựa chọn chủ đề, đối tượng kiểm toán Việc mở rộng quy mơ kiểm tốn (số đơn vị kiểm tốn) chương trình, dự án, sách an sinh xã hội góp phần ngăn ngừa sai phạm, tăng cường lực quản lý ngân sách, tài chính, tài sản cơng đơn vị Kiểm tốn Nhà nước cần tăng cường kiểm tốn dự án, chương trình thuộc lĩnh vực có nhiều rủi ro, nhiều vấn đề gây xúc công chúng (Đất đai, tài nguyên, biến đổi khí hậu, mơi trường, ) 5 [I2]- Vai trò KTNN giúp cấp quản lý Nhà nước kiểm soát rủi ro, chấn chỉnh kịp thời sai phạm hoạt động quản lý Vai trò kiểm tốn Nhà nước giúp cho Quốc hội, Chính phủ, cấp quản lý Nhà nước kiểm soát rủi ro q trình phê duyệt, tổ chức đầu thầu, thi cơng xây dựng, khai thác sinh lợi từ chương trình, sách, dự án đầu tư phát triển Kiểm toán Nhà nước cần tiến hành kiểm toán trường, kiểm tốn việc giám sát trạng thi cơng xây dựng dự án đầu tư phát triển để chấn chỉnh kịp thời sai phạm 5 NHỮNG NHẬN ĐỊNH VỀ VAI TRỊ CỦA KIỂM TỐN NHÀ NƯỚC TRONG QUAN HỆ VỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CƠNG Kiểm toán Nhà nước cần đưa kiến nghị chấn chỉnh kịp thời sai phạm trước, giai đoạn thi công, giám sát dự án, chương trình có sử dụng vốn NSNN Mức độ đồng ý (từ không đồng ý đến đồng ý cao) Tô mầu đỏ, gạch chân tô đậm [I3]- Vai trị KTNN giúp cấp quản lý Nhà nước hồn thiện hệ thống quản lý ngân sách, tài chính, tài sản cơng Vai trị kiểm tốn Nhà nước giúp Quốc hội, Chính phủ HĐND giám sát việc xây dựng, thực dự toán cần thiết Vai trò kiểm tốn Nhà nước Quốc hội, Chính phủ, cấp quản lý Nhà nước kiểm soát tổng thể việc quản lý sử dụng tài chính, tài sản cơng cần thiết Kiểm toán Nhà nước sớm đưa ý kiến tư vấn, tham vấn sách, sửa đổi, hồn thiện quy định pháp luật không phù hợp cần thiết [I4]- Tăng cường nhận thức vai trò KTNN mối quan hệ hợp tác công vụ Quy chế phối hợp kiểm tốn Nhà nước với cấp quyền quản lý Nhà nước ln có ý nghĩa thiết thực kiểm sốt, giám sát hoạt động cơng vụ 10 KTNN siết chặt kỷ cương hoạt động (Nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp) thơng qua quy chế phối hợp để phịng chống tham nhũng, tiêu cực 5 11 Quy chế phối hợp công vụ cần quy định mạnh chế tài xử phạt vi phạm hoạt động kiểm toán Nhà nước 12 Gợi ý Ơng/Bà giúp Kiểm tốn Nhà nước hồn thiện vai trị kiểm tốn từ góp phần tăng cường lực quản lý ngân sách, tài chính, tài sản cơng đơn vị? Xin chân thành cảm ơn ý kiến trả lời Ơng/Bà Kính chúc Ơng/Bà sức khỏe, hạnh phúc nhiều thành công! PHỤ LỤC 03 PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ VAI TRỊ KIỂM TỐN NHÀ NƯỚC TRONG QUAN HỆ VỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TÀI SẢN CƠNG QUA KIỂM TỐN HOẠT ĐỘNG (Dành cho Kiểm toán viên Nhà nước) Lời giới thiệu Tôi là: Hiện nghiên cứu sinh Trường Đại học Kinh tế quốc dân Để phục vụ cho nghiên cứu mình, tơi cảm ơn tham gia anh/chị phiếu điều tra Mục đích điều tra để hồn thiện vai trị kiểm tốn quan hệ với quản lý ngân sách, tài chính, tài sản cơng Những thơng tin mà Anh, Chị cung cấp nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài mà khơng cung cấp cho khác Tất câu trả lời hồn tồn giữ kín Nếu anh/chị có điều cần trao đổi quan tâm tới kết tổng hợp nghiên cứu này, xin liên hệ: Xin chân thành cảm ơn tham gia Anh/Chị! THÔNG TIN CÁ NHÂN (chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học giữ kín) Họ tên KTV: Nam/Nữ: (có thể khơng trảlời) Tham gia kiểm toán năm (Bắt buộc điền): Hiện làm việc Kiểm toán Nhà nước khuvực, chuyên ngành, Vụ tham mưu (Bắt buộc điền): Vị trí anh/chị tham gia kiểm toán hoạt động (Bắt buộc điền): [ ]Lãnh đạo [ ] Kiểm toán viên [ ] Kiểm tốn Vị trí khác: *** - *** - *** ĐIỀU TRA ĐỐI TƯỢNG (OBJECT QUESTION) I VAI TRÒ TỔ CHỨC KIỂM TỐN HOẠT ĐỘNG [F1] Tầm quan trọng vai trị kiểm tốn hoạt động Theo Anh/Chị, vai trị kiểm toán hoạt động phải đánh giá mục tiêu kinh tế, hiệu quả, hiệu lực báo cáo kiểm tốn hoạt động hay khơng? []Có [ ] Khơng Theo Anh/Chị, mơ hình 3Es kiểm tốn hoạt động dẫn tiêu chí đánh giá tính kinh tế ngắn hạn nhằm quản lý, giám sát liên tục, kịp thời yếu tố nguồn lực đầu vào có hợp lý khơng? []Có [ ] Khơng Theo Anh/Chị, mơ hình 3Es kiểm tốn hoạt động dẫn tiêu chí đánh giá tính hiệu trung hạn để kiểm soát, quản lý yếu tố đầu vào - đầu có hợp lý khơng? []Có [ ] Khơng Theo Anh/Chị, mơ hình 3Es kiểm toán hoạt động dẫn tiêu chí đánh giá tính hiệu lực dài hạn để kiểm soát, quản lý yếu tố đầu kết có hợp lý khơng? []Có [ ] Khơng Theo Anh/Chị, đánh giá tính hiệu (kết hợp với tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực) kiểm toán hoạt động quan tâm trung hạn, dài hạn nhằm đưa kiến nghị kiểm toán, tư vấn, tham vấn hiệu chỉnh sách, chế độ có hợp lý khơng? []Có [ ] Khơng [F2] Về cần thiết lựa chọn đối tượng, xây dựng kế hoạch, chiến lược kiểm toán hoạt động Theo Anh/chị, chủ thể kiểm tốn có thực xây dựng kế hoạch kiểm toán chiến lược cho kiểm toán hoạt động hay chưa? []Có [ ] Khơng Theo Anh/chị, chủ thể kiểm tốn có thực ưu tiên lựa chọn chương trình, dự án, sách đầu tư phát triển, an sinh xã hội để đưa vào kế hoạch chiến lược kiểm toán hoạt động nâng cao số lượng chất lượng kiểm tốn hay khơng? []Có [ ] Khơng Theo Anh/chị, việc thực khảo sát, thu thập thông tin lập kế hoạch tiền kiểm có ý nghĩa hay khơng (kế hoạch chi tiết tiền kiểm)? []Có [ ] Khơng Theo Anh/chị, chủ thể kiểm tốn có thực xây dựng kế hoạch kiểm toán theo hướng phân kỳ, kiểm toán liên tục (lập kỳ) cho chương trình, dự án, sách đầu tư phát triển hay khơng? []Có [ ] Khơng 10 Theo Anh/chị, chủ thể kiểm tốn có thực ưu tiên lựa chọn kiểm tốn hoạt động lĩnh vực có nhiều rủi ro, gây xúc dư luận xã hội khơng? []Có [ ] Khơng [F3] Về thực kiểm tốn trước giai đoạn tổ chức thi cơng, đầu tư phát triển chương trình, dự án (Tiền kiểm đầu vào ngắn hạn) 11 Theo Anh/chị, chủ thể kiểm toán thực tiền kiểm toán (kiểm toán dự toán, quy hoạch, kế hoạch chiến lược phát triển, ) có thiết thực hay khơng? []Có [ ] Khơng 12 Theo Anh/chị, chủ thể kiểm tốn có quan tâm đến kiểm tốn liên tục để phát hành báo cáo nhanh hay không (phân nhỏ nhiều kỳ kiểm tốn)? []Có [ ] Khơng 13 Theo Anh/chị, chủ thể kiểm toán thực kiểm toán liên tục tiền kiểm để báo cáo thông tin kịp thời có thiết thực hay khơng? []Có [ ] Khơng 14 Theo Anh/chị, kết tiền kiểm không thiên kiến nghị xử lý tài chưa có tốn hồn thành có khơng? []Có [ ] Khơng 15 Theo Anh/chị, kết tiền kiểm thiên việc kiểm soát, giám sát kết trước, hoạt động có khơng? []Có [ ] Khơng 16 Theo Anh/chị, kết tiền kiểm giúp cho việc chặn trước rủi ro kiểm soát, giám sát trước tiến hành đầu tư dự án, chương trình, sách phát triển có khơng? []Có [ ] Khơng [F4] Thực kiểm toán giai đoạn đầu tư phát triển, xây dựng thi công (Hiện kiểm đầu vào - đầu trung hạn) 17 Theo Anh/chị, việc thực kiểm toán giai đoạn tổ chức đấu thầu, thi cơng, kiểm tốn trường giám sát q trình thực chương trình, sách, dự án đầu tư phát triển có ý nghĩa hay khơng? []Có [ ] Khơng 18 Theo Anh/chị, Kiểm tốn viên thực kiểm toán liên tục, lập báo cáo kiểm toán liên tục (báo cáo nhanh, theo phân kỳ) theo kế hoạch chiến lược kiểm tốn chương trình, sách, dự án đầu tư phát triển có ý nghĩa khơng? []Có [ ] Khơng 19 Theo Anh/chị, Kiểm toán Nhà nước phát hành báo cáo kiểm toán liên tục nhằm cung cấp thông tin kịp thời đến người sử dụng thông tin lĩnh vực ln gây xúc dư luận xã hội có ý nghĩa khơng? []Có [ ] Khơng 20 Theo Anh/chị, kết kiểm không thiên xử lý tài chưa có tốn hồn thành có khơng? []Có [ ] Khơng 21 Theo Anh/chị, kết kiểm thiên kiểm soát, giám sát hoạt động đầu vào - đầu có khơng? []Có [ ] Không 22 Theo Anh/chị, kết kiểm giúp cho việc ngăn chặn rủi ro kiểm soát, giám sát tiến hành đầu tư dự án, chương trình, sách phát triển có khơng? []Có [ ] Khơng [F5] Về tổ chức kiểm tốn sau giai đoạn hồn thành dự án, chương trình, sách đầu tư phát triển (Hậu kiểm kết đầu dài hạn) 23 Theo Anh/chị, kết hậu kiểm thiên kiến nghị xử lý tài có tốn hồn thành có khơng? []Có [ ] Không 24 Theo Anh/chị, kết hậu kiểm giúp cho việc hiệu chỉnh, hồn thiện báo cáo tài chính, báo cáo tốn hồn thành có khơng? []Có [ ] Không [F6] Về đánh giá quan điểm tổ chức kiểm toán hoạt động theo xu hướng 25 Theo Anh/chị, Kiểm tốn viên khơng thiết tha nhiều đến kết tiền kiểm so với hậu kiểm hay không? [ ] Đúng [ ] Không Nếu anh chị trả lời câu 25 "Đúng", đề nghị anh/chị cho biết ngun nhân: [ ] Vì chưa có kết xử lý tài chính, chưa có báo cáo tốn hồn thành [ ] Do phương pháp kiểm tốn khó thực hiện; hạn chế lực, thời gian, công sức; thu thập chứng kiểm toán phức tạp; khó xác định tiêu chí, đánh giá mục tiêu, đơn vị khó thực kiến nghị kiểm tốn Do ngun nhân khác: 26 Theo Anh/chị, Kiểm toán viên không thiết tha nhiều đến kết kiểm so với hậu kiểm hay không? [ ] Đúng [ ] Không Nếu anh chị trả lời câu 26 "Đúng", đề nghị anh/chị cho biết nguyên nhân: [ ] Vì chưa có kết xử lý tài chính, chưa có báo cáo tốn hồn thành [ ] Do phương pháp kiểm tốn khó thực hiện; hạn chế lực, thời gian, công sức; thu thập chứng kiểm tốn phức tạp; khó xác định tiêu chí, đánh giá mục tiêu, đơn vị khó thực kiến nghị kiểm toán Do nguyên nhân khác: 27 Theo Anh/chị, Kiểm tốn viên khơng thiết tha nhiều đến kết hậu kiểm so với tiền, kiểm hay không? [ ] Đúng [ ] Không Nếu anh chị trả lời câu 27 "Đúng", đề nghị anh/chị cho biết nguyên nhân: [ ] Vì KTV muốn thay đổi tư nghề nghiệp, phương pháp kiểm toán, kết kiểm tốn [ ] Vì KTV muốn giúp đưa kết kiểm toán liên tục, giúp chấn chỉnh kịp thời sai phạm trước tốn hồn thành Do nguyên nhân khác: 28 Theo Anh/chị, Kiểm tốn viên có thực muốn thay đổi phương pháp hậu kiểm sang phương pháp tiền kiểm, kiểm lĩnh vực có nhiều rủi ro hay khơng? []Có [ ] Khơng 29 Theo quan điểm cá nhân Anh/chị, tổ chức kiểm tốn hoạt động cịn tồn yếu điểm gì? II VAI TRỊ TỔ CHỨC KIỂM TỐN CỦA KTNN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG VÀ VỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CƠNG [F7] Về nâng cao vai trị tổ chức kiểm tốn trước, sau hoạt động dự án, chương trình 30 Tổ chức tiền kiểm (trước hoạt động), kiểm (trong hoạt động) có ý nghĩa việc kiểm soát, giám sát hoạt động trình đầu tư, xây dựng dự án, chương trình hay khơng? []Có [ ] Khơng 31 Kết kiến nghị kiểm toán, tư vấn, tham vấn hiệu chỉnh sách quản lý KTNN thực khâu tổ chức tiền kiểm, kiểm có quan trọng hay khơng? []Có [ ] Khơng 32 Kết kiến nghị kiểm tốn, tư vấn, tham vấn hiệu chỉnh sách quản lý KTNN thực khâu tổ chức hậu kiểm (sau hoạt động) có quan trọng hay khơng? []Có [ ] Khơng [F8] Đánh giá việc vận dụng vai trị kiểm tốn hoạt động 33 Kết từ việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động đầu tư, xây dựng có ý nghĩa việc đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực báo cáo kiểm tốn hay khơng? []Có [ ] Khơng Nếu anh chị trả lời câu 33 "Có", đề nghị anh/chị cho biết nguyên nhân: [ ] Vì thực tiền kiểm, kiểm kịp thời rủi ro tiềm tàng để kiểm soát đưa ý kiến kiểm tốn [ ] Vì sai phạm rủi ro phát ngăn chặn sớm yếu tố quan trọng để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực kiểm sốt quản lý sử dụng nguồn lực tài cơng đảm bảo mục tiêu báo cáo kiểm toán hoạt động Do nguyên nhân khác: 34 Thực kiến nghị, tư vấn, tham vấn quản lý có liên quan nhiều đến kết đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực báo cáo kiểm toán hoạt động hay khơng? []Có [ ] Khơng Nếu anh chị trả lời câu 34 "Có", đề nghị anh/chị cho biết nguyên nhân: [ ] Vì sai phạm khâu đầu vào, đầu tổ chức tiền kiểm, kiểm đánh giá để đưa kiến nghị, chấn chỉnh kịp thời [ ] Vì báo cáo kiểm toán hoạt động yêu cầu đánh giá mục tiêu tổng thể, đầy đủ tiêu chí (đầu vào, đầu kết quả) làm sở cho việc tư vấn, kiến nghị, tham vấn hiệu chỉnh sách Do nguyên nhân khác: 35 Theo quan điểm cá nhân Anh/chị, kiểm tốn Nhà nước cịn tồn yếu điểm tổ chức kiểm toán hoạt động? [F9] Về tổ chức mối quan hệ với khách thể kiểm toán 36 Theo Anh/chị, thay đổi tư duy, nhận thức mối quan hệ hợp tác Kiểm toán Nhà nước cấp quản lý Nhà nước (khách thể kiểm tốn) có thiết thực hay khơng? []Có [ ] Khơng 37 Theo Anh/chị, sửa đổi quy định quyền khai thác thơng tin, giám sát ngân sách, tài quy chế phối hợp Kiểm toán Nhà nước với cấp quyền quản lý Nhà nước có cần thiết khơng? []Có [ ] Khơng 38 Theo Anh/chị, việc tăng cường quan hệ hợp tác Kiểm toán Nhà nước cấp quản lý Nhà nước (khách thể kiểm toán) cần tập trung vào: (1) Phối hợp xây dựng kế hoạch kiểm toán; (2) Phối hợp thực kiểm toán; (3) Phối hợp thực kết luận, kiến nghị kiểm toán; (4) Phối hợp hoạt động giám sát, kiểm soát việc quản lý sử dụng tài chính, tài sản cơng, tư vấn, tham vấn hiệu chỉnh sách có hợp lý hay khơng? []Có [ ] Khơng 39 Theo Anh/chị, quan hệ hợp tác Kiểm toán Nhà nước với cấp quyền quản lý Nhà nước cịn có yếu điểm gì? Xin chân thành cảm ơn ý kiến trả lời Anh/Chị Kính chúc Anh/Chị sức khỏe, hạnh phúc nhiều thành công! KTV NHẬN ĐỊNH VỀ VAI TRỊ CỦA KIỂM TỐN NHÀ NƯỚC TRONG QUAN HỆ VỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CƠNG Mức độ đồng ý (từ không đồng ý đến đồng ý cao) Tô mầu đỏ, đậm gạch chân [I1]- Về lựa chọn chủ đề, đối tượng kiểm toán Việc mở rộng quy mơ kiểm tốn (số đơn vị kiểm tốn) chương trình, dự án, sách an sinh xã hội 5 góp phần ngăn ngừa sai phạm, tăng cường lực quản lý ngân sách, tài chính, tài sản cơng đơn vị Kiểm toán Nhà nước cần tăng cường kiểm toán dự án, chương trình thuộc lĩnh vực có nhiều rủi ro, nhiều vấn đề gây xúc công chúng (Đất đai, tài ngun, biến đổi khí hậu, mơi trường, cơng nghệ, ) [I2]- Vai trị KTNN giúp cấp quản lý Nhà nước kiểm soát rủi ro, chấn chỉnh kịp thời sai phạm hoạt động quản lý Vai trị kiểm tốn Nhà nước giúp cho Quốc hội, Chính phủ, cấp quản lý Nhà nước kiểm sốt rủi ro q trình phê 5 duyệt, tổ chức đầu thầu, thi công xây dựng, khai thác sinh lợi từ chương trình, sách, dự án đầu tư phát triển Kiểm toán Nhà nước cần tiến hành kiểm toán trường, kiểm tốn việc giám sát trạng thi cơng xây dựng dự án đầu tư phát triển để chấn chỉnh kịp thời sai phạm Kiểm toán Nhà nước cần đưa kiến nghị chấn chỉnh kịp thời sai phạm trước, giai đoạn thi công, giám sát dự án, chương trình có sử dụng vốn NSNN [I3]- Vai trị KTNN giúp cấp quản lý Nhà nước hồn thiện hệ thống quản lý ngân sách, tài chính, tài sản cơng Vai trị kiểm tốn Nhà nước giúp Quốc hội, Chính phủ HĐND giám sát việc xây dựng, thực dự toán 5 cần thiết Vai trị kiểm tốn Nhà nước Quốc hội, Chính phủ, cấp quản lý Nhà nước kiểm soát tổng thể việc quản lý sử dụng tài chính, tài sản cơng cần thiết KTV NHẬN ĐỊNH VỀ VAI TRỊ CỦA KIỂM TỐN NHÀ NƯỚC TRONG QUAN HỆ VỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CƠNG Kiểm tốn Nhà nước sớm đưa ý kiến tư vấn, tham vấn sách, sửa đổi, hồn thiện quy định pháp luật khơng Mức độ đồng ý (từ không đồng ý đến đồng ý cao) Tô mầu đỏ, đậm gạch chân phù hợp cần thiết [I4]- Tăng cường nhận thức vai trò KTNN mối quan hệ hợp tác công vụ Quy chế phối hợp Kiểm toán Nhà nước với cấp quản lý Nhà nước ln có ý nghĩa thiết thực kiểm soát, 5 giám sát hoạt động công vụ 10 KTNN siết chặt kỷ cương hoạt động (Nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp) thông qua quy chế phối hợp để phòng chống tham nhũng, tiêu cực 11 Quy chế phối hợp công vụ cần quy định mạnh chế tài xử phạt vi phạm hoạt động kiểm toán Nhà nước ... hoạt động nâng cao vai trị Kiểm tốn nhà nước quản lý tài chính, tài sản cơng Chương 3: Thực trạng kiểm tốn hoạt động nâng cao vai trị Kiểm tốn nhà nước quản lý tài chính, tài sản cơng Việt Nam. .. HIỆN KIỂM TỐN HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO VAI TRỊ KIỂM TỐN NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CƠNG Ở VIỆT NAM 127 4.1 Quan điểm tăng cường kiểm toán hoạt động nâng cao vai trị Kiểm tốn Nhà nước. .. VỀ KIỂM TỐN HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO VAI TRỊ KIỂM TỐN NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CƠNG 2.1 Quản lý sử dụng tài chính, tài sản cơng với yêu cầu kiểm toán hoạt động 2.1.1 Nội dung tài chính,

Ngày đăng: 19/09/2021, 12:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Phát triển các mô hình lý thuyết về KTHĐ nâng cao vài trò KTNN trong QLTC, tài sản công - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
h át triển các mô hình lý thuyết về KTHĐ nâng cao vài trò KTNN trong QLTC, tài sản công (Trang 33)
Trên nền tảng nghiên cứu KTHĐ của Tác giả Pollite & cộng sự đã chỉ ra mô hình Logic (3Es) tập trung nghiên cứu về tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực ở khâu đầu vào, đầu ra và kết quả được giới thiệu như sau: - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
r ên nền tảng nghiên cứu KTHĐ của Tác giả Pollite & cộng sự đã chỉ ra mô hình Logic (3Es) tập trung nghiên cứu về tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực ở khâu đầu vào, đầu ra và kết quả được giới thiệu như sau: (Trang 34)
Mô hình khung nghiên cứu vai trò là cơ sở để xây dựng các mô hình lý thuyết Sơ đồ 2.2, Sơ đồ 2.3 và kết hợp với mô hình Logic để thiết lập mô hình tổng hợp Sơ đồ 2.4 về mối quan hệ giữa vai trò, vị trí pháp lý của KTNN với hệ thống QLTC, tài sản công qua  - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
h ình khung nghiên cứu vai trò là cơ sở để xây dựng các mô hình lý thuyết Sơ đồ 2.2, Sơ đồ 2.3 và kết hợp với mô hình Logic để thiết lập mô hình tổng hợp Sơ đồ 2.4 về mối quan hệ giữa vai trò, vị trí pháp lý của KTNN với hệ thống QLTC, tài sản công qua (Trang 35)
Bảng 2.1: Mô hình phân tích quan hệ 3Es trong QLTC, tài sản công - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
Bảng 2.1 Mô hình phân tích quan hệ 3Es trong QLTC, tài sản công (Trang 46)
Bảng 2.2: Mô hình (thuộc tính) thực hiện kế hoạch chiến lược kiểm toán - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
Bảng 2.2 Mô hình (thuộc tính) thực hiện kế hoạch chiến lược kiểm toán (Trang 50)
Các SAIs thuộc ASOSAI bị hạn chế việc vận dụng loại hình KTHĐ vì phải có một quá trình thay đổi và áp dụng như các SAIs thuộc các CQKT tối cao INTOSSAI - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
c SAIs thuộc ASOSAI bị hạn chế việc vận dụng loại hình KTHĐ vì phải có một quá trình thay đổi và áp dụng như các SAIs thuộc các CQKT tối cao INTOSSAI (Trang 51)
yếu tập trung kiểm tra tính tuân thủ thực hiện dựa trên kết quả hình thành và kết thúc hậu kiểm nhanh gọn theo kế hoạch kiểm toán hàng năm (o+n) - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
y ếu tập trung kiểm tra tính tuân thủ thực hiện dựa trên kết quả hình thành và kết thúc hậu kiểm nhanh gọn theo kế hoạch kiểm toán hàng năm (o+n) (Trang 54)
Bảng 2.6: Mô hình (thuộc tính) quan hệ giữa các nhân tố trong vai trò KTNN Cấp độ ứng dụng trong vai trò - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
Bảng 2.6 Mô hình (thuộc tính) quan hệ giữa các nhân tố trong vai trò KTNN Cấp độ ứng dụng trong vai trò (Trang 73)
Bảng 2.7: Mô hình (thuộc tính) quan hệ 3Es với các nhân tố Cấp độ đạt được mục tiêu 3Es Nhân tố trong vai trò - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
Bảng 2.7 Mô hình (thuộc tính) quan hệ 3Es với các nhân tố Cấp độ đạt được mục tiêu 3Es Nhân tố trong vai trò (Trang 74)
Ngoài việc vận dụng mô hình Logic, các nhân tố còn được vận dụng trong phương thức tổ chức KTHĐ có ý nghĩa thiết thực - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
go ài việc vận dụng mô hình Logic, các nhân tố còn được vận dụng trong phương thức tổ chức KTHĐ có ý nghĩa thiết thực (Trang 74)
Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ tổ chức KTHĐ với mô hình Logic - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
Sơ đồ 2.1 Mối quan hệ tổ chức KTHĐ với mô hình Logic (Trang 76)
Mô hình trên cho thấy, vai trò của KTNN thể hiện qua việc thiết chế độc lập đối với các hoạt động kiểm tra, giám sát trực tiếp - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
h ình trên cho thấy, vai trò của KTNN thể hiện qua việc thiết chế độc lập đối với các hoạt động kiểm tra, giám sát trực tiếp (Trang 77)
Bảng 2.9: Vai trò KTNN và bộ máy công quyền trong hệ thống QLTC, tài sản công - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
Bảng 2.9 Vai trò KTNN và bộ máy công quyền trong hệ thống QLTC, tài sản công (Trang 79)
Ngoài mô hình Logic, Tác giả luận án xây dựng mô hình vai trò của KTNN như sau: - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
go ài mô hình Logic, Tác giả luận án xây dựng mô hình vai trò của KTNN như sau: (Trang 80)
Qua kết quả nghiên cứu trên, Tác giả luận án đề xuất mô hình tổng hợp các mối quan hệ nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình nghiên cứu: - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
ua kết quả nghiên cứu trên, Tác giả luận án đề xuất mô hình tổng hợp các mối quan hệ nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình nghiên cứu: (Trang 81)
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo sát, điều tra đối tượng 1 và 2 - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả khảo sát, điều tra đối tượng 1 và 2 (Trang 90)
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả khảo sát, điều tra đối tượng 2 - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả khảo sát, điều tra đối tượng 2 (Trang 92)
Bảng 3.3: Tài chính, tài sản công giai đoạn 2014-2019 - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
Bảng 3.3 Tài chính, tài sản công giai đoạn 2014-2019 (Trang 96)
Bảng 3.4: Giá trị tài chính công giai đoạn 2014-2019 được báo cáo KTHĐ - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
Bảng 3.4 Giá trị tài chính công giai đoạn 2014-2019 được báo cáo KTHĐ (Trang 98)
Kết quả sau tham chiếu tới Bảng 3.4 cho thấy, giá trị vốn đầu tư năm 2014, 2015 có số kiến nghị xử lý tài chính bằng không, tức là b = 0 - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
t quả sau tham chiếu tới Bảng 3.4 cho thấy, giá trị vốn đầu tư năm 2014, 2015 có số kiến nghị xử lý tài chính bằng không, tức là b = 0 (Trang 100)
Từ Bảng 3.5, Tác giả luận án tổng hợp giá trị nguồn lực công đầu tư vào chương trình nhà ở xã hội và phát triển y tế để hình thành tài sản công thuộc trong [7] nhóm tài sản công quốc gia sau: - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
Bảng 3.5 Tác giả luận án tổng hợp giá trị nguồn lực công đầu tư vào chương trình nhà ở xã hội và phát triển y tế để hình thành tài sản công thuộc trong [7] nhóm tài sản công quốc gia sau: (Trang 106)
Bảng 3.7: Mô hình quan hệ 3Es trong quản lý tài chính, tài sản công đối với chương trình y tế và nhà ở xã hội - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
Bảng 3.7 Mô hình quan hệ 3Es trong quản lý tài chính, tài sản công đối với chương trình y tế và nhà ở xã hội (Trang 109)
Mô hình trên đảm bảo rằng, để nâng cao vai trò KTNN hiệu quả phải xây dựng và vận dụng một hệ thống các tiêu chí đầu vào, đầu ra cho các nguồn lực đầu tư để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực sử dụng hình thành nên tài sản công và hiệu năng quản lý - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
h ình trên đảm bảo rằng, để nâng cao vai trò KTNN hiệu quả phải xây dựng và vận dụng một hệ thống các tiêu chí đầu vào, đầu ra cho các nguồn lực đầu tư để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực sử dụng hình thành nên tài sản công và hiệu năng quản lý (Trang 110)
Bảng 3.8: Số cuộc KTHĐ thực hiện theo kế hoạch kiểm toán năm - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
Bảng 3.8 Số cuộc KTHĐ thực hiện theo kế hoạch kiểm toán năm (Trang 118)
Mô hình ứng dụng trên còn có ý nghĩa giúp nâng cao vai trò KTNN trong việc KTV có thể thực hiện phương thức kiểm toán theo phân kỳ kiểm soát quý của năm (o+n/4) hoặc theo tháng trong năm (o+n/12) nhằm kiểm soát được rủi ro trong tiền kiểm và hiện kiểm - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
h ình ứng dụng trên còn có ý nghĩa giúp nâng cao vai trò KTNN trong việc KTV có thể thực hiện phương thức kiểm toán theo phân kỳ kiểm soát quý của năm (o+n/4) hoặc theo tháng trong năm (o+n/12) nhằm kiểm soát được rủi ro trong tiền kiểm và hiện kiểm (Trang 123)
Loại hình, quy - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
o ại hình, quy (Trang 125)
Tác giả luận án lựa chọn tiếp mô hình nghiên cứu tổng hợp tại hợp phần lý thuyết Sơ đồ 2.4 để vận dụng đối với hai chương trình nhà ở xã hội và chính sách phát triển y tế. - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
c giả luận án lựa chọn tiếp mô hình nghiên cứu tổng hợp tại hợp phần lý thuyết Sơ đồ 2.4 để vận dụng đối với hai chương trình nhà ở xã hội và chính sách phát triển y tế (Trang 126)
thực hiện KTHĐ và thể hiện qua Mô hình sau: - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
th ực hiện KTHĐ và thể hiện qua Mô hình sau: (Trang 162)
7 nghiệp sinh thái hướng tới mô hình Khu 00 00 - Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam
7 nghiệp sinh thái hướng tới mô hình Khu 00 00 (Trang 180)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w