1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Tại sao người tiêu dùng Trung Quốc trung thành với thương hiệu nội địa pdf

3 403 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 146,65 KB

Nội dung

Tại sao người tiêu dùng Trung Quốc trung thành với thương hiệu nội địa hơn? Khi những nhà quảng cáo tên tuổi có vẻ muốn mở rộng sở thích của các hộ gia đình ra ngoài phạm vi nước Mỹ, thì một nghiên cứu của AlixPartners (U.S.) đã tiết lộ rằng ở Trung Quốc, người tiêu dùng thích nhương hiệu nội địa hơn là những thương hiệu ngoại. Bốn trong những thương hiệu đáng tin cậy nhất trong nghiên cứu của AlixPartners về Chỉ số sức mạnh thương hiệu Trung Quốc, đều là thương hiệu của các sản phẩm trong nước. Đó là Haier (hàng tiêu dùng chậm), Hearttex (sản phẩm gia dụng), Tsingtao (thức uống có cồn) và Master Kong (thức uống không cồn). Điều này chứng minh cho một nhận định rằng người Trung Quốc có một cách nhìn còn truyền thống về những sản phẩm ngoại . Olay, Nike, Safeguard và Sony tất cả những thương hiệu nước ngoài AlixPartners đã tiến hành điều tra 5,000 người tiêu dung để đưa ra đánh giá cho mỗi ngành hàng dựa và năm yếu tố: sản phẩm, giá, dịch vụ, việc dự trữ và kinh nghiệm mua. Trong đó sản phẩm được đánh giá là quan trọng nhất, tiếp theo là dịch vụ. Riêng những sản phẩm gia dụng, kỹ thuật và nước uống, dịch vụ lại quan trọng nhất. Tuy nhiên , khảo sát ở Mỹ lại cho biết rằng những người tiêu dùng ở đây lại quan tâm đến giá hơn là dịch vụ hay sản phẩm. Với những người làm marketing, điều này có nghĩa là việc phát triển thương hiệu của họ ở nước ngoài phải vất vả hơn là việc chỉ áp đặt sản phẩm đã có của chính quốc. Cuối cùng, cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những điều quan trọng cho thương hiệu hay người tiêu dùng ở Mỹ rất khác so với những điều mà người Châu Á coi trọng. Và Chỉ khi cuộc khủng hoảng tài chính phục hồi trên phạm vi toàn cầu, thì Trung Quốc và việc tôn trọng sự ràng buộc với thương hiệu nội địa hiện nay, mới khôi phục cách nhìn toàn cầu về thương hiệu. Những khác biệt về địa phương khác cũng được đề cập đến trong cuộc nghiên cứu này. Trong khi người Trung Quốc tin tưởng những thương hiệu hơn là các cửa hàng bán lẻ, thì ở Bắc Mỹ, đã tồn tại điều ngược lại. Và khi các Marketer ở Mỹ hiện bắt đầu thường xuyên sử dụng khả năng lan truyền tốt hơn của các mạng xã hội như Facebook và Twitter, thì ở Trung Quốc, truyền hình và marketing truyền miệng vẫn đóng vai trò rất nặng ký. Mary Bergstrom, người sáng lập và chủ tờ The Bergstrom Report, đã từng phân tích khuynh hướng tiêu dùng của người Trung Quốc và cho rằng chủ nghĩa dân tộc là động lực cho sự phát triển của các thương hiệu nội địa tại đây. "Điều mà chúng ta đang tìm kiếm ở Trung Quốc, đó là một làn sóng khuynh hướng mới mà khiến cho việc làm ăn của chúng ta với họ trở nên cạnh tranh hơn, trong khi đó việc tìm kiếm khách hàng cũng khó khăn và cấp thiết hơn. Và những người là marketing ở Trung Quốc sau này thì phải trở nên hiểu biết hơn về marketing, thiết kế và truyền thôngchothươnghiệucủachínhọ”. Andy Wilson, người đứng đầu văn phòng quảng cáo BBDO′s Singapore lại cho rằng: cuối cùng thì xu hướng này cũng sẽ chỉ còn là về chất lượng chứ không phải về tinh thần dân tộc. Ở bất cứ thị trường nào, những thương hiệu đã thành lập từ lâu năm , nói chung thường phổ biến và được tin cậy hơn, và điều này xuất phát từ những sự chọn lựa thương hiệu đặc trưng riêng biệt của thị trường đó nữa. . Tại sao người tiêu dùng Trung Quốc trung thành với thương hiệu nội địa hơn? Khi những nhà quảng cáo tên tuổi. (U.S.) đã tiết lộ rằng ở Trung Quốc, người tiêu dùng thích nhương hiệu nội địa hơn là những thương hiệu ngoại. Bốn trong những thương hiệu đáng tin cậy nhất

Ngày đăng: 24/12/2013, 10:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w