Tài liệu Phòng bệnh loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh pptx

5 508 1
Tài liệu Phòng bệnh loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng bệnh loãng xương phụ nữ sau mãn kinh Bệnh loãng xươngbệnh lý hay gặp, nhất là người lớn tuổi, người thiếu hụt nội tiết tố sinh dục; phụ nữ, loãng xương hay gặp sau mãn kinh. Phụ nữ càng lớn tuổi, nguy cơ loãng xương càng cao Trong cơ thể người, bộ xương được tạo thành từ 206 xương, các xương liên kết với nhau để tạo thành bộ xương. Bộ xương đóng vai trò quan trọng của cơ thể người, là hệ thống nâng đỡ cho cơ thể, giúp cho quá trình vận động, lao động và sinh hoạt. Bình thường mô xương luôn luôn xảy ra hai quá trình song song nhau đó là: Quá trình tạo xương mới (tạo cốt bào) và quá trình tiêu hủy xương già cỗi chết (hủy cốt bào). Hai quá trình này thường xuyên xảy ra và cân bằng giúp cho xương luôn luôn vững chắc. Trong quá trình tạo xương đều có sự kích thích của nội tiết tố (như nội tiết tố nữ). Nếu có sự bất thường trong quá trình tạo cốt bào, hủy cốt bào hay có sự thay đổi của các nội tiết tố trong cơ thể đều có thể dẫn đến rối loạn của các quá trình này và dễ sinh ra bệnh lý của xương. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến bệnh loãng xương phụ nữ sau mãn kinh. phụ nữ sau mãn kinh, do có sự thiếu hụt về hoóc môn sinh dục nữ nên có ảnh hưởng đến quá trình tạo xương mới (tạo cốt bào), làm cho khối lượng xương hạ thấp bất thường (biểu hiện có sự thiếu hụt các chất khoáng như canxi) gây nên loãng xương. Loãng xương có thể gây ra các biến chứng như đau, gãy xương… Hội chứng đau lưng mạn tính (kiểu đau lưng do thoái hóa cột sống) có các dấu hiệu như sau: Chứng đau lưng xen kẽ các đợt, hết đau một vài ngày hoặc vài tuần lễ, lại xuất hiện các đợt đau mạn tính mới. Đau làm cho bệnh nhân không thể đứng, ngồi làm việc lâu, khi có cơn đau lưng xuất hiện phải ngừng làm việc; khi cúi lưng không thể đứng thẳng lưng dễ dàng hoặc đang nằm ngồi lại khó khăn; làm việc nặng thì đau lưng; dấu hiệu vẹo cột sống do đau. Hậu quả của đau lưng mạn tính kéo dài cản trở bệnh nhân không thể làm việc, lao động bình thường, thường xuyên được. Biến chứng thứ hai của loãng xương là gãy xương, gãy xương một cách tự nhiên, có thể gãy thân đốt sống, có thể gãy các xương xốp khác như xương sườn, cổ xương đùi, xương cánh tay, xương quay… Để phát hiện loãng xương, hiện nay có rất nhiều kỹ thuật hiện đại như: Dùng các phương pháp đo tỉ trọng khối lượng xương, hoặc đo bằng siêu âm. Các kỹ thuật chẩn đoán này có thể thực hiện được các trung tâm lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế… Phú Yên, Phòng khám bệnh Đa khoa Đắc Tín (335 Trần Hưng Đạo - TP Tuy Hòa) đã thực hiện đo loãng xương bằng siêu âm. Điều trị đau lưng do loãng xương sau mãn kinh bao gồm các vấn đề chủ yếu: Điều trị yếu xương do thiếu canxi gây hạ thấp khối lượng xương bằng phục hồi sự cân bằng thiếu hụt xương, dự phòng gãy lún cột sống (chống đau, tránh lao động nặng, nâng vật nặng, phục hồi chức năng cột sống). Khi có đau lưng, dùng các thuốc giảm đau (các thuốc kháng viêm không steroid dùng hiệu quả hơn cetamol), thuốc điều trị đau thần kinh (B1, B6, B12, đặc biệt Methycobal), các thuốc chống co cơ (Myonal, Sirdalud,…). Tập thể dục hàng ngày, các động tác thể dục nên tập tư thế nằm; Bổ sung sự thiếu hụt canxi bằng chế độ ăn các thực phẩm giàu canxi (sữa bò tươi, sữa chua, sữa bột, ô mai, cá cả xương, cua đồng, tôm, tép, mè, đậu nành, hủ tiếu, rau bồ ngót, rau muống, rau dền, rau bí, măng khô…), bổ sung thêm Calcitonin, Vitamin D, nội tiết tố nữ (nếu có chỉ định của thầy thuốc). . Phòng bệnh loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh Bệnh loãng xương là bệnh lý hay gặp, nhất là ở người lớn tuổi, người thiếu hụt nội tiết tố sinh dục; ở phụ. dễ sinh ra bệnh lý của xương. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến bệnh loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Ở phụ nữ sau mãn kinh, do có

Ngày đăng: 24/12/2013, 08:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan