Ch¬ng IV. NỘI DUNG VÀ MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH HÀNHCHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ giai ®o¹n 2001 - 2010 Ngày 17 tháng 09 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt chương trình tổng thể Cải cách Hànhchính Nhà nước giai đoạn 2001-2010. Nội dung Chương trình gồm những điểm chính sau đây: 1. Thực trạng nền hànhchính Nhà nước 1.1 Những tiến bộ Cải cách Hànhchính tiến hành thời kỳ 1991-2000 đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Rõ nét và có ý nghĩa của Cải cách Hànhchính thời kỳ này là: − Chức năng và hoạt động của các Cơ quan trong hệ thống Hànhchính các cấp đã có nhiều thay đổi tiến bộ, tập trung nhiều hơn vào quảnlý Nhà nước; − Từng bước đổi mới thể chế hànhchính trên các lĩnh vực, trước hết là hình thành thể chế kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; − Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ và Cơ quanhànhchính các cấp được sắp xếp, điều chỉnh tinh giảm hơn trước; vận hành phát huy tác dụng hiệu quả hơn; − Việc quảnlý sử dụng Cán bộ, Công chức được đổi mới một bước theo qui định của Pháp lệnh Cán bộ, Công chức,… 1.2 Những tồn tại Nền Hànhchính Nhà nước còn mang nặng dấu ấn của cơ chế quảnlý tập trung, quanliêu bao cấp, chưa đáp ứng những yêu cầu của cơ chế quảnlý mới cũng như yêu cầu phục vụ nhân dân trong điều kiện mới; hiệu lực, hiệu quả quảnlý chưa cao: − Chức năng, nhiệm vụ quảnlý nhà nước của bộ máy hànhchính chưa được xác định thật rõ và phù hợp; sự phân công, phân cấp giữa các ngành và các cấp chưa thật rành mạch; − Hệ thống thể chế hànhchính chưa đồng bộ, còn chồng chéo và thiếu thống nhất; thủ tục hànhchính trên nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp; trật tự, kỷ cương chưa nghiêm; − Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; phương thức quảnlýhànhchính vừa tập trung quanliêu vừa phân tán chưa thông suốt; chưa có những cơ chế, chính sách tàichính thích hợp với hoạt động của Cơ quanhành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức làm dịch vụ công; − Đội ngũ Cán bộ, công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính; phong cách làm việc chậm đổi mới; tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân còn diễn ra nghiêm trọng; − Bộ máy hànhchính ở các địa phương và cơ sở chưa thật sự gắn bó với Dân; không nắm chắc được những vấn đề nổi cộm trên địa bàn; lúng túng, bị động khi xử lý các tình huống phức tạp. 2. Mục tiêu của Cải cách Hànhchính 2001-2010 2.1 Mục tiêu chung Xây dựng một nền Hànhchính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng đội ngũ Cán bộ, Công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hànhchính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quảnlý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 2.2 Mục tiêu cụ thể − Hoàn thiện Hệ thống thể chế hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đổi mới qui trình xây dựng và ban hành Văn bản qui phạm pháp luật; − Cải cách các thủ tục hànhchính theo hướng công khai, đơn giản và thuận lợi cho người Dân; 2 − Sắp xếp lại bộ máy Nhà nước theo hướng tập trung vào vai trò quảnlý vĩ mô và hoạch định chính sách; − Xã hội hóa một số chức năng cung cấp dịch vụ công không nhất thiết phải do các Cơ quan Nhà nước đảm nhiệm; − Phân cấp quảnlý và sắp xếp lại bộ máy chínhquyền địa phương, bao gồm cả việc xác định cụ thể hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Cơ quanchínhquyền ở đô thị và nông thôn; − Đến năm 2010, đội ngũ Cán bộ Công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, có đủ trình độ chuyên môn và năng lực thi hành công vụ; − Đến 2005, tiền lương của Cán bộ Công chức phải được cải tiến cơ bản để đảm bảo cuộc sống của họ và gia đình; − Đến 2005, cơ chế tàichính được cải cách phù hợp với tính chất của Cơ quanhànhchính và Tổ chức dịch vụ công; − Hệ thống hànhchính được hiện đại hóa một cách cơ bản. 3. Nội dung Cải cách hànhchính 2001-2010 3.1 Cải cách thể chế − Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, trước hết là thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; thể chế về tổ chức và hoạt động của Hệ thống hànhchính Nhà nước. Chú trọng các thể chế then chốt sau đây: Thị trường vốn và tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học-công nghệ, thị trường lao động, thị trường dịch vụ; thể chế về quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân; thể chế về thẩm quyềnquảnlý Nhà nước đối với các doanh nghiệp… − Đổi mới qui trình xây dựng và ban hành văn bản qui phạm pháp luật: Rà soát và hệ thống hóa các văn bản qui phạm pháp luật theo từng lĩnh vực, loại bỏ những qui định không còn hiệu lực hoặc chống chéo, trùng lắp; tăng cường năng lực của các Cơ quanhànhchính Nhà nước trong xây dựng và ban hành các văn bản qui phạm pháp luật; đổi mới phương thức và qui trình xây dựng pháp luật; ban hành qui định đảm bảo sự tham gia ý kiến của nhân dân vào quá trình 3 xây dựng pháp luật; công bố rộng rãi các văn bản pháp luật để mọi người hiểu và thực hiện. − Bảo đảm việc tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh của Cơ quan Nhà nước, của cán bộ, công chức: Cán bộ, Công chức được cung cấp đầy đủ thông tin về chính sách và pháp luật; thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở; phát huy hiệu lực của các thiết chế thanh tra, kiểm sát và tài phán; mở rộng dịch vụ tư vấn pháp luật cho nhân dân… − Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính: Loại bỏ thủ tục rườm rà, chống chéo, đảm bảo minh bạch và công bằng trong giải quyết công việc hành chính; mẫu hóa, thống nhất cả nước các loại giấy tờ liên quan tới giải quyết công việc đối với các Doanh nghiệp và công dân; ban hành chế độ kiểm tra cán bộ, công chức, xử lý nghiêm những người có hành vi sách nhiễu, hách dịch, vô trách nhiệm, khen thưởng những người hoàn thành xuất sắc công việc; thực hiện cơ chế “một cửa”; qui định rõ ràng trách nhiệm cá nhân trong khi thi hành công vụ… 3.2 Cải cách tổ chức bộ máy hànhchính − Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, các Cơ quan ngang Bộ, các Cơ quan thuộc Chính phủ và chínhquyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu quảnlý nhà nước trong tình hình mới; − Điều chỉnh những công việc mà Chính phủ, các Bộ, các địa phương đảm nhiệm để khắc phục những chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ. Chuyển cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ hay Doanh nghiệp làm những công việc dịch vụ không cần thiết phải do Cơ quanhànhchính Nhà nước trực tiếp đảm nhiệm; − Đến 2005, về cơ bản ban hành và áp dụng các qui định mới về phân cấp Trung ương-địa phương, phân cấp giữa các cấp chínhquyền địa phương, nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm cho chínhquyền địa phương,… Gắn phân cấp công việc với phân cấp về tài chính, tổ chức cán bộ. − Bố trí lại cơ cấu tổ chức của Chính phủ: Gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ làm chức năng quản lý Nhà nước; giảm các Cơ quan thuộc Chính phủ và tổ chức trực thuộc Thủ tướng Chính phủ; định rõ tính chất, phương thức hoạt động của Tổ chức tư vấn do Thủ tướng Chính phủ thành lập; tách chức năng quản lý nhà nước 4 của Bộ đối với toàn ngành, lĩnh vực với chỉ đạo, điều hành Tổ chức sự nghiệp có tính chất dịch vụ công trực tiếp thuộc Bộ,… − Điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong của các Bộ, các Cơ quan ngang Bộ, các Cơ quan thuộc Chính phủ,… − Cải cách tổ chức bộ máy chínhquyền địa phương: Qui định các tiêu chí đối với từng loại đơn vị hành chính; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của chínhquyền địa phương trên cơ sở phân cấp giữa Trung ương và địa phương; phân biệt chínhquyền ở đô thị và chínhquyền ở nông thôn; tổ chức hợp lý Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở từng cấp; sắp xếp lại các Cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp theo hướng tăng tính chuyên nghiệp, giải quyết nhanh chóng công việc của các Tổ chức và cá nhân,… − Cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc của Cơ quanHànhchính các cấp: Xác định rõ nguyên tắc làm việc và qui chế phối hợp trong sự vận hành bộ máy hành chính. Định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của người đứng đầu Cơ quan, Đơn vị về kết quả hoạt động của bộ máy do mình phụ trách; loại bỏ những việc làm hình thức, giảm hội họp, giảm giấy tờ,… − Thực hiện từng bước hiện đại hóa nền hành chính: Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành công việc; áp dụng các công cụ, phương pháp quảnlý tiên tiến, hiện đại; tới năm 2010 mạng tin học diện rộng của Chính phủ được thiết lập tới cấp xã. 3.3 Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ-Công chức − Đổi mới công tác quảnlý cán bộ, công chức: Tổng điều tra, đánh giá đội ngũ công chức nhằm xác định chính xác số lượng, chất lựng của đội ngũ cán bộ, công chức để xây dựng qui hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quảnlý thích hợp. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức để chuyển sang quảnlý bằng hệ thống tin học ở cả Trung ương và địa phương; sửa đổi, bổ sung ngạch bậc về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh cán bộ công chức, hoàn thành hệ thống tiêu chuẩn chức danh phù hợp với thực tiễn Việt Nam làm căn cứ cho việc đánh giá cán bộ, công chức; hoàn thiện chế độ tuyển dụng cán bộ công chức; qui định thống nhất về tinh giảm biên chế; nâng cao năng lực Cơ quan và cán bộ làm 5 nhiệm vụ quảnlý cán bộ, công chức; sửa đổi việc phân cấp trách nhiệm quảnlý cán bộ, công chức,… − Cải cách tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ: Nâng mức lương tối thiểu cho cán bộ, công chức đủ sống bằng lương; cải cách hệ thống thang lương, bảng lương; chậm nhất đến năm 2005 thực hiện xong cải cách cơ bản chế độ tiền lương, thực hiện tiền tệ hóa đầy đủ tiền lương, điều chỉnh lương tương ứng với nhịp độ tăng thu nhập trong xã hội; sửa đổi các qui định về chế độ phụ cấp ngoài tiền lương cho cán bộ, công chức làm việc trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm, độc hại; thực hiện chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,… − Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Đánh giá lại công tác đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng từng loại cán bộ, công chức; đổi mới chương trình và phương thức đào tạo, bồi dưỡng thích ứng với từng đối tượng; kết hợp đào tạo chính qui và không chính qui, đào tạo trong nước và ở nước ngoài; khuyến khích, giúp đỡ cán bộ, công chức tự học; tổ chức lại cơ sở đào tạo,… − Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức của cán bộ, công chức: Tăng cường giáo dục; xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp; tôn vinh nghề nghiệp, danh dự của người cán bộ, công chức; ban hành và thực hiện nghiêm Qui chế công vụ gắn với thực hiện qui chế dân chủ trong Cơ quanhànhchính Nhà nước, thực hiện nguyên tắc công khai hóa hoạt động công vụ, tài chính, ngân sách; đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước; thực hiện chế độ kiểm toán và các chế độ bảo về công sản và ngân sách Nhà nước,… 3.4 Cải cách tàichính công − Đổi mới cơ chế phân cấp quảnlýtàichính và ngân sách, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tàichính quốc gia và vai trò chie đạo của ngân sách Trung ương, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các ngành trong điều hànhtàichính và ngân sách. − Bảo đảm quyền định ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân các cấp; quyền quyết định của các Bộ, Sở, Ban, Ngành về phân bổ ngân sách cho các 6 đơn vị trực thuộc; quyền chủ động của các Đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán duyệt,… − Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách trên cơ sở phân biệt rõ cơ quanhánhchính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công; xóa bỏ cấp kinh phí theo số lượng biên chế thay bằng căn cứ theo kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, đổi mới hệ thống định mức chi tiêu đơn giản hơn,… − Đổi mới cơ bản cơ chế tàichính đối với khu vực dịch vụ công: Định rõ những công việc nhà nước phải đầu tư và trực tiếp thực hiện, những việc cần chuyển cho tổ chức xã hội thực hiện; thực hiện chính sách, cơ chế tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, nhân dân trực tiếp làm dưới sự hỗ trợ và kiểm soát của Nhà nước; xóa bỏ cơ chế cấp phát tàichính theo kiểu xin-cho; thực hiện chính sách tự chủ tàichính cho các đơn vị sự nghiệp có điều kiện như Trường Đại học, Bệnh viên, Viện nghiên cứu,… trên cơ sở xác định nhiệm vụ phải thực hiện, mức hỗ trợ tàichính từ ngân sách Nhà nước và phần còn lại do các Đơn vị tự trang trải,… − Thực hiện thí điểm để áp dụng rộng rãi một số cơ chế tàichính mới như: Cho thuê đơn vị sự nghiệp công, cho thuê đất để xây dựng nhà trường, bệnh viện; chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của cán bộ, công chức chuyển từ đơn vị công lập sang dân lập; cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo, chữa bệnh có chất lượng cao ở Thành phố, khu công nghiệp; thực hiện cơ chế khoán một số loại dịch vụ công cộng như vệ sinh đô thị, cấp thoát nước, cây xanh, công viên,…; thực hiện cơ chế hợp đồng một số dịch vụ công trong cơ quanhành chính,… − Đổi mới công tác kiểm toán đối với cơ quanhành chính, đơn vị sự nghiệp; xóa bỏ tình trạng nhiều đầu mối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với đơn vị hành chính, cơ quan sự nghiệp; công khai, minh bạch tàichính công, tất cả các chi tiêu tàichính đều được công bố công khai. 4. Tổ chức thực hiện 4.1 Chương trình tổng thể Cải cách hànhchính 10 năm (2001-2010) được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 (2001-2005) và giai đoạn 2 (2006-2010). Chính phủ xác định nhiệm vụ trọng tâm của từng giai đoạn. 7 4.2 Chương trình tổng thể Cải cách hànhchính 2001-2010 được thực hiện thông qua các chương trình hành động cụ thể: − Chương trình đổi mới công tác xây dựng, ban hành và nâng cao chất lượng văn bản qui phạm pháp luật; − Chương trình nghiên cứu xác định vai trò, chức năng và cơ cấu tổ chức của các Cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước; − Chương trình tinh giảm biên chế; − Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; − Chương trình cải cách tiền lương; − Chương trình đổi mới cơ chế quảnlýtàichính đối với các cơ quanhành chính, đơn vị sự nghiệp./. 8 . Ch¬ng IV. NỘI DUNG VÀ MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ giai ®o¹n 20 01 - 2 010 Ngày 17 tháng 09 năm 20 01, Thủ tướng Chính phủ đã. 13 6/20 01/ QĐ-TTg phê duyệt chương trình tổng thể Cải cách Hành chính Nhà nước giai đoạn 20 01- 2 010 . Nội dung Chương trình gồm những điểm chính sau đây: 1.