1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0

98 285 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 4,07 MB

Nội dung

- 1 - PHẦN I: TỔNG QUAN I. Xu hướng chung: Ngày nay, thương mại điện tử đã trở nên rất phổ biến.Với ưu điểm là tiết kiệm chi phí marketing cũng như tạo sự thuận lợi cho người dùng có nhu cầu trang bị đồ dùng cho mình. Thương mại điện tử hầu như hiện diện ở khắp nơi trên thế giới đặc biệt là ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tại Việt Nam những năm gần đây thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như đều tiếp thị sản phẩm của mình cũng như bán hàng trực tuyến trên internet. II. Hình thức thương mại điện tử: 1. Khách hàng từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền những thông tin thanh toán và địa chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order Form) của Website bán hàng (còn gọi là Website thương mại điện tử). Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hoá hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết những mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng . 2. Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và kích (click) vào nút (button) "đặt hàng", từ bàn phím hay chuột (mouse) của máy tính, để gởi thông tin trả về cho doanh nghiệp. 3. Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ .) đã được mã hoá đến máy chủ (Server, thiết bị xử lý dữ liệu) của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet. Với quá trình mã hóa các thông tin thanh toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch (chẳng hạn doanh nghiệp sẽ không biết được thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng). 4. Khi Trung tâm Xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (FireWall) và tách - 2 - rời mạng Internet (off the Internet), nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp (Acquirer) theo một đường dây thuê bao riêng (một đường truyền số liệu riêng biệt). 5. Ngân hàng của doanh nghiệp gởi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán (authorization request) đến Ngân hàng hoặc Công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng (Issuer). Và tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet. 6. Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp, và tùy theo đó doanh nghiệp thông báo cho khách hàng được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không. 7. Toàn bộ thời gian thực hiện một giao dịch qua mạng từ bước 1 -> bước 6 được xử lý trong khoảng 15 - 20 giây. III. Lý do và mục tiêu của đề tài: Như chúng ta thấy thương mại điện tử ngày trở nên phổ biến và cùng với những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại cho doanh nghiệp và người dùng như : 1. Thương mại điện tử (TMĐT) giúp cho các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác. 2. TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất. 3. TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị. 4. TMĐT qua Internet giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch. 5. Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa. Nhận thức rõ về những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại nên em quyết định tìm hiểu và nghiên cứu xây dựng một website giơi thiệu và bán sản phẩm trực tuyến trên internet. - 3 - IV. Cấu trúc báo cáo: Từ những mục tiêu và lợi ích trên em đã thực hiện các công việc và kết quả các công việc được thể hiện trong báo cáo luận văn này theo cấu trúc sau: Báo cáo luận văn gôm 3 phần: Phần I .Tổng quan: Xu hướng thương mại điện tử hiện nay nêu lên nhu cầu thực tế và lý do thực hiện đề tài . Phần II. Tìm hiểu về XML và XSLT Chương I. Tìm hiểu về XML và XSLT: Giới thiệu về ngôn ngữ XML đồng thời cũng giới thiệu sơ lược về hợp khuôn dạng (Well-formed) và tính hợp lệ (validation). Chương II. Xây dựng tài liệu XML hợp khuôn dạng: Giới thiệu cụ thể cấu trúc bên trong của một tài liệu XML. Chương III. Định nghĩa kiểu tư liệu DTD và kiểm tra tính hợp lệ cảu tài liệu XML: Giới thiệu về cách định nghĩa và khai báo các phần tử (Element) được sử dụng trong tài liệu XML để tạo nên một tài liệu có cấu trúc dạng cây. Chương IV. Lược đồ XML (Schema XML) : Giới thiệu về chức năng của lược đồ XML và sự cần thiết của lược đồ XML Chương V: Sử dụng XSLT để transform dữ liệu XML: Giới thiệu về XSLT và các lệnh cũng như cấu trúc của một file XSLT. Chương VI. Chương trình ứng dụng: Xây dựng website giới thiệu và bán hàng trực tuyến. - 4 - PHẦN II: TÌM HIỂU VỀ XML VÀ XSLT Ch ương I: GIỚI THIỆU XML I.Thế Giới XML XML là ngôn ngữ được định nghĩa bởi tổ chức mạng toàn cầu (World Wide Web Consortium). Tổ chức này thường được viết theo cách chơi chữ là W3C với địa chỉ Internet đặt tại http://www.w3c.org. Đây là tổ chức quốc tế định ra các chuẩn của web và internet. Chương này chúng ta sẽ xem qua mọi chức năng của ngôn ngữ XML ở mức tổng quan. II. Ngôn ngữ định dạng (Markup Language) Ngôn ngữ định dạng là tất cả những gì dùng để mô tả nội dung một tài liệu.Đó là cách nội dung của tài liệu được diễn dịch. HTML cũng là một ngôn ngữ định dạng. Ví dụ: <Head> <Title>Hello HTML</Title> </Head> Thực sự thì HTML và XML quan hệ rất gần gũi với nhau cả hai đều dựa trên chuẩn ngôn ngữ định dạng tổng quát SGML(Standard Generalized Markup Language). Như tên gọi của nó, SGML là ngôn ngữ định dạng rất tổng quát, bao hàm nhiều khả năng to lớn. Bởi vì ta có thể làm nhiều thứ với SGML, cho nên tuy tổng quát nhưng SGML rất khó học và thực tế thì SGML ít được dùng cho mục đích chung nào cả. Trong khi đó XML là tập con (subset) của SGML nhưng lại dễ dùng, dễ sử dụng ở mức độ tổng quát. III. XML trông như thế nào? Vậy thì XML trông hình dáng cụ thể ra sao? Cũng như HTML XML cũng có thể tạo ra những trang web cực đẹp. - 5 - Ví dụ: <?xml version="1.0" encoding="utf-8" ?> <Document> <Greeting>Hello XML</Greeting> <Message>Welcome to XML</Message> </Document> Chúng ta sẽ tìm hiểu cú pháp của XML ở những phần sau, tuy nhiên nhìn tổng quát, ví dụ về XML như trên thực hiện công việc sau: Chúng ta bắt đầu bằng thẻ khai báo chỉ thị xử lý XML(Processing Instruction) <?xml version=”1.0” encoding=””UTF-8”> Tất cả các chỉ thị xử lý XML bắt đầu bằng <? Và kết thúc bằng ?>. Theo đó ta chỉ định rằng ngôn ngữ XML sử dụng phiên bản 1.0 và mã hóa ký tự UTF-8. Tiếp theo đó là ta tạo ra thẻ <Document>. Thẻ này là do chúng ta đặt tên do đó bạn có thể đặt tên theo ý của mình nhưng nó phải bắt đầu bằng ký tự gạch chân (_), ký số (1,2,3) ký tự (a,A,b), dấu chấm (.) , dấu gạch nối (-) nhưng không được khoảng trắng. Trong XML thẻ luôn bắt đầu bắng ký tự < và kết thúc bằng ký tự >. Tài liệu XML được hình thành từ các phần tử (element) XML. Tương tự HTML bạn tạo phần tử XML khởi đầu bằng một thẻ mở, ví dụ như <Document> tiếp đến là dữ liệu của phần tử (nếu có) như dữ liệu text hay các phần tử XML con khác. Cuối cùng ta có thẻ đóng trùng với tên thẻ mở. Tuy nhiên thẻ đóng phải bắt đầu bằng chuỗi </ tương tự HTML thí dụ như </Document>. Tương tự ví dụ này thì phần tử <Document> được gọi là phần tử gốc (element root). <?xml version="1.0" encoding="utf-8" ?> <Document> </Document> - 6 - Bên trong phần tử gốc ta thêm vào thành phần thẻ khác mang tên <Greeting> Thẻ này có dữ liệu là Hello XML. <?xml version="1.0" encoding="utf-8" ?> <Document> <Greeting>Hello XML</Greeting> </Document> Kế tiếp là ta thêm vào một phần tử khác vào phần tử gốc. Thẻ mới này mang tên <Message> cũng do ta tự đặt và thẻ này có dữ liệu là Hello XML. <?xml version="1.0" encoding="utf-8" ?> <Document> <Greeting>Hello XML</Greeting> <Message>Welcome to XML</Message> </Document> Cuối cùng phần tử gốc <Document> chứa hai phần tử con là <Greeting> và <Message>. Mỗi phần từ thể hiện dữ liệu riêng của nó. Bằng cách này chúng ta tạo ra tài liệu XML hoàn chỉnh. IV.Tài liệu XML hiển thị như thế nào trong trình duyệt? Nếu ta lưu ví dụ trên với tập tin Hello.xml và sử dụng Internet Explore (5.0 trở lên) bạn sẽ thấy nội dung file Hello.xml thể hiện như hình 1-1. - 7 - Hình 1-1 Tài liệu XML hiển thị trong trình duyệt IE Vậy thì XML có gì hữu ích hơn HTML. Trong khi HTML có thể yêu cầu trình duyệt hiển thị dữ liệu văn bản được định dạng rất đẹp thì XML tự định nghĩa những thẻ của riêng mình để rồi trình duyệt không hiểu gì cả? Thực sự thì không đúng như vậy XML cũng có thể hiển thị lên trình duyệt rất đẹp nó phụ thuộc vào chúng ta làm cách nào để trình duyệt hiểu được thẻ HTML do ta đặt ra. Thay vì đưa toàn bộ nội dung file xml ra thì chúng ta chỉ cần rút trích dữ liệu bên trong thẻ <Greeting> và <Message> là đủ rồi. Nào bây giờ chúng ta muốn trình duyệt hiểu những thẻ do ta định nghĩa và hiển thị chúng bạn có hai cách: sử dụng bảng định kiểu (style sheet) và XSL để chỉ định cho trình duyệt những thẻ dữ liệu nào mà bạn muốn lấy trong tài liệu hello.xml và hiển thị chúng với các định dạng tương tự HTML. Ở đây ta sử dụng cách thứ hai sử dụng file xsl để chỉ cho trình duyệt hiểu những thẻ ta đặt ra. Đây là toàn bộ nội dung file hello.xslt. <?xml version="1.0" encoding="utf-8"?> - 8 - <xsl:stylesheet version="1.0" xmlns:xsl="http://www.w3.org/1999/XSL/Transform" xmlns:msxsl="urn:schemas-microsoft-com:xslt" exclude-result- prefixes="msxsl" > <xsl:output method="xml" indent="yes"/> <xsl:template match="/Document"> <xsl:value-of select="Greeting"/> <xsl:value-of select="Message"/> </xsl:template> </xsl:stylesheet> Cũng như CSS chúng ta cũng cho file xml tham chiếu tới file xsl <?xml version="1.0" encoding="utf-8" ?> <?xml-stylesheet type="text/xsl" href="hello.xslt"?> <Document> <Greeting>Hello XML</Greeting> <Message>Welcome to XML </Message> </Document> Chúng ta sẽ tìm hiểu về XSLT ở những phần sau. Sau khi đưa file xslt vào thì file xml được hiển thị trên trình duyệt như hình 1-2: - 9 - Hình 1-2 Tài liệu XML được hiển thị kết với XSLT trong IE 7.0 V. Điều tuyệt diệu về XML XML trở nên phổ biến có rất nhiều nguyên do và chúng ta sẽ xem xét các nguyên do này trong phần tổng quát dưới đây. Điểm quan trọng nhất là XML cho phép dễ dàng xử lý chuyển tải và trao đổi dữ liệu rất nhiều ứng dụng và tài liệu người dùng với các định dạng khác nhau. 1. Dễ dàng trao đổi dữ liệu Nếu ta làm việc với máy tính trong một thời gian dài chúng ta sẽ thấy xung quanh ta có rất nhiều loại file. Chuyển đổi dữ liệu giữa chúng là một vấn đề nan giải mặc dù đã có không ít trình ứng dụng hỗ trợ. Ví dụ .doc, .xsl,.mdb vv.vv Trong XML dữ liệu và định dạng được lưu ở dạng text và chúng ta có thể dễ dàng cấu hình cũng như thay đổi chúng bằng các trình soạn thảo XML chuyên nghiệp để soạn thảo nội dung XML. Tuy nhiên thì trường hợp đơn giản bạn có thể dùng trình soạn thảo - 10 - Notepad trong window để chỉnh sữa file xml. Dữ liệu và các thẻ trong XML cũng không mã hóa theo một thuật giải đòi hỏi bản quyền nào cả. 2. Tùy biến ngôn ngữ định dạng Ta có thể tạo ra các ngôn ngữ định dạng tùy biến dựa trên XML, đây là một trong những khả năng mạnh nhất của XML. Hàng trăm ngôn ngữ định dạng chuyên dụng dựa trên XML ra đời như: Ngôn ngữ văn phòng về kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng (BITS Banking Industry Technology Secretariat) Trao đổi dữ liệu tài chính (IFX Financial Exchange) Hệ thống thanh toán qua Internet của nghiệp vụ ngân hàng (BIPS Banking Internet Payment System). Định dạng trao đổi viễn thông (TIM Telecommunication Interchanged Markup). Thư viện kinh doanh thông dụng (CBL Common Business Library). Khởi đầu XML kinh doanh điện tử (ebXML). Ngôn ngữ định dạng dữ liệu sản phẩm (PDML Product Data Markup Language) Giao thức trao đổi thông tin tài chính (FIX Financial Information eXchange protocol). Một vài ngôn ngữ định dạng tùy biến như ngôn ngữ định dạng trong lĩnh vực hóa học (CML Chemical Markup Language) cho phép bạn biểu diễn các công thức hóa hóa và hóa trị của phân tử ở dạng đồ họa. Tương tự hãy tưởng tượng thật tiện lợi nếu XML có thể diễn đạt được thông tin các ảnh đồ họa của những thiết kế mô hình nhà và trình duyệt sẽ hiển thị lên toàn bộ ngôi nhà của bạn dựa vào XML.

Ngày đăng: 23/12/2013, 15:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1-2 Tài liệu XML được hiển thị kết với XSLT trong IE 7.0 - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
Hình 1 2 Tài liệu XML được hiển thị kết với XSLT trong IE 7.0 (Trang 9)
Hình 2-1 Sử dụng thẻ định dạng trong XML - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
Hình 2 1 Sử dụng thẻ định dạng trong XML (Trang 17)
Hình 2-2 Loại bỏ thẻ Message - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
Hình 2 2 Loại bỏ thẻ Message (Trang 23)
Hình 2-3 Nội dung tài liệu XML trong trình duyệt. - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
Hình 2 3 Nội dung tài liệu XML trong trình duyệt (Trang 28)
hình 5-1 Sử dụng XSLT để rút trích tài liệu XML - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
hình 5 1 Sử dụng XSLT để rút trích tài liệu XML (Trang 56)
hình 5-3 Rút trích dữ liệu XML sử dụng &lt;xsl:for-each&gt; element - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
hình 5 3 Rút trích dữ liệu XML sử dụng &lt;xsl:for-each&gt; element (Trang 62)
Hình 5-4 Rút trích dữ liệu XML sử dụng điều kiện if. - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
Hình 5 4 Rút trích dữ liệu XML sử dụng điều kiện if (Trang 65)
Hình 6-2 Mô hình ERD Logical - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
Hình 6 2 Mô hình ERD Logical (Trang 67)
Hình 6.3 Mô hình Diagram - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
Hình 6.3 Mô hình Diagram (Trang 68)
13 Col_Picture nvarchar Not null Hình sản - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
13 Col_Picture nvarchar Not null Hình sản (Trang 73)
e. Price Product table: - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
e. Price Product table: (Trang 73)
9 Col_Picture nvarchar Not null Hình tin - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
9 Col_Picture nvarchar Not null Hình tin (Trang 75)
Hình thức  thanh  toán  - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
Hình th ức thanh toán (Trang 76)
2. Mô hình UML: - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
2. Mô hình UML: (Trang 78)
Hình 6-5 Usecase diagram admin - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
Hình 6 5 Usecase diagram admin (Trang 80)
Hình 6-6 Usecase diagram user - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
Hình 6 6 Usecase diagram user (Trang 81)
Hình 6-8 Sequence Diagram đăng nhập. - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
Hình 6 8 Sequence Diagram đăng nhập (Trang 83)
Hình 6-9 Sequence diagram đăng ký - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
Hình 6 9 Sequence diagram đăng ký (Trang 84)
Hình 6-10 ShoppingCart Sequence diagram - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
Hình 6 10 ShoppingCart Sequence diagram (Trang 85)
Hình 6-11 System class diagram - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
Hình 6 11 System class diagram (Trang 86)
Hình 6-13 Class Diagram Login - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
Hình 6 13 Class Diagram Login (Trang 88)
hình 6-14 Quản lý người dùng 2. Trang đăng nhập:  - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
hình 6 14 Quản lý người dùng 2. Trang đăng nhập: (Trang 89)
Hình 6-16 Quản lý sản phẩm - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
Hình 6 16 Quản lý sản phẩm (Trang 90)
Hình 6-17 Quản lý tin tức - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
Hình 6 17 Quản lý tin tức (Trang 91)
Hình 6-19 Quản lý giỏ hàng khách hàng - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
Hình 6 19 Quản lý giỏ hàng khách hàng (Trang 92)
Hình 6-22 Trang tin tức - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
Hình 6 22 Trang tin tức (Trang 95)
Hình 6-23 Đăng ký thành viên - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
Hình 6 23 Đăng ký thành viên (Trang 96)
Hình 6-24 Chi tiết sản phẩm 12.Chi tiết tin tức:  - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
Hình 6 24 Chi tiết sản phẩm 12.Chi tiết tin tức: (Trang 97)
hình 6-25 Chi tiết tin tức - Luận văn tìm hiểu WINDOWS SHAREPOINT SERVICES 3 0
hình 6 25 Chi tiết tin tức (Trang 97)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w