1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh quảng bình

35 967 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Du lịch là một ngành kinh tế đem lại nhiều lợi nhuận, nó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một phần rất quan trọng và không thể thiếu được trong du lịch đó chính là tài nguyên du lịch, sự phối hợp giữa tài nguyên du lịch với các thành phần khác để tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ du khách đem lại hiệu quả kinh tế, Nhận thấy được tầm quan trọng đó của tài nguyên du lịch cho nên cần phải nghiên cứu, tìm hiểu nguồn tài nguyên du lịch hiện có đồng thời phát hiện thêm những tài nguyên du lịch mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch. Đối với Việt Nam hiện nay nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng đây là một tiền đề hết sức quan trọng để đưa ngành du lịch nước ta ngành càng phát triển. Quảng Bình là một tỉnh có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch, trong đó thế mạnh về tài nguyên du lịch mà đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên được biểu hiện rất rõ. Tuy nhiên hiện nay ngành du lịch của tỉnh vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, chưa khai thác được nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên một cách có hiệu quả nhất. Hiện nay du lịch là một ngành kinh tế mà đang được tỉnh Quảng Bình chú trọng đầu tư phát triển. Để có thể tìm hiểu về nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên một cách có hệ thống và từ đó đưa ra những định hướng, những giải pháp nhằm khai thác hợp lý, có hiệu quả và có định hướng góp phần phát triển ngành du lịch của tỉnh nên tôi chọn đề tài này. II. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên để từ đó đưa ra những định hướng, những giải pháp nhằm khai thác hợp lý, có hiệu quả và có định hướng góp phần phát triển ngành du lịch.

Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình Niên luận Tôi xin chân thành cám ơn trường ĐHDL Phú Xuân, khoa xã hội nhân văn đã tạo điều kiện để cho tôi hoàn thành bài niên luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn: Cô Phan Anh Hằng đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm niên luận. Do thời gian làm niên luận có hạn, nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô để bài niên luận của tôi được hoàn thiện hơn. Sinh viên: Nguyễn Văn Dinh MỤC LỤC SVTH: Nguyễn Văn Dinh page 1 Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình Niên luận Trang Lời cảm ơn . 1 Mục lục 2 A. Phần mở đầu: 4 I. Lý do chọn đề tài : 4 II. Mục đích nghiên cứu: . 4 III. Nhiệm vụ nghiên cứu: . 4 IV. Phạm vi nghiên cứu: 4 1. Về nội dung: 4 2. Về không gian: 4 V. Quan điểm nghiên cứu: 4 VI. Phương pháp nghiên cứu: . 5 B. Phần nội dung: . 6 Chương 1: Cơ sở lý luận về tài nguyên du lịch tự nhiên 6 1.1 Các khái niệm: 6 1.1.1 Tài nguyên 6 1.1.2 Du lịch 6 1.1.3 Tài nguyên du lịch 6 1.1.4 Tài nguyên du lịch tự nhiên 6 1.2 Phân loại tài nguyên du lịch . 6 1.3 Vai trò của tài nguyên du lịch trong việc phát triển du lịch: . 6 1.4 Tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên du lịch tự nhiên: . 6 a. Tác động đến tài nguyên địa hình: . 6 b. Tác động đến tài nguyên nước: 7 c. Tác động đến tài nguyên sinh vật 8 Chương 2: Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình 10 2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình 10 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 10 2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội .11 2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình .13 2.2.1 Tài nguyên địa hình 13 2.2.2 Tài nguyên động, thực vật. .20 2.2.3 Tài nguyên nước: 22 Chương 3: Định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình 27 3.1 Cơ sở để đưa ra định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Quảng Bình 27 3.1.1 Tài nguyên du lịch: .27 3.1.2 Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch 28 3.1.3 Đầu cho phát triển du lịch: .29 3.1.4 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch .29 3.2 Định hướng khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình .30 3.2.1 Định hướng phát triển các loại hình du lịch: 30 3.2.2 Định hướng phát triển không gian: 30 SVTH: Nguyễn Văn Dinh page 2 Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình Niên luận 3.2.3 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 30 3.2.3 Xác định các chương trình dự án ưu tiên đầu tư: .31 3.3 Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình 31 C. Phần kết luận và kiến nghị: 34 I. Kết luận: .34 II. Kiến nghị: .34 Tài liệu tham khảo 35 SVTH: Nguyễn Văn Dinh page 3 Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình Niên luận A. Phần mở đầu: I. Lý do chọn đề tài: Du lịch là một ngành kinh tế đem lại nhiều lợi nhuận, nó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một phần rất quan trọng và không thể thiếu được trong du lịch đó chính là tài nguyên du lịch, sự phối hợp giữa tài nguyên du lịch với các thành phần khác để tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ du khách đem lại hiệu quả kinh tế, Nhận thấy được tầm quan trọng đó của tài nguyên du lịch cho nên cần phải nghiên cứu, tìm hiểu nguồn tài nguyên du lịch hiện có đồng thời phát hiện thêm những tài nguyên du lịch mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch. Đối với Việt Nam hiện nay nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng đây là một tiền đề hết sức quan trọng để đưa ngành du lịch nước ta ngành càng phát triển. Quảng Bình là một tỉnh có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch, trong đó thế mạnh về tài nguyên du lịch mà đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên được biểu hiện rất rõ. Tuy nhiên hiện nay ngành du lịch của tỉnh vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, chưa khai thác được nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên một cách có hiệu quả nhất. Hiện nay du lịch là một ngành kinh tế mà đang được tỉnh Quảng Bình chú trọng đầu phát triển. Để có thể tìm hiểu về nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên một cách có hệ thống và từ đó đưa ra những định hướng, những giải pháp nhằm khai thác hợp lý, có hiệu quả và có định hướng góp phần phát triển ngành du lịch của tỉnh nên tôi chọn đề tài này. II. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên để từ đó đưa ra những định hướng, những giải pháp nhằm khai thác hợp lý, có hiệu quả và có định hướng góp phần phát triển ngành du lịch. III. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xây dựng cơ sở lý luận của tài nguyên du lịch tự nhiên - Tìm hiểu về tài nguyên du lịch tự nhiên - Đưa ra những định hướng và giải pháp khai thác nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên. IV. Phạm vi nghiên cứu: 1. Về nội dung: Tài nguyên du lịch tự nhiên 2. Về không gian: Tỉnh Quảng Bình V. Quan điểm nghiên cứu: 1. Quan điểm tổng hơp 2. Quan điểm lịch sử 3. Quan điểm viễn cảnh SVTH: Nguyễn Văn Dinh page 4 Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình Niên luận 4. Quan điểm kinh tế 5. Quan điểm hệ thống 6. Quan điểm bền vững 7. Quan điểm lãnh thổ VI. Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau: 1. Phương pháp thu thập tài liệu 2. Phương pháp phân tích tổng hợp 3. Phương pháp bản đồ 4. Phương pháp thực địa 5. Phương pháp thống kê SVTH: Nguyễn Văn Dinh page 5 Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình Niên luận B. Phần nội dung: Chương 1: Cơ sở lý luận về tài nguyên du lịch tự nhiên 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Tài nguyên Tài nguyên là những yếu tố tự nhiên hoặc những sản phẩm do con người làm ra và được con người sử dụng để tạo ra hiệu quả kinh tế và môi trường. 1.1.2 Du lịch Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. 1.1.3 Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. 1.1.4 Tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch tự nhiên là bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. 1.2 Phân loại tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiêntài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. 1.3 Vai trò của tài nguyên du lịch trong việc phát triển du lịch Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rã rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến cấu trúc và chuyên môn hóa của vùng du lịch. Quy mô hoạt động du lịch của vùng, một quốc gia được xác định trên cơ sở khối lượng tài nguyên du lịch quyết định tính mùa, tính nhịp điệu của dòng khách du lịch. Sức hấp dẫn của vùng du lịch phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch. Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia. Một lãnh thổ nào đó có nhiều tài nguyên du lịch các loại với chất lượng cao, có sức hấp dẫn khách du lịch lớn và mức độ kết hợp các loại tài nguyên phong phú thì sức thu hút khách du lịch càng mạnh. 1.4 Tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên du lịch tự nhiên a. Tác động đến tài nguyên địa hình:  Tác động tích cực: SVTH: Nguyễn Văn Dinh page 6 Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình Niên luận Nghiên cứu phát hiện thêm những giá trị mới, xếp hạng tôn vinh các giá trị, xác định quyền bất khả xâm phạm di tích của tài nguyên địa hình. Đề xuất, thực hiện các giải pháp để bảo vệ các dạng tài nguyên địa hình ngoại mục. Khai thác tài nguyên địa hình, địa chất theo hướng lâu dài và bền vững. Thông qua việc bảo vệ rừng các dự án quy hoạch phát triển du lịch có thể giúp cho việc bảo vệ các dạng địa hình núi không bị xói mòn, rửa trôi, các địa hình bờ biển, bãi triều, hạn chế bị xâm thực.  Tác động tiêu cực: Do các biện pháp bảo vệ, tôn tạo trong việc thực hiện các dự án quy hoạch không hợp lý đã làm thay dổi diện mạo của địa hình. - Đối với địa hình miền núi: Việc tham quan của du khách đã làm thay đổi màu sắc của thạch nhũ trong các hang động. Việc san ủi núi lấy mặt bằng, lấy vật liệu xây dựng kết cấu hạ tầng, CSVCKT du lịch đã làm thay đổi bề mặt địa hình, gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi ., làm xấu cảnh quan. Việc chặt phá rừng lấy vật liệu để xây dựng CSVCKT, làm các đồ dùng, đồ lưu niệm phục vụ du khách làm cho khả năng bảo vệ bề mặt địa hình bị hạn chế. - Đối với địa hình ven biển và các đảo: Cùng với việc phát triển du lịch gia tăng nguồn khách, nhiều bãi biển, địa hình núi ven biển cũng bị san ủi để lấy mặt bằng xây dựng các CSVCKT phục vụ du lịch và nhà ở của nhân dân đã làm cho địa hình ở nhiều bãi biển bị thay đổi, làm xấu cảnh quan và làm gia tăng quá trình xâm thực bờ biển. Việc san ủi mặt bằng để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch làm cho nhiều diện tích rừng ngập mặn ven biển bị chặt phá, vì vậy sẽ làm mất đi bức từng chắn bảo vệ bờ biển, làm gia tăng các quá trình xâm thực, sóng thần . Việc khai thác san hô bừa bãi để làm vật liệu xây dựng làm hàng lưu niệm phục vụ du khách cũng như các hoạt động của tàu biển, lặn biển và việc ô nhiễm từ các chất thải do hoạt động du lịch làm cho các rạn, các án tiêu san hô bị phá hủy. Như vậy cũng làm mất đi bức tường chắn sóng và làm gia tăng quá trình xâm thực, sạt lở, sóng thần ở các bãi biển. b. Tác động đến tài nguyên nước:  Tác động tích cực: Các án quy hoạch phát triển du lịch có chất lượng, hiệu quả được lập và thực hiện trên quan điểm phát triển bền vững có thể tiến hành nghiên cứu, thực thi các giải pháp phòng ngừa để nâng cao chất lượng nước. Ví dụ như việc đầu tư, thu gom, xử lý, tái chế chất thải rắn, thu gom xử lý nước thải đã làm cho nguồn nước ở các địa phương quy hoạch phát triển du lịch giảm thiểu được ô nhiễm do các chất thải rắn và chất thải lỏng gây ra.  Tác động tiêu cực: SVTH: Nguyễn Văn Dinh page 7 Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình Niên luận Việc thải bừa bãi vật liệu xây dựng, đất đá và chất nạo vét, đặc biệt là những nơi chạt phá rừng ngập mặn để xây dựng kết cấu hạ tầng, CSVCKT du lịch đã làm cho chất lượng nước bị giảm thiểu. Trong quá trình xây dựng, vận hành các thiết bị xây dựng, hoạt động của các phương tiện chở du khách sẽ làm ô nhiễm nguồn nước do việc vứt đổ rác thải bừa bãi, do việc rò rỉ xăng dầu từ các phương tiện chuyên chở. Hoạt động của du khách cũng là nguyên nhân gây nên ô nhiễm nguồn nước như vứt rác bừa bãi khi đi tàu thuyền, qua phà . c. Tác động đến tài nguyên sinh vật:  Tác động tích cực: Nhiều dự án quy hoạch phát triển du lịch, nhất là các dự án nhằm mục đích bảo tồn tài nguyên và môi trường như các dự án quy hoạch phát triển du lịch sinh thái ở nhiều KBT, ở các VQG hoặc ở một số khu vực vùng núi có nhiều tác động tích cực tới tài nguyên sinh vật như: Tiến hành các dự án điều tra, khảo sát, nghiên cứu thống kê các HST, ĐDSH, phát hiện nhiều loài động, thực vật mới, trong đó có nhiều loại đặc biệt quý hiếm, phát hiện ra đặc điểm sinh sống của chúng, góp phần tôn vinh giá trị tài nguyên sinh vật. Từ những điều tra nghiên cứu, tiến hành công nhận các KBT, VQG, các khu rừng đặc dụng làm tăng giá trị của tài nguyên và xây dựng các chiến lược, giải pháp bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật. Lôi cuốn cộng đồng vào hoạt động bảo tồn, cung ứng nông sản cho khách du lịch và kinh doanh du lịch, chia sẻ lợi ích kinh tế với địa phương góp phần nâng cao đời sống cộng đồng, giảm sự lệ thuộc sống dựa vào rừng của họ góp phần bảo vệ tài nguyên sinh vật.  Tác động tiêu cực: Ô nhiễm môi trường sống cùng với việc mất đi cảnh quan tự nhiên, những khu đất trồng trọt chăn nuôi là nguyên nhân làm cho các loài thực vật và động vật bị mất nơi cư trú, suy giảm số lượng hoặc bị tuyệt chủng. Một số hành động của du khách như bẻ cành, bắn chim, bắt côn trùng, gây tiếng ồn cùng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng và đời sống của sinh vật trong các khu du lịch. Việc mua các đồ lưu niệm làm từ các loài sinh vật, mua phong lan, san hô, các loài động vật quý .,của khách du lịch cũng là nguyên nhân làm cho việc khai thác, đáng bắt những loài sinh vật này gia tăng. Các yếu tố ô nhiễm như rác nước thải không được xử lý đúng mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái dưới nước, nếu độ ô nhiễm cao sẽ làm chết nhiều loài sinh vật thủy sinh. Việc chặt phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản phục vụ khách hoặc lấy mặt bằng để xây dựng các công trình ở các bãi biển đã làm mất rừng ngập mặn và nhiều loài động vật sống ở rừng ngập mặn. Việc đi lại của các phương tiện chở du khách, việc đốt lửa trại thắp sáng vào ban đêm có thể gây nhiễu loạn đời sống của nhiều loài sinh vật. SVTH: Nguyễn Văn Dinh page 8 Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình Niên luận Nhu cầu của du khách muốn ăn các đặc sản rừng và biển được coi là nguyên nhân tác động chính dến các loài động vật, nhất là những loài động vật quý hiếm. SVTH: Nguyễn Văn Dinh page 9 Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình Niên luận Chương 2: Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình. 2.2 Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên  Vị trí địa lý: Quảng Bìnhtỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 500km về phía Nam. Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, Quốc lộ I A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, có quốc lộ 12A qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo nối liền với CHDCND Lào và Đông Bắc Thái Lan. Có một số con đường chạy từ Đông sang Tây tiếp giáp với CHDCND Lào như Tỉnh lộ 16, 20, đường 10 và qua một số cửa khẩu phụ khác. Đây là điều kiện thuận lợi để mở rộng quan hệ với Lào, Thái Lan và các nước trong khu vực.  Địa hình: Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. Địa hình có đặc trưng chủ yếu là hẹp và dốc, nghiêng từ tây sang đông, đồi núi chiếm 85% diện tích toàn tỉnh và bị chia cắt mạnh. Hầu như toàn bộ vùng phía tây tỉnh là núi cao 1.000-1.500 m, trong đó cao nhất là đỉnh Phi Co Pi 2017 m, kế tiếp là vùng đồi thấp, phân bố theo kiểu bát úp. Gần bờ biển có dải đồng bằng nhỏ và hẹp. Sau cùng là những tràng cát ven biển có dạng lưỡi liềm hoặc dẻ quạt.  Khí hậu: Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt: * Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. * Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.  Thủy văn: Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu Quảng Bình có vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 2 vạn km². Ngoài khơi lại có các đảo Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, Hòn Cỏ, Hòn Chùa nên đã hình thành các ngư trường với trữ lượng 10 vạn tấn hải sản các loại. Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng SVTH: Nguyễn Văn Dinh page 10 [...]... vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch, cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng SVTH: Nguyễn Văn Dinh page 33 Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình Niên luận C Phần kết luận và kiến nghị: I Kết luận: Quảng Bình là một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, song hiện nay ngành du lịch. .. Khu du lịch suối khoáng Bang đang dần trở thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh yêu thích của du khách trong nước và quốc tế SVTH: Nguyễn Văn Dinh page 26 Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình Niên luận Chương 3: Định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình 3.1 Cơ sở để đưa ra định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Quảng Bình. .. đồng, du lịch tìm hiểu đời sống các SVTH: Nguyễn Văn Dinh page 32 Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình Niên luận dân tộc; du lịch hội nghị; du lịch mua sắm và vui chơi giải trí cao cấp; du lịch thể thao: lặn biển, lướt sóng, đua thuyền buồm, chơi golf ; du lịch caraval Tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng du lịch hàng năm theo chuyên đề, gắn với xúc tiến quảng du lịch. .. thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình 3.2.1 Định hướng phát triển các loại hình du lịch: Trong những năm tới, cần phát triển các loại hình du lịch đang là thế mạnh của tỉnh ta như: Nâng cao và phát triển loại hình du lịch hang động, phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch thám hiểm Trong đó, ưu tiên phát triển du lịch hang động, du lịch. .. 3.3 Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình Khi tìm hiểu về tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Quảng Bình, để có thể khai thác nguồn tài nguyên này một cách có hiệu quả thì ta cần tập trung thực hiện các giải pháp sau đây: Phải tiến hành điều tra, rà soát và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Bình trong đó việc xây dựng các khu du lịch, những định hướng... nghĩa và hình ảnh về tài nguyên du lịch áo liên quan  Cần có các chính sách kêu gọi đầu trong và ngoài nước trong các kế hoạch phát triển du lịch SVTH: Nguyễn Văn Dinh page 34 Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình Niên luận TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục 2 Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, Tổng cục Du lịch Việt Nam, Hà... quảng cáo về du lịch Quảng Bình nói chung và du lịch mang yếu tố tài nguyên du lịch tự nhiên nói riêng  Phát hành các ấn phẩm du lịch về di sản thiên nhiên; về tài nguyên du lịch tự nhiên đồng thời cần hợp tác chặt chẽ với các tạp chí du lịch trong và ngoài nước để hấp dẫn du khách và cung cấp thông tin du lịch cho họ  Phải đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, đưa vào đồ lưu niệm... tiến, quảng du lịch, góp phần đưa du lịch Quảng Bình lên một vị thế mới Bên cạnh đó, hệ thống khách sạn, nhà hàng được đầu nâng cấp khang trang hơn; tình hình an ninh trật tự ổn định Khu Sun Spa Rerort vừa mở thêm 7 biệt thự và 30 bungalow đạt tiêu chuẩn năm sao Ngoài ra còn có thêm nhiều dự án du lịch SVTH: Nguyễn Văn Dinh page 28 Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình Niên luận. .. giữ, tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn tài nguyên du lịch về cơ bản là những tài nguyên không tái tạo Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch phải được tiến hành thường xuyên Trước tiên phải xây dựng một khung chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong đó tập trung vào các nội dung đào tạo chuyên sâu về các nguyên tắc, kinh nghiệm quản lý du lịch hiện đại, kỹ năng... thành phố, tạo thuận lợi cho quần thể du lịch sinh tahí Bảo Ninh đón khách xa gần Sân bay Đồng Hới đang được nâng cấp để có thể đón được các máy bay chở khách hạng nhẹ 2.3 Tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình 2.2.1 Tài nguyên địa hình Quảng Bình là một tỉnh có nhiều dạng địa hình, trong đó có một số dạng địa hình rất đặc trưng và được xem là tài nguyên du lịch như địa hình hang động carxtơ, địa . Nguyễn Văn Dinh page 9 Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình Niên luận Chương 2: Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình. 2.2. Nguyễn Văn Dinh page 5 Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình Niên luận B. Phần nội dung: Chương 1: Cơ sở lý luận về tài nguyên du lịch tự nhiên

Ngày đăng: 13/08/2013, 10:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

 Địa hình bờ, bãi biển: - Luận văn tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh quảng bình
a hình bờ, bãi biển: (Trang 16)
Bãi Đá Nhảy gồm nhiều núi đá, cột đá to nhỏ, cao thấp với trăm hình nghìn vẻ kỳ thú: hình con cóc, con trâu nằm, hình "trống - mái", hình hổ quỳ, voi  phục, đùa giỡn với sóng nước.. - Luận văn tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh quảng bình
i Đá Nhảy gồm nhiều núi đá, cột đá to nhỏ, cao thấp với trăm hình nghìn vẻ kỳ thú: hình con cóc, con trâu nằm, hình "trống - mái", hình hổ quỳ, voi phục, đùa giỡn với sóng nước (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w