VI. Phương pháp nghiên cứu:
c. Tác động đến tài nguyên sinh vật
3.2 Định hướng khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình
3.2.1 Định hướng phát triển các loại hình du lịch:
Trong những năm tới, cần phát triển các loại hình du lịch đang là thế mạnh của tỉnh ta như: Nâng cao và phát triển loại hình du lịch hang động, phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch thám hiểm. Trong đó, ưu tiên phát triển du lịch hang động, du lịch sinh thái. Cùng với phát triển các loại hình du lịch, chú trọng xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của Quảng Bình đủ sức cạnh tranh trong nước, khu vực và quốc tế; đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm đặc trưng của từng địa phương để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đảm bảo trật tự vệ sinh, an toàn tại các điểm du lịch, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, phát triển du lịch bền vững. Ưu tiên phát triển du lịch cao cấp mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra.
3.2.2 Định hướng phát triển không gian:
Tiếp tục triển khai đầu tư 4 cụm du lịch trọng điểm của tỉnh là Phong Nha - Kẻ Bàng, trung tâm Thành phố Đồng Hới, Vũng Chùa - Đảo Yến, suối nước khoáng nóng Bang; dựa trên các khu du lịch trọng điểm này để phát triển, mở rộng thêm các khu, điểm du lịch vùng phụ cận.
Nghiên cứu phát triển không gian các cụm du lịch trọng điểm phải đảm bảo thuận lợi cho việc phân vùng tổ chức xây dựng khai thác cũng như quản lý bảo tồn.
Bố trí các điểm dân cư nông thôn gắn liền với các khu vực được phép canh tác, có các điều kiện hạ tầng xã hội và kỹ thuật phù hợp, bảo đảm sự tham gia của người dân vào việc phát triển du lịch và bảo vệ môi trường tự nhiên.
3.2.3 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
Áp dụng tiêu chuẩn quy phạm trên cơ sở tiêu chí đô thị loại IV được quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và Quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng.
Hệ thống giao thông phải bảo đảm gắn kết với hệ thống hạ tầng quốc gia liên quan, có sự kết nối với các khu vực trọng điểm kinh tế của tỉnh Quảng Bình, đáp ứng yêu cầu về quản lý bảo tồn và an ninh quốc phòng.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thoát nước thải và vệ sinh môi trường phù hợp với đặc điểm của khu vực quy hoạch, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường.
Đánh giá tác động môi trường: đánh giá tác động do xây dựng hệ thống hạ tầng kĩ thuật. Đề xuất các giải pháp giải quyết các vấn đề môi trường còn tồn tại trong đồ án quy hoạch.
3.2.3 Xác định các chương trình dự án ưu tiên đầu tư:
Xây dựng danh mục các dự án ưu tiên đầu tư phù hợp với dự báo nguồn lực; đề xuất các cơ chế, chính sách quản lý thực hiện quy hoạch.
3.3 Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình
Khi tìm hiểu về tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Quảng Bình, để có thể khai thác nguồn tài nguyên này một cách có hiệu quả thì ta cần tập trung thực hiện các giải pháp sau đây:
Phải tiến hành điều tra, rà soát và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Bình trong đó việc xây dựng các khu du lịch, những định hướng phát triển ngành, tổ chức không gian, lãnh thổ du lịch của tỉnh phải được nghiên cứu dựa trên những tiêu chí bền vững đã được Tổ chức Du lịch thế giới quy định. Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái (VQG Phong Nha Kẻ Bàng, khu du lịch sinh thái suối Bang, tuyến du lịch sinh thái trên đường mòn Hồ Chí Minh...), du lịch nghỉ dưỡng và mạo hiểm biển (biển Nhật Lệ, Đá Nhảy, Quang Phú...), du lịch nghỉ dưỡng núi, du lịch văn hoá và nghiên cứu lịch sử (chợ phiên Quy Đạt, Đồng Lê, Ba Đồn; tham quan bản làng dân tộc Rục, làng văn hoá Cảnh Dường; các khu vực ghi dấu ấn lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ).
Đa dạng hoá các nguồn tài chính đầu tư cho phát triển du lịch. Theo định hướng phát triển du lịch Quảng Bình đến 2010 đã xác định nguồn vốn xây dựng các hạng mục công trình du lịch lớn dựa chủ yếu vào vốn do Trung ương cấp, nguồn vốn vay ODA, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI; các hạng mục công trình có quy mô vừa và nhỏ sẽ lấy từ nguồn ngân sách tỉnh và huy động các tầng lớp nhân dân và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước do Trung ương, ngân sách Tỉnh cấp thường được dùng để đầu tư cho các hạng mục công trình mang tính chiến lược cơ bản, lâu dài như đầu tư xây dựng đường giao thông, các công trình công cộng, hệ thống hạ tầng xã hội và nhất là việc xây dựng các dự án quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, dự án khả thi. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thực tế của Quảng Bình việc phát triển du lịch phải dựa vào phương châm “lấy ngắn nuôi dài” do vậy nguồn vốn huy động trong dân và từ các thành phần kinh tế khác trong xã
hội lại giữ một vị trí quan trọng (phát huy nội lực). Hay nói cách khác, cần phải tiến hành “xã hội hoá các nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch” vì mục tiêu phát triển bền vững. Việc làm này sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của cộng đồng và xã hội đối với các công trình du lịch, nguồn vốn được đầu tư đúng vào những địa bàn trọng điểm có khả năng phát triển du lịch hạn chế được việc đầu tư tràn lan, thiếu hiệu quả và điều quan trọng hơn cả là việc làm này sẽ làm tăng tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh du lịch qua đó tăng cường cả về số lượng và chất lượng của các sản phẩm du lịch.
Tăng cường tuyền truyền quảng bá, nâng cao hình ảnh về du lịch Quảng Bình với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới thông qua việc tham gia tích cực vào các hội chợ, liên hoan quốc tế và khu vực về du lịch, xuất bản các ấn phẩm như tờ gấp, sách hướng dẫn, phim ảnh, băng đĩa hình, giới thiệu về du lịch Quảng Bình. Bên cạnh việc quảng bá du lịch với khu vực và thế giới cần xây dựng một chương trình đặc biệt nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng địa phương trong việc gìn giữ, tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn vì tài nguyên du lịch về cơ bản là những tài nguyên không tái tạo. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch phải được tiến hành thường xuyên. Trước tiên phải xây dựng một khung chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong đó tập trung vào các nội dung đào tạo chuyên sâu về các nguyên tắc, kinh nghiệm quản lý du lịch hiện đại, kỹ năng nghiệp vụ về lễ tân, khách sạn, hướng dẫn du lịch. Tạo điều kiện và phối hợp với các địa phương lân cận mời chuyên gia nước ngoài đến tham gia giảng dạy nghiệp vụ, tạo điều kiện về kinh phí cho đội ngũ cán bộ trẻ có cơ hội ra nước ngoài học tập, nghiên cứu nâng cao kiến thức và tay nghề từ quỹ hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành.
Khuyến khích phát triển các hiệp hội nghề nghiệp trên địa bàn như Hiệp hội kinh doanh khách sạn, Hiệp hội kinh doanh lữ hành, Hiệp hội Du lịch... nhằm ổn định kinh doanh, ổn định thị trường, tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh.
Tích cực huy động các nguồn lực cho phát triển du lịch. Khuyến khích huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực du lịch. Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ đối với các hoạt động kinh doanh du lịch và đối với vùng đặc biệt khó khăn.
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù. Tiến hành điều tra đánh giá về hiện trạng, tiềm năng tạo sản phẩm của du lịch Quảng Bình, từ đó có kế hoạch xây dựng sản phẩm mang tính đặc thù, có chất lượng cao và đáp ứng được yêu cầu thị trường. Phát huy thế mạnh du lịch văn hoá, lịch sử tham quan 2 di sản thế giới và nghỉ dưỡng biển; phát triển một số loại hình du lịch khác như: du lịch sinh thái; du lịch cộng đồng, du lịch tìm hiểu đời sống các
dân tộc; du lịch hội nghị; du lịch mua sắm và vui chơi giải trí cao cấp; du lịch thể thao: lặn biển, lướt sóng, đua thuyền buồm, chơi golf...; du lịch caraval.
Tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch hàng năm theo chuyên đề, gắn với xúc tiến quảng bá du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ quan đối ngoại để xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Bình ra nước ngoài. Đẩy mạnh cung cấp thông tin, hướng dẫn cho khách du lịch.
Bảo vệ tài nguyên, môi trường phát triển du lịch bền vững. Bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên môi trường trên cơ sở triển khai Luật Bảo vệ môi trường, Luật Du lịch và các luật liên quan.
Tăng cường phối hợp giữa các ngành, các cấp, đảm bảo môi trường cho phát triển du lịch. Phát triển các chương trình giáo dục toàn dân và giáo dục trong các trường học về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Lồng ghép đào tạo và giáo dục về tài nguyên và môi trường du lịch trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch, nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch, cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
C. Phần kết luận và kiến nghị:I. Kết luận: I. Kết luận:
Quảng Bình là một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, song hiện nay ngành du lịch của tỉnh vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn về vốn, về lao động...Nhưng với những lợi thế về du lịch nói chung và lợi thế về tài nguyên du lịch nói riêng thì tỉnh Quảng Bình hoàn toàn có thể phát triển mạnh ngành du lịch, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân trong tỉnh.
Qua đề tài này tôi hi vọng sẽ phần nào đóng góp vào sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình.
II. Kiến nghị:
Nhằm phát huy lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Quảng Bình, tôi xin đưa ra các giải pháp nhằm sử dụng và khai thác hợp lý sau:
Cần phải có các chính sách thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao...,để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình.
Cần phải tiến hành lập quy hoạch tổng thể nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Quảng Bình để làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch chi tiết nhằm tạo điều kiện cho việc khai thác và quản lý.
Xây dựng cơ sở hạ tầng ( đường xá, bến bãi...) phục vụ cho việc đi lại, ăn nghỉ, vui chơi của du khách nhằm thu hút và giữ chân du khách đến và nghỉ lại tại Quảng Bình nói chung.
Cần định hướng tiếp thị và xúc tiến tuyên truyền quảng cáo về du lịch Quảng Bình nói chung và du lịch mang yếu tố tài nguyên du lịch tự nhiên nói riêng.
Phát hành các ấn phẩm du lịch về di sản thiên nhiên; về tài nguyên du lịch tự nhiên đồng thời cần hợp tác chặt chẽ với các tạp chí du lịch trong và ngoài nước để hấp dẫn du khách và cung cấp thông tin du lịch cho họ.
Phải đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, đưa vào đồ lưu niệm ý nghĩa và hình ảnh về tài nguyên du lịch áo liên quan.
Cần có các chính sách kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước trong các kế hoạch phát triển du lịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục.
2. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, Tổng cục Du lịch Việt Nam, Hà nội, 2002.
3. Luật du lịch, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. 4. Non nước Việt Nam, NXB Hà Nội, 2005
5. Tạp chí du lịch Việt Nam, 2005 6. www.vietnamtourism.com