Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 40 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
40
Dung lượng
358,8 KB
Nội dung
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LẠI THỊ HẢI BÌNH BÁOCHÍVỚIQUÁTRÌNHHÌNHTHÀNHNHÂNCÁCHCỦAHỌCSINH-SINHVIÊN (Khảo sát trên các báoSinhviên Việt Nam, Giáo dục & Thời đại, Tiền phong, Tuổi trẻ, Thanh niên) Chuyên ngành: Báochíhọc Mã số: 60. 32. 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌCBÁOCHÍ 2 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Những năm qua, trong bối cảnh của công cuộc đổi mới, hệ thống báochí nước ta đã trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Báochí có ảnh hưởng sâu rộng tới các nhóm dân cư, các tầng lớp xã hội trong đó có học sinh- sinhviên (HS-SV). Báochí dành cho đối tượng này phong phú và đa dạng với sự góp mặt của các báo tên tuổi như: Giáo dục & Thời đại, Sinh viên, Tiền Phong, Thanh Niên và Tuổi Trẻ. Để có một kết luận chính xác, rút kinh nghiệm và đạt hiệu quả cao trong công tác, được sự đồng ý và hướng dẫn của Tiến sỹ Trần Đăng Thao tác giả mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Báo chívớiquátrìnhhìnhthànhnhâncáchcủahọc sinh- sinh viên” làm đề tàibảo vệ Luận văn Thạc sỹ Khoa học xã hội và Nhân văn chuyên ngành Báo chí. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Hiện nay ở Việt Nam nghiên cứu về đối tượng HS-SV có thể nói là không nhiều. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng và tác động củabáochí đến quátrìnhhìnhthànhnhâncáchcủa HS-SV lại càng ít nếu không muốn nói là không có. Vì vậy khi nghiên cứu đề tài này tác giả gặp nhiều khó khăn khi tìm tài liệu. Vài năm gần đây có một số công trình nghiên cứu về đối tượng công chúng là HS-SV như: nghiên cứu “Vai trò củabáochí trong việc hìnhthành lối sống củathanh niên sinh viên” của Tiến sỹ Nguyễn Thị Thoa thực hiện năm 2000 và Luận văn Thạc sỹ báochí “Tâm lí tiếp nhận sản phẩm báochícủathanh niên sinhviên hiện nay” của Đỗ Thu Hằng thực hiện năm 2002. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Làm việc trong môi trường giáo dục đào tạo, quaquátrình giảng dạy về chuyên ngành báo chí, quátrình hoạt động báochí thực tiễn tác giả nhận thấy đa số sinhviên thụ động trong việc tiếp cận và thẩm định thông tin. Từ thực tế đó tác giả thấy phải có một nhận định khách quan về vai trò củabáochívớiquátrìnhhình 3 thànhnhâncáchcủa HS-SV. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu đề tài thu hẹp ở mức độ tìm ra các đóng góp củabáochí và làm nổi bật vai trò của nó đối vớiquátrìnhhìnhthànhnhâncáchcủahọc sinh- sinh viên. Đề tài được khảo sát, tổng hợp nguồn tư liệu từ các tờ báo lớn dành cho đối tượng học sinh- sinhviên từ năm 2003-2005 như báo: Giáo dục & Thời đại, Sinh viên, Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ…. Vì điều kiện năng lực cũng như quỹ thời gian, luận văn không thể nghiên cứu về tác động và ảnh hưởng củabáochívới đối tượng HS-SV trên khắp cả nước. Tác giả chọn nghiên cứu đề tài trong phạm vi ảnh hưởng của nó với đối tượng HS-SV ở các tỉnh phía Bắc trong đó chủ yếu là nghiên cứu trong HS-SV của thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Nam. 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài lấy đối tượng nghiên cứu là sinhviên và tác phẩm báochí phản ánh về họcsinh-sinhviên nhằm giải quyết ba nhiệm vụ chính mà luận văn đặt ra: - Tìm hiểu một cách khái quát vấn đề lí luận về vai trò củabáochí và quátrìnhhìnhthànhnhâncáchcủasinh viên. - Khảo sát các báo lấy sinhviên làm đối tượng phản ánh chính để rút ra những nhận định về vấn đề đã nêu. Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp: Khảo sát, tổng hợp, phân tích lấy ý kiến và điều tra bằng bảng hỏi. 6. KẾT CẤU Dựa trên nội dung chính mà luận văn đặt ra, tác giả chia luận văn làm 3 chương lớn và có thêm phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài tiệu tham khảo: MỞ ĐẦU: Gồm các nội dung Lý do chọn đề tài, Lịch sử vấn đề nghiên cứu, Đối tượng nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu… CHƯƠNG MỘT: BÁOCHÍVỚI VIỆC GIÁO DỤC NHÂNCÁCH CHO HỌC SINH- SINH VIÊN. Chương này chủ yếu đi sâu tìm hiểu các vấn đề lí luận về vai trò củabáochí đối với đời sống xã hội và vai trò củabáochívới việc hình 4 thành và giáo dục nhâncách cho học sinh- sinh viên. CHƯƠNG HAI: BÁOCHÍVỚI ĐỀ TÀIHỌC SINH- SINH VIÊN. Qua khảo sát sự phản ánh củabáochí từ năm 2003-2005 trên các báo dành cho học sinh- sinhviên như: Giáo dục & Thời đại, Sinh viên, Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ… tác giả rút ra kết luận, đánh giá, nhận định về vai trò củabáochívớiquátrìnhhìnhthànhnhâncáchcủa đối tượng công chúng này. CHƯƠNG BA: VAI TRÒ CỦABÁOCHÍVỚIQUÁTRÌNHHÌNHTHÀNHNHÂNCÁCH CHO SINH VIÊN. Qua điều tra sự tiếp nhậncủa công chúng với các sản phẩm báochí đã nghiên cứu trong chương một và chương hai, tác giả rút ra kết luận và nhận định về vai trò củabáochívớiquátrìnhhìnhthànhnhâncáchcủasinh viên. Đồng thời tác giả cũng nêu ra các giải pháp có tính định hướng nhằm nâng cao vai trò củabáochívớiquátrìnhhìnhthànhnhâncách cho HS-SV. 5 CHƯƠNG MỘT: BÁOCHÍVỚI VIỆC GIÁO DỤC NHÂNCÁCH CHO HỌCSINH-SINHVIÊN 1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦABÁOCHÍ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 1.1. Vị trí Báochí ra đời do nhu cầu thông tin giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người. Dù ra đời chậm hơn các hình thái ý thức xã hội khác nhưng báochí nhanh chóng trở thành lực lượng xung kích trên mặt trận thông tin bởi khả năng phản ánh hiện thực. Báochí là bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người, là công cụ hoạt động quan trọng của con người và các giai cấp trong cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ và văn minh nhân loại. Với tính chất là phương tiện truyền thông đại chúng hoạt động trên quy mô toàn xã hội, báochí tham gia vào việc tìm tòi phát hiện những con đường, phương pháp hợp lí nhằm giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. 1.2. Vai trò 1.2.1. Về chính trị Báochí là công cụ, vũ khí quan trọng trên mặt trận tư tưởng- văn hoá. Vai trò củabáochí là hướng dẫn nhận thức và hành động cho công chúng. Ở nước ta báochícách mạng vừa là người tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vừa là người phát hiện, nhân rộng những cái hay, cái đẹp, những nhân tố mới đồng thời tích cực phê phán cái xấu, cái tiêu cực trong xã hội. 1.2.2. Trong lĩnh vực kinh tế Hoạt động báochí có vai trò to lớn trong việc cung cấp thông tin có giá trị như: thông tin thị trường hàng hoá, thông tin thị trường tài chính, thị trường lao động, vật tư, thiết bị, đặc biệt là thị trường công nghệ (chu kỳ công nghệ, sự chuyển giao công nghệ). 1.2.3. Trong lĩnh vực văn hoá- xã hội 6 Báochí góp phần nâng cao văn hoá, giải trí, làm cho mọi người ngày càng hiểu nhau, xích lại gần nhau hơn, chia sẻ tâm tư, tình cảm, đồng thời cùng học tập, tiếp thu nền văn hoá đa dạng, phong phú của các dân tộc khác làm giàu cho văn hoá dân tộc mình. 1.3. Cơ chế tác động và hiệu quả xã hội củabáochí 1.3.1. Cơ chế tác động củabáochíBáochí tác động vào xã hội bằng thông tin thông qua cơ chế sau: {SHAPE \* MERGEFORMAT } Cơ chế này biểu hiện việc chủ thể xây dựng các thông điệp hàm chứa nội dung thông tin thông qua phương tiện truyền thông truyền tải đến công chúng. Thông tin đó tác động vào ý thức xã hội, hìnhthành tri thức, thái độ mới hay thay đổi nhận thức, thái độ cũ. Sự thay đổi về ý thức xã hội dẫn đến hành vi xã hội tạo ra hiệu quả xã hội. 1.3.2. Hiệu quả xã hội của hoạt động báochí Hiệu quả xã hội của hoạt động báochí thể hiện ở những mức độ khác nhau. Chúng ta có thể chia làm ba mức độ tiếp nhận: - Mức độ thứ nhất là hiệu quả tiếp nhận- Mức độ thứ hai là hiệu ứng xã hội - Mức độ thứ ba- mức độ cao nhất của hiệu quả xã hội là hiệu quả thực tế 2. VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦASINHVIÊN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 2.1. Vai trò củasinhviên Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta xác định HS-SV là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp phát triển đất nước. Lực lượng này sẽ làm thay đổi diện mạo của đất nước, làm vinh danh đất nước với bạn bè quốc tế. Sau 20 năm đổi mới, cùng với sự đổi thay của dân tộc, đội ngũ thanh niên sinhviên cũng thay đổi. Họ đã Chủ thể Thông điệp Ý thức xã hội Hàn h vi xã hội Hiệu quả xã hội 7 khẳng định vị trí quan trọng của tầng lớp trí thức trẻ, lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. 2.2. Báochí đối vớisinhviên Hoạt động báochí là hoạt động đặc biệt tác động nhất định đến đời sống tinh thần của con người. Sinhviên không nằm ngoài quy luật đó. Cho dù đời sống sinhviên thiếu thốn nhưng họ vẫn cố gắng tìm đọc một số ấn phẩm văn hoá tinh thần làm giầu thêm kiến thức. Sinhviên hiện nay đọcbáo ít hơn nhưng khả năng tiếp cận với truyền thông đa phương tiện (mass media) nhanh hơn các đối tượng khác. Báochí thể hiện vai trò với công chúng sinhviên trên các phương diện sau: - Vai trò củabáochí trong việc giáo dục, nâng cao trình độ văn hoá cho SV - Vai trò củabáochí trong việc giáo dục lối sống cho sinhviên- Vai trò củabáochí trong việc đáp ứng nhu cầu văn hoá củasinh viên. 2.3. Các chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ thanh niên- sinhviênSinhviên hiện nay nhận được sự quan tâm ưu ái của các cấp chính quyền, đoàn thể. Trong các văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX và mới đây nhất là Đại hội X của Đảng đều chú trọng nhấn mạnh vai trò quan trọng củasinh viên. Văn kiện Đại hội Đảng IX nêu rõ: “Mở rộng hợp lý quy mô giáo dục đại học, làm chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả đào tạo . Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Cải tiến việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề”. 2 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHÂNCÁCHHỌC SINH- SINHVIÊN 3.1. Khái niệm về nhâncách Có nhiều cách hiểu về khái niệm nhân cách. Theo Từ điển Tiếng Việt (tái bản lần thứ 7- 2000) thì: “Nhân cách là tư cách và phẩm chất con người”. Theo GS.Viện sỹ Phạm Minh Hạc: “Nhân cáchcủa con người là hệ thống các thái độ của mỗi người thể hiện ở mức độ phù hợp giữa thang giá trị và thước đo giá trị của 8 người ấy với thang giá trị và thước đo giá trị của cộng đồng và xã hội; độ phù hợp càng cao thì nhâncách càng lớn”. PGS. TS Lê Đức Phúc trong công trình nghiên cứu: “Về nhâncách và nghiên cứu nhân cách” đưa ra quan niệm: “Nhân cách là cấu tạo tâm lý phức hợp bao gồm những thuộc tính tâm lý cá nhân, được hìnhthành và phát triển trong cuộc sống và hoạt động, tạo nên nhân diện và quy định giá trị xã hội của mỗi người”. 3 3.2. Một số vấn đề về nhâncách và nghiên cứu nhâncách 3.2.1. Triết học phương Đông bàn về nhâncách con người Khi bàn về khái niệm NGƯỜI và việc xây dựng nên những con người có đủ các yếu tố tài, đức vẹn toàn đã có nhiều nhà nghiên cứu, danh nhân văn hoá đề cập đến. Thời Xuân Thu- Chiến Quốc, Khổng Tử cho rằng người đàn ông trong xã hội phải là người: “Tu nhân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Quan điểm của Khổng Tử chủ yếu là những quan điểm về vũ trụ và con người với tư tưởng “Thiên nhân tương đồng”. Nội dung cơ bản nhất trong học thuyết đạo đức của Khổng Tử là: Nhân, Lễ, Trí, Dũng… Trong đó chữ “Nhân” được ông đề cập với ý nghĩa sâu rộng nhất. 3.2.2. Nghiên cứu con người và nhâncách con người Con người với tư cách là tột đỉnh tiến hoá của thế giới sinh vật và tiếp tục phát triển thành cá thể, cá nhân và nhân cách. Khi con người là đại diện của loài ta gọi là CÁ THỂ. Với tư cách là thànhviên xã hội ta gọi là CÁ NHÂN và khi nó có đủ khả năng để trở thành chủ thể của hoạt động học tập, lao động, vui chơi, con người trở thànhNHÂN CÁCH. 3.2.3. Giáo dục nhâncách theo tư tưởng Hồ Chí Minh Nhâncách Hồ Chí Minh là nhâncách Việt Nam tiêu biểu được hun đúc trong hệ thống giá trị truyền thống mấy nghìn năm lịch sử hùng tráng, quật cường, bất khuất, hy sinh, chịu đựng của dân tộc. Nhâncách ấy ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển nhâncách người Việt Nam. Tinh thần Hồ Chí Minh, nhâncách Hồ Chí Minh tạo ra sức mạnh tâm lý kỳ diệu Hồ Chí Minh. 9 Giáo dục nhâncách là cốt lõi nhiệm vụ giáo dục cho thế hệ trẻ và toàn xã hội. Giáo dục nhâncách là mấu chốt sự hìnhthành và phát triển con người: giáo dục là dạy và học làm người. Con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có cấu trúc nhâncách ĐỨC và TÀI, trong đó ĐỨC là nền tảng. Thành tố TÀI có cấu trúc là năng lực, thành tố ĐỨC có cấu trúc cơ bản là cần- kiệm- liêm- chính. 3.2.4. Nghiên cứu nhâncách trong các chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước Chương trình KX07 là hệ thống đề tài nghiên cứu về con người, trong đó đề tài nghiên cứu trực tiếp về nhâncách là đề tài KX07-04. Đề tài có tên gọi: “Đặc trưng và xu thế phát triển nhâncách con người Việt Nam trong sự phát triển kinh tế- xã hội”. Chương trình KHXH04 là chương trình nghiên cứu cấp nhà nước trực tiếp liên quan đến nhâncáchvới đề tài “Mô hìnhnhâncách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. 3.3. Về nhâncách và mô hìnhnhâncách con người Việt Nam trong giai đoạn CNH-HĐH 3.3.1. Cơ sở phác thảo mô hìnhnhâncách con người Việt Nam trong thời kỳ CNH-HĐH 3.3.1.1. Văn kiện Đại hội Đảng về đòi hỏi của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đối vớinhâncách con người Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam xác định mục tiêu tổng quát về đường lối phát triển kinh tế là: “Đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải 10 thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế- xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh”. 3.3.1.2. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học về mô hìnhnhâncách con người Việt Nam đi vào CNH- HĐH - Chương trình cấp nhà nước KX07 “Con người Việt Nam- mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” định hướng giá trị cơ bản của con người như sau: con người có niềm tin vững chắc và quyết tâm cao thực hiện nhiệm vụ lịch sử trọng đại là CNH- HĐH đất nước; con người đậm đà bản sắc dân tộc, có tinh thần yêu nước; có bản chất nhân văn, nhân đạo, có ý thức cộng đồng; con người khoa học, phát triển cao về trí tuệ; con người công nghệ được đào tạo, có tay nghề; con người công dân, có ý thức về nghĩa vụ và quyền lợi công dân. -Tại hội thảo khoa họccủa Hội Tâm lý- giáo dục về “Nhân cách con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” ông Trần Trọng Thuỷ đề xuất mô hìnhnhâncách như sau: con người có sự phát triển hài hoà tâm lý bên trong, nhu cầu và động cơ, hứng thú, sở thích, trí tuệ và tài năng, lý tưởng và niềm tin, tính cách và khí chất phát triển theo hướng lành mạnh; có nhâncách lành mạnh sử lý đúng các mối quan hệ nhân tình, phát triển tình bạn; có thể vận dụng hiệu quả trí tuệ và năng lực đạt được thành công trong sự nghiệp. 3.3.2. Phác thảo mô hìnhnhâncách con người thời kỳ CNH- HĐH Mô hìnhnhâncách con người Việt Nam gồm năm thành phần cơ bản: con người nhân văn và xã hội; con người công nghệ; con người thích nghi; con người thiên nhiên; con người sáng tạo. 3.4. Một số điểm cần chú ý trong nghiên cứu văn hoá con người và nguồn lực sinhviên 3.4.1. Về thái độ củasinhviên 3.4.2. Về ý thức, sự tự ý thức và sự phát triển nhâncách 3.4.3. Hìnhthành và phát triển “CÁI TÔI” củasinhviên Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. [...]... phẩm báochí của sinhviênSinhviên là chủ thể tiếp nhận sản phẩm báochí Vì vậy tính chủ động, khả năng cũng như hứng thú củasinhviênvớibáochí và thông tin báochí quyết định trực tiếp hiệu quả tiếp nhận Động cơ, mục đích tiếp nhậncủasinhviênvới các sản phẩm báochí hiện nay chưa thoả mãn được yêu cầu dạy học và giáo dục đại học 2 VÀI NÉT VỀ HỆ THỐNG BÁOCHÍ DÀNH CHO SINHVIÊN HIỆN NAY 2.1 Báo. .. và xây dựng một mẫu hình nhâncáchsinh viên Việt Nam thời kỳ CNH- HĐH đất nước với các tiêu chí: say mê học tập, nghiên cứu, hiểu biết, tiếp cận khoa học công nghệ nhanh, có ý thức về trách nhiệm của bản thân với xã hội, có văn hoá trong giao tiếp và ứng xử 12 CHƯƠNG 2: BÁOCHÍVỚI ĐỀ TÀIHỌC SINH- SINHVIÊN 1 ĐIỀU KIỆN VÀ PHƯƠNG TIỆN TIẾP NHẬN SẢN PHẨM BÁOCHÍCỦAHỌC SINH- SINHVIÊN 1.1 Một số nhận... kinh tế xã hội và quá trìnhhìnhthànhnhâncách của công chúng Nhâncách mỗi người không thể hìnhthành trong một ngày, một tháng, một năm mà là một quátrình phát triển theo suốt cuộc đời con người từ khi là đứa trẻ đến khi về già Trong suốt quátrình đó, giai đoạn hìnhthành và phát triển nhân 11 cách ở sinhviên là quátrình quan trọng ảnh hưởng đến nhâncáchcủa công dân sau này Báochí đã phản ánh... những sinhviên mới, có nhâncách chuẩn mực theo định hướng xã hội chủ nghĩa 21 CHƯƠNG BA: VAI TRÒ CỦABÁOCHÍVỚIQUÁTRÌNHHÌNHTHÀNHNHÂNCÁCH CHO SINHVIÊN 1 HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VỚI CÔNG CHÚNG LÀ SINHVIÊN 1.1 Sinhviên tiếp nhận thông tin báochí như thế nào? Trên cơ sở xác định đối tượng chính là sinh viên, tác giả thực hiện thăm dò dư luận về ảnh hưởng của. .. hợp như sau: -Báo lấy đối tượng phản ánh chính là SV như Sinhviên Việt Nam, Tạp chíSinhviên-Báo lấy đối tượng phản ánh chính là thanh niên- sinhviên như: Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, Giáo Dục & Thời Đại -Báo chính trị xã hội phản ánh về sinhviên như: Lao Động, Nhân Dân, Tin 13 Tức, Thể Thao & Văn hoá… - Báo, tạp chí có thông tin giải trí dành cho sinhviên như: Thể... nhưng phần lớn đọc- nghe- xem một cách thụ động, “có cũng được, không có cũng chẳng sao” (tỉ lệ này là 66,26%) (Về “Tâm lý tiếp nhận sản phẩm báochícủathanh niên, sinhviên hiện nay- Th.s Đỗ Thu Hằng, Khoa Báo chí, HọcviệnBáochí và Tuyên truyền) Nguyên nhân là do tâm lý tiếp nhận sản phẩm báochícủasinhviên 1.3.2 Hiệu quả tác động của hoạt động báochí đối với đời sống sinhviên Khi phân tích... cấp nhân cách, đạo đức củasinhviên hiện nay cho thấy đa số sinhviên cho rằng biểu hiện đầu tiên về sự xuống cấp nhân cáchcủasinhviên là sự ăn chơi xa hoa lãng phí Có 88% sinhviên đồng tình với kết luận này Có 28,5% cho rằng sinhviên không lễ 25 phép kính trọng thầy cô giáo; 18,2% cho rằng sự bất hiếu là biểu hiện sự xuống cấp về nhân cáchhọc sinh- sinhviên 2.2 Bản lĩnh con người sinh viên. .. nhận thông tin củasinhviênQua khảo sát sinhviên một số trường đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội cho thấy phần đông sinhviên chưa có điều kiện tiếp cận vớibáochí Tỉ lệ sinhviên dành thời gian để theo dõi báochí chưa nhiều Số sinhviên không có thói quen hoặc không tiếp cận vớibáochí chiếm tỉ lệ tương đối lớn: 56,35% Sinhviên ngày nay hiểu rõ tầm quan trọng của thông tin báochí trong cuộc... đời sống sinh hoạt và học tập củasinhviên như: điều kiện học tập, chất lượng học tập, đời sống tinh thần, tình yêu- tình bạn, niềm tin- lý tưởng Cùng với việc phản ánh về đối tượng công chúng là sinh viên, các bài viết còn thể hiện sự định hướng giáo dục nhâncách cho sinhviên Sự phản ánh những tấm gương điển hình tốt củasinhviên góp phần cổ vũ động viên kịp thời những sinhviên khác học tập theo... sống hiện tạicủasinh viên; các thông tin là cầu nối giao lưu, giao tiếp, là người bạn tâm tình tâm sự về giới 24 tính, tình bạn, tình yêu 2 VAI TRÒ CỦABÁOCHÍVỚIQUÁTRÌNHHÌNHTHÀNHNHÂNCÁCHSINHVIÊN 2.1 Nhận định, đánh giá chung về thực trạng sinhviên hiện nay Thông qua sự phản ánh củabáochí cho thấy sinhviên hiện nay là những người năng động, bản lĩnh và có kiến thức, có trình độ Điều . trò của báo chí với quá trình hình thành nhân cách của đối tượng công chúng này. CHƯƠNG BA: VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CHO SINH. của báo chí với quá trình hình thành nhân cách cho HS-SV. 5 CHƯƠNG MỘT: BÁO CHÍ VỚI VIỆC GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH - SINH VIÊN 1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA