Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
115,91 KB
Nội dung
SƠLƯỢCLỊCHSỬRAĐỜI VÀ QUÁTRÌNHHÌNHTHÀNHPHÁTTRIỂNCỦACÔNGTY CAO SUSAOVÀNG 1. QUÁ TRÌNHHÌNHTHÀNHVÀPHÁTTRIỂNCỦACÔNGTY CAO SUSAOVÀNGCôngtyCaoSuSaoVàng là một doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trực thuộc Tổng côngty hoá chất Việt Nam có nhiệm vụ chính là sản xuất kinh doanh các mặt hàng săm lốp xe đạp, săm lốp xe máy, săm lốp ô tô, các sản phẩm caosu kỹ thuật như ống caosu các loại, curoa các loại và pin phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Có thể khái quát quá trìnhhìnhthànhvàpháttriểncủacôngty như sau: - Ngày 7 tháng 10 năm 1956, do tầm quan trọng của ngành công nghiệp caosu (trên thế giới có 50000 sản phẩm cao su) trong nền kinh tế quốc dân nên Xưởng đắp vá săm lốp ô tô được hìnhthànhvàthành lập tại nhà số 2 Đặng Thái Thân. - Tháng 11 năm 1956 xưởng bắt đầu hoạt động và đến năm 1960 thì sát nhập vào nhà máy CaoSuSao Vàng. Đây chính là tiền thân củaCôngtyCaoSuSaoVàng Hà Nội hiện nay. - Năm 1958 - 1960, Đảng và Chính phủ đã cho xây khu công nghiệp Thượng Đình gồm 3 nhà máy: CaoSu - Xà Phòng - Thuốc Lá Thăng Long nằm ở khu vực phía nam thành phố Hà Nội, thuộc quận Thanh Xuân ngày nay. - Ngày 6 tháng 4 năm 1960, sau hơn 13 tháng miệt mài lao động, xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị, đào tạo cán bộ, công nhân, nhà máy đã sản xuất thử thànhcông những sản phẩm săm lốp xe đạp đầu tiên mang nhãn hiệu "Sao Vàng". - Ngày 23 tháng 5 năm 1960 nhà máy mang tên "Nhà máy CaoSuSao Vàng" và toàn bộ côngtrình xây dựng này nằm trong khoản viện trợ không hoàn lại của Đảng và Chính phủ Trung Quốc tặng nhân dân ta. - Năm 1960 - 1988, nhịp độ sản xuất của nhà máy luôn tăng trưởng nhưng sản phẩm đơn điệu, chủng loại nghèo nàn nên thu nhập của người lao động thấp. - Năm 1988 - 1989, nhà máy tiến hành tổ chức sắp xếp lại. - Năm 1990, sản xuất ổn định, thu nhập của người lao động đã tăng, điều này chứng tỏ nhà máy có thể tồn tại, và hoà nhập trong cơ chế mới. - Từ năm 1991 đến nay, nhà máy là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu và các khoản nộp ngân sách hàng năm ngày càng cao. - Theo quyết định số 645/CNNg ngày 28/7/1992 của Bộ Công Nghiệp Nặng, nhà máy CaoSuSaoVàngđổi tên thànhCôngtyCaoSuSao Vàng. - Việc nhà máy chuyển thànhcôngty làm cho cơ cấu tổ chức phù hợp hơn với cơ chế quản lý kinh tế hiện nay, đồng thời các phân xưởng trước đây được chuyển thành xí nghiệp. Mỗi xí nghiệp sản xuất độc lập, hạch toán nội bộ, đứng đầu là một giám đốc xí nghiệp. - CôngtyCaoSuSaoVàng đã được Đảng và Nhà nước khen tặng nhiều phần thưởng cao quý trong 41 năm qua vì đã có những đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước. Trong đó có Huân chương Lao động hạng Nhất về thành tích xuất sắc trong 10 năm đổi mới. 2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH. CôngtyCaoSuSaoVàng là một đơn vị gia côngcaosu lớn nhất và lâu đời nhất, duy nhất sản xuất săm lốp ô tô ở miền Bắc Việt Nam. Chức năng và nhiệm vụ củacôngty là sản xuất và kinh doanh các mặt hàng săm lốp xe đạp, săm lốp xe máy, săm lốp ô tô, các sản phẩm caosu kỹ thuật như ống caosu các loại, curoa các loại và pin từ các nguyên liệu ban đầu là: Caosu sống, các hoá chất, vải mành, dây thép tanh. Những sản phẩm này không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn để xuất khẩu. Thực hiện theo đúng chức năng trên, trong những năm quacôngty vừa không ngừng nâng caođời sống của cán bộ công nhân vừa làm tròn được trách nhiệm thuế, ngân sách đối với nhà nước. 3. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT. Công nghệ sản xuất củaCôngtyCaoSuSaoVàng là quátrình sản xuất vừa theo kiểu song song, vừa theo kiểu liên tục. Các nguyên liệu khai thác được xử lý theo từng bước khác nhau và cuối cùng kết hợp lại cho ra sản phẩm cuối cùng. Quátrình sản xuất lốp xe đạp được tóm tắt theo sơ đồ trang sau Theo sơ đồ này: + Nguyên vật liệu gồm có caosu sống, các hoá chất, vải mành, dây thép tanh. + Caosu sống đem cắt nhỏ theo yêu cầu kỹ thuật, sau đó đem đi sơ luyện để giảm tính đàn hồi và làm tăng độ dẻo củacaosu sống, thuận lợi cho quátrình hỗn luyện, cán tráng, ép suất lưu hoá sau này. + Phối liệu: hoá chất được cân đong, đo đếm theo đơn pha chế. + Hỗn luyện: caosuvà hoá chất được đem hỗn luyện để làm phân tán đồng đều các chất pha chế vàcaosu sống. Trong công đoạn này, mẫu được lấy ra đem đi thí nghiệm nhanh để làm đánh giá chất lượng mẻ luyện. + Nhiệt luyện: Để nâng cao nhiệt độ dẻo, độ đồng nhất của phối liệu sau khi đã được sơ hỗn luyện và tạo ra các tính chất cơ lý cần thiết. + Cán hình mặt lốp: Cán các hỗn hợp caosuthành băng dài có hình dáng và kích thước của bán thành phẩm mặt lốp xe đạp. + Vòng tanh được chế tạo như sau: Dây thép tanh đem đảo tanh và cắt theo chiều dài, đem ren răng hai đầu và lồng vào ống nối và dập chắc lại. Sau đó đem cắt ba via thành vòng tanh và đưa sang khâu thànhhình lốp xe đạp. + Vải mành thân lốp được chế tạo như sau: vải mành được sấy sau đó cán tráng caosu lên vải mành rồi cắt xén và cuộn thành từng cuộn. + Chế tạo cốt hơi: Để phục vụ khâu lưu hoá lốp gồm các công đoạn sau: Caosu đã nhiệt luyện được lấy rathànhhình cốt hơi, đem lưu hoá thành cốt hơi. + Thànhhìnhvà định hình lốp: Ghép các bán thành phẩm như vòng tanh, vải mành cán tráng, mặt lốp tạo thànhhình thù ban đầu của lốp xe đạp. Lốp sau khi định hình được treo lên giá và đem lưu hoá - Công đoạn gia công nhiệt để phục hồi lại tính đàn hồi, tính cơ lý củacao su. + Lưu hoá lốp: là khâu quan trọng trong quátrình sản xuất. Sau khi lưu hoá xong, caosu sẽ khôi phục lại một số tính năng cơ lý cần thiết . + Kiểm tra thành phẩm - Đóng gói - Nhập kho: lốp xe đạp sau khi lưu hoá được kiểm tra chất lượng. Chỉ những chiếc lốp đạt chất lượng mới đem đóng gói nhập kho. Thí nghiệm nhanh Hỗn luyện Xé vải Ren răng hai đầu Cán hình mặt lốp Nhiệt luyện Cắt cuộn vào ống sắt Lồng ống nối và dập tanh Cắt ba via thành vòng tanh Thànhhình lốp Định hình lốp Thànhhình cốt hơi Lưu hoá lốp Lưu hoá cốt hơi Đóng gói Nhập kho Kiểm tra thành phẩm (KCS) Sơ luyện Phối liệu Cán tráng Cắt tanh Cắt nhỏ Sàng, sấy , Sấy Đảo tanh Dây thép tanh Vải mành Các hoá chất Caosu sống NGUYÊN VẬT LIỆU Sơ đồ Kết cấu sản xuất lốp xe đạp củacôngtyCaoSuSaoVàng 4. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦACÔNGTYCAOSUSAOVÀNG (SƠ ĐỒ TRANG BÊN). Bước vào cơ chế thị trường, CôngtyCaoSuSaoVàng đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy quản lý để phù hợp với hoàn cảnh củacông ty, nâng cao năng lực bộ máy gián tiếp tham mưu, chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh gắn với thị trường. Cơ cấu tổ chức quản lý củacôngty theo kiểu trực tuyến - chức năng. Các chức năng quản lý được thực hiện trong các phòng chức năng như chuẩn bị, tư vấn, tham mưu cho giám đốc. Các cấp này chỉ hoạt động cho các cấp trung gian, không có quyền ra lệnh cho các cấp cơ sở. Việc ra lệnh cho các cấp cơ sở do cấp lãnh đạo cấp cao. Cấp cao (tổng giám đốc) chỉ đạo trực tiếp, giao nhiệm vụ trực tiếp. Trong đó: - Giám đốc Công ty: Lãnh đạo chung toàn bộ bộ máy quản lý và sản xuất củaCông ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động củaCông ty. - Phó Giám đốc phụ trách sản xuất và bảo vệ sản xuất: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc Côngty trong định hướng xây dựng kế hoạch sản xuất, ngắn hạn trung hạn và bảo đảm an toàn trong quátrình sản xuất . - Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh, đời sống: Có nhiệm vụ đề ra chiến lược kinh doanh. Ký hợp đồng cung cấp sản phẩm cho khách hàng, duyệt nhu cầu mua nguyên vật liệu, - Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật và xuất khẩu: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch khoa học kỹ thuật, tổ chức nghiên cứu sản phẩm mới và giải quyết các vấn đề về kỹ thuật trong quátrình sản xuất; nghiên cứu thị trường xuất khẩu sản phẩm. Xem xét nhu cầu và năng lực đáp ứng củaCôngty về các sản phẩm xuất khẩu . - Phó Giám đốc phụ trách công tác xây dựng cơ bản: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc Côngty điều hành các công việc có liên quan đến công tác xây dựng cơ bản. Kiểm tra nội dung, phê duyệt tài liệu có liên quan đến xây dựng cơ bản (khi được uỷ quyền). - Phó Giám đốc phụ trách công tác xây dựng cơ bản tại Chi nhánh caosu Thái bình kiêm Giám đốc Chi nhánh caosu Thái Bình: có nhiệm vụ điều hành các công việc có liên quan đến công tác xây dựng cơ bản tại Chi nhánh caosu Thái Bình. Điều hành các công việc có liên quan đến công tác sản xuất, công tác bảo vệ sản xuất cũng như kiểm tra, phê duyệt tài liệu có liên quan đến sản xuất và bảo vệ sản xuất của Chi nhánh caosu Thái Bình. Dưới đây là một số phòng chức năng chính: - Bí thư Đảng uỷ và văn phòng Đảng uỷ Công ty: Thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong Côngty thông qua văn phòng Đảng uỷ. - Chủ tịch Công Đoàn và văn phòng công đoàn Công ty: Làm công tác Công đoàn củacông ty, có trách nhiệm cùng giám đốc quản lý lao động trong côngty thông qua văn phòng Công đoàn. - Phòng Tổ chức Hành chính: Với chức năng chính tham mưu cho Giám đốc và ban lãnh đạo côngty về tổ chức lao động, tiền lương, đào tạo vàcông tác văn phòng. Đó chính là các công tác tổ chức, sẵp xếp, bố trí CBCNV hợp lý trong toàn Côngty nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động - Phòng Tài chính kế toán: Có nhiệm vụ thông tin và kiểm tra tài sản củaCôngty với hai mặt của nó là vốn và nguồn hìnhthành tài sản đó. Phòng tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính vàcông tác kế toán. - Phòng Kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính hàng năm. Căn cứ vào nhu cầu thông tin trên thị trường mà phòng có thể đưa ra kế hoạch giá thành, sản lượng sản phẩm sản xuất ra nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Bảo đảm cung ứng vật tư, quản lý kho và cấp phát vật tư cho sản xuất. - Phòng Đối ngoại - Xuất nhập khẩu: Nhập khẩu các vật tư, hàng hoá, công nghệ cần thiết mà trong nước chưa sản xuất hoặc sản xuất mà không đạt yêu cầu. Xuất khẩu các sản phẩm củaCông ty. - Phòng Xây dựng cơ bản: Tổ chức thực hiện các đề án đầu tư xây dựng cơ bản theo chiều rộng và chiều sâu. Nghiên cứu và đưa ra các dự án khả thi trình Giám đốc xem xét để có kế hoạch đầu tư. - Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng vật tư, hàng hoá đầu vào, đầu ra. Thí nghiệm nhanh để đánh giá chất lượng sản phẩm. - Phòng Điều độ sản xuất: Đôn đốc, giám sát tiến độ sản xuất kinh doanh, điều tiết sản xuất có số lượng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để Côngty có phương án kịp thời. - Phòng Tiếp thị - Bán hàng: Căn cứ vào thông tin nhu cầu trên thị trường, lập kế hoạch công tác tiếp thị, mở rộng thị trường, khuyến mãi, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Côngty còn một số Xí nghiệp như: - Xí nghiệp caosusố 1: Chuyên sản xuất săm lốp xe máy - Xí nghiệp caosusố 2: Chuyên sản xuất lốp xe đạp các loại, ngoài ra còn có tổ sản xuất tanh xe đạp. - Xí nghiệp caosusố 3: Chuyên sản xuất lốp ô tô. - Xí nghiệp caosusố 4: Chuyên sản xuất săm xe đạp, săm yếm ô tô và các sản phẩm caosu kỹ thuật. - Xí nghiệp năng lượng: Cung cấp hơi nén, hơi nóng và nước cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn Công ty. - Xí nghiệp cơ điện: Tạo một số phụ tùng thay thế, quản lý hệ thống cung cấp điện năng của toàn Công ty. [...]... phương của Côngty gồm: - Chi nhánh caosu Thái Bình: Chuyên sản xuất săm, lốp xe đạp - Nhà máy caosu Nghệ An: Chuyên sản xuất lốp xe đạp - Xí nghiệp luyện caosu Xuân hoà: Chuyên sản xuất bán thành phẩm cho các đơn vị khác trong côngty - Nhà máy Pin caosu Xuân Hoà: Sản xuất chính là các loại pin “Con Sóc” Nhà máy pin caosu Xuân Hoà Xí nghiệp caosusố 1 Xí nghiệp caosusố 2 Xí nghiệp caosu số... nghiệp caosusố 2 Xí nghiệp caosusố 3 Xí nghiệp caosusố 4 Xí nghiệp năng lượng Xí nghiệp cơ điện Xưởng kiến thiết bao bì Chi nhánh caosu Thái Bình XN luyện caosu Xuân Hoà Nhà máy caosu Nghệ An GIÁM ĐỐC CÔNGTY PGĐ XDCB TẠI THÁI BÌNH SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ SXKD CÔNGTYCAOSUSAOVÀNG Phòng xây dựng cơ bản PGĐ XDCB TẠI CÔNGTY PGĐ KD ĐỜI SỐNG PGĐ SẢN XUẤT BẢO VỆ SX Phòng điều độ sản xuất... SỐNG PGĐ SẢN XUẤT BẢO VỆ SX Phòng điều độ sản xuất Phòng quân sự bảo vệ PGĐ KỸ THUẬT XUẤT KHẨU Phòng kiểm tra chất lượng (KCS) Phòng kỹ thuật cơ năng Phòng kỹ thuật caosu Phòng đối ngoại XNK Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch vật tư Phòng tiếp thị bán hàng Phòng đời sống . SƠ LƯỢC LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG. LIỆU Sơ đồ Kết cấu sản xuất lốp xe đạp của công ty Cao Su Sao Vàng 4. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG (SƠ ĐỒ TRANG BÊN). Bước vào cơ