Nâng cao đời sống tinh thần cho sinh viên

Một phần của tài liệu Tài liệu BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH - SINH VIÊN doc (Trang 26 - 40)

2. VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÂN

2.3.2.Nâng cao đời sống tinh thần cho sinh viên

Đời sống tinh thần đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách của sinh viên. Qua báo chí có thể giúp sinh viên tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích

liên quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống. Nhóm thông tin nâng cao đời sống tinh thần cho sinh viên có thể quy lại một số vấn đề chính như: thông tin thể thao, thông tin âm nhạc, thông tin sân khấu và điện ảnh; các tuor du lịch và khám phá những vùng đất mới; xu hướng thời trang (tóc, mỹ phẩm, quần áo), các trào lưu thẩm mỹ mới; các địa danh, điểm vui chơi giải trí.

2.3.3. Có chế độ ưu đãi, khuyến khích sinh viên giỏi, sinh viên nghèo vượt khó

Báo Tui Trẻ rất quan tâm đến các chương trình học bổng ưu đãi và chế độ trợ cấp cho sinh viên nghèo, sinh viên học giỏi. Vì vậy lượng thông tin của báo hấp dẫn được công chúng sinh viên. Với các chuyên mục như “Tiếp sức đến trường” đã có hàng trăm sinh viên nhận được học bổng trợ cấp sinh viên nghèo vượt khó.

Việc cho sinh viên vay vốn từ nguồn quỹ tín dụng của ngân hàng chính sách là giải pháp tốt giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học đại học. Về vấn đề này báo Tuổi Trẻ có loạt bài bàn đến những bất cập và hướng khắc phục những bất cập đó, làm sao cho sinh viên vay được càng nhiều càng tốt.

2.3.4. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và điều kiện học tập

Để thu hút được số lượng lớn sinh viên về học tập tại trường, các cơ sở và đơn vị đào tạo đại học không ngừng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại nhằm tạo cho sinh viên điều kiện học tập tốt nhất. Đây là cách để các trường tạo thương hiệu cho riêng mình.

2.3.5. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam

Nhằm mục đích đưa ra giải pháp đồng bộ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam, báo chí gần đây đăng tải khá nhiều thông tin liên quan đến các giải pháp này. Những bài viết nâng cao chất lượng đào tạo nhiều nhất là trên báo Giáo dục & Thi đại. Đa số các bài viết này mang tính định hướng nội dung và hành động chuẩn mực. Các giải pháp báo đưa ra cũng mang tầm chiến lược.

nhưng tỉ lệ ít hơn so với báo Giáo dục & Thi đại. Chúng ta có thể tìm thấy thông

tin qua bài viết sau: “Đổi mới phương pháp giảng dạy ở ngành khoa học xã hội

và nhân văn: Khó cả hai phía thầy, trò?” ( Báo Tuổi Trẻ, ngày 29/9/2004); “3C cho phương pháp dạy và học ở đại học” (Báo Tuổi Trẻ, ngày 11/11/2004); “Giáo dục đại học phải cải cách triệt để” (Báo Tuổi Trẻ, ngày 6/11/2004)... Tổng kết các

giải pháp đưa ra cho thấy các tác giả đều đồng ý quan điểm muốn nâng cao chất lượng giáo dục đại học cần sự cộng tác của hai phía là thầy, trò và nhà trường.

2.4. Vai trò ca báo chí trong vic định hướng và giáo dc nhân cách cho sinh viên

Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và giáo dục nhân cách cho sinh viên bởi chức năng cơ bản của hoạt động báo chí là chức năng định hướng và hướng dẫn dư luận, chức năng giáo dục. Nếu thông tin trên báo mang tính tích cực, sẽ tác động tích cực đến công chúng, định hướng cho họ học tập. Tuy nhiên, những thông tin tiêu cực có tác dụng ngược lại.

Ảnh hưởng đầu tiên của báo chí trong việc hình thành nhân cách cho sinh viên là ảnh hưởng mang tính tích cực. Bằng những “sản phẩm- ấn phẩm” đặc biệt, báo chí đã phát hiện và nêu gương những điển hình thanh niên sinh viên có lối sống đẹp, nhân cách mẫu mực.

Khảo sát các báo cho thấy tỉ lệ bài viết về gương điển hình tốt, nhân cách đẹp của sinh viên chiếm đa số. Các báo chú trọng đề cao, ca ngợi phẩm chất tốt của sinh viên. Những bài báo đó như một sự định hướng nhận thức và điều chỉnh hành vi cho sinh viên kịp thời. Bên cạnh những tin bài ca ngợi đúng mức, có tác dụng tốt, các báo còn đăng những tin bài phê phán thói hư tật xấu trong sinh viên- những điều mà lứa tuổi này không thể tránh khỏi.

Về nội dung báo chí đã rung chuông cảnh báo những biểu hiện không lành mạnh trong nhân cách sinh viên nhằm ngăn chặn, loại bỏ thói hư tật xấu, hướng sinh viên tới nhân cách đẹp, sống có ích cho xã hội. Tuy nhiên do cách thể hiện khác nhau nên một vài biểu hiện tiêu cực báo chí nêu ra không những không định

hướng được nhận thức và hành động của sinh viên mà có tác dụng ngược lại.

Nội dung các tác phẩm báo chí chưa thực sự cải tiến, hấp dẫn, chưa phù hợp với tâm lý sinh viên. Có những tác phẩm báo chí nói không đúng sự thật về cuộc sống sinh viên, gây bất bình trong giới sinh viên dẫn tới tâm lý “chán” không muốn đọc báo. Điều tra cho thấy báo chí tác động tích cực, có hiệu quả cao trong việc làm thay đổi hành vi nhận thức của sinh viên. Qua đó hình thành nên nhân cách người sinh viên Việt Nam mới, người sinh viên xã hội chủ nghĩa, năng động trong nền kinh tế thị trường.

3. MT S GII PHÁP KIN NGH BƯỚC ĐẦU VI VIC GIÁO DC NHÂN CÁCH CA HS- SV TRONG S NGHIP CNH-HĐH ĐẤT NƯỚC

3.1. Phương hướng và nhng quan đim chỉ đạo

3.1.1. Phương hướng để phát triển nguồn lực con người- nguồn lực sinh

viên

Từ việc nghiên cứu về thực trạng và nguồn lực con người bao gồm cả về cơ cấu, độ tuổi, lực lượng lao động cho thấy cần xây dựng những con người sinh viên mới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Những sinh viên đó phải là người đủ tiêu chuẩn về tầm vóc và thể lực, có trình độ và trí lực, có phẩm chất đạo đức và tinh thần của con người Việt Nam. Muốn có nguồn lực lao động phục vụ tốt sự nghiệp CNH- HĐH của đất nước phải phát huy được các yếu tố mang tính chiến lược như phát triển giáo dục, khoa học, công nghệ.

3.1.2. Định hướng cơ bản về quản lý hoạt động báo chí

Trong nền kinh tế thị trường báo chí cũng như các lĩnh vực khác đều có chung một thuộc tính là muốn tồn tại được phải thích nghi với cơ chế thị trường, tuân theo các quy luật giá trị, quy luật cung, cầu.

Báo chí phải tạo ra sức mạnh tổng hợp trong toàn xã hội thông qua việc truyền bá, giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống, sản phẩm văn hoá tinh thần cho nhân dân, tạo nên lối sống lành mạnh trong xã hội. Báo chí phải là lực lượng đi

đầu có khả năng dự báo phát hiện cái mới, sắc sảo, nhạy bén trong nhận thức kinh tế chính trị, văn hoá, xã hội.

3.2. Mt s gii pháp bước đầu nhm giáo dc các thế h hc sinh- sinh viên phc v s nghip CNH - HĐH đất nước

3.2.1. Nhóm giải pháp về giáo dục đào tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để làm tốt công tác giáo dục, trước hết phải nhận thức đúng vị trí giáo dục và đào tạo là nền tảng chiến lược phát triển con người. Cùng với nhận thức đúng vị trí, vai trò của giáo dục cần tiếp tục đổi mới hệ thống giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học từ nội dung đến phương pháp để sản phẩm đào tạo ra có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong nước và quốc tế. Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, thực hiện xã hội hoá giáo dục, dân chủ hoá giáo dục, nhân văn hoá giáo dục hướng tới việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách cho HS-SV. Đầu tư thoả đáng cho giáo dục trên mọi phương diện nhân lực, vật lực, tài lực cũng như bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, phát hiện và đào tạo nhân tài, mở rộng quy mô đào tạo đi đôi với nâng cao chất lượng và hiệu quả là những giải pháp đồng bộ có tính khả thi cao để tăng chất lượng đào tạo nguồn lực sinh viên. Đầu tư cho giáo dục không chỉ đầu tư ở nguồn lực con người như một phương tiện phát triển xã hội mà còn là đầu tư cho mục tiêu phát triển con người của xã hội. Chỉ như vậy sự nghiệp giáo dục, đào tạo mới được cải thiện, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn lực lao động có chất lượng cao cho công cuộc CNH- HĐH đất nước.

3.2.2. Nhóm giải pháp về tác động và ảnh hưởng của báo chí với quá trình hình thành nhân cách của sinh viên

Trong các giải pháp nhiều hướng về báo chí truyền thông thì giải pháp từ khu vực đối tượng tiếp nhận báo chí truyền thông mà ở đây là sinh viên là giải pháp cần được quan tâm nhất.

Để nâng cao chất lượng hoạt động báo chí nhằm phát huy sức mạnh của nó trong việc xây dựng nhân cách cho sinh viên, chúng ta phải sớm tổ chức những

nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về sinh viên với tư cách là đối tượng tiếp nhận truyền thông. Trong khuôn khổ có hạn của một Luận văn thạc sỹ, dù những nghiên cứu bước đầu đã có kết quả nhất định nhưng vẫn còn những hạn chế cần được phát triển và nghiên cứu ở mức độ cao hơn.

Việc tuyên truyền cho thanh niên- sinh viên nên cụ thể theo các bước sau: Trước hết cần lập kế hoạch tuyên truyền đối với thanh niên sinh viên, nghiên cứu xem họ đang thực sự muốn gì? Bản thân giới sinh viên đang có những vấn đề nào cần ưu tiên phải tuyên truyền, cung cấp thông tin trước.

Để báo chí có thể ảnh hưởng lớn đến sinh viên, thực hiện tốt việc cung cầu sản phẩm văn hoá đặc biệt cho sinh viên, Đảng và Nhà nước ta cần quan tâm hơn nữa đến việc quản lý sản xuất các sản phẩm báo chí như: đầu tư kinh phí để nâng cấp phương tiện hoạt động, các trang thiết bị phục vụ nghề nghiệp; kịp thời hoàn thiện những văn bản dưới luật tạo điều kiện cho cơ quan báo chí hoạt động hiệu quả; đồng thời xử lý nghiêm minh những cơ quan báo chí vi phạm.

Các cơ quan báo chí cần giữ vững tôn chỉ mục đích bản sắc tờ báo, tránh tình trạng báo dành cho đối tượng sinh viên mà như báo dành cho toàn xã hội (điều này hiện rất phổ biến trong hệ thống báo chí dành cho sinh viên nước ta). Mặt khác mỗi cơ quan báo chí cần thường xuyên đào tạo và đào tạo lại đội ngũ người làm báo để mỗi nhà báo hội tụ đủ hai yếu tố: TÂM- TÀI.

Riêng với những báo có đối tượng công chúng sinh viên cần mở rộng mạng lưới cộng tác viên, phóng viên là những người trong tầng lớp sinh viên, những người đang từng ngày từng giờ sống và trải nghiệm đời sống sinh viên.

Bản thân mỗi sinh viên cần xác định đúng động cơ mục đích tiếp nhận sản phẩm báo chí, các chương trình phát thanh- truyền hình. Họ phải chủ động, tự giác trong việc sắp xếp thời gian để lựa chọn, tiếp nhận thông tin báo chí theo hướng có lợi cho sự phát triển trí tuệ và nhân cách của mình.

4. Tiu kết chương ba

thấy hoạt động truyền thông đại chúng tác động rất lớn đến sự hình thành nhân cách của sinh viên. Hầu hết sinh viên có nhu cầu được tiếp cận các sản phẩm báo chí, tuy nhiên do những điều kiện khác nhau nên không phải sinh viên nào cũng có khả năng được tiếp cận với các ấn phẩm báo chí.

Khảo sát cho thấy đa phần sinh viên có thể hiểu biết kiến thức nhiều hơn thông qua hoạt động báo chí. Bên cạnh đó họ còn có thể học hỏi từ trên báo kỹ năng sống, hoạt động giải trí. Tuy nhiên hoạt động báo chí cũng tác động tiêu cực đến quá trình hình thành nhân cách cho sinh viên. Để làm tốt công tác giáo dục, định hướng cho nhân cách sinh viên mới, con người xã hội chủ nghĩa chúng ta cần chú trọng tới việc giáo dục tư tưởng cho sinh viên, tạo cho họ một môi trường học tập lý tưởng và lành mạnh, từng bước nâng cao đời sống tinh thần cho họ.

KT LUN

Quá trình hoạt động thực tiễn báo chí Việt Nam đã ghi nhận những đóng góp nhất định của báo chí trong sự nghiệp phát triển đất nước. Báo chí là công cụ, là vũ khí đấu tranh trên mặt trận văn hoá tư tưởng. Bên cạnh đó báo chí đã cung cấp những thông tin kịp thời trên mọi lĩnh vực kinh tế-chính trị-văn hoá cho quần chúng nhân dân. Hệ thống báo chí dành cho sinh viên của nước ta tương đối lớn và có tổ chức chặt chẽ. Có thể kể ra một số tên tuổi lớn như: Sinh viên Vit Nam, Tui Tr thành ph H Chí Minh, Thanh Niên, Tin Phong, Giáo dc & Thi

đại. Ngoài ra các báo khác lấy sinh viên làm đối tượng phản ánh cũng chú trọng

đến quá trình giáo dục, định hướng tư tưởng, nhân cách cho nhóm đối tượng có trình độ nhận thức cao và rất nhạy cảm này.

Hoạt động báo chí có vai trò quan trọng trong việc định hướng hình thành nhân cách cho sinh viên. Sinh viên có thể nhận được những thông tin tích cực hay tiêu cực thông qua hoạt động xã hội quan trọng là hoạt động báo chí. Mỗi sinh viên có hệ thống nhu cầu, cá tính và tính cách riêng nhưng lối sống lại chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố ngoại cảnh bên ngoài. Do đó nếu hoạt động báo chí không được định hướng trong cách tuyên truyền sẽ gây nên những tác động tiêu cực cho sinh viên khi tiếp nhận những sản phẩm này.

Với mục tiêu đưa ra một số nhận định và giải pháp trong việc định hướng tuyên truyền hiệu quả cho hoạt động báo chí cho thấy có nhiều hướng để tuyên truyền nhưng quan trọng nhất vẫn là tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng và lối sống lành mạnh cho sinh viên. Các báo phải xác định được mục đích, nội dung tuyên truyền, nâng cao tính chính trị, tư tưởng và định hướng cho hoạt động.

Việc xác định sinh viên đang cần gì để thông tin hết sức cần thiết để đạt hiệu quả tác động đối với nhóm công chúng này. Qua khảo sát cho thấy sinh viên hiện nay 0có nhu cầu được tuyên truyền các thông tin như: giữ gìn đạo đức truyền thống của dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, các chuẩn mực đạo đức, lối sống phù

hợp với sự phát triển của đất nước, tuổi trẻ từng bước tiến vào làm chủ khoa học công nghệ.

Bằng động cơ tiếp nhận đúng đắn, bằng nội dung tuyên truyền phong phú, với sự lựa chọn hướng dẫn có chủ định của gia đình, nhà trường trong một môi trường báo chí lành mạnh được cải thiện một cách đồng bộ, sự quản lý nghiêm ngặt về thông tin tuyên truyền chắc chắn sẽ tạo được hiệu quả cao trong quá trình thông tin tới sinh viên. Hoạt động này cũng là nhân tố tác động quan trọng đến quá trình hình thành nhân cách của những con người sinh viên mi- những sinh viên xã hội

chủ nghĩa từng bước làm chủ nền kinh tế và góp sức vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước./.

HI ĐỒNG CHM LUN VĂN THC SĨ :

1. PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái Chủ tịch Hội đồng 2. PGS.TS. Mai Quỳnh Nam Phản biện 1

3. PGS.TS. Dương Xuân Sơn Phản biện 2 4. PGS.TS. Đinh Văn Hường Thư ký Hội đồng 5. TS. Trần Đăng Thao Uỷ viên Hội đồng

MC LC MỞ ĐẦU...2 1. LÍ DO CHN ĐỀ TÀI...2 2. LCH S VN ĐỀ...2 3. MC ĐÍCH NGHIÊN CU...2 4. PHM VI NGHIÊN CU...3

5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU...3

6. KT CU...3

CHƯƠNG MT: BÁO CHÍ VI VIC GIÁO DC NHÂN CÁCH CHO...5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HC SINH - SINH VIÊN...5

1. V TRÍ, VAI TRÒ CA BÁO CHÍ TRONG ĐỜI SNG XÃ HI...5

Một phần của tài liệu Tài liệu BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH - SINH VIÊN doc (Trang 26 - 40)