1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ và sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân hiện nay

32 143 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ và sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân hiện nay
Trường học Trường đại học
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 33,8 KB

Nội dung

Nhà nước pháp quyền là nhà nước lấy pháp luật làm cơ sở pháp lý thống nhất cho việc điều hành mọi mặt hoạt động của nhà nước, của xã hội, của mọi công dân, dùng pháp luật làm chuẩn mực để phân biệt tính hợp pháp và không hợp pháp; việc được làm và không được làm trong thi hành pháp luật của các cơ quan và cán bộ nhân viên nhà nước trong việc tuân thủ pháp luật của mọi công dân, tóm lại là môt nhà nước phục tùng một trật tự pháp lý loại trừ tình trạng vô chính phủ và tư nhân phục thù, các quyền dân chủ công dân đều được đảm bảo. Trong nhà nước pháp quyền không một cơ quan, tổ chức nào, không một cá nhân nào đứng trên pháp luật và đứng ngoài pháp luật.

Trang 1

Tiểu luận: Tư tưởng HCM

Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ và sư vận dụng của Đảng ta trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì

nhân dân hiện nay.

Chương 1: Cơ sở lý luận về nhà nước dân chủ và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

1.1 Khái quát chung về dân chủ:

1.1.1 Khái niệm về dân chủ:

Dân chủ là cách nói tắt về chế độ dân chủ hoặc quyền dânchủ

Dân chủ là chế độ chính trị trong đó toàn bộ quyền lực nhànước thuộc về nhân dân, do dân thực hiện trực tiếp hoặc thôngqua đại diện do dân bầu ra, dân chủ còn là hình thức tổ chứcthiết chế chính trị xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân lànguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự

do và quyền con người

1.1.2 Đặc điểm của dân chủ:

Dân chủ là hình thức chính phủ trong đó quyền lực vàtrách nhiệm công dân do công dân trưởng thành trực tiếp thựchiện hoặc thông qua các đại diện của họ được bầu lên một cách

Trang 2

ương tập quyền và phi tập trung hóa chính quyền ở cấp khu vực

và địa phương, với nhận thức rằng tất cả các cấp độ chínhquyền đều phải được tiếp cận và phải đáp ứng người dân khi cóthể

Các nền dân chủ nhận thức được rằng một trong nhữngchức năng chính của họ là bảo vệ các quyền con người cơ bảnnhư tự do ngôn luận và tự do tôn giáo, quyền được pháp luậtbảo vệ bình đẳng và cơ hội được tổ chức và tham gia đầy đủvào đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội

Các nền dân chủ thường xuyên tổ chức các cuộc bầu cử tự

do và công bằng cho công dân ở độ tuổi tham gia bầu cử

Công dân ở một nền dân chủ không chỉ có các quyền màcòn có trách nhiệm tham gia hệ thống chính trị Đổi lại, hệthống chính trị đó bảo vệ các quyền lợi và sự tự do của họ

1.2 Khái quát chung về Nhà nước pháp quyền:

1.1.1 Khái niệm về Nhà nước pháp quyền:

Nhà nước pháp quyền là nhà nước lấy pháp luật làm cơ sởpháp lý thống nhất cho việc điều hành mọi mặt hoạt động củanhà nước, của xã hội, của mọi công dân, dùng pháp luật làmchuẩn mực để phân biệt tính hợp pháp và không hợp pháp; việcđược làm và không được làm trong thi hành pháp luật của các

cơ quan và cán bộ nhân viên nhà nước trong việc tuân thủ phápluật của mọi công dân, tóm lại là môt nhà nước phục tùng mộttrật tự pháp lý loại trừ tình trạng vô chính phủ và tư nhân phụcthù, các quyền dân chủ công dân đều được đảm bảo Trong nhànước pháp quyền không một cơ quan, tổ chức nào, không một

cá nhân nào đứng trên pháp luật và đứng ngoài pháp luật

Trang 3

1.1.2 Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp

quyền trong ý nghĩa là biểu hiện tập trung của một chế độ dân chủ:

Những đặc trưng này được xem là các giá trị phổ biến củanhà nước pháp quyền nói chung đã được đề cập trong nhiềuquan điểm, học thuyết của các nhà tư tưởng, các nhà lý luậnchính trị - pháp lý trong lịch sử phát triển các tư tưởng chính trị

- pháp lý nhân loại Các giá trị phổ biến này được trình bày dướicác dạng thức khác nhau bởi các nhà lý luận, phục thuộc vàolập trường chính trị - pháp lý và quan điểm học thuật của từngngười Các trình bày có thể khác nhau, song về bản chất có thểquy về các giá trị có tính tổng quát sau:

Một là, Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ Dân chủ vừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhà nước.

Mục tiêu của nhà nước pháp quyền là xây dựng và thực thimột nền dân chủ, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhândân Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình thông quadân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện

Hai là, Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Hiến pháp và pháp luật luôn giữ vai trò điều chỉnh nhữngmối quan hệ cơ bản đối với toàn bộ hoạt động Nhà nước vàhoạt động xã hội, quyết định tính hợp hiến và hợp pháp của mọi

tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Tuy nhiên khôngphải mọi chế độ lập hiến, mọi hệ thống pháp luật đều có thểđưa lại khả năng xây dựng nhà nước pháp quyền, mà chỉ có

Trang 4

Hiến pháp và hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng mới cóthể làm cơ sở cho chế độ pháp quyền trong nhà nước và xã hội.

Ba là, Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước xã hội.

Quyền con người là tiêu chí đánh gái tính pháp quyền củachế độ nhà nước Mọi hoạt động của Nhà nước đều phải xuấtphát từ sự tôn trọng và đảm bảo quyền con người, tạo mọi điềukiện cho công dân thực hiện quyền của mình theo đúng các quyđịnh của luật pháp

Mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước được xác định chặtchẽ về phương diện luật pháp và mang tính bình đẳng Mô hìnhquan hệ giữa Nhà nước và cá nhân được xác định theo nguyêntắc: Đối với cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì luật chophép; đối với công dân được làm tất cả trừ những điều luậtcấm

Bốn là, quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và thực hiện theo các nguyên tắc dân chủ: phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực Tính chất và cách thức

phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước rất đa dạng, tùythuộc vào chính thể nhà nước ở các nước với nhau, nhưng đều

có điểm chung là quyền lực nhà nước không thể tập trung vàomột người, vào một cơ quan mà phải được phân chia giữa các

cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyềnhành pháp và quyền tư pháp Đồng thời, việc tổ chức và thựcthi quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ với các cơ chế kiểmsoát quyền lực cụ thể kể cả bên trong bộ máy nhà nước và bênngoài bộ máy nhà nước

Trang 5

Năm là, Nhà nước pháp quyền gắn liền với một cơ chế bảo

vệ Hiến pháp và pháp luât phù hợp.

Nền tảng của nhà nước pháp quyền là Hiến pháp và một

hệ thống pháp luật dân chủ và công bằng, do vậy, một cơ chếbảo vệ Hiến pháp và pháp luật luôn là một yêu cầu, một điềukiện cần thiết nhằm đảm bảo cho Hiến pháp, pháp luật luônđược tôn trọng, đề cao và tuân thủ nghiêm minh

Sáu là, trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước luôn được giới hạn trong các mối quan hệ: Nhà nước và kinh tế; Nhà nước và xã hội.

Trong mối quan hệ giữa Nhà nước và kinh tế, vị trí, vai trò,chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước được xác định bởi tính chất,trình độ của các mô hình kinh tế thị trường, theo hướng Nhànước tôn trọng, phát huy các quy luật khách quan của thịtrường, thông qua thị trường để điều tiết các quan hệ kinh tế,đồng thời khắc phục, hạn chế các mặt tiêu cực của thị trường

Trong mối quan hệ với xã hội, Nhà nước thông qua luậtpháp để quản lý xã hội, tôn trọng đề cao vị trí, vai trò và quyền

tự chủ của các cấu trúc xã hội (các tổ chức xã hội, các cộngđồng xã hội)

1.3 Khái niệm và đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền Việt Nam:

1.1.1 Khái niệm về Nhà nước pháp quyền Việt Nam:

Ở Việt Nam, khái niệm “Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa” lần đầu tiên được nêu ra tại Hội nghị lần thứ hai BanChấp hành Trung uơng Đảng khóa VII (ngày 29/11/1991) và tiếptục được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa

Trang 6

VII của Đảng năm 1994 cũng như trong các văn kiện khác củaĐảng Tiếp theo là tại các Đại hội lần thứ X và XI của Đảng đã

có bước phát triển về chất trong nhận thức về xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta

1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước

pháp quyền Việt Nam:

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh “Nước ta là một nước dânchủ, địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ” ; “Chế độ ta là chế độdân chủ, tức là nhân dân là chủ” Với Hồ Chí Minh nhân dân làchủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước Toàn bộquyền lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân

uỷ quyền cho bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phụng sự lợiích của nhân dân Bộ máy nhà nước được thiết lập là bộ máythừa hành ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đội ngũ cán bộ,công chức nhà nước không thể là các ông quan cách mạng mà

là công bộc của nhân dân Là nhà nước của dân, do chính nhândân lập qua thông qua chế độ bầu cử dân chủ Bầu cử dân chủ

là phương thức thành lập bộ máy nhà nước đã được xác lậptrong nền chính trị hiện đại, đảm bảo tính chính đáng của chínhquyền khi tiếp nhận sự uỷ quyền quyền lực từ nhân dân

Tư tưởng về một nhà nước của dân, do dân, vì dân đã đượcthể chế hoá thành một mục tiêu hiến định ngay trong bản Hiếnpháp đầu tiên của chính thể dân chủ cộng hoà ở nước ta - Hiếnpháp 1946: “Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốtcủa nhân dân” (Lời nói đầu - Hiến pháp 1946) Đặc điểm này

Trang 7

của Nhà nước ta tiếp tục được khẳng định trong các bản Hiếnpháp 1959, 1980 và 1992.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức

và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp.

Trong Nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân và sự lựachọn chính trị được xác lập một cách tập trung nhất, đầy đủnhất và cao nhất bằng Hiến pháp Chính vì lẽ đó mà Hiến phápđược coi là Đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lýcao nhất, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,

cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhànước Sự hiện diện của Hiến pháp là điều kiện quan trọng nhấtbảo đảm sự ổn định xã hội và sự an toàn của người dân

Hiến pháp có một vai trò quan trọng như vậy trong việcduy trì quyền lực của nhân dân, cho nên, việc xây dựng và thựchiện một cơ chế hữu hiệu cho việc phát hiện, đánh giá và phánquyết về những quy định và hoạt động trái với Hiến pháp là rấtcần thiết trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ở nước

ta hiện nay

Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội.

Pháp luật xã hội chủ nghĩa của chúng ta là kết quả của sựthể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Namtrên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá giáo dụckhoa học, đối nội, đối ngoại Pháp luật thể hiện ý chí và nguyệnvọng của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc

Trang 8

đẩy tiến bộ xã hội Vì vậy, nói đến pháp luật trong Nhà nướcpháp quyền là nói đến tính pháp luật khách quan của các quyđịnh pháp luật, chứ không phải chỉ nói đến nhu cầu đặt ra phápluật, áp dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật một cách chungchung với mục đích tự thân của nó.

Pháp luật của Nhà nước ta phản ánh đường lối, chính sáchcủa Đảng và lợi ích của nhân dân Vì vậy, pháp luật phải trởthành phương thức quan trọng đối với tính chất và hoạt độngcủa Nhà nước và là thước đo giá trị phổ biến của xã hội ta: côngbằng, dân chủ, bình đẳng - những tố chất cần thiết cho sự pháttriển tiến bộ và bền vững của Nhà nước và xã hội ta

Nhà nước pháp quyền đặt ra nhiệm vụ phải có một hệthống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội,làm cơ sở cho sự tồn tại một trật tự pháp luật và kỷ luật Phápluật thể chế hoá các nhu cầu quản lý xã hội, là hình thức tồn tạicủa các cơ cấu và tổ chức xã hội và của các thiết chế Nhà nước

Vì vậy, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là lối sống

có trật tự và lành mạnh nhất của xã hội Tất cả các cơ quan nhànước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân đều phảinghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng

và bảo vệ quyền con người, các quyền tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và

xã hội.

Xét về bản chất, ngọn cờ bảo vệ quyền con người thuộc vềcác Nhà nước cách mạng chân chính, nhà nước xã hội chủnghĩa Cuộc đấu tranh trên bảy mươi năm đầy gian khổ hy sinhcủa dân tộc Việt Nam vì độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của

Trang 9

Đảng suy cho cùng, chính là vì quyền con người, quyền đượcsống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của cộng đồngdân tộc và của từng cá nhân, từng con người Do vậy, vấn đềbảo đảm quyền con người, quyền công 20 dân, mở rộng quyềndân chủ, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và côngdân, giữa công dân với Nhà nước, … luôn được Đảng ta dành sựquan tâm đặc biệt Nhiều Hội nghị của Trung ương Đảng đề cậpđến vấn đề này như văn kiện đại hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X vànhiều Nghị quyết trung ương khác Văn kiện Đại hội Đảng VIxác định: Xây dựng một chính quyền không có đặc quyền, đặclợi, hoạt động vì cuộc sống của nhân dân Nghị quyết trungương 8 khoá VII xác định trên nguyên tắc: dân chủ xã hội chủnghĩa là vấn đề thuộc bản chất của Nhà nước ta Phát huyquyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực Quyền làm chủ

đó được thể chế hoá báng pháp luật… Dân chủ đi đôi với kỷcương, kỷ luật… Văn kiện Đại hội Đảng IX xác định rõ nhữngphương châm cơ bản: xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiệnphương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đốivới các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Thựchiện tốt các cơ chế làm chủ của nhân dân: làm chủ thông quađại diện (là cơ quan dân cử và các đoàn thể), làm chủ trực tiếpbằng các hình thức nhân dân tự quản, bằng việc xây dựng vàthực hiện các quy ước, hương ước tại cơ sở Đảng và Nhà nướctiếp tục đổi mới phong cách, bảo đảm dân chủ trong quá trìnhchuẩn bị ra quyết định và thực hiện các quyết định

Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: lập

Trang 10

pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước.

Bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VII (1991), với “Cương lĩnhxây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”,quan điểm về sự tồn tại của ba quyền và sự phân công, phốihợp giữa ba phạm vi quyền lực đó của Nhà nước mới được chínhthức khẳng định trên cơ sở tiếp thu, kế thừa, phát triển, vậndụng vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam các tri thứccủa nhân loại và trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, nâng caochất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước Và đếnHội nghị Trung ương lần thứ tám (khoá VII), (1995) quan niệmcủa Đảng về ba quyền đã được sự bổ sung quan trọng: quyềnlực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặtchẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyềnlập pháp, hành pháp, tư pháp Quan điểm về sự thống nhấtquyền lực nhà nước có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa baquyền và quyền lực nhà nước là một quan điểm có tính nguyêntắc chỉ đạo trong thiết kế mô hình tổ chức Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Ở Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đốivới sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩacủa dân, do dân, vì dân là một tất yếu lịch sử và tất yếu kháchquan

+ Đối với dân tộc Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam đối với nhà nước, đối với xã hội không chỉ là tất

Trang 11

yếu lịch sử, tất yếu khách quan mà còn là ở chỗ sự lãnh đạo đócòn có cơ sở đạo lý sâu sắc và cơ sở pháp lý vững vàng

+ Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản - Đảng duy nhất cầmquyền đối với đời sống xã hội và đời sống nhà nước khôngnhững không trái (mâu thuẫn) với bản chất nhà nước phápquyền nói chung mà còn là điều kiện có ý nghĩa tiên quyết đốivới quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩacủa dân, do dân, vì dân ở nước ta Trong ý nghĩa ấy, nhà nướcpháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mộtĐảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nềntảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động là một trong nhữngđặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ởnước ta

Đối với Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo chínhtrị, quyết định phương hướng chính trị của Nhà nước, bảo đảmcho Nhà nước ta thực sự là tổ chức thực hiện quyền lực củanhân dân, thực sự của dân, do dân và vì dân, để thực hiệnthành công công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hộichủ nghĩa Nhà nước triển khai tổ chức thực hiện các nghịquyết, chủ trương của Đảng bằng các hoạt động quản lý nhànước, tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham giaquản lý nhà nước, quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực: kinh

tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại…

Trang 12

Chương 2: Thực trạng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ và sự vận dụng của Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân hiện nay:

1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ:

Tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉphản ánh tầm nhìn bao quát, sâu rộng về giá trị phổ quát này,

mà còn là tư tưởng để thực hành trong thực tiễn nhằm xâydựng chế độ dân chủ đế quốc cách đây hơn 75 năm Nội dung

tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ được phản ánh một cách chắtlọc, cô đọng, dễ hiểu, dễ thực hành, biểu hiện ở ba vấn đề cốtlõi sau:

Thứ nhất, khẳng định vai trò, địa vị của nhân dân trong chế độ chính trị dân chủ.

Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ là của quý báu nhấtcủa nhân dân Nó được hình thành trong quá trình dựng nước

và giữ nước của dân tộc Đồng thời, nó phản ánh mối quan hệ

cơ bản giữa Nhà nước và nhân dân trong chế độ chính trị - xãhội nhất định Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định xây dựng mộtNhà nước Việt Nam kiểu mới, đó là nước “Việt Nam Dân chủCộng hòa Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” Người tuyên bố dứtkhoát: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làmchủ”1

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dânchủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”2 Theo Người, ở nước

ta, mọi quyền hành và lực lượng đều là của nhân dân, từ nhândân mà ra Người nhấn mạnh rằng: “NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN

Trang 13

CHỦ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”3 Như vậy, nội dung cơ bản và cốt lõi nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ là:

Nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị  - xã hội, thể chếchính trị dân chủ phải bảo đảm quyền lực thực sự thuộc vềnhân dân, nhân dân là người có quyền quyết định vận mệnhcủa quốc gia - dân tộc; nhân dân phải có trách nhiệm và nghĩa

vụ xây dựng, củng cố và thực hành quyền lực của mình thôngqua hệ thống chính trị và thể chế chính trị dân chủ, xây dựng

và củng cố bộ máy quản lý nhà nước nhằm hướng tới phục vụlợi ích của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng taphải hiểu rằng, các cơ quan Chính phủ từ toàn quốc cho đếncác làng, đều là công bộc của dân Việc gì có lợi cho dân, taphải hết sức làm Việc gì có hại đến dân, ta phải hết sức tránh.Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”4

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rõ mối quan hệ giữanhân dân và Nhà nước: “Nếu không có nhân dân thì Chính phủkhông đủ lực lượng Nếu không có Chính phủ, thì nhân dânkhông ai dẫn đường Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoànkết thành một khối Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa Nhưng nếu nước độc lập mà dânkhông hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa

lý gì”5

Trang 14

Thứ hai, xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Ngay từ năm 1927, trong cuốn “Đường Kách mệnh”, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã xác định: “Chúng ta đã hy sinh làm cáchmệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồithì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay mộtbọn ít người Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mớiđược hạnh phúc”6 Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công,Nhà nước cách mạng được thành lập, Người nhấn mạnh: “Nước

ta là nước dân chủ Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao

nhiêu lợi ích đều vì dân Nói tóm lại, quyền hành và lực lượngđều ở nơi dân” Đây là điểm khác biệt về bản chất giữa nhànước dân chủ nhân dân với các nhà nước của giai cấp bóc lộttừng tồn tại trong lịch sử

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân là nhà nước

mà ở đó tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước Nhân dân là gốc, là chủ của quyền

lực nhà nước, bao nhiêu quyền hạn của Nhà nước đều là củanhân dân Do đó, đội ngũ cán bộ của chính quyền các cấp làđầy tớ trung thành của nhân dân, là công bộc của nhân dân,chứ không phải là cha mẹ dân, cai trị dân như nhà nước của chế

độ bóc lột trước đây Nhân dân là người có quyền quyết địnhcác vấn đề hệ trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia dân tộc.Ngay trong Điều 32 Hiến pháp năm 1946 đã nêu rõ: “Nhữngviệc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra cho nhân dânphúc quyết” Thực chất ở đây là trưng cầu ý dân, một hình thứcdân chủ trực tiếp được đề ra ở nước ta khá sớm Nhân dân bầu

ra Quốc hội và chính quyền các cấp, có quyền kiểm soát nhà

Trang 15

nước, giám sát và có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và hộiđồng nhân dân các cấp Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhànước cho nên nhân dân có quyền kiểm soát quyền lực nhànước.

Nhà nước do dân là nhà nước do nhân dân lựa chọn, bầu

ra những đại biểu của mình, những đại biểu này thay mặt nhândân tổ chức, điều hành các cơ quan nhà nước từ Trung ươngđến địa phương thông qua chế độ tổng tuyển cử phổ thông đầuphiếu Đồng thời, Nhà nước do dân cũng là nhà nước mà nhândân tham gia vào công việc của Nhà nước, ủng hộ, giúp đỡ cả

về vật chất và tinh thần cho hoạt động của bộ máy nhà nước,thực hiện các nghĩa vụ và quyền hạn đối với Nhà nước trongkhuôn khổ pháp luật cho phép Mặt khác, nhân dân tham giagóp ý xây dựng Nhà nước, kiểm soát và giám sát quyền lực củaNhà nước “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổiChính phủ”, nghĩa là Nhà nước không đáp ứng được nhu cầu vàlợi ích chính đáng của nhân dân thì nhân dân có quyền bãi miễnChính phủ

Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện

vọng chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dânlàm mục tiêu phấn đấu Nhà nước không có đặc quyền, đặc lợi,đứng trên nhân dân mà phải thực sự trong sạch, cần, kiệm,liêm, chính, chí công, vô tư Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lầnnhắc nhở: Việc gì có lợi cho dân thì dù nhỏ cũng cố gắng làm.Việc gì có hại cho dân thì dù nhỏ cũng cố gắng tránh Nhà nước

vì dân là Nhà nước luôn đề cao ý thức trách nhiệm chính trịtrước nhân dân Người cho rằng: Nếu dân đói, Đảng và Chính

Trang 16

phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dândốt, Đảng và Chính phủ có lỗi.

Thứ ba, giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân trên tinh thần dân chủ.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mối quan hệ giữa Nhà nước vànhân dân là mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau.Nhân dân cần Nhà nước để lãnh đạo và tổ chức lực lượng xâydựng, phát triển đất nước Mặt khác, Nhà nước phải dựa vàomọi nguồn lực của nhân dân để phục vụ nhân dân Trong tưtưởng của Người, nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của Nhà

nước là nguyên tắc tập trung dân chủ Nhà nước phát huy dân

chủ đến cao độ mới động viên được tất cả các lực lượng củanhân dân đưa cách mạng tiến lên Đồng thời, phải tập trung cao

độ để thống nhất lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội

Bên cạnh việc đề cao dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũngnêu rõ vai trò của chuyên chính: Chế độ nào cũng có chuyênchính Vấn đề là chuyên chính với ai? Dân chủ là của quý báucủa nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề phòng kẻphá hoại Có dân chủ thì cũng cần phải có chuyên chính để giữgìn dân chủ Chính vì lẽ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan

tâm đến xây dựng một Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp

lý mạnh mẽ Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủtịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyênngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào cả nước và toànthế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,khẳng định tính hợp pháp của Chính phủ lâm thời Sau đó,Người tiến hành xây dựng Hiến pháp dân chủ, tổ chức Tổngtuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thành lập Ủy ban dự

Ngày đăng: 12/09/2021, 11:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hồ Chí Minh. Toàn tập, H. NXB.Chính trị quốc gia, 2011, t.13, tr.83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: NXB.Chính trị quốc gia
2. Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđd, t.7, tr.434 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
3. Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđd, t.6, tr.232 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
4. , (5) Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđd, t.4, tr64-65,64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
6. Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđd, t.2, tr.292 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
8. Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 9. H. NXB Chính trị quốc gia, 1989, tr.19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
9. Trần Quang. Từ Bài báo “Dân vận” của Bác Hồ 65 năm trước . http://www.nhandan.org.vn , ngày 03/7/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài báo “Dân vận” của Bác Hồ 65 năm trước
10. Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 4. H. NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr.65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
11. Hồng Kiều (Vietnam+). Chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025: Nhận diện hộ nghèo toàn diện hơn. https://www.vietnamplus.vn/chuan-ngheo-giai-doan-20212025-nhan-dien-ho-ngheo-toan-hien- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025: Nhận"diện hộ nghèo toàn diện hơn

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w