1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC QUẢN TRỊ HỌC pdf

7 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 273,03 KB

Nội dung

PHẦN A: THÔNG TIN TỔNG QUÁT MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản để có thể lãnh đạo, quản lý một tổ chức kinh doanh hoặc các tổ chức trong các l

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC QUẢN TRỊ HỌC

Năm học: 2008 – 2009

Trang 2

PHẦN A: THÔNG TIN TỔNG QUÁT

MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản để có thể lãnh đạo, quản lý một tổ chức kinh doanh hoặc các tổ chức trong các lĩnh vực khác

Sau khi học môn này, sinh viên sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng sau:

• Hiểu quản trị là gì, và biết những công việc của nhà quản trị

• Có kiến thức và kỹ năng để quản trị có hiệu quả

YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC

Môn Quản trị học không bắt buộc sinh viên phải học trước bất cứ môn học nào trong chương trình đại học, nhưng để tiếp thu tốt nội dung môn học, sinh viên cần có kiến thức phổ thông tổng hợp về khoa học xã hội và nhân văn, ví dụ về các tổ chức trong xã hội, quan hệ con người, chi phí, thành quả công việc v.v…

Vì nhiều ví dụ minh hoạ sẽ được lấy từ cuộc sống thực tế, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh, nên sinh viên cần tập thói quen đọc báo hàng ngày và các tạp chí định kỳ hoặc các trang web về quản trị kinh doanh như Nhà quản trị, Kinh tế Sài gòn, các trang web “chúngta.com”, “bwportal ” để có thông tin về các tình huống cụ thể

THỜI LƯỢNG CỦA MÔN HỌC

Môn Quản trị học là một học phần có 4 đơn vị học trình, học trong 60 tiết, được phân bổ như sau :

• Số tiết lý thuyết: 30

• Số tiết thảo luận, bài tập: 15

• Số tiết tự học, thuyết trình, báo cáo chuyên đề: 15

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Giảng viên giới thiệu tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn sinh viên đọc tài liệu Bổ sung bài giảng chính khoá bằng các chuyên đề để sinh viên tự nghiên cứu và thuyết trình Và sau một nhóm bài theo chủ

đề, giảng viên sẽ cho câu hỏi hoặc tình huống để sinh viên làm bài tập và thảo luận tại lớp

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

• Nghiên cứu, thuyết trình, bài tập tại lớp: 30%

• Bài thi cuối khoá (tự luận hoặc trắc nghiệm): 70%

Trang 3

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

Buổi học NỘI DUNG Số tiết

1 Đại cương về Quản trị và Quản trị học 3

3 Khái quát về lý thuyết quản trị hiện đại 3

4 Chức năng hoạch định của Nhà quản trị 3

5 Các khái niệm căn bản về tổ chức 3

7 Chức năng lãnh đạo của Nhà quản trị 3

8 Chức năng Kiểm tra của Nhà quản trị 3

Phần bài tập và thảo luận

Bài tập chủ đề 1 (Tổng quát: Chương 1, 2, 3) 5

Bài tập chủ đề 2 (Chức năng quản trị: Chương 4, 5, 6, 7, 8 ) 5

Bài tập chủ đề 3 (Kỹ năng quản trị: Chương 9, 10) 5

Phần chuyên đề tự học

1 Tư tưởng quản trị của người Việt Nam 7

2 Nhược điểm của công tác quản trị tại các doanh nghiệp Việt Nam 8

THI CUỐI KHÓA

Trang 4

TÀI LIỆU HỌC TẬP

• Tài liệu hướng dẫn học tập môn Quản trị học do Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, Thạc sĩ Lê Thị

Thanh Xuân, Thạc sĩ Mai Thị Hoàng Yến biên soạn, tài liệu lưu hành nội bộ của Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh năm 2007

• Chương trình phát thanh môn Quản trị học trên Đài tiếng nói nhân dân TP.HCM

Ngoài học liệu căn bản trên, sinh viên có thể đọc tham khảo bất cứ cuốn sách “Quản trị học”

nào bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh để củng cố và mở rộng kiến thức

Trang 5

PHẦN B: NỘI DUNG MÔN HỌC

1 ĐẠI

CƯƠNG VỀ

QUẢN TRỊ

VÀ QUẢN

TRỊ HỌC

™ Giới thiệu khái quát về Quản trị làm

cơ sở cho việc học các chương sau

• Định nghĩa quản trị

• Nội dung của hoạt động quản trị

• Tính chất và ý nghĩa của hoạt động quản trị

• Sự phát triển của quản trị học

• Nội dung của từng chức năng quản trị

• Phân biệt hiệu quả với kết quả

• Tính phổ biến của quản trị

2 NHÀ

QUẢN TRỊ

™ Hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu

về kỹ năng của nhà quản trị

• Khái niệm, các cấp bậc và chức năng của nhà quản trị

• Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của các nhà quản trị

• Các vai trò của nhà quản trị

• Các khó khăn và thách đố đối với nhà quản trị trong thời đại hiện nay

• Phân biệt nhà quản trị với người thừa hành

• Các cấp bậc của nhà quản trị, nhiệm vụ của

họ

• Yêu cầu về kỹ năng của nhà quản trị

• Vai trò của nhà quản trị

3 KHÁI

QUÁT VỀ

THUYẾT

VÀ QUẢN

TRỊ HIỆN

ĐẠI

™ Cung cấp cho sinh viên sự hiểu biết cơ bản về các lý thuyết quản trị xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, hiện còn được áp dụng

• Các lý thuyết cổ điển

• Các lý thuyết tâm lý xã hội

• Các lý thuyết định lượng

• Lý thuyết quản trị của Taylor, Fayol, Weber

• Nghiên cứu Hawthornes,

lý thuyết nhu cầu của Maslow, lý thuyết X - Y của Argyris

• Lý thuyết định lượng

• Sự đúng đắn và mặt giới hạn của từng lý thuyết

4 CHỨC

NĂNG

HOẠCH

ĐỊNH CỦA

NHÀ QUẢN

TRỊ

™ Hiểu rõ nội dung, tính chất và những việc phải làm của Nhà quản trị trong việc hoạch định hoạt động tương lai của tổ chức

• Vai trò và ý nghĩa của hoạch định

• Phân loại kế hoạch

• Tiến trình hoạch định chiến lược

• Kỹ thuật quản trị theo mục tiêu

• Ý nghĩa của chức năng hoạch định

• Phân biệt chiến lược và

kế hoạch

• Các bước để thiết lập chiến lược

• Nội dung và giá trị của

kỹ thuật MBO

Trang 6

Những kiến thức cốt lõi

5 CÁC

KHÁI NIỆM

CƠ BẢN VỀ

TỔ CHỨC

™ Hiểu rõ một số khái niệm quan trọng cần thiết để xây dựng bộ máy tổ chức

• Vai trò và tính chất của công tác

tổ chức

• Tầm hạn quản trị

• Quyền hành quản trị

• Phân cấp quản trị

• Quan hệ giữa quản trị với bộ máy tổ chức

• Cơ sở vững chắc của quyền hành quản trị

• Ưu và nhược điểm của việc phân cấp quản trị

6 CÁC MÔ

HÌNH BỘ

MAÝ TỔ

CHỨC

™ Hiểu rõ các cách thức tổ chức khác nhau, ưu nhược điểm của từng mô hình để chọn lựa áp dụng

• Khái niệm về bộ máy tổ chức và những yếu tố cần xem xét khi xây dựng bộ máy tổ chức

• Các cách thức phân chia đơn vị trong tổ chức

• Các mô hình bộ máy tổ chức

• Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng bộ máy tổ chức

• Ưu và nhược điểm của từng mô hình bộ máy tổ chức

7 CHỨC

NĂNG

LÃNH ĐẠO

CỦA NHÀ

QUẢN TRỊ

™ Cung cấp những hiểu biết cần thiết để Nhà quản trị làm tốt việc lãnh đạo và động viên nhân viên dưới quyền

• Khái niệm về chức năng lãnh đạo

và động viên

• Các lý thuyết giải thích sự lãnh đạo hữu hiệu

• Các lý thuyết hướng dẫn cách thức động viên

• Các lý thuyết về lãnh đạo

và động viên

• Giá trị và giới hạn của từng lý thuyết

8 CHỨC

NĂNG

KIỂM TRA

CỦA NHÀ

QUẢN TRỊ

™ Hiểu được tầm quan trọng của công tác kiểm tra và những phương pháp,

để tiến hành kiểm tra

có hiệu quả

• Khái niệm và tầm quan trọng của kiểm tra

• Qui trình kiểm tra

• Các nguyên tắc kiểm tra

• Ý nghĩa của kiểm tra

• Các bước trong qui trình kiểm tra

• Những nguyên tắc để tiến hành kiểm tra

9 RA

QUYẾT

ĐỊNH

™ Cung cấp cho sinh viên những sự hiểu biết cần thiết để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình quản trị

• Khái niệm về việc ra quyết định

• Tiến trình ra quyết định

• Ưu điểm và nhược điểm của việc

ra quyết định tập thể

• Phân loại quyết định theo tiến trình

• Mô hình cổ điển và hành chính của việc ra quyết định

• Các bước trong tiến trình

ra quyết định

• Ưu và nhược điểm của việc ra quyết định tập thể

Trang 7

Những kiến thức cốt lõi

10 TRUYỀN

THÔNG

QUẢN TRỊ

™ Cung cấp những hiểu biết cần thiết để Nhà quản trị có thể thực hiện việc truyền thông và giao tiếp có hiệu quả

• Khái niệm và tầm quan trọng của truyền thông trong quản trị

• Qui trình truyền thông

• Các kênh truyền thông

• Các điều cần lưu ý để truyền thông có hiệu quả

• Qui trình truyền thông

• Ưu điểm và nhược điểm của các kênh truyền thông khác nhau

Viết đề cương: TS Trần Anh Tuấn

Duyệt đề cương: TS Đoàn Thị Mỹ Hạnh

Ngày duyệt đề cương: 20/12/2008

Ngày đăng: 23/12/2013, 10:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w