Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam .doc
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐNTẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠITHƯƠNG VIỆT NAM 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam 3
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3
1.1.2 Cơ cấu tổ chức 4
1.1.3 Các hoạt động của Sở giao dịch giai đoạn( 2007-2009) 5
1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 5
1.1.3.2 Hoạt động cho vay 6
1.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch 8
1.2: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại Sở giao dịch Ngân hàngTMCP Ngoại Thương- Việt Nam 10
1.2.1: Tổng quan về các dự án vay vốn của SGD trong thời gian gần đây 10
1.2.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại SGD 11
1.2.2.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư 11
1.2.2.2 Tổ chức triển khai thực hiện công tác thẩm định 13
1.2.2.3 Nội dung thẩm định dự án đầu tư của các doanh nghiệp tại SGDngân hàng Ngoại Thương 15
a, Thẩm định năng lực khách hàng vay vốn 15
b, Thẩm định dự án vay vốn 19
c Thẩm định về điều kiện đảm bảo tiền vay 33
1.2.2.4 Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư 34
a, Phương pháp thẩm định theo trình tự 34
b, Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu 35
c, Phương pháp phân tích độ nhạy 36
d, Phương pháp dự báo 36
e, Phương pháp triệt tiêu rủ ro 36
1.2.2.5 Ví dụ minh hoạ” Dự án Đầu tư thiết bị thi công cầu đường bộ- Côngty cổ phần xây dựng An Dương- Thanh Xuân- Hà Nội” 37
a Thông tin tóm tắt 38
Trang 22 Thẩm định dự án vay vốn 44
3 Đảm bảo tiền vay 52
4 Hỗ trợ lãi suất 53
c, KẾT LUẬN 53
1 Nhận xét và đề xuất của cán bộ trực tiếp thẩm định tại SGD 53
2 Nhận xét chủ quan từ phía sinh viên 54
1.3 Đánh giá hoạt động thẩm định dự án vay vốn ở SGD Ngân Hàng TMCPNgoại Thương Việt Nam 55
1.3.1 Những kết quả đã đạt được 55
1.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 57
1.3.2.1: Quy trình thẩm định 57
1.3.2.2: Nội dung thẩm định 58
1.3.2.3: Phương pháp thẩm định các dự án đầu tư còn chưa hợp lý 61
1.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 63
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XÂY DỰNG Ở SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNGTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 68
2.1 Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động phát triển nói chung và hoạt động thẩmđịnh dự án nói riêng của SGD trong thời gian tới 68
2.1.1 Phương hướng hoạt động chung của Ngân Hàng TMCP Ngoại ThươngViệt Nam 68
2.1.2 Phương hướng hoạt động tín dụng của SGD Ngân hàng TMCP NgoạiThương Việt Nam 69
2.1.3 Định hướng hoạt động thẩm định các dự án đầu tư 71
2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định đối với các dự án ở SGD 72
2.2.1 Tăng cường công tác thu thập thông tin và nâng cao chất lượng thông tin 72
2.2.2 Hoàn thiện nội dụng, phương pháp thẩm định 73
2.2.3 Nâng cao trình độ, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thẩmđịnh 76
2.2.4 Đẩy mạnh công tác chuyên môn hoá trong công việc 76
2.2.5 Phân công tổ chức hợp lý 77
Trang 32.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 78
2.3.2 Kiến nghị với chủ dự án đầu tư 78
2.3.3 Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan 79
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC
Trang 41 NHTM:Ngân hàng Thương mại
Thương Việt Nam.
Thương trung ương
Trang 5SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 4
Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình thẩm định 11
BẢNG BIỂUBảng 1 Nguồn vốn huy động tại Sở Giao dịch NHNT các năm 2006 - 2008 5
Bảng 2: Tình hình hoạt động cho vay giai đoạn 31/12/2007-31/12/2008 7
Bảng 3: Chi tiết dư nợ quy VND theo phòng nghiệp vụ: 7
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giai đoạn 2007-2008 9
Bảng 5: Tổng mức đầu tư: 42
Bảng 6: Số lượng các dự án vay vốn đã được thẩm định tại SGD qua các năm 55
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008- 2009 tốc độ tăng trưởngkinh tế của rất nhiều nước đều âm thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam khoảng 6%.Trong năm nay 2010 nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi và tiếp tục tăngtrưởng, phát triển Bên cạnh đó các chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước đã vàđang dần được nới lỏng nhằm kích thích đầu tư phát triển kinh tế
Vietcombank là một trong nhưng ngân hàng hàng đầu Việt Nam nên các dựán lớn thường tìm đến xin tài trợ Số lượng dự án ngày càng nhiều và lượng vốn vaymỗi dự án cũng ngày càng tăng cao đã cho thấy nhu cầu về vốn của khách hàng làrất lớn Vì vậy, việc thẩm định dự án vay vốn đóng một vai trò quan trọng trongchiến lực phát triển của SGD nói riêng và toàn hệ thống Vietcombank nói chung.
Qua thời gian thực tập tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phầnNgoại Thương Việt Nam em nhận thấy đây cũng là một trong những vấn đề mà banlãnh đạo, các cán bộ của SGD nói riêng và toàn bộ hệ thống Vietcombank đã vàđang đưa ra xem xét và nghiên cứu tìm ra các giải pháp để khắc phục tình trạngtrên Xuất phát từ tình hình thức tế của SGD em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện
công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mạiCổ phần Ngoại Thương Việt Nam”
Nội dung chính của chuyên đề gồm hai chương:
- CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
- CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XÂY DỰNG Ở SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Trang 7CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAYVỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
1.1 Quá trình hình thành và phát triển Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thành lập ngày 01/04/1963, tiền thân làSở quản lý Ngoại hối thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam NHNT chính thức đượcthành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngânhàng Trung ương (nay là NHNN) Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò làngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạtđộng trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và cácdịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm ), thanh toán quốc tế, kinh doanhngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý choChính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủnghĩa (cũ) Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chínhsách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệvới Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thành lập ngày25/3/1991 là đơn vị trực thuộc, hạch toán chung với Ngân hàng TMCP Ngoạithương Trung ương Đó cũng là nơi mà các quy định, chính sách của Ngân hàngTMCP Ngoại thương được thực thi đầu tiên Đến 01/01/2006 SGD tách ra hoạtđộng như là một chi nhánh độc lập, tháng 01/2008 Sở giao dịch chuyển trụ sở về31-33 Ngô Quyền.
Trang 8nhóm tín dụngPHÓ GIÁM
ĐỐCphụ trách nhóm
hỗ trợ phục vụ
PHÓ GIÁM ĐỐCphụ trách nhóm kinh doanh dịch
vụGIÁM ĐỐC
Phòng tin học
Phòng Khách hàng
thể nhân Phòng Kế toán tài chính
Phòng Kiểm tra nội bộ
Phòng Quản lý nợ
Phòng quản lý nhân sự
Phòng Bảo lãnh
Phòng kế toán giao dịch
Phòng Khách hàng
Thanh toán quốc tế
Phòng đầu tư dự án
Phòng khách hàng đặc biệtPhòng vay nợ
hỗ trợ
Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ
Phòng thanh toán thẻ
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng ngân quỹ
Phòng quản lý quỹ ATMPHÓ GIÁM
ĐỐC phụ trách nhóm thanh
toán
Trang 91.1.3 Các hoạt động của Sở giao dịch giai đoạn( 2007-2009)
1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng để duy trì vàphát triển Sở giao dịch Hoạt động này luôn được sự quản lý và chỉ đạo của ban giámđốc Sở huy động vốn từ nhiều nguồn vốn khác nhau: huy động ở các tổ chức kinh tế vàhuy động nguồn vốn trong dân cư bằng VNĐ và cả ngoại tệ với các thời hạn khác nhau:không kỳ hạn, có kỳ hạn… Vì vậy, qua các năm hoạt động đã đạt mức tăng trưởng nhưsau:
Bảng 1 Nguồn vốn huy động tại Sở Giao dịch NHNT các năm 2006 - 2008
(Đơn vị: Tỷ VND, Triệu USD)
(Nguồn: Phòng Vốn và kinh doanh ngoại tệ Sở giao dịch)
Qua Bảng 1 ta có thể thấy nguồn vốn huy động của Sở Giao dịch chiếm tỷ
trọng rất cao, trung bình khoảng 85% so với tổng nguồn Tốc độ tăng trưởng nguồnvốn cũng khá nhanh năm 2006 tăng 17,5% so với năm 2005, năm 2007 là tăng10,75% so với năm trước 2006, năm 2008 tăng 19,33%, trung bình cả 3 năm làkhoảng 15,86% Với cái đà tăng trưởng như vậy năm 2009 cũng là năm mà nguồnvốn huy động tiếp tục tăng đạt 47.109,86 tỷ VNĐ Tăng 718609 tỷ VNĐ so với năm2008 Mặc dù nguồn vốn huy động bằng đồng USD có giảm nhẹ nhưng nhìn chungtổng nguồn huy động vẫn tăng mà còn tăng mạnh và đạt chỉ tiêu đặc ra của Hội sởchính NHNT để ra cho Sở đầu năm Nguồn vốn huy động tăng trưởng cao, chiếm tỷtrọng lớn trong tổng nguồn vốn cho ta thấy được tính tự chủ về vốn ngày càng caocủa Sở giao dịch nói riêng và hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương nói chung.Những năm gần đây, các ngân hàng ngày càng ít trông chờ vào vốn ngân sách, màđã dùng nhiều biện pháp để mở rộng khả năng tìm kiếm các nguồn vốn cho mình.Nguồn vốn dồi dào mà Sở Giao dịch huy động được không chỉ giúp Sở Giao dịchluôn chủ động trong các kế hoạch cho vay và đầu tư, kinh doanh ngoại tệ mà còn
Trang 10giúp Sở Giao dịch trở thành một trong những kênh cung cấp vốn lớn nhất cho toànhệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương
1.1.3.2 Hoạt động cho vay
Song song với hoạt động huy động vốn thì hoạt động cho vay cũng là hoạtđộng nòng cốt của SGD Vì đây là hoạt động chủ yếu tạo ra doanh thu và lợi nhuậncho ngân hàng Nhìn chung hoạt động tính dụng của Sở trong những năm qua đã có
sự tăng trưởng rõ rệt, cụ thể là:
a, Cho vay nền kinh tế
Tổng dư nợ quy VNĐ đến 31/12/2008 của SGD đạt 4.709,3 tỷ đồng, tăng1.126,62 tỷ VND (31,45%) so với 31/12/2007 trong đó dư nợ VNĐ và ngoại tệ quyUSD đạt 1.574,3 tỷ đồng và 184,66 tr.USD đều tăng tương ứng là 363,95 tỷ VND(30,07%) và 37,44 tr USD (25,43%) Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ củaSGD lớn (68,86% tổng dư nợ) nên dư nợ cho vay không ổn định do vốn lưu độngthường luân chuyển nhanh Do đó, trong thời gian tới, SGD sẽ tập trung để nângdần tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ bằng cách tiếp cận cácdự án lớn, hiệu quả
Với mặt bằng lãi suất cao, kinh tế suy giảm, các doanh nghiệp gặp không ítkhó khăn trong hoạt động kinh doanh cũng như tiếp cận nguồn vốn ngân hàng Đầunăm 2008, thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và các chỉ đạo của Hội Sở chính,SGD đã tập trung vốn vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao,phục vụ nhu cầu thiết yếu như lĩnh vực xăng dầu, nông nghiệp nông thôn, cho vayxuất khẩu, hạn chế đầu tư vốn vào lĩnh vực phi sản xuất; phân loại khách hàng dựatrên tiêu chí xếp hạng tín nhiệm của khách hàng, từ đó đưa ra biện pháp tăng, giảmdư nợ cho phù hợp, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng và theo đúng lộ trìnhtăng trưởng tín dụng SGD đã phát triển thêm một số khách hàng mới như công tythiết bị công nghiệp nặng MICO, Viện dầu khí, cty Nettra… Đồng thời, SGD đã kýhợp đồng tín dụng tổng thể và cung cấp dịch vụ cho cty viễn thông VMS nên đã làmtăng doanh số cho vay và tài trợ thương mại của SGD
Dư nợ cho vay thể nhân chiếm 8,69% tổng dư nợ của SGD do trong 2 quýđầu năm 2008, thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN và NH TMCPNT TW và để đạt được dư nợ theo đúng lộ trình, SGD đã thực hiện chọn lọc kháchhàng cho vay theo đó tập trung vào các khách hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả,đồng thời tập trung thu nợ đối với các khoản nợ không đủ tiêu chuẩn của kháchhàng thể nhân nên dư nợ đối tượng này giảm đáng kể Đến cuối năm, hoạt động tín
Trang 11dụng đó cú thể nới rộng hơn thỡ lói suất cho vay hiện vẫn ở mức cao và cú xu hướnggiảm, đồng thời tỡnh hỡnh kinh tế khú khăn nờn việc tăng dư nợ với đối tượng khỏchhàng này tăng khụng đỏng kể.
Bảng 2: Tỡnh hỡnh hoạt động cho vay giai đoạn 31/12/2007-31/12/2008
Đơn vị: tỷ đồng, triệu USD
( Nguồn: Bỏo cỏo tài chớnh của SGD năm 2008)
Bảng 3: Chi tiết dư nợ quy VND theo phũng nghiệp vụ:
Đơn vị: tỷ đồng
Phũng31/12/200831/12/2007So với 31/12/2007 Tuyệt đốiTơng đối (%)
Trang 12b, Tiền gửi tại NHTMCP NT TW
Đến 31/12/2008, số dư tiền gửi của SGD tại NHNT TƯ bằng VND là23.718,23 tỷ VND và bằng ngoại tệ quy USD là 700,26 tr.USD chiếm 87,9% và75,87% tổng nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ quy USD của SGD SGD vẫn thựchiện vay NHTMCP NT TW một số ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán củakhách hàng.
1.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch
Năm 2008 cũng là một năm đặc biệt khó khăn của Ngân hàng TMCP Ngoạithương VN nói chung và Sở Giao dịch nói riêng Tỷ giá, lãi suất liên tục biến độngphức tạp và khó dự báo Các ngân hàng TMCP có lãi suất huy động cao hơn rấtnhiều so với lãi suất huy động của NHNT nên đã thu hút một lượng vốn lớn từkhách hàng là dân cư của SGD dẫn đến tiền gửi khách hàng cá nhân giảm mạnh.Chính sách thắt chặt tín dụng đã hạn chế việc tăng dư nợ tại SGD, tuy cuối năm cóđược nới lỏng nhưng rất khó giải ngân được vốn vay do lãi suất cho vay còn caohơn mức thông thường, các doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạtđộng kinh doanh và chưa thể mở rộng đối tượng khách hàng trong thời gian ngắnsau một thời gian dài hạn chế tín dụng Nên đã giải thích được phần nào đó lợinhuận trước thuế của Sở giao dịch giảm trong năm 2008.
Trang 13Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giai đoạn 2007-2008
Đơn vị : tỷ VND
+/- so với năm trớc Tuyệt
đốiTơng đối (%)
2 Thu về kinh doanh ngoại Tử 518.41 174.12 344.29 197.743 Thu dịch vụ ngân hàng 171.38 152.19 19.19 12.614 Thu lãi tiền gửi tại TW 2,736.84 1,973.44 763.40 38.68
1 Trả lãi tiền gửi khách hàng 2,400.94 1,517.76 883.17 58.19
3 Chi kinh doanh ngoại tệ 366.92 90.49 276.43 305.48
5 Chi quản lý VP và đào tạo 17.76 10.76 7.01 65.13
55.81
( Nguồn: Bỏo cỏo tài chớnh của SGD năm 2008)Năm 2008, lợi nhuận trước thuế của SGD đạt 326,15 tỷ VND giảm 223,67tỷ VND (40,68%) so với năm 2007 Trong đú, tổng doanh thu và chi phớ đều tăngtương ứng là 1.281,23 tỷ VND (48,65%) và 1.449,08 tỷ VND (69,55%) Trong năm2008, SGD điều chỉnh giảm lợi nhuận theo biờn bản kiểm toỏn năm 2007 là 55,813tỷ VND
1.2: Thực trạng cụng tỏc thẩm định dự ỏn vay vốn tại Sở giao dịch Ngõn hàngTMCP Ngoại Thương- Việt Nam
1.2.1: Tổng quan về cỏc dự ỏn vay vốn của SGD trong thời gian gần đõy
* Đặc điểm của những dự ỏn vay vốn tại SGD liờn quan đến cụng tỏcthẩm định
Trang 14Qua nghiên cứu các dự án vay vốn tại SGD thì chủ đầu tư vay vốn đều làdoanh nghiệp nhỏ và vừa Vì vậy, nó có những đặc điểm cơ bản như sau:
-Các dự án thường vay với quy mô vốn vay nhỏ, đặc điểm kỹ thuật ít phức tạp nênviệc thẩm định thuận lợi hơn Các khoản vay thường được dùng để đầu tư vào cáclĩnh vực có độ rủi ro thấp, độ an toàn khá cao.
-Các chủ đầu tư có khả năng nhanh chóng tìm ra, đáp ứng thu lợi nhuận từ nhữngphân khúc thị trường nhỏ lẻ có tính khu vực, địa phương và đồng thời và đồng thờicũng dễ dàng rút khỏi thị trường đó khi thấy nhu cầu giảm Bộ máy quản lý liên quađến các dự án gọn nhẹ, năng động, cơ sở vật chất kỹ thuật không lớn nên linh hoạt,dễ dàng thay đổi để bắt kịp với những thay đổi của nhu cầu thị trường, và sự thayđổi liên tục của khoa học công nghệ.
Đặc điểm này đòi hỏi khi thẩm định cần phải xem xét đến năng lực của chủđầu tư, loại hình kinh doanh liên quan đến dự án vay vốn.
- Hầu hết các dự án vay vốn đều ở các doanh nghiệp có nguồn vốn hình thànhdoanh nghiệp tương đối nhỏ, vốn chủ sở hữu thấp Điều này làm hạn chế khả nănghoạt động vốn các doanh nghiệp vay vốn thường là mới hình thành chưa có uy tínnên giá trị đảm bảo thấp và dựa chủ yếu vào tài sản của cá nhân chủ doanh nghiệpnên khả năng vay vốn chỉ rất nhỏ so với nhu cầu của dự án Mặt khác do hạn chế vềquy mô nhỏ, chi phí cao, kiểu dáng sản phẩm đơn điệu, chất lượng sản phẩm thấpnên giảm hiệu quả kinh doanh, các chỉ tiêu hiệu quả của doanh nghiệp cũng thấp.Do đó, ảnh hưởng đến dòng tiền và khả năng trả nợ trong tương lai của dự án Vìvậy, khi thẩm định cần rất quan tâm đến các chỉ tiêu hiệu quả, đánh giá khả năng trảnợ của dự án.
- Các dự án được thực hiện trong điều kiện máy móc, thiết bị thường lạc hậu.Các doanh nghiệp thì yếu kém trong việc tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợkinh doanh, nguồn nhân lực để huy động cho các dự án thương chất lượng thấp,năng lực về trình độ chuyên môn tin học, ngoại ngữ của giám đốc, đội ngũ quản lýdoanh nghiệp, dự án còn kém.
Các dự án thường được tiến hành theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lýdự án Vì vậy, sự thành công của các dự án phụ thuộc vào rất nhiều vào các thànhphần chủ chốt của doanh nghiệp Điều này cho thấy những đòi hỏi cần thẩm địnhnăng lực chủ đầu tư, ngăng lực chủ thực hiện dự án vay vốn.
Trang 15Các dự án khi vay vốn là chủ đầu tư thường không có khả năng xây dựng dựán hoặc xác định dự án có chất lượng kém Điều này đòi hỏi các cán bộ thẩm địnhcần xem xét đánh giá lại hồ sơ dự án để từ đó cho vay đúng.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua cũng tồn tại một loại hình dư án vay vốn đầutư vào lĩnh vực bất động sản hoặc mua sắm máy móc thiết bị Thì những dự án nàydòi hỏi vốn tương đối lớn, thời gian thực hiện dự án dài, chịu tác động của các cơchế chính sách và pháp luật liên quan tiềm ẩn những rủ ro Đây là những đặc điểmkhi thẩm định dự án loại hình này các cán bộ thẩm định phải đặc biệt quan tâm.
1.2.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại SGD1.2.2.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư
- Lưu đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư:
Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình thẩm định.
Kháchhàngnộp hồsơ vayvốn
Cán bộthẩmđịnhtiếpnhận hồsơ
Kiểm traxem xéttính đầyđủ vàhợp lệcủa hồ sơ
Lập tờtrìnhthẩmđịnh
Hoàn tấthồ sơ vàgiảingânYêu cần bổ sung
Ban tín dụng hoặchội đồng tín dụng ra
quyết định cho vay
Trưởng phòng tíndụng đánh giá lạixem xét hồ sơ đề suất
Khách hàng nộphồ sơ vay vốnđã sửa đổi
Chưa đầy đủ hợp lệ
Đã bổ sung
Diễn dải quy trình:
SGD nói riêng và toàn hệ thống Vietcombank nói chung đã ban hành quytrình nghiệp vụ tín dụng riêng, áp dụng trong toàn hệ thống trong đó quy định cụ thểquy trình thẩm định Quy trình này bao gồm các bước được tiến hành tuần tự nhưsau:
Trang 16 Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn.
Các cán bộ phòng đầu tư dự án của Vietcombank tiếp xúc trực tiếp hoặc giántiếp với khách hàng Trao đổi với khách hàng để nắm được các thông tin của kháchhàng về lĩnh vực hoạt động, sản xuất kinh doanh, tư cách pháp lý, tổ chức hoạt độngtrong thời gian qua( thuận lợi, khó khăn), nội dung phương án kinh doanh, trình độhọc vấn, nghề nghiệp, quá trình công tác, quan hệ gia đình, nhu cầu vay vốn là baonhiêu, dự kiến phương án bảo đảm tín dụng và các thông tin liên quan đền kháchhàng Sau đó cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng biết các thông tin về lãisuất cho vay, điều kiện cho vay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đang có và cácthôngn tin công khai khác về ngân hàng Nếu điều kiên của khách hàng phù hợp vớiđiều kiện của ngân hàng thì cán bộ tín dụng chuyển cho khách hàng danh mục cáchồ sơ mà khách hàng phải hoàn thiện nếu không phù hợp thì phải thông báo ngay đểkhách hàng chủ động tìm phương án khác.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ củahồ sơ Cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, hồ sơ thẩm định( đề nghịthẩm định) báo cáo tiền khả thi và báo cáo khả thi Báo cáo khả thi được coi là hợplý khi được chủ đầu tư thụ lý theo yêu cầu thông tư số
Bước 3: Thẩm định khách hàng:
- Cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định tư cách pháp lý của dự án.Việc thẩm định này bao gồm: thẩm định sự phù hợp của dự án với các quy hoạchphát triển, các văn bản pháp luật, xem xét tư cách pháp nhân của chủ đầu tư, thẩmđịnh lịch sử hình thành phát triển, uy tín của doanh nghiệp và kiểm tra thực lực tàichính, hợp lệ của hồ sơ tài chính.
- Thẩm định phương án kinh doanh, dự án đầu tư.
Sau khi tiến hành thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án đáp ứng được nhữngyêu cầu đặt ra thì cán bộ thẩm định phương án kinh doanh dự án đầu tư Quá trìnhthẩm định tiến hành trên mọi phương diện: thị trường, kĩ thuật, tổ chức quản lý thựchiện dự án, khả năng tài chính của dự án và các chỉ tiêu kinh tế xã hội của dự án.Phòng ngân quỹ có nhiệm vụ thẩm định và đánh giá các tài sản cầm cố đảm bảo chokhoản vay Trong quá trình thẩm định các cán bộ có thể đến tận nơi tìm hiểu thựctrạng khách hàng, hỏi ý kiến các đơn vị có liên quan và các trung tâm thông tin vềtình hình tài chính, tư cách pháp lý, tình hình vay nợ của chủ đầu tư.
Bước 4: Quyết định của người có thẩm quyền: Cán bộ thẩm định lập tờtrình thẩm định khách hàng, ghi rõ ngày nhận hồ sơ lần đầu và ngày nhận đủ hồ sơ,
Trang 17chuyển trưởng phòng tín dụng ký duyệt, nhân viên thẩm định tài sản bảo đảm lậpbáo cáo thẩm định tài sản, chuyển trưởng phòng thẩm định tài sản ký duyệt Cán bộtín dụng nhận lại báo cáo thẩm định, biên bản định giá từ nhân viên thẩm định tàisản, tập hợp bộ hồ sơ trình Ban tín dụng, Hội đồng tín dụng( trong vòng từ 2 đến 5ngày từ khi nhận tài sản bảo đảm) Ngay sau khi Ban tín dụng, hội đồng tín dụngduyệt hồ sơ, cán bộ thẩm định báo cáo trưởng phòng nội dung chỉ đạo hoặc sửachữa nội dung duyệt vay Sau đó, lập thông báo cho khách hàng về việc cho vay haykhông nếu đồng ý sẽ cấp tín dụng cho dự án và sẽ thực hiện giải ngân theo sự thỏathuận của hai bên Định kì sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn vay của chủ đầu tư, thỏathuận của hai bên Định kì cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn vay của chủđầu tư, giám sát tiến trình tiến hành dự án để đảm bảo khả năng thanh toán của dựán.
1.2.2.2 Tổ chức triển khai thực hiện công tác thẩm định
a, Thu thập tài liệu, thông tin cần thiết
1 Hồ sơ đơn vị
- Tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân vay vốn: Quyết định thành lập,Giấy phép thành lập, Giấy phép kinh doanh, Quyết định bổ nhiệm ban giám đốc, kếtoán trưởng, Biên bản bầu hội đồng quản trị, Điều lệ hoạt động.
- Tài liệu báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh như:+ Bảng cân đối tài sản.
+ Báo cáo kết quả kinh doanh.+ Giấy đề nghị vay vốn.b/Hồ sơ dự án:
- Kết quả nghiên cứu các bước: Nghiên cứu cơ hội, nghiên cứu tiền khả thi.- Các luận chứng kinh tế kỹ thuật được phê duyệt.
- Các hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng đầu vào đầu ra.
- Giấy tờ quyết định cấp đất, thuê đất, sử dụng đất, giấy phép xây dựng cơbản.
2 Các tài liệu thông tin tham khảo khác
- Các tài liệu nói về chủ trương chính sách, phương hướng phát triển kinh xã hội.
tế Các văn bản pháp luật liên quan: Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam,luật đầu tư trong nước, luật thuế, chính sách xuất nhập khẩu
- Các tài liệu thống kê của tổng cục thống kê.
Trang 18- Các tài liệu thông tin và phân tích thị trường trong và ngoài nước do cáctrung tâm nghiên cứu về thị trường trong và ngoài nước cung cấp Thông tin, tài liệucủa các Bộ, vụ, ngành khác.
- Các ý kiến tham gia của cơ quan chuyên môn, các chuyên gia, các tài liệughi chép qua các đợt tiếp xúc, phỏng vấn chủ đầu tư, các đốc công, khách hàng 3 Xử lý - phân tích - đánh giá thông tin
Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu, thông tin cần thiết, ngân hàng tiến hànhsắp xếp, đánh giá các thông tin, từ đó xử lý và phân tích thông tin một cách chínhxác, nhanh chóng kịp thời nhằm phục vụ tốt cho công tác thẩm định dự án.
4 Lập tờ trình thẩm định dự án đầu tư
Tuỳ theo tính chất và quy mô của dự án, cán bộ thẩm định sẽ viết tờ trìnhthẩm định dự án đầu tư ở các mức độ chi tiết cụ thể khác nhau Tờ trình thẩm địnhcần thể hiện một số vấn đề sau:
- Về doanh nghiệp: Tính hợp lý, hợp pháp, tình hình sản xuất kinh doanh và
các vấn đề khác.
- Về dự án: Cần tóm tắt được dự án.
- Kết quả thẩm định: Thẩm định được một số vấn đề về khách hàng như
năng lực pháp lý, tính cách và uy tín, năng lực tài chính, phương án vay vốn và khảnăng trả nợ, đánh giá các đảm bảo tiền vay của khách hàng Về dự án cần thẩm địnhđược tính khả thi của dự án.
- Kết luận: Các ý kiến tổng quát và những ý kiến đề xuất và phương hướng
giải quyết các vấn đề của dự án.
Yêu cầu đặt ra với tờ trình thẩm định là phải chính xác, đầy đủ, rõ ràng đểlãnh đạo ngân hàng ra quyết định về việc cho vay hay không cho vay và phải cóthông báo kịp thời cho khách hàng.
Trang 191.2.2.3 Nội dung thẩm định dự án đầu tư của các doanh nghiệp tại SGD ngânhàng Ngoại Thương
Thẩm định năng lực khách hàng vay vốn
1 Đánh giá năng lực hồ sơ pháp lý của khách hàng
Việc thẩm định này hết sức quan trọng Nó là điều kiện đầu tiên để có thể xemxét dự án Vì nếu việc thẩm định này không cẩn thận có thể dẫn đến hợp đồng vôhiệu, gây thiệt hại cho SGD Đối với khách hàng khác nhau thì nội dung của việcthẩm định này cũng khác nhau.
Đối với khách hàng là các doanh nghiệp thì cần phải có các loại giấy tờ sau:- Quyết định thành lập doanh nghiệp
- Giấy đăng ký kinh doanh- Điều lệ công ty
- Người đại diện chính thức, địa chỉ liên hệ- Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp
- Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc,kế toán trưởng,,,
- Nghị quyết đại hội đồng cổ đông đối với dự án đầu tư xin vay vốn- Giấy chứng nhận đăng ký thuế
Kết luận: Ở giai đoạn này sẽ kết luận được chủ đầu tư có đủ năng lực pháp
luật và năng lực hành vi dân sự để vay vốn của Ngân hàng hay không.
2 Thẩm định năng lực kinh doanh của khách hàng
Năng lực kinh doanh của khách hàng được thể hiện ở các khía cạnh như sau:- Sự hợp lý trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
- Năng lực của chủ đầu tư, của cán bộ quản lý.- Kinh nghiệm kinh doanh
- Quy mô, vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường - Phân tích đánh giá triển vọng trong thời gian tới.
Các yếu tố này chỉ có thể định tính được Nó đóng vai trò rất quan trọng trongviệc quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.
3 Thẩm định về tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh hiện tại củachủ đầu tư: (Lưu ý: Phần này cần phân tích sâu trong trường hợp đơn vị đã vàđang hoạt động
Trong trường hợp Chủ đầu tư là một pháp nhân mới, cần tiến hành đánhgiá năng lực tài chính của các thành viên sáng lập, khả năng góp vốn theo tỷ lệ Nếupháp nhân mới có Công ty mẹ hoặc các sáng lập viên là chủ sở hữu các công ty
Trang 20khác thì nên thu thập thông tin để phân tích những điểm quan trọng trong hoạt
động và tình hình tài chính của Công ty mẹ hoặc các công ty có liên quan đó.
- Chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng Khách hàng theo quy định: Ápdụng đối với Doanh nghiệp đã và đang hoạt động.
- Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị: Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của đơn vị
Trên cơ sở Hệ thống báo cáo tài chính của đơn vị (Bảng Cân đối kế toán, Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minhbáo cáo tài chính), cán bộ thẩm định cần tính toán và đưa ra các nhận xét về các chỉ
tiêu tài chính chủ yếu của đơn vị.
Có 04 nhóm các chỉ tiêu, hệ số tài chính chủ yếu sau:
+ Các chỉ tiêu về mức độ tăng trưởng và khả năng sinh lời
{(Vốn chủ sở hữu năm 2 – Vốn chủ sở hữu năm 1)/Vốn chủ sở hữu năm 1}*100%
4 Tăng trưởng lợi nhuậnhoạt động kinh doanh
{(Lợi nhuận HDKD năm 2 - Lợi nhuận HDKD năm 1)/ Lợi nhuận HDKD năm 1}*100%5 Tăng trưởng lợi nhuận
{Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản }*100%
8 Lợi nhuận sau
thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE)
{Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu }*100%
9 Chi phí quản lý và bánhàng/Doanh thu
{Chi phí quản lý và bán hàng/Doanh thu}*100%10 Giá trị phải thu/Doanh
Trang 212 Hệ số nợ Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản3 Hệ số tài sản cố định/
Tổng tài sản
Tổng Tài sản cố định/Tổng tài sản4 Hệ số EBITDA/ Chi
phí lãi phải trả
(Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay + Khấu hao tài sản hữu hình và vô hình))/Lãi vay phải trả5 Hệ số về cân đối kỳ
hạn tài sản, nguồn vốn
(Nợ Dài hạn + Vốn chủ sở hữu)/ Tài sản dài hạn
+ Các hệ số khả năng thanh toán
1 Hệ số thanh toán hiện hành
Tổng tài sản ngắn hạn/ Tổng nợ ngắn hạn2 Hệ số thanh toán
(Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/ Tổng nợ ngắn hạn
3 Hệ số thanh toán tứcthời
Tổng tiền và tài sản có thể chuyển nhanh thành tiền/ Tổng nợ ngắn hạn
+ Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động
360*(Các khoản phải trả ngắn hạn từ hoạt động kinhdoanh trung bình#/Doanh thu)
3 Số ngày hàng tồn kho trung bình
360*(Hàng tồn kho trung bình#/Giá vốn hàng bán)4 Vòng quay Tổng tài
Doanh thu thuần/ Tổng tài sản trung bình#
5 Vòng quay Tài sản lưu động
Doanh thu thuần/ Tài sản ngắn hạn trung bình#
Trang 22(#) nên tính các giá trị trung bình cho khoản phải thu, phải trả, Tổng tài sản, vì đó là các chỉ tiêu thời điểm, còn doanh thu và giá vốn hàng bán là các chỉ tiêuthời kỳ Cách tính trung bình sẽ giúp phản ánh chính xác hơn hoạt động của đơnvị.
Nhận xét về các chỉ tiêu tài chính chủ yếu: Việc phân tích tình hình tài chính
của đơn vị trên cơ sở các chỉ tiêu, hệ số tài chính là rất quan trọng trong xác địnhnăng lực tài chính của đơn vị, là một trong những cơ sở để đưa ra quyết định chovay Để đánh giá ý nghĩa của các chỉ tiêu, hệ số trên, cần phải căn cứ vào đặc thùngành nghề mà đơn vị đang hoạt động Cán bộ thẩm định có thể tham khảo cáchthức cho điểm trong Hệ thống tính điểm tín dụng nội bộ của NHNT VN để xác địnhmức độ phù hợp của các chỉ tiêu tài chính Nếu có thể thu thập có thông tin tài chínhcủa các đơn vị cùng ngành thì việc so sánh phân tích tài chính của Chủ đầu tư sẽ cócơ sở hơn.
Lưu ý: Do đặc thù của các Dự án khác nhau (ngành nghề, điều kiện hình
thành dự án, Chủ đầu tư,…), việc lựa chọn các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của đơn vịđể phân tích cần được linh hoạt, không nhất thiết phải tính toàn bộ các chỉ tiêutrên.
Các chỉ tiêu về tăng trưởng là các chỉ tiêu tương đối, do vậy khi phân tích cầnlưu ý tới cả giá trị tuyệt đối để có được những nhận định chính xác hơn về tình hìnhtài chính của đơn vị.
Việc phân tích các chỉ tiêu tài chính sẽ có độ tin cậy cao hơn nếu số liệu Báocáo tài chính của đơn vị đã được một đơn vị kiểm toán độc lập có uy tín xác nhận.
Phân tích tình hình vốn, tài sản, công nợ và quan hệ với các tổ chức tíndụng:
Số liệu trong phần này cần được cập nhật ở thời điểm gần nhất có thể.
Trang 23Tổ chứctín dụng
Vay ngắn hạnVay trung dài
tin về lịch sử quá hạn, gia hạn nếu có tại các Tổ chức tín dụng2.
Cán bộ thẩm định cần hỏi thông tin CIC và tìm hiểu các nguồn thông tinkhác (nếu có) về tình hình vay nợ của đơn vị, kiểm tra xem đơn vị có nợ quá hạnhay đã từng có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng chưa? Trong trường hợp có nợquá hạn hoặc đã từng có nợ quá hạn thì cần tìm hiểu chính xác mức độ quá hạn (tạitổ chức tín dụng nào, số tiền, thời gian, số lần,…) và nguyên nhân dẫn đến nợ quáhạn Nếu có thông tin về các trường hợp gia hạn nợ cũng cần được lưu ý tìm hiểu.
+ Tình hình công, nợ hiện tại:
1 Xem xét đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của DADT
Trong nội dung này cán bộ thẩm định tiến hành đánh giá và thẩm định các nộidung sau: tính đầy đủ của hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của chủ đầu tư, mục tiêu củachủ đầu tư, quy mô đầu tư và sự cần thiết phải đầu tư, đánh giá khái quát các nội
Trang 24dung của dự án Kết luận của giai đoạn này là dự án đã có đầy đủ các yêu cầu chothẩm định chi tiết chưa Nếu đầy đủ thì cán bộ thẩm định mới tiến hành thẩm địnhchi tiết Nội dung cần thẩm định cụ thể như sau:
- Tên Dự án:- Địa điểm đầu tư:
- Sản phẩm mà Dự án cung cấp:- Công suất thiết kế:
- Mục tiêu đầu tư: Đầu tư mới, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, đầu tư mởrộng nâng công suất, …
- Đơn vị thực hiện quản lý Dự án: Chủ đầu tư trực tiếp hay giao cho đơn vịthành viên thực hiện quản lý Dự án.
- Tổng mức đầu tư Dự án:… (có VAT hay không có VAT)- Nguồn vốn của Dự án
- Liệt kê các hồ sơ.
- Nhận xét: căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật, của NHNN và của
NHNT VN, cần xác định xem hồ sơ pháp lý của Dự án đã đầy đủ, hợp lệchưa? Cần bổ sung thêm những hồ sơ gì?
Trong phần này cần lưu ý các điểm sau đây:
Dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chưa? (cần xác định xem mứcđầu tư Dự án thuộc nhóm nào, thuộc cấp nào phê duyệt, ngành nghề/ địa bàn mà Dựán đầu tư có quy định đặc biệt nào về việc cấp phép đầu tư).
Trang 25Các thủ tục liên quan đến quá trình xây dựng Dự án đã được phê duyệt đầyđủ chưa: chứng chỉ quy hoạch, giấy phép xây dựng, ý kiến của cơ quan phòng cháychữa cháy, cơ quan môi trường,…
Các thủ tục về đất đai của Dự án đã triển khai đến giai đoạn nào? (xem xéthồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư, Hợp đồng thuê đất, Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất,…).
Về cơ bản, kế hoạch đấu thầu và việc triển khai mua sắm thiết bị, chọn nhàthầu xây lắp hay tổng thầu EPC đã tuân thủ quy chế đấu thầu hiện hành?
Hồ sơ vay vốn cần đầy đủ theo quy chế cho vay hiện hành của NHNT VN:đơn xin vay vốn, báo cáo tài chính các năm, các hợp đồng/giấy tờ chứng minh nănglực hoạt động kinh doanh của đơn vị (nếu có), hồ sơ đảm bảo tiền vay,…Đặc biệt,cần nghiên cứu kỹ điều lệ hoạt động của đơn vị để xác định cấp có thẩm quyền phêduyệt đối với việc vay vốn và thế chấp tài sản.
3 Xem xét đánh giá kế hoạch, tiến độ triển khai Dự án
- Tóm tắt kế hoạch triển khai dự án của đơn vị: nêu những mốc quan trong củadự án như: thời gian thực hiện giải phóng mặt bằng, thời gian xây dựng, thời gianlắp đặt thiết bị, thời gian huấn luyện nhân viên, thời gian chạy thử, thời gian chínhthức đi vào hoạt động,…
- Báo cáo về tiến độ triển khai Dự án, những điểm đang vướng mắc và khảnăng triển khai đúng như kế hoạch đã đề ra?
4 Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào của Dự án
- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho Dự án:
Các loại nguyên vật liệu chính, các loại nguyên liệu phụ: xác định nguồncung cấp trong nước hay ngoài nước.
Nếu nguồn cung cấp nguyên liệu từ trong nước: vị trí xa hay gần nơi xâydựng dự án, điều kiện giao thông, phương thức vận chuyển, giá cả mua nguyên vậtliệu có ổn định lâu dài không, quy luật biến động của giá cả nguyên vật liệu Cầnchú ý tới tính thời vụ, nếu trái vụ thì dùng nguyên vật liệu ở đâu thay thế, chênhlệch chi phí bao nhiêu Khả năng, khối lượng khai thác có thoả mãn tối đa công suấtthiết bị không, trữ lượng dùng cho dự án trong bao nhiêu năm;
Nếu nhập khẩu: nhập của thị trường nào, giá cả nguyên liệu có ổn địnhkhông, khả năng tiếp nhận, vận chuyển nguyên liệu có đáp ứng nhu cầu sản xuất -đặc biệt cần lưu ý đối với các dự án lớn;
Có những yêu cầu đặc biệt nào về chất lượng nguyên liệu không? khả năngđáp ứng về mặt chất lượng của các nhà cung cấp trong nước và ngoài nước;
Trang 26Yêu cầu dự trữ nguyên vật liệu.
- Nguồn cung cấp điện, nước, nhiên liệu:
Hiện trạng cung cấp điện, nước, nhiên liệu của địa phương (đủ, thừa, thiếu),nguồn cung cấp có ổn định không? việc cung cấp đến mặt bằng nhà máy/đơn vị cókhó khăn không?
Các giải pháp về nguồn cung cấp điện, cấp nước,thoát nước, nhiên liệu đểđảm bảo phát huy tối đa công suất thiết bị và ổn định lâu dài Cần xác định xem vớiđặc thù sản xuất của Dự án thì nhu cầu về điện hay nước hay nhiên liệu là lớn vàquan trọng nhất, đơn vị đã có phương án hữu hiệu về nguồn cung cấp yếu tố đầuvào đó.
- Nguồn cung cấp lao động:
Nhu cầu lao động cho dự án mới: cả số lượng và chất lượng.
Sử dụng lao động hiện có hay tuyển mới, giải quyết lao động dư thừa.Trình độ lao động địa phương (trình độ văn hoá, ngành nghề truyềnthống ), khả năng thu hút lao động từ địa phương sở tại và các địa phương khác,công tác tuyển dụng, tổ chức đào tạo như thế nào?
Đối với những Dự án đòi hỏi phải có đội ngũ lao động lành nghề, nhiềukinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao thì cần phải có kế hoạch hợp lý về phươngán đào tạo nhân lực (trong và ngoài nước), thu hút nhân lực có trình độ từ các đơnvị khác cùng ngành, thuê chuyên gia, thuê nhà quản lý chuyên nghiệp.
Tình hình thu nhập bình quân của công nhân tại địa phương, thu nhập bìnhquân của nhân dân sở tại, thu nhập bình quân của ngành nghề, tốc độ phát triển thunhập trong một số năm gần đây để tính toán chi phí đưa vào dự án cho phù hợp.
- Ngoài ra còn xem xét, kiểm tra, phân tích các yếu tố đầu vào khác của sảnxuất như nguồn cung cấp bao bì, phụ tùng thay thế,
5 Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của Dự án
Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án là khâu hết sức quan trọng,ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của Dự án Do vậy, cần thẩm định chặt chẽ,khoa học, tránh suy luận chủ quan Quá trình đánh giá thị trường tiêu thụ sảnphẩm phụ thuộc vào lượng thông tin thu thập được cũng như độ chính xác củathông tin Tuỳ theo trường hợp và điều kiện cụ thể, cán bộ thẩm định nên có nhữngđánh giá về thị trường trên những mặt sau:
Trang 27- Nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai:
Xác định thói quen, tập quán tiêu dùng, xác định thị trường trọng tâm,đối tượng khách hàng mục tiêu.
Thị trường trong nước: lưu ý về tính chất mùa, thời vụ tiêu thụ, đặcđiểm tiêu thụ theo vùng miền,…
Thị trường xuất khẩu: thị trường xuất khẩu chủ yếu và các đặc tính củathị trường (Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, các nước NICs, các nước đang pháttriển, ) Đặc biệt cần lưu ý đến khả năng bị áp thuế bán phá giá của các thị trườngxuất khẩu chính.
Phân tích về các sản phẩm thay thế trên thị trường (nếu có).
Thông qua tham khảo số liệu thống kê của các cơ quan hữu quan có liênquan như Bộ Thương Mại, Tổng Cục Thống kê, các Bộ quản lý ngành liên quan,các cơ quan chuyên ngành địa phương, thông tin trên báo chí, đài phát thanh, truyềnhình, internet,… để xác định tổng nhu cầu thị trường trong nước hiện tại (trong đókhối lượng nhập khẩu - nếu có), tổng khối lượng xuất khẩu hiện tại và dự báo trongtương lai.
Việc xác định nhu cầu thị trường trong tương lai là một công việc khóvà thường có sai số nhất định Thông thường, nhận định về thị trường trong tươnglai cần dựa vào các số liệu như: sản lượng tiêu thụ năm trước, tốc độ tăng trưởngnhu cầu bình quân trong 3-5 năm gần đây, mức thu nhập bình quân đầu người củatừng vùng thị trường tiêu thụ, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người, tình
hình tiêu thụ sản phẩm trên thế giới (đối với hàng xuất khẩu) Đồng thời, có thể so
sánh mức tiêu thụ tại Việt Nam so với các nước khác trong khu vực và nhận định vềxu hướng thay đổi thói quen, tập quán tiêu dùng tại Việt Nam và trên thế giới.
- Nguồn cung của thị trường hiện tại và tương lai Xác định các nguồn cung cấp hiện nay:
Nguồn cung cấp trong nước: Công suất, sản lượng các nhà máy hiện có (kểcả các sản phẩm thay thế hoặc sản phẩm tương tự), Khả năng tự cung cấp trong dân(nếu có)
Nguồn nhập khẩu: Nhập khẩu chính ngạch, nhập khẩu tiểu ngạch, nhập lậu Xác định nguồn cung cấp trong tương lai:
Nguồn cung cấp trong nước: Các đơn vị hiện đang sản xuất và khả năng sẽmở rộng công suất, Các đơn vị đang và sẽ được đầu tư mới (kể cả các liên doanh,khu công nghiệp, chế xuất )
Trang 28Nguồn nhập khẩu: ước tính mức nhập khẩu (căn cứ vào tốc độ tăng trưởngbình quân hàng năm)
- So sánh cung cầu và dự báo triển vọng: căn cứ vào số liệu hiện tại và dự báovề cung cầu, xác định triển vọng tiêu thụ đối với thị trường sản phẩm của Dự án,nhận diện các đối thủ cạnh tranh chính.
- Đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm của Dự án: Việc xác định những
lợi thế so sánh của sản phẩm của Dự án là rất quan trọng trong quá trình thẩm định. So sánh sản phẩm của Dự án với sản phẩm của các Dự án tương tự: xácđịnh lợi thế về công nghệ, về chất lượng, về giá thành, về cự ly tới địa bàn tiêu thụ,về danh tiếng đã xây dựng được từ trước đến nay, về trình độ quản lý,…
So sánh sản phẩm của Dự án với các sản phẩm nhập ngoại cùng loại:việc phân tích này là rất cần thiết trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, khu vựctự do mậu dich AFTA,…
Đánh giá tiềm năng xuất khẩu sản phẩm của Dự án thông qua so sánhkhả năng cạnh tranh với sản phẩm của các nước cung cấp khác trên thế giới.
Phân tích về tính hợp lý trong việc xác định thị trường mục tiêu củaDự án, các phương án tiếp thị, quảng bá nhằm tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm củaDự án.
6 Thẩm định khía cạnh tài chính và khả năng trả nợ của Dự án
-Các yếu tố đầu vào trong việc tính hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của
Dự án
Xác định công suất của Dự án
Công suất thiết kế: Là công suất mà dự án có thể thực hiện được trong điều
kiện bình thường, theo thiết kế chuẩn: Máy móc thiết bị hoạt động theo đúng quitrình công nghệ, không bị gián đoạn vì những lý do không được dự tính trước nhưhỏng hóc đột xuất, cúp điện ; các yếu tố đầu vào được đảm bảo đầy đủ, liên tục;…
Công suất hoạt động dự kiến:
Công suất hoạt động thực tế của thiết bị trong những năm đầu sản xuất thườngchưa đạt ngay công suất thiết kế do năng lực điều hành, tổ chức sản xuất, sự chưa thành thục của người lao động, do nhu cầu thị trường, do khả năng gia nhập thị trường của sản phẩm mới, do nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu chưa ổn định,
Tuỳ theo tính chất của từng ngành nghề và đặc điểm của thị trường, tham khảosố liệu của các đơn vị cùng ngành, cán bộ thẩm định có thể giả định công suất thực hiện hàng năm một cách phù hợp để tính toán hiệu quả Dự án.
Xác định giá bán và doanh thu dự kiến
Trang 29Xác định giá bán:
Sản phẩm sản xuất ra bán theo phương thức gì? Bán buôn hay bán lẻ? Giá bán hiện tại là bao nhiêu? So sánh với giá bán các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường Xu hướng biến động giá cả trong tương lai là thuận lợi hay bất lợi?
Để có thể đánh giá được chính xác khả năng biến động của giá cả, cần thu thậpvà phân tích các số liệu thống kê về giá cả của sản phẩm trong các năm trước đó, kết hợp với việc tham khảo các số liệu về cung/cầu sản phẩm trên thị trường quốc tếvà trong nước, xác định qui luật biến động của giá cả để ước tính cho tương lai.
Giá bán sản phẩm cao hay thấp gắn liền với chất lượng sản phẩm, uy tín, tên, nhãn, mác của sản phẩm Kinh nghiệm cho thấy các sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu thường có lợi thế về giá cả và khả năng tiêu thụ.
Giá bán qua các năm có thể áp dụng tính trượt giá ở mức độ nhất định (lưu ý:
cần nhất quán trong tính toán, nếu tính trượt giá cho sản phẩm đầu ra thì khi giả định yếu tố đầu vào cũng cần xác định mức độ trượt giá phù hợp và ngược lại).
Xác định doanh thu dự kiến:
Doanh thu dự kiến = Giá bán dự kiến x Khối lượng sản phẩm tiêu thụ dự kiến
(xác định dựa vào Công suất hoạt động dự kiến có tính tới thay đổi trong Thành phẩm tồn kho).
Xác định các chi phí đầu vào
Chi phí biến đổi: Thông thường các chi phí này thay đổi tỷ lệ thuận với khối
lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ Mặc dù vậy, các chi phí này không nhất thiếtluôn tăng giảm theo cùng một tốc độ với mức tăng giảm của sản lượng sản xuất.
Các chi phí biến đổi bao gồm: Nguyên vật liệu chính; Nguyên vật liệu phụ;Nhiên liệu, điện, nước; Bao bì đóng gói; Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất;Phụ tùng thay thế, vật rẻ tiền mau hỏng; Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí tiếpthị, quảng cáo;
Chi phí cố định: Là những chi phí không thay đổi theo sự biến đổi theo sự
biến đổi của sản lượng sản xuất và tiêu thụ.
Thuộc về chi phí cố định bao gồm những khoản mục chi phí sau: Khấu hao tàisản cố định; Chi phí bảo trì, sửa chữa máy móc định kỳ; Chi phí thuê mướn đất đai,nhà xưởng; Chi phí quản lý xí nghiệp; Phí bảo hiểm tài sản cố định và kho nguyênvật liệu, thành phẩm; Lương công nhân (trường hợp không sản xuất công ty vẫnphải trả lương tối thiểu); Chi phí quản lý; Các khoản phải trả cố định hàng năm;…
Lãi vay Ngân hàng: bao gồm lãi vay vốn lưu động và lãi vay vốn trung dài
hạn.
Trang 30Thuế: Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, và các
loại thuế khác (nếu có).
Các định mức chi phí nên tính toán trên cơ sở các quy định hiện hành của Bộ Tài chính, các định mức mà đơn vị hoặc các đơn vị khác cùng ngành đã và đang thực hiện, đặc tính tiêu hao nguyên nhiên vật liệu và sử dụng lao động của dây chuyền công nghệ mới,…
- Tính toán dòng tiền, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ củaDự án
Tính toán dòng tiền:
Trước tiên, cán bộ thẩm định cần xác định khoảng thời gian phù hợp để tính
toán dòng tiền và hiệu quả tài chính của Dự án (thông thường khoảng thời gian tínhtoán phải dài hơn thời gian vay vốn ngân hàng dự kiến, nếu tính cho cả đời Dự án theo giấy phép đầu tư thì cần lưu ý về việc tái đầu tư lại một số tài sản cố định sau một thời gian nhất định).
Căn cứ vào các yếu tố giả định về sản lượng, giá bán, chi phí, cán bộ thẩm định lập bảng tính xác định Lợi nhuận trước thuế hàng năm, thuế thu nhập hàng
năm (có tính tới các chính sách ưu đãi đầu tư), Lợi nhuận sau thuế hàng năm.
Dòng tiền thuần năm t = Lợi nhuận sau thuế năm t + Khấu hao năm t + Lãi vay năm t
Dòng tiền của Dự án bao gồm Vốn đầu tư ban đầu (giá trị âm) và Dòng tiền thuần các năm trong đời Dự án.
Tính toán các chỉ tiêu tài chính của Dự ánGiá trị hiện tại ròng (NPV- Net Present Value):
Xác định NPV của Dự án theo quan điểm Tổng đầu tư:
C1 C2 Ct
NPV = - + - + + - - P (1+i) (1+i)2 (1+i)t
Ct là Dòng tiền thuần của Dự án vào năm thứ ti là Lãi suất chiết khấu
P là tổng vốn đầu tư quy đổi về thời điểm Dự án đi vào khai thác Trường hợpvốn đầu tư kéo dài trong nhiều tháng, hoặc nhiều năm, ta phải quy đổi giá trị đầu tưvề thời điểm đưa Dự án vào khai thác theo công thức sau:
P = P1(1+i)n + P2(1+i)n-1 + + Pn(1+i)1
P1 n : Vốn đầu tư năm thứ nhất đến năm thứ nn : thời gian xây dựng dự án
Trang 31Hiện nay, việc tính NPV có thể được thực hiện tự động thông qua sử dụng chương trình phần mềm Microsoft Excel bằng hàm sau:
NPV(Lãi suất chiết khấu, Giá trị 1, Giá trị 2,….Giá trị n)
Trong đó: Giá trị 1,2,…n là giá trị Dòng tiên thuần các năm.
Nguyên tắc đánh giá NPV: NPV giúp cho Chủ đầu tư có cơ sở trong việc lựa
chọn và quyết định đầu tư Dự án Chủ đầu tư chỉ đầu tư vào các Dự án có NPV > 0 và luôn mong muốn tối đa hoá giá trị NPV thu được Về phía Ngân hàng, khi xem
xét cho vay Dự án, nếu kết quả thẩm định cho thấy Dự án có NPV < 0 (tức là Chủ đầu tư sẽ bị thiệt từ việc đầu tư vào Dự án), quyết định chấp thuận cho vay đối với
Dự án có thể là không hợp lý.
Hạn chế trong việc sử dụng NPV để đánh giá: Một trong những khó khăn lớn
nhất cho cán bộ thẩm định trong việc tính NPV chính là việc xác định lãi suất chiết khấu phù hợp Trong nhiều trường hợp, việc xác định mức lãi suất chiết khấu khác nhau có thể làm thay đổi cơ bản kết quả tính toán NPV (thậm chí chuyển từ NPV dương sang NPV âm và ngược lại).
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR – Internal Rate of Return):
IRR là mức lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV của Dự án = 0.
Việc tính toán IRR theo công thức toán học thủ công thường lâu và phức tạp(thường phải ước lượng để tìm một giá trị r tại đó NPV > 0 một chút và một giá trị rtại đó NPV < 0 một chút, sau đó dùng nội suy tuyến tính để xác định IRR).
Việc tính IRR có thể được thực hiện tự động, rất dễ dàng, với độ chính xác caothông qua sử dụng chương trình phần mềm Microsoft Excel bằng hàm sau:
IRR(Giá trị 1, Giá trị 2,… Giá trị n)
Trong đó: Giá trị 1,2,…n là giá trị Dòng tiên thuần các năm
Nguyên tắc đánh giá IRR: Thông thường, Chủ đầu tư sẽ lựa chọn Dự án nếu
IRR lớn hơn Chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn Ví dụ, nếu IRR của Dự án thấphơn lãi suất tiết kiệm gửi tại Ngân hàng thì Chủ đầu tư sẽ lựa chọn việc gửi tiền vàoNgân hàng hơn là đầu tư vào một Dự án có lợi nhuận thấp hơn và rủi ro cao hơn.
Hạn chế trong việc sử dụng IRR để đánh giá: Chỉ tiêu IRR không thể hiện
được quy mô của Dự án do vậy sẽ khó trong việc so sánh giá trị này với các Dự ánkhác không cùng quy mô Hơn nữa, trong trường hợp dòng tiền của Dự án thay đổiphức tạp trong vòng đời, có thể có nhiều giá trị IRR cho cùng một Dự án
Thời gian hoàn vốn đầu tư:
Thời gian hoàn vốn đầu tư (cách tính không chiết khấu) là thời điểm mà tại đó
Tổng luỹ kế Khấu hao và Lợi nhuận sau thuế hàng năm bằng Tổng mức đầu tư cốđịnh ban đầu.
Trang 32Hiện nay, người ta bắt đầu sử dụng nhiều hơn cách tính Thời gian hoàn vốnđầu tư có chiết khấu Theo cách này, người ta sử dụng Lãi suất chiết khấu để quy
Tổng Khấu hao và Lợi nhuận sau thuế hàng năm về giá trị hiện tại Thời gian hoànvốn có chiết khấu là thời điểm mà Tổng giá trị hiện tại lũy kế của Khấu hao và Lợinhuận sau thuế bằng Tổng mức đầu tư cố định quy đổi.
Lưu ý: dòng tiền hoàn vốn đầu tư khác với dòng tiền tính NPV
Sản lượng, doanh thu hoà vốn
Sản lượng hoà vốn và Doanh thu hoà vốn là mức sản lượng và Doanh thu màtại đó lợi nhuận hàng năm của Dự án = 0.
Việc xác định sản lượng và doanh thu hoà vốn có thể thực hiện dễ dàng bằngcác bảng tính Microsoft Excel.
Tính toán khả năng trả nợ của Dự án
Nếu như các chỉ tiêu NPV và IRR có ý nghĩa nhiều hơn đối với việc quyếtđịnh đầu tư Dự án của Chủ đầu tư thì chỉ tiêu Khả năng trả nợ có ý nghĩa rất quantrọng đối với việc ra quyết định cho vay của Ngân hàng.
Nguồn trả nợ gốc vay trung dài hạn cho Dự án thông thường được lấy từ TổngLợi nhuận sau thuế và Khấu hao hàng năm Nguồn trả nợ có thể không sử dụng100% Lợi nhuận sau thuế và Khấu hao mà còn dành một phần để Chủ đầu tư tiếptục tái đầu tư hoặc trích lập các quỹ và chia cổ tức Tuy nhiên, về nguyên tắc,nguồn trên phải được ưu tiên sử dụng để trả nợ gốc theo lịch cho Ngân hàng trướckhi sử dụng vào các mục đích khác.
Căn cứ vào lịch trả nợ gốc dự kiến hàng năm, cán bộ thẩm định cần cân đốixem liệu nguồn trả nợ gốc có bị thiếu hụt năm nào (thông thường nếu lịch trả nợđều thì trong những năm đầu hoạt động, Dự án có thể bị thiếu hụt nguồn trả nợ).Tổng Lợi nhuận sau thuế và Khấu hao luỹ kế trong thời gian vay vốn của Dự án màlớn hơn Tổng số nợ gốc vay trung dài hạn ban đầu thì Dự án có khả năng trả nợtrong thời gian vay vốn và ngược lại.
Lưu ý: Dòng tiền tính thời gian trả nợ gốc khác với dòng tiền tính NPV.
Trường hợp nếu thiếu hụt nguồn trả nợ hàng năm thì cần xácđịnh phương án bù đắp như thế nào?
Tính toán độ nhạy của dự án: Xây dựng các phương án khác nhau cóthể xảy ra trong trường hợp thay đổi doanh thu, chi phí, tăng giảm công suất vậnhành,…
Trong mỗi trường hợp thay đổi, cần tính toán sự thay đổi của các chỉ tiêuNPV, IRR và khả năng trả nợ Trên cơ sở đó đanh giá xem Dự án nhạy cảm vớinhững yếu tố nào nhất.
Trang 33Nên xác đinh mức thay đổi tối đa của các yếu tố đó mà tại đó NPV của Dự án< 0 hoặc Dự án không đủ khả năng trả nợ trong thời gian dự kiến.
Nên xác định thêm cả trường hợp hai hay nhiều yếu tố cùng thay đổi cùng mộtlúc để xác định sức chịu đựng biến động của Dự án.
Lưu ý: việc tính toán độ nhạy của Dư án sẽ nhanh hơn nếu khi lập Bảng tính
Excel cho trường hợp cơ bản cán bộ thẩm định đã đặt những công thức tự động, khitính độ nhạy của tham số nào chỉ cần thay đối giá trị của tham số đó trên bảng tính.
7 Thẩm định khía cạnh kĩ thuật của dự án:(Phần này đặc biệt quan trọng đốivới các Dự án sản xuất có tính đặc thù về công nghệ)
7.1 Địa điểm xây dựng
- Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, cógần với các nguồn cung cấp: nguyên vật liệu, điện, nước và thị trường tiêu thụ haykhông, có nằm trong quy hoạch hay không.
- Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào; đánh giá so sánhvề chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.
- Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnhhưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ.
7.2 Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án
- Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năngtài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không
- Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường- Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào
- Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao không.
7.3 Công nghệ, thiết bị
- Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới.- Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý dolựa chọn công nghệ này.
- Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo chochủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không.
- Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mụcmáy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất.
- Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bịnày có đáp ứng được hay không.
- Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, đáng ngờ không.
Trang 34- Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự ándự kiến hay không.
- Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sảnxuất các thiết bị của dự án hay không.
7.4 Quy mô, giải pháp xây dựng
- Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án haykhông, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không.
- Tổng dự toán và dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cầnđầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặcchưa cần thiết phảp đầu tư hay không.
- Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợpvới thực tế hay không.
- Vấn đề hạ tầng cơ sở giao thông, điện, cấp thoát nước
7.5 Môi trường, phòng cháy chữa cháy
Xem xét, đánh giá các giải pháp về môi trường, Phòng cháy chữa cháy của dựán có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trongtrường hợp yêu cầu phải có hay chưa.
Trong phần này, cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định hiệnhành về việc dự án có phải trình duyệt, đánh giá các tác động của môi trường bởi cơquan quản lý môi trường cũng như khả năng phòng cháy chữa cháy hay không.
- Phương án công nghệ, thiết bị xử lý chất thải, bảo vệ môi trường:
8 Thẩm định về phương thức tổ chức, quản lý thực hiện dự án
- Các thông tin cơ bản về tổ chức và quản lý.
Nêu thông tin về tên doanh nghiệp, địa chỉ, điện thoại liên lạc, tài khoảnngân hàng, loại hình doanh nghiệp, cơ quan chủ quản, thời gian thành lập, ngànhnghề kinh doanh theo đăng ký kinh doanh.
Các thông tin chủ yếu về các vị trí lãnh đạo chủ chốt của đơn vị: ngàytháng năm sinh, trình độ chuyên môn, thời gian kinh nghiệm của Chủ tịch HĐQT(nếu có), Tổng Giám đốc/Giám đốc, Kế toán trưởng,…
Tổng số nhân viên hiện tại: nhân công trực tiếp, lao động gián tiếp, tỷ lệchuyên môn (nếu có).
Thông tin về Công ty mẹ (nếu có): tên, thời gian thành lập, địa bàn hoạtđộng, ngành nghề kinh doanh.
Thông tin về các đơn vị trực thuộc (nếu có): liệt kê các đơn vị trựcthuộc, địa bàn hoạt động, ngành nghề kinh doanh chính.
Trang 35 Thông tin về các đơn vị có liên quan (nếu có): đối với trường hợp Chủđầu tư đầu tư vào nhiều pháp nhân độc lập khác nhau Liệt kê các đơn vị, địa bànhoạt động, ngành nghề kinh doanh chính, tỷ lệ góp vốn của Chủ đầu tư vào các đơnvị trên.
- Đánh giá năng lực bộ máy lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chủ chốt: Đánh giá vềkinh nghiệm, trình độ chuyên môn, sự bài bản trong quản lý sản xuất, sự nhạy bénvà năng động trong kinh doanh,…
- Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường: Các thông tin về thị trường tiêu thụchủ yếu (các khách hàng quan trọng của đơn vị), thị phần của đơn vị (nếu có),…
- Đặc điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị: khó khăn vàthuận lợi điển hình trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
9 Thẩm định rủ ro của dự án
Ở trên chỉ đúng trong trường hợp dự án không bị ảnh hưởng bởi một loạt cácrủi ro có thể xảy ra Vì vậy, việc đánh giá, phân tích, dự đoán các rủi ro có thể xảyra là rất quan trọng nhằm tăng tính khả thi của phương án tính toán dự kiến cũngnhư chủ động có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu Dưới đây là phân loại 1 số rủiro chủ yếu và biện pháp giảm thiểu rủi ro:
* Rủi ro về cơ chế chính sách: Rủi ro này được xem là gồm tất cả những bất ổn tài
chính và chính sách của nơi, địa điểm xây dựng dự án, bao gồm: các sắc thuế mới,hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hoá, tư hữu hoá hay các luật, nghị quyết, nghịđịnh và các chế tài khác có liên quan đến dòng tiền của dự án.
Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:
- Khi thẩm định dự án, phải xem xét mức độ tuân thủ về mặt pháp lý của dự án đểđảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các quy luật và quy định hiện hành có liên quan tớidự án.
- Chủ đầu tư nên có những hợp đồng ưu đãi riêng quy định về vấn đề này để giảmthiểu rủi ro bất khả kháng do thay đổi chính sách của Chính Phủ
- Những ưu đãi về cung ứng ngoại tệ sẽ góp phần hạn chế ảnh hưởng vấn đề tỷ giácủa dự án.
* Rủi ro xây dựng, hoàn tất: Hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp
với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện.
Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh, kiểm soát của Vietcombank,tuy nhiên có thể giảm thiếu bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biệnpháp sau:
Trang 36- Lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín, có sức mạnh tài chính và kinh nghiệm
- Thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo hành chất lượngcông trình
- Giám sát chặt chẽ tiến độ thi công trong quá trình xây dựng.
- Hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền, dự phòng về tài chính của khách hàng trongtrường hợp vượt dự toán.
- Quy định rõ trách nhiệm vấn đề đền bù, giải toả mặt bằng.
- Hợp đồng giá cố định hoặc chìa khóa trao tay với sự phân chia rõ ràng nghĩa vụcủa các bên.
* Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán: bao gồm: thị trường không chấp nhận
hoặc không đủ cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, do sức ép cạnhtranh, giá bán sản phẩm không đủ để bù đắp lại các khoản chi phí của dự án
Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:
- Nghiên cứu thị trường, đánh giá phân tích thị trường, thị phần cẩn thận- Dự kiến cung cầu thận trọng (không nên có những dự báo quá lạc quan)
- Phân tích về khả năng thanh toán, thiện ý, hành vi của người tiêu dùng cuối cùng(không chỉ người bao tiêu)
- Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra cảu dự án bằng các biện pháp:phân tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phísản xuất
- Xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khả năng về tài chính(nếu có)
- Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của Chính phủ (nếu có)- Khả năng linh hoạt của cơ cấu sản phẩm dịch vụ đầu ra- Giảm thiểu các điều khoản không cạnh tranh (nếu có)
* Rủi ro về cung cấp: Dự án không có được nguồn nguyên nhiên vật liệu (đầu vào
chính, quan trọng) với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dựán, tạo dòng tiền ổn định đảm bảo khả năng trả nợ.
Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:
- Trong quá trình xem xét dự án, Cán bộ thẩm định phải nghiên cứu, đánh giá cẩntrọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dựán Đưa những nhận định ngay từ ban đầu trong tính toán, xác định hiệu quả tàichính của dự án.
- Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp vật liệu
- Linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên nhiên vật liệu mua vào.
- Những hợp đồng, thoả thuận với cơ chế chuyển qua tới người sử dụng cùng
Trang 37- Những hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào dài hạn với nhà cung cấp có uytín.
* Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì: Đây là những rủi ro về việc dự án không thể
vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu
Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông quan việc thực hiện một số biệnpháp sau:
- Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng
- Bộ phận vận hành dự án phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm
- Có thể ký hợp đồng vận hành và bảo trì với những điểu khoản khuyến khích vàphạm vi phạt rõ ràng.
- Bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động đất, chiến tranh- Kiểm soát ngân sách và kế hoạch vận hành
- Quyền thay thế người vận hành do không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
* Rủi ro về môi trường và xã hội: Những tác động tiêu cực của dự án đối với môi
trường và người dân xung quanh.
Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biệnpháp sau:
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải khách quan và toàn diện, được cấp cóthẩm quyền chấp thuận bằng văn bản
- Nên có sự tham gia của các bên liên quan (cơ quan quản lý môi trường, chínhquyền địa phương) từ khi bắt đầu triển khai dự án.
- Tuân thủ các quy định về môi trường
* Rủi ro kinh tế vĩ mô: Đây là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô,
bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:- Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản
- Đưa ra các giả định tính toán có tính đến ảnh hưởng của các yếu tố này để đánhgiá tác động tới hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án.
* Các loại rủi ro khác: có thể xảy ra đối với dự án và tuỳ từng dự án cụ thể cán bộ
thẩm định sẽ đưa ra biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu.
Thẩm định về điều kiện đảm bảo tiền vay
- Thông thường, khi cho vay đầu tư Dự án, hình thức đảm bảo tiền vay chủ
yếu là Đảm bảo bằng toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay và vốn tự có (Trongtrường hợp này, theo quy định hiện hành thì tỷ lệ mức vốn tự có tham gia tối thiểu
Trang 38phải là 15% tổng mức đầu tư Tuy nhiên, tuỳ mức độ rủi ro của Dự án mà Ngânhàng cần yêu cầu Chủ đầu tư tham gia vốn tự có ở mức độ cao hơn).
- Đối với các tài sản hình thành từ các nguồn vốn khác (vốn vay nước ngoài,vốn vay Ngân hàng Phát triển,…) nếu các nhà tài trợ trên không nhận thế chấp cầmcố các tài sản đó và không có điều kiện hạn chế nào thì có thể cân nhắc việc thếchấp, cầm cố thêm cả các tài sản đó.
- Thông thường, nên cân nhắc thế chấp cầm cố bổ sung đối với các quyền tàisản phát sinh liên quan đến Hợp đồng thuê đất, Hợp đồng bảo hiểm, Quyền khaithác tài nguyên,…
- Trong nhiều trường hợp, có thể yêu cầu Chủ đầu tư bổ sung thêm các hìnhthức đảm bảo khác như: thế chấp thêm bất động sản, máy móc thiết bị, bảo lãnhbằng tài sản và không bằng tài sản của Công ty mẹ hoặc một bên thứ ba.
- Cần lưu ý, cân nhắc các điều kiện về bảo hiểm tài sản: bảo hiểm trong thờigian xây lắp, bảo hiểm trong thời gian đi vào hoạt động, điều kiện người thụ hưởngđầu tiên trong hợp đồng bảo hiểm là ngân hàng cho vay, điều kiện về công ty bảohiểm có cần ngân hàng chấp thuận hay không,…
1.2.2.4 Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư
a,
Phương pháp thẩm định theo trình tự
Phương pháp này được sử dụng rất nhiều và hầu như trong tất cả các dự ánđược thẩm định tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại Thương SGD thường tiến hànhviệc thẩm định dự án theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làmtiền để cho kết luận sau Trước tiên các cán bộ thẩm định của SGD tiến hành thẩmđịnh tổng quát: là việc xem xét khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án, quađó đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ phù hợp, hợp lý của dự án như: hồ sơdự án, tư cách pháp lý của chủ đầu tư Việc thẩm định tổng quát này giúp cho cánbộ thẩm định biết được quy mô, tầm quan trọng của dự án, biết được các cơ quan cóliên quan trong quá trình thẩm định Nhưng trong quá trình này vì xem xét tổng quátcác nội dung của dự án, do đó giai đoạn này khó phát hiện được các vấn đề cần phảibác bỏ hoặc các sai sót của dự án cần bổ sung hoặc sửa đổi Vì vậy, sau khi tiếnhành thẩm định tổng quát các cán bộ thẩm định cần phải tiến hành thẩm định chitiết Chỉ khi tiến hành thẩm định chi tiết, những vấn đề sai soát cúa dự án mới đượcphát hiện Việc thẩm định này được tiến hành tỉ mỉ, chi tiết với từng nội dung củadự án từ việc thẩm định ác điều kiện pháp lý đến việc thẩm định thị trường, kỹthuật, tổ chức quản lý, tài chính và kinh tế xã hội của dự án Mỗi nội dung xem xét
Trang 39đều đưa ra những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần phải sửa đổi thêm hoặc không thểchấp nhận được Tuy nhiên, mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thểkhác nhau tùy theo đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án.
Trong bước thẩm định chi tiết, kết luận rút ra nội dung trước có thể là điềukiện để tiếp tực nghiên cứu Nếu một số nội dụng cơ bản của dự án bị bác bỏ thì cóthể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định toàn bộ các nội dung tiếp theo Nóichung, phương pháp này đơn giản không tốn kém nhiều thời gian và chi phí mà lạimang lại hiệu quả cao trong việc thẩm định của SGD.
Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu
Đây là phương pháp thường được sử dụng tại SGD trong thẩm định dự ánđầu tư Phương pháp này khá phổ biến, đơn giản được áp dụng nhiều trong thực tế.Các cán bộ thẩm định phải so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mựcluật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông lệ( quốc tế và trong nước) cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích, so sánh đểlựa chọn phương án tối ưu Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉtiêu sau:
- Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do Nhànước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể cấp nhận được
- Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu racông nghệ quốc gia, quốc tế.
- Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi- Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư
- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhâncông, tiền lương, chi phí quản lý của ngành theo các định mức kinh tế- kỹ thuậtchính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.
Bên cạnh đó trong quá trình thẩm định, các cán bộ thẩm định có thể sử dụngnhững kinh nghiệm đúc kết trong quá trình thẩm định các dự án tương ứng để sosánh, kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn( mức chi phí đầutư, cơ cấu khoản mục chi phí, các chỉ tiêu tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu haychi phí nói chung )
- Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư của dự án: NPV, IRR, điểm hòa vốn( T) - Phân tích so sánh lựa chọn các phương pháp tối ưu( địa điểm xây dựng,
chọn công nghệ thiết bị, giải pháp kỹ thuật và tổ chức xây dựng )
Trang 40Phương pháp phân tích độ nhạy
Phương pháp này mặc dù là một phương pháp tiên tiến giúp lựa chọn đượcnhững dự án có tính khả thi cao nhưng lại rất ít được cán bộ của SGD sử dụng.Phương pháp này chỉ thường sử dụng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tàichính của dự án đầu tư Nội dụng của phân tích độ nhạy là xem xét sự thay đổi cácchỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án( lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốnnội bộ ) khi các yếu tố liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi Khi sử dụng phương phápnày các cán bộ thẩm định sẽ tiến hành cho một yếu tố nào đó như doanh thu hoặcchi phí thay đổi theo hương bất lợi rồi tính lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dựán như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn nội bộ( T) Qua đó các cán bộ thẩm định sẽrút ra kết luận dự án có vững chắc về mặt tài chính hay không Tuy nhiên ở đây cánbộ thẩm định nếu tính sẽ chỉ cho một yếu tố nào đó thay đổi và mức thay đổi theo ýkiến chủ quan của mình nên nhiều khi việc phân tích độ nhạy không thực sự pháthuy tác dụng.
d,
Phương pháp dự báo
Phương pháp này cũng được sử dụng trong thẩm định tất cả các dự án ởSGD Do đặc điểm của hoạt động đầu tư là hoạt động mang tính chất lâu dài Việcvận dụng phương pháp dự báo để đánh giá chính xác tính khả thi của dự án là vôcùng quan trọng Các cán bộ thẩm định của SGD sử dụng số liệu điều tra thống kê,phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra tình hình cung cầu về sản phẩm của dựán, về giá cả sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu, và các đầu vào khác qua đó đánhgiá được quy mô thị trường, hiệu quả tài chính của dự án Từ đó rút ra được kết luậnvề tính khả thi của dự án Phương pháp này có ưu điểm là làm tăng tính chính xáccủa các quyết định đánh giá tính khả thi của dự án trong quá trình thẩm định nhưngnhược điểm là thời gian và chi phí để thực hiện khá cao
e,
Phương pháp triệt tiêu rủ ro
Dự án đầu tư là một hoạt động lâu dài do đó có độ rủi tương đối cao Rủi rocó thể xảy ra cả trong giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành các kết quảđầu tư Vì vậy, để đảm bảo tính vững chắc về hiệu quả của dự án, các cán bộ thẩmđịnh của chi nhánh thường sử dụng phương pháp này để dự đoán các rủi ro có thểxảy ra đối với dự án để có các biện pháp này để dự đoán các rủi ro có thể xảy ra đốivới dự án để có các biện pháp hạn chế thấp nhất tác động của rủi ro và phân tán rủiro cho các đối tác có liên quan.