1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Thuyết trình bảo vệ“ Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính tại Công ty KSTK Điện I trong điều k docx

8 2,3K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 49,5 KB

Nội dung

THUYẾT TRÌNH BẢO VỆ. Kính thưa các Thầy, các cô trong hội đồng ! Qua thời gian thực tập và viết luận văn, hôm nay được sự đồng ý của hội đồng, em xin trình bày nội dung đề tài nghiện cứu. Thưa các thầy các cô, doanh nghiệp là một tế bào kinh tế xã hội, là một mắt xích trong hàng chuỗi các mắt xích kinh tế thị trường. Nó luôn luôn phải cạnh tranh để tồn tại, đứng vững và phát triển. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết cách kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả. Để đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cần phải thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn đó em đã chọn đề tàiHoàn thiện phương pháp phân tích tài chính tại Công ty KSTK Điện I trong điều kiện hiện nay ”. ( Chỉ biểu 1 ) Đề tài nghiên cứu các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty KSTK Điện I, số liệu minh giải được lấy trong hai năm 1995-1996. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không và hiệu quả đó cao hay thấp, điều đó phản ánh tình trạng tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu. Để đánh giá tình trạng tài chính của các doanh nghiệp các nhà phân tích thường dùng một số chỉ tiêu tài chính được chia thành 4 nhóm chính:(biểu 2 ) 1 - Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán: là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu chi trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. - Nhóm chỉ tiêu về khả nănghoạt động: là nhóm chỉ tiêu cho phép đánh giá việc sử dụng tài sản và nguồn lực của doanh nghiệp. - Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: là nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng huy động vốn vay của doanh nghiệp. - Nhóm chỉ tiêuvề khả năngsinh lãi: nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách tổng hợp nhất của doanh nghiệp. Mỗi nhóm tỷ lệ trên bao gồm nhiều tỷ lệ và trong từng trường hợp các tỷ lệ được lựa chọn phụ thuộc vào bản chất, qui mô của hoạt động phân tích. Vì thời gian có hạn, em xin được trình bày cụ thể phân tích TC tại Công ty KSTK Điện I trong chương 2. Công ty khảo sát thiết kế Điện I với tên giao dịch quốc tế là PIDCI, thuộc Tổng công ty Điện lực Việt nam có trụ sở đóng tại phường Thanh Xuân Nam - quận Thanh xuân, thành phố Hà nội. Nhiệm vụ và chức năng của Công ty là khảo sát và thiết kế các công trình điện . Số vốn của công ty được thành lập lại theo NĐ 388/ HĐBT là 6.374.200.000 đồng , trong đó : -Vốn cố định : 5.8 tỷ đồng 2 -Vốn lưu động : 500 triệu đồng. Đến nay tổng tài sản của công ty đạt được qua các năm 1994, 1995, 1996 được minh hoạt theo biểu3 . Theo bảng cân đối tài chính của công ty , ta có được bảng phân tích tình hình phân bổ vốn của công ty qua các năm 1995, 1996 ( Biểu 4 ) Trong cơ cấu vốn của Công ty TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn (> 70%), TSLĐ và đầu tư dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn (> 20%). Qua các số liệu tổng số vốn cuối kỳ năm 1996 tăng so đầu năm 1996 là 3tỷ đồng. Trong đó Tài sản LĐ tăng 1,8 tỷ đồng là do hàng tồn kho tăng lên 2.5 tỷ đồng, các khoản phải thu tăng lên, mặc dù tiền + TSLĐ khác năm 1996 đều giảm so với năm 1995. Tài sản CĐ tăng hơn năm 1995 là 1.1 tỷ đồng ( 6,1%), như vậy trang thiết bị phục vụ sản xuất có được đầu tư thêm, chứng tỏ Công ty rất chú trọng trọng việc mở rộng và phát triển sản xuất. Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (biểu 5) ta có thể đánh giá được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 2 năm 1995, 1996: So sánh các chỉ tiêu năm 1995 và năm 1996 ta thấy năm 1996 tình trạng tài chính của công ty có khả quan hơn. Tổng doanh thu năm 1996 tăng hơn 1995 là : 1.7 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng ≈ 900 triệu đồng. Các khoản thuế nộp cho Nhà nước đều tăng. Như vậy trong năm 1996 Công ty tập trung được các nguồn lực kinh tế, sản xuất kinh doanh có hiệu quả . Số liệu trên các báo cáo kế toán ( bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) trong 2 năm 1995 và 1996 mới chỉ phản ánh một cách khái quát toàn bộ tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Để thấy rõ thực trạng tài chính của Công ty và thực trạng đó ảnh hưởng như thế nào đến kết quả sản xuất kinh doanh, Công ty đã sử dụng các phương pháp truyền thống là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ để tiến hành phân tích tài chính của Công ty qua 2 năm 1995 và 1996 theo các nội dung phân tích ở (biểu 6). Công ty tập 3 trung vào phân tích các chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động của vốn và các chỉ tiêu doanh lợi . Qua các chỉ tiêu đặc trưng về tài chính trên, chúng ta thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của Công ty năm 1996 so với năm 1995 là có tiến bộ hơn, thể hiện ở các chỉ tiêu về doanh lợi vốn vốn năm 1996 đều cao hơn năm 1995. Tuy các hệ số này chưa cao do đặc điểm sản xuất của Công ty, nhưng so với ngành thì cũng đáng khích lệ. Nguyên nhân chính là do Công ty đã sử dụng vốn một cách hợp lý, tăng năng lực sản xuất của các loại tài sản nhất là tài sản cố định (tỷ trọng TSCĐ năm 1996 < năm1995 nhưng vòng quay vốn CĐ 1996 lại > 1995). Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đem lại lợi nhuận ngày càng cao. Như vậy, việc phân tích tài chính do Công ty thực hiện, với những kết quả đạt được đã giúp cho ban giám đốc, cán bộ quản lý và các thành viên trong Công ty đánh giá một cách khái quát thực trạng tài chính của Công ty trên một số mặt chủ yếu. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, Công ty còn thể hiện nhiều hạn chế trong công tác phân tích trong những năm qua. Thứ nhất, về thông tin sử dụng trong việc tính toán phân tích tài chính, Công ty chỉ lấy số liệu trên 2 báo cáo kế toán, đó là Bảng cân đối tài sản và Báo cáo kết quả kinh doanh. Đặc biệt trong công tác báo cáo kế toán của Công ty năm 1996 còn chưa đề cập đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ . Thứ hai, về phương pháp phân tích Công ty chỉ sử dụng một số phương pháp phân tích có tính chất truyền thống là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ và việc áp dụng chưa đồng bộ và chưa toàn diện để phát huy hết tác dụng của từng phương pháp vào công tác phân tích, chưa thật khoa học và có tính chất hệ thống để đánh giá đúng thực trạng tài chính của Công ty và xác định đúng các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đó . Công ty chưa mạnh dạn áp dụng phương pháp mới vào phân tích như phương pháp Dupont để phân tích khả năng sinh lợi của vốn đầu tư. Thứ ba, về nội dung phân tích, Công ty chưa xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu phân tích một cách khoa học, đầy đủ trên các mặt của hoạt động tài chính. Công ty mới chỉ tính toán và phân tích được một số các chỉ tiêu có tính truyền thống như : tình hình sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn và khả năng tạo ra lợi nhuận. Một số các chỉ tiêu khác trong hệ thống các chỉ tiêu 4 chuẩn mà các nước đã áp dụng như : đánh giá khả năng tài trợ, khả năng thanh toán lãi vay . Công ty chưa tính toán và phân tích được. Thứ tư, công tác tổ chức phân tích tài chính của Công ty thường không kịp thời, không đầy đủ, vì đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn rất thiếu, dẫn đến tình trạng hệ thống các báo cáo tài chính - nguồn thông tin của hoạt động phân tích được hoàn thành rất chậm, chẳng hạn báo cáo kế toán năm thường hoàn thành vào tháng 3, tháng 4, thậm trí tháng 5, tháng 6 của năm sau, trong khi các quyết định về quản lý , nhất là quản lý tài chính phải ra hàng ngày. Ngoài ra , Công ty còn gặp phải một số khó khăn khách quan khác trong quá trình phân tích tài chính , chẳng hạn như : hệ thống chỉ tiêu trung bình của ngành chưa có , vì vậy Công ty thiếu chuẩn mực chung để đánh giá , so sánh tình hình tài chính của Công ty mình với các doanh nghiệp khác cùng ngành . Qua nghiên cứu thực trạng phân tích tài chính trong hai năm 1995 và 1996 của Công ty , đề tài mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau : Trước hết , Công ty phải hoàn thiện về nguồn thông tin làm số liệu cho hoạt động phân tích . Đó là, ngoài bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh, Công ty phải tiến hành lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trên cơ sở đó Công ty sẽ tiến hành phân tích được các dòng tiền trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tính ra một số chỉ tiêu liên quan đến tiền , bổ xung vào hệ thống chỉ tiêu Công ty đã sử dụng. Có như vậy thì hệ thống chỉ tiêu phân tích mới trở lên đầy đủ, phong phú , làm căn cứ cung cấp thông tin đánh giá toàn diện , chính xác tình hình tài chính của Công ty trong các thời kỳ. Ngoài ra trong quá trình phân tích tài chính Công ty nên sử dụng thêm một số báo cáo kế toán khác như : bảng thuyết minh báo cáo tài chính . để làm căn cứ số liệu tính ra một số chỉ tiêu cần thiết , đáp ứng nhu cầu thông tin mọi mặt về tình hình tài chính của Công ty cho ban lãnh đạo và các đối tác cần sử dụng. 5 Thứ hai, hoàn thiện về phương pháp phân tích . Để hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính, Công ty cần áp dụng phương pháp tỷ lệ một cách triệt để, sử dụng kết hợp một cách khoa học giữa phương pháp tỷ lệ với phương pháp so sánh, để có thể tính toán chính xác, đầy đủ các chỉ tiêu tài chính nằm trong hệ thống chỉ tiêu chuẩn. Ngoài ra Công ty nên áp dụng phương pháp Dupont vào quá trình phân tích. Có như vậy kết quả phân tích mới có tác dụng và có tính thuyết phục cao đối với hoạt động quản lý . Thứ ba, hoàn thiện về chỉ tiêu phân tích tài chính. Ngoài các chỉ tiêu đã và đang sử dụng, Công ty cần áp dụng và tính toán hàng loạt các chỉ tiêu tài chính khác nằm trong hệ thống chỉ tiêu có thể coi là chuẩn mà phần lý luận đã nêu. Có như vậy thông tin và kết quả phân tích mới cho phép đánh giá toàn diện tình hình tài chính của Công ty trên các mặt. Căn cứ vào số liệu của Công ty có thể tính thêm các chỉ tiêu tài chính sau: * Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán : - Khả năng thanh toán hiện hành - Khả năng thanh toán nhanh *Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho *Chỉ tiêu kỳ thu tiền trung bình Tuy nhiên, để việc phân tích có tính sát thực, Công ty cần xây dựng cho mình một hệ thống chỉ tiêu phân tích chuẩn, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành. 6 Thứ 4, Để khắc phục được những hạn chế và hoàn thiện được kết quả phân tích tài chính theo hướng đã nêu trên Công ty KSTK Điện I cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế, về kế toán phân tích cho các cán bộ làm công tác chuyên môn, nhất là cán bộ kế toán để nâng cao nghiệp vụ đủ kiến thức làm công tác kế toán phân tích phục vụ kịp thời yêu cầu của công tác quản lý tài chính. Mặt khác công ty cần mạnh dạn đầu tư và áp dụng công nghệ tin học vào công tác hạch toán kế toán. Sử dụng máy vi tính trong quá trình hạch toán vừa tiết kiệm lao động, vừa đảm bảo chính xác, đảm bảo cập nhật thông tin hàng ngày, tạo điều kiện cho việc hoàn thành các báo cáo kế toán tài chính quí, năm đúng thời hạn. Qua những phân tích trên đây với những đề xuất đã nêu, em hy vọng sẽ được áp dụng vào thực tiễn sản xuất của Công ty KSTK Điện I. Tuy nhiên với thời gian thực tế chưa dài, sự hiểu biết bản thân còn hạn hẹp, do vậy đề tài còn những hạn chế nhất định. Em rất mong được sự dodngs góp của các Thầy, các Cô. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các Thầy, các Cô trong hội đồng. 7 8 . phương pháp phân tích t i chính t i Công ty KSTK i n I trong i u kiện hiện nay ”. ( Chỉ biểu 1 ) Đề t i nghiên cứu các phương pháp phân tích t i chính. Vì th i gian có hạn, em xin được trình bày cụ thể phân tích TC t i Công ty KSTK i n I trong chương 2. Công ty khảo sát thiết k i n I v i tên giao dịch

Ngày đăng: 22/12/2013, 14:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w