1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc đồng nai luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

103 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi Nhánh Bắc Đồng Nai
Tác giả Phạm Minh Đức
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Mai Hương
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là các phương pháp thống kê, so sánh và phân tích dữ liệu tín dụng qua các năm để nhận định những hạn chế cũng như nguyê

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM MINH ĐỨC

KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG

DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHI NHÁNH BẮC ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM MINH ĐỨC

KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG

DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rỏ nguồn gốc

Tác giả

Phạm Minh Đức

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Để thực hiện đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp

tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Bắc Đồng Nai”, lời đầu tiên tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến Khoa Sau Đại học,

tất cả các giảng viên tham gia giảng dạy Sau Đại học của trường Đại học Ngân Hàng TP HCM đã cung cấp cho tôi những nền tảng lý thuyết và thực hành vững chắc để tôi làm hành trang phục vụ cho công việc hiện tại và tương lai sau này

Đặc biệt tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Giảng viên TS Nguyễn Thị Mai

Hương đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn

Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo cùng anh chị em đồng nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận tài liệu cũng như thời gian để hoàn thành luận văn đúng tiến độ

Một lần nữa xin chân thành cám ơn!

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC ĐỒNG NAI

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bắc Đồng Nai (Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai) là chi nhánh loại 1 trong hệ thống Agribank Việt Nam, có trụ sở tại Thành Phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Trong 5 năm qua và nhất là 2 năm gần đây chi nhánh đã tăng trưởng nhanh về huy động, cho vay, cung ứng dịch vụ thanh toán cũng như chênh lệch giữa thu nhập và chi phí

Mặc dù thị trường của Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai có 30 khu công nghiệp và 36 cụm công nghiệp nhưng cho vay doanh nghiệp tăng chậm hơn cá nhân Một trong những lý do chi nhánh e ngại là rủi ro cao từ doanh nghiệp cao trong khi kiểm soát rủi ro tín dụng còn hạn chế vì nhiều nguyên nhân khác nhau Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đưa ra các giải pháp để hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng, giúp chi nhánh có thể cho vay doanh nghiệp nhiều hơn

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là các phương pháp thống kê, so sánh và phân tích dữ liệu tín dụng qua các năm để nhận định những hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế về kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai Kết quả nghiên cứu cho thấy có những hạn chế nhất định về từ Agribank Việt Nam, hạn chế chủ quan từ chi nhánh Bắc Đồng Nai cũng như từ khách hàng doanh nghiệp Trên cơ sở

đó luận văn đã đề xuất 6 nhóm giải pháp: thông tin tín dụng, phân tán rủi ro, chiến lược khách hàng, giám sát sau cho vay và kiểm tra kiểm soát, nâng cao chất lượng thẩm định và nguồn nhân lực Đồng thời kiến nghị với Agribank Việt Nam về những vấn đề có liên quan Kết quả nghiên cứu sẽ giúp học viên có góc nhìn toàn diện về công việc đang nhiệm tại Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai nên giải pháp mang tính thực tế có thể áp dụng ngay Bên cạnh đó, những giải pháp này có thể

Trang 6

mở rộng áp dụng với nhóm khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh cá thể đang có xu hướng tăng nhanh tại Chi nhánh

Từ khóa: Doanh nghiệp, Kiểm soát, Rủi ro tín dụng

Trang 7

CREDIT RISK CONTROL FOR ENTERPRISE AT VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT, NORTH ĐONG NAI

BRANCH ABSTRACT:

Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, North Đồng Nai branch (Agribank North Đồng Nai branch) is the first class branch in Agribank VietNam, heasquartered in Biên Hòa city, Đồng Nai province In the oast 5 years and especially the last 2 yeras, the branch has grow rapidlly in mobilization, len ding and payment service provision as well as income and expenses

Although the market of the branch has 30 industrial parks and 36 industrial clusters, businss lending increased more slowly than individuals One of reasons that Đồng Nai branch are afraid is the high risk from enterprises while the credit risk con trol is limited for many differnt reasons Because that, the research objective of the thesis is to offer solution to improve credit risk control, helping branch to lend more businesses

The thesis mainly uses qualitives research methods, specifically the statistical method, comparison and analysis of credit data over the year combined with survey and evalution to ensure the comprehensiveness Research result show taht there are certain limitation from Agribank Vietnam, subjectve restriction from North Đồng Nai branch as well as customers On that basis, the dissertation proposed 6 groups

of solutions: credit information, risk distribution, customer trategy, Post-loan monitoring anh control inspection, improving appraisal quality and human resource At the same time, make recommendation to Agribank Vietnam on relevant issues

Results and more than that, student are working at North Đồng Nai branch, so practical solution can be applied immediately In addition, these solutions can be expanded to individual and household which tend rapidly at Agribank branch

Keyword: Business, Con trol, Credit risk

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTM Ngân hàng thương mại

TCTD Tổ chức tín dụng

Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Nam Agribank CN Bắc

Đồng Nai

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh Bắc Đồng Nai

BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt

Nam VietinBank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam RRTD Rủi ro tín dụng

KHKD Kế hoạch Kinh doanh

KTKS Kiểm tra Kiểm soát

IPCAS Chương trình giao dịch trực tiếp của Agribank

CBTD Cán bộ tín dụng

QLNX Quản lý nợ xấu

XLNX Xử lý nợ xấu

XLRR Xử lý rủi ro

VAMC Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý

tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

DATC Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh

nghiệp CIC Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam UBND Uỷ ban Nhân dân

Trang 9

KCN Khu công nghiệp

FID Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

ĐKKD Đăng ký kinh doanh

BCTC Báo cáo tài chính

XNK Xuất nhập khẩu

Trang 10

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CÁM ƠN ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT vi

MỤC LỤC viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU xi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH xii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 8

TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8

1.1 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại 8

1.1.1 Khái niệm 8

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng 11

1.1.3 Tác động của rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp đến hoạt động của ngân hàng thương mại 14

1.1.4 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 16

1.2 Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay của Ngân hàng thương mại 17

1.2.1 Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng 17

1.2.2 Mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng 17

1.2.3 Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng 18

1.2.3 Khuôn khổ pháp lý liên quan và các công cụ, chính sánh kiểm soát rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại giai đoạn 2015 - 2019 20

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp 25

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp 27

1.3.1 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng 28

1.3.2 Các nhân tố từ phía Ngân hàng 30

1.4 Kinh nghiệm kiểm soát rủi ro của các ngân hàng thương mại 31

1.4.1 Australia and Newzealand Bank 31

1.4.2 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 33

1.4.3 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 34

1.4.4 Bài học rút ra cho Agribank nói chung và Chi nhánh Bắc Đồng Nai 35

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 37

Trang 11

CHƯƠNG 2 38

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 38

CHI NHÁNH BẮC ĐỒNG NAI 38

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Đồng Nai 38

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Đồng Nai 38

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Bắc Đồng Nai 40

2.1.3 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản tại chi nhánh Bắc Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2019 42

2.2 Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Bắc Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2019 45

2.2.1 Khuôn khổ pháp lý liên quan kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp 45

2.2.2 Kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai 48

2.2.3 Đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh Bắc Đồng Nai trong các năm 2015 - 2019 54

2.2.4 Phân tích kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng qua các chỉ số 59

2.3 Những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế 61

2.3.1 Những mặt đạt được 61

2.3.2 Những mặt hạn chế 63

2.3.3 Nguyên nhân hạn chế 65

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 68

CHƯƠNG 3 69

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG 69

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 69

CHI NHÁNH BẮC ĐỒNG NAI 69

3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Chi nhánh Bắc Đồng Nai 69

Trang 12

3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Agribank Việt Nam 69

3.1.2 Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Đồng Nai 70

3.2 Quan điểm đề xuất giải pháp hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Đồng Nai 71

3.3 Giải pháp hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Đồng Nai 72

3.3.1 Tuân thủ chặt chẽ quy định pháp lý về hồ sơ cho vay và thẩm định khách hàng 72

3.3.2 Cập nhật và lưu trữ thông tin vào hệ thống công nghệ thông tin 73

3.3.3 Nhân sự và cơ cấu tổ chức 73

3.3.4 Hoạt động kiểm soát rủi ro khách hàng doanh nghiệp 75

3.3.5 Giải pháp bổ trợ khác 79

3.4 Một số kiến nghị tới Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 80

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 82

KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO I

Trang 13

3 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank chi nhánh Bắc

4 Bảng 2.2 Dư nợ doanh nghiệp phân theo lĩnh vực tại Agribank chi

nhánh Bắc Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2019 44

5 Bảng 2.3 Số lượt kiểm soát nội bộ tại Agribank chi nhánh Bắc

6

Bảng 2.4 Các vi phạm phát hiện qua kiểm tra kiểm soát rủi ro tín

dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc Đồng

Nai giai đoạn 2015 - 2019

56

7 Bảng 2.5 Cơ cấu nhóm nợ khách hàng doanh nghiệp qua các năm 59

8 Bảng 2.6 Dự phòng XLRR khách hàng doanh nghiệp của

Trang 14

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH

3 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh Bắc Đồng Nai 40

4 Sơ đồ 2.2 Quy trình cấp tín dụng và kiểm soát RRTD khách hàng

doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai 50

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng cung ứng cho nền kinh tế ba dịch vụ quan trọng là huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch thanh toán, trong đó có thể nói hoạt động tín dụng đóng vai trò quan trọng nhất, có vai trò gần như quyết định đến sự tồn tại trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, nhất là trong bối cảnh như Việt Nam hiện nay Theo Hoàng Hà (2019), hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam, lợi nhuận vẫn dựa vào tín dụng và lãi thuần vẫn chiếm khoảng 2/3 tổng thu nhập Điều đó cho thấy thu nhập đem lại từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập nhưng rủi ro từ hoạt động tín dụng cũng không nhỏ như nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Đức Trường, Hà Tú Anh và Nguyễn Thị Thanh Bình đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 23/2018

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được thành lập ngày 26/3/1988, là NHTM lớn nhất Việt Nam xét trên qui mô tài sản, khách hàng và mạng lưới giao dịch, là ngân hàng chủ lực trong việc đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu phát triển “tam nông” - nông nghiệp, nông thôn và nông dân tại Việt Nam, là khu vực mà dân số chiếm tỷ lệ lớn nhất cả nước Kết thúc năm

2019, tổng tài sản của Agribank là 1,45 triệu tỷ đồng, mạng lưới hoạt động của Agribank có gần 2.300 chi nhánh và phòng giao có mặt khắp mọi vùng, miền, là NHTM duy nhất có mặt tại 9/13 huyện đảo, gần 40.000 cán bộ, người lao động Kết quả hoạt động trên nếu so với VCB, BIDV và Vietinbank thì tương đồng thậm chí mạng lưới và khách hàng còn lớn hơn Tuy nhiên, mấy năm gần đây, hoạt động kinh doanh của Agribank gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân về quản lý hoạt động tín dụng yếu kém tại nhiều chi nhánh trực thuộc dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao, làm tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm sút

Đến 31/12/2019 tổng nguồn vốn huy động đạt 9.179 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 5.635 tỷ đồng, nợ xấu chiếm tỷ lệ 0,65% trên tổng dư nợ Tốc độ tăng trưởng tín

Trang 16

dụng bình quân giai đoạn 2015 - 2019 là 44,1%, đây là tốc độ tăng trưởng tín dụng rất cao nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn này, đồng thời nợ xấu của chi nhánh có những thời điểm có tỷ lệ rất cao Như năm 2016 tổng dư nợ 1.455 tỷ đồng, nợ xấu 55 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 3,8%/tổng dư nợ; trong đó dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp 929 tỷ đồng,

nợ xấu 43,4 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 4,70%/tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp và chiếm 2,98%/tổng dư nợ Từ những số liệu trên cho thấy, hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai có sự phát triển nóng và có tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hoạt động này

Đứng trước yêu cầu phải đẩy mạnh qui mô phát triển, với việc mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh, nâng cấp quản trị điều hành nhằm đảm bảo chi nhánh phát triển an toàn, góp phần thúc đẩy Agribank phát triển bền vững hướng tới đạt các chuẩn mực Basel 2, Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai cần tập trung vừa mở rộng tín dụng và tăng cường công tác quản lý, giám sát tín dụng chặt chẽ hơn

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Kiểm soát rủi ro

tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Bắc Đồng Nai” làm đề tài nghiên cứu cho luận

2.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thể của đề tài nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan các khái niệm, chỉ tiêu đánh giá, nhân tố ảnh hưởng và chuẩn mực, khung pháp lý quy định về kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp của NHTM

- Sử dụng dữ liệu thứ cấp giai đoạng 2015 - 2019 để phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc

Trang 17

Đồng Nai nhằm rút ra các mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh

- Đề xuất những giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp phù hợp thực tế địa bàn cũng như đảm bảo tính tuân thủ với quy định hiện hành tại Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Khung pháp lý, các chỉ tiêu đánh giá và những nhân tố nào ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp trong NHTM là gì?

- Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2015-2019 tại Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai hiện nay như thế nào?

- Giải pháp nào để tăng cường kiểm soát rủi ro hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai Trong đó luận văn chỉ nghiên cứu dư nợ từ hoạt động cho vay mà không bao gồm hoạt động chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán hay phát hành thẻ tín dụng vì các nghiệp vụ này gần như không phát sinh dư

nợ, hoặc nếu có cũng rất ít trong thời gian ngắn tại chi nhánh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai - địa chỉ số 1034, Xa lộ Hà

Nội, Phường Bình Đa, Thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai

Thời gian: dữ liệu thứ cấp được sử dụng nghiên cứu trong thời gian 5 năm,

giai đoạn 2015 - 2019 trong đó tập trung vào khách hàng doang nghiệp Nguồn dữ liệu sử dụng trong luận văn được trích dẫn, tổng hợp từ Tổng Cục Thống kê Việt Nam, các số liệu báo cáo từ website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, báo cáo thường niên của Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai và một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Trang 18

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, luận văn tiếp cận theo hướng nghiên cứu định tính với các phương pháp cơ bản sau:

- Phương pháp tổng hợp để hệ thống hóa các tài liệu tham khảo từ tạp chí, sách báo, website, các tài liệu giảng dạy chuyên ngành nhằm tổng quan về hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng của NHTM

- Phương pháp thống kê, phân tích được sử dụng để thống kê các số liệu liên quan đến tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai trong 5 năm giai đoạn 2015 - 2019, cũng như các hoạt động liên quan khác tại chi nhánh nhằm làm rõ vai trò của tín dụng bán lẻ tại chi nhánh

- Phương pháp mô tả được sử dụng để mô tả thực trạng quản lý tín dụng hiện nay trên góc độ quy định, chính sách và thực tiễn

- Phương pháp tổng hợp và so sánh để đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng, nêu lên những kinh nghiệm và bài học rút ra

- Ngoài ra còn có thể sử dụng các phương pháp khác phù hợp trong quá trình thực hiện luận văn

6 Nội dung nghiên cứu

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu của luận văn sẽ tập trung vào các nội dung chính như sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết để trình bày khái quát các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng tại NHTM

- Phân tích, đánh giá chi tiết thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng nói chung và tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nói riêng tại Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2019, từ đó rút ra những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế tại Chi nhánh

- Trên cơ sở những hạn chế nêu trên, luận văn đề xuất một số giải pháp vừa phù hợp nhằm tăng cường hiệu quả kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh, vừa tuân thủ quy định Agribank cũng như theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN và chuẩn mực quốc tế Basel II trong giám sát và kiểm soát rủi ro NHTM

Trang 19

7 Đóng góp của đề tài

- Về phương diện khoa học: tổng hợp và hệ thống hoá cơ sở lý thuyết chuyên

sâu của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp trong NHTM

- Về phương diện thực tiễn: đưa ra các giải pháp khả thi để vừa phát triển

được tín dụng trên địa bàn Đồng Nai, vừa kiểm soát được rủi ro trong quá trình cấp tín dụng của Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai

8 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

Hiện nay có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến kiểm soát rủi ro tín dụng của NHTM, tuy nhiên trong nghiên cứu này luận văn sẽ dựa trên cơ sở lý thuyết về hoạt động tín dụng của NHTM, quy định kiểm soát rủi ro tín dụng của Agribank cũng như chuẩn mực Basel II Bên cạnh đó luận văn dự kiến sẽ kế thừa một số nghiên cứu trước có liên quan như:

- Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Tuấn Anh (2012) Luận án đề

xuất mô hình đo lường rủi ro hiện tại và tương lai, qua đó xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng theo chuẩn mực quốc tế thông qua bộ dữ liệu thứ cấp

từ báo cáo của Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NHNN, Agribank và các NHTM Luận án cũng tiếp cận các chuẩn mực kiểm soát rủi ro tín dụng theo Ủy ban Basel, kết hợp với các tiêu chuẩn của Việt Nam Kết quả nghiên cứu luận án đã đưa ra khuyến nghị về tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của Agribank cũng như đề xuất nhấn mạnh Agribank cần nhanh chóng thay đổi mô hình quản trị rủi ro tín dụng, thành lập Ủy ban quản trị rủi ro, phân công lại chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, xây dựng hệ thống báo cáo theo chuẩn quốc tế Bên cạnh đó luận án cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và một số bộ ngành có liên quan tập trung vào hoàn thiện môi trường pháp lý và giảm các biện

pháp hành chính trong quản lý của Ngân hàng Nhà nước

- Ngân hàng thương mại ở Việt Nam: Vận dụng nguyên tắc của Hiệp ước Basel để hạn chế nợ xấu của tác giả Huỳnh Thị Hương Thảo đăng trên Tạp chí Tài

chính - Bảo hiểm năm 2014 Mục tiêu của bài viết nêu ra các nguyên tắc quản lý nợ

Trang 20

xấu của Basel, thực trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam từ đó đưa ra một số gợi ý trên cơ sở vận dụng nguyên tắc Basel nhằm hạn chế nợ xấu tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam Với dữ liệu thứ cấp về nợ xấu của các NHTM Việt Nam qua 8 năm, từ năm 2005 - 2012 từ NHNN và các NHTM, tác giả

đã đề xuất các giải pháp chủ yếu như: áp dụng phương pháp phân loại nợ có khả

năng cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng, thẩm định tín dụng chặt chẽ và nâng cao vai trò của CIC và các tổ chức xếp hạng tín

nhiệm độc lập

- Kiểm soát rủi ro tín dụng theo Basel II tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam của nhóm tác giả Ngô Thị Thu Mai và Nguyễn Ngọc Bích,

đăng trên tạp chí Tài chính năm 2017 Nhóm tác giả sử dụng phương pháp thống

kê, so sánh nợ xấu, nợ quá hạn của BIDV với dữ liệu từ báo cáo thường niên từ

2013 - 2016 để chỉ ra dấu hiệu gia tăng nợ quá hạn, nợ xấu của BIDV Nghiên cứu

đã đưa ra đánh giá rủi ro tín dụng tại BIDV theo Basel II trong các hoạt động đo lường rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng, công tác dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng

- Quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại của Narayanaro,

Suresh and Kumar Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 15 ngân hàng tư nhân từ

1995-2007 để phân tích dữ liệu một chiều ANOVA, hệ số tương quan và phân tích hồi quy Nghiên cứu được thực hiện để thiết lập khung đo lường và kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng và để phân tích mối quan hệ của danh mục đầu tư đa dạng của ngân hàng thương mại ở Ấn Độ Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng để kiểm soát rủi ro tín dụng, các ngân hàng thương mại cần đạt được trạng thái cân bằng danh mục đầu

tư tốt hơn và thiết lập hệ thống thông tin kiểm soát rủi ro

Các bài viết trên tạp chí và hội thảo khoa học khác có liên quan

9 Bố cục của luận văn

- Chương 1: Tổng quan về kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp của -ngân hàng thương mại

Trang 21

- Chương 2: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Bắc Đồng Nai

- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Bắc Đồng Nai

Trang 22

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm

Một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu và lâu đời của các NHTM

đó chính là hoạt động tín dụng Đặc biệt, đối với hệ thống các NHTM Việt Nam, hoạt động này càng đóng vai trò quan trọng khi mà nó chiếm trên 80% trong tổng thu nhập Đây là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận chủ yếu nhưng đồng thời cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn Bản chất của tín dụng là sự ứng trước của các NHTM cho người vay Sau một chu kì sản xuất hoặc luân chuyển hàng hóa thì khách hàng mới có khả năng trả nợ Do đó, rủi ro các NHTM không thu được nợ rất dễ xảy ra

Ở Việt Nam, trong từ điển kinh tế học hiện đại, rủi ro được định nghĩa: Rủi

ro là hoàn cảnh trong đó một sự kiện xảy ra với một xác suất nhất định hoặc trong trường hợp quy mô của sự kiện đó có một phân phối xác suất Rủi ro tín dụng (RRTD) trong NHTM là khả năng xảy ra tổn thất về thu nhập hoặc vốn của định chế tài chính do khách hàng không thực hiện đúng các cam kết trên hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh Hoặc đơn giản hơn, RRTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (TCTD) do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết

Cho đến nay, tồn tại khá nhiều quan điểm khi trình bày nội hàm của RRTD, chẳng hạn:

Trang 23

Theo định nghĩa của Ủy ban Basel về các vấn đề quốc tế (BCBS): “RRTD là rủi ro hoặc sự mất mát do người đi vay hoặc đối tác gây ra “Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất”

 Theo Timothy W Koch (1995), một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn - có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãi theo thỏa thuận RRTD là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn”

 Trong bộ “17 nguyên tắc quản trị RRTD” của Basel 2 được Ủy ban Basel ban hành tháng 9/2000 có đề cập: “RRTD là khả năng bên vay nợ ngân hàng hoặc bên đối tác không đáp ứng nghĩa vụ thanh toán theo các điều khoản đã thỏa thuận”;

 Theo Joel Bessis (2001), RRTD được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc đó là sự giảm sút chất lượng tín dụng của những khoản vay

 Theo Thomas P Fitch (2006), RRTD là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ Cùng với rủi ro lãi suất, RRTD là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng”

 Tiếp đến, theo Khoản 1, Điều 3 của Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử

lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, khái niệm RRTD được định nghĩa như sau: ”Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không

có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam

kết”

Thông qua các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu có rất nhiều định nghĩa khác nhau về RRTD, tuy nhiên các quan điểm đó đều thể hiện cùng một bản chất: RRTD là khả năng xảy ra những thiệt hại về mặt kinh tế mà NHTM phải gánh chịu

Trang 24

do khách hàng vay vốn thanh toán nợ không đúng hạn hoặc không hoàn trả đuợc nợ vay (cả gốc và lãi), và bao gồm những khía cạnh chủ đạo sau:

 RRTD là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của các TCTD nói chung hay NHTM nói riêng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ và không đúng hạn cho ngân hàng Hiểu theo nghĩa rộng thì RRTD không chỉ diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán, mà còn bao gồm cả việc các NHTM mua các loại trái phiếu của các doanh nghiệp

 RRTD vì vậy còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả hay rủi ro sai hẹn Tuy nhiên nếu hiểu RRTD theo nghĩa xác suất, đó là khả năng có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất Điều này có nghĩa là một khoản vay dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất, một NHTM mặc dù có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ RRTD vẫn cao nếu tập trung đầu tư vào một nhóm khách hàng hay một loại ngành nghề Cách hiểu này giúp cho các NHTM chủ động trong phòng ngừa, trích lập dự phòng, đảm bảo bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro Như vậy, RRTD có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nó là sự không chắc chắn trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của người được cấp tín dụng cho ngân hàng theo đúng cam kết đã

ký RRTD là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có thể nói rằng việc ngân hàng kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tín dụng chính là hoạt động kinh doanh thu lợi dựa trên rủi ro phát sinh từ hoạt động đó

 RRTD là loại rủi ro phức tạp nhất, việc quản lý và phòng ngừa nó rất khó khăn, nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào

 RRTD nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ nảy sinh các rủi ro khác

Như vậy, có thể hiểu RRTD là những tổn thất tiềm năng có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, do khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm lãi vay và gốc) hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân

Trang 25

hàng như đã cam kết trong hợp đồng Đây là rủi ro gắn liền với hoạt động tín dụng, dẫn đến tổn thất tài chính như giảm thu nhập ròng và giá trị thị trường của vốn

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Hình 1.1: Rủi ro tín dụng của NHTM

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2015)

Theo Nguyễn Văn Tiến (2015) thì việc phân loại rủi ro tín dụng có thể phân loại như sau:

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro:

Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là

do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch có ba bộ phận:

 Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá phân tích tín

dụng khi ngân hàng lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết

Rủi ro mất khả năng chi

Rủi ro tác nghiệp

Rủi ro danh mục

Rủi ro lựa

chọn

Rủi ro bảo đảm

Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro nội tại

Rủi ro tập trung

Trang 26

 Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật

xử lý các khoản cho vay có vấn đề

Rủi ro danh mục: Là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh

mục cho vay của ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung:

 Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát

từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của Khách hàng vay

 Rủi ro tập trung: Khi ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số Khách hàng; cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng vị trí địa lý nhất định, cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao

Rủi ro tác nghiệp: là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do cán bộ

ngân hàng, quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng

Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng:

Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng,

ngân hàng và khách hàng phải quy ước về khoản thời gian hoàn trả nợ vay Tuy nhiên, đến thời hạn quy ước nhưng Ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay

Rủi ro do mất khả năng chi trả: Là rủi ro xảy ra trong trường hợp doanh

nghiệp đi vay mất khả năng trả nợ, ngân hàng phải thanh lý TSBĐ của doanh nghiệp để thu nợ

Rủi ro không giới hạn ở hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt động khác

mang tính chất tín dụng của ngân hàng nhu bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ

thương mại, cho vay thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ…

Theo Thông tư 41/TT/2016-NHNN thì rủi ro tín dụng bao gồm (i) Rủi ro tín

dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện

một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ các trường hợp quy định tại điểm b

khoản này; (ii) Rủi ro tín dụng đối tác là rủi ro do đối tác không thực hiện hoặc

Trang 27

không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thanh toán trước hoặc khi đến hạn của các giao dịch

Trong đó tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác được tính đối với các giao dịch tự doanh, giao dịch repo và giao dịch Reverse Repo, giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro, giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính với mục đích phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu, chi nhánh không bao gồm các hoạt động này nên không đề cập trong phần phân tích ở chương 2

Theo Trần Huy Hoàng (2010), các hình thức rủi ro tín dụng có thể xảy ra bốn trường hợp đối với nợ lãi và nợ gốc: đó là việc không thu được lãi đúng hạn, không thu đủ lãi, không thu được vốn đúng hạn hay không thu đủ vốn

Khi không thu được lãi đúng hạn, nguy cơ RRTD đang ở mức thấp và chỉ cần đưa vào mục lãi treo phát sinh Nếu không thể thu đủ lãi thì tùy trường hợp mà các NHTM sẽ đưa vào khoản mục lãi treo đóng băng hoặc miễn giảm lãi đó cho khách hàng

Khi không thu được vốn đúng hạn, NHTM sẽ có khoản nợ quá hạn phát sinh Tuy nhiên, khoản nợ quá hạn này chưa thể coi là khoản mất mát hoàn toàn của NHTM vì có thể khách hàng chỉ chậm trả nợ gốc và sẽ trả nợ đầy đủ sau thời hạn đã cam kết trong hợp đồng Nếu TCTD vẫn không thể thu hồi được nợ thì lúc này NHTM gặp RRTD ở mức độ cao vì đã phát sinh khoản nợ không có khả năng thu hồi NHTM sẽ xem xét xóa nợ cho khách hàng nếu khách hàng hội tụ đủ các điều kiện theo quy định về xóa nợ

Trang 28

Lãi treo phát sinh Nợ quá hạn

phát sinh

1 Lãi treo đóng băng

2 Miễn giảm lãi

1 Nợ không có khả năng thu hồi

2 Xóa nợ

Hình 1.2 Các hình thức rủi ro tín dụng

Nguồn: Trần Huy Hoàng (2010)

Về mặt quan hệ giữa hình 1.1 và 1.2, ở hình 1.1 khái quát cho thấy các nguyên nhân gây ra RRTD trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM thì ở hình 1.2 cho thấy biết rõ một số hậu quả từ rủi ro tín dụng mà nguyên nhân rủi ro đã được nêu trên Đây cũng có thể xem là cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả để giúp nhận diện rủi ro trong hoạt động tín dụng hay những dấu hiệu nhận biết rủi ro để NHTM tăng cường giám sát, kiểm soát rủi ro tín dụng trong quá trình cấp tín dụng cho KHDN

1.1.3 Tác động của rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp đến hoạt động của ngân hàng thương mại

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, RRTD nói chung khi cấp tín dụng cho KHCN và KHDN đều mang tính hệ thống, cho nên một khi RRTD xảy ra

sẽ gây nên thiệt hại không những cho chính bản thân ngân hàng về lợi nhuận, tài sản, uy tín, danh tiếng mà còn ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế Theo Bùi Diệu Anh (2010), RRTD mang tính tất yếu không thể loại trừ hoàn toàn và NHTM chỉ có thể phòng ngừa và hạn chế RRTD Tùy mức độ và ảnh hưởng của RRTD sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau trong nền kinh tế Có thể thấy RRTD mà nhất là RRTD đối với KHDN ảnh hưởng đến ngân hàng và nền kinh tế như sau:

Trang 29

Đối với bản thân ngân hàng cho vay: RRTD là một trong những rủi ro cơ

bản gắn liền với hoạt động kinh doanh gây nên những thiệt hại cho ngân hàng, cụ thể:

 Thứ nhất, giảm lợi nhuận: Khi RRTD xảy ra, ngân hàng có thể sẽ không thu hồi được vốn tín dụng và lãi đã cho KHDN vay, làm giảm thu nhập của ngân hàng Ngoài ra, có thu hồi được vốn và lãi vay hay không thì ngân hàng vẫn phải mất thêm phần chi phí để quản lý khoản vốn vay trong suốt thời gian cho vay vốn hoặc các chi phí quản lý các loại nợ xấu, nợ quá hạn…

 Thứ hai, không chủ động được nguồn vốn: RRTD xảy ra làm cho bản thân NHTM bị co cụm, có xu hướng thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính và sức cạnh tranh suy giảm do không thu được nợ đúng hạn Vì thế đã làm cho ngân hàng mất cân bằng trong việc thu chi và có thể lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng

 Thứ ba, mất cơ hội ký kết những hợp đồng mới: Khi vốn ngân hàng bị đọng và không được giải phóng theo dự tính thì ngân hàng sẽ bỏ qua những

cơ hội để ký kết những hợp đồng tín dụng mới hoặc cơ hội đầu tư mới

 Ngoài ra, RRTD còn làm giảm uy tín của các ngân hàng không những trong phạm vi quốc gia mà trên cả quốc tế, làm cho các hoạt động kinh doanh quốc tế như: thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ gặp khó khăn

Đối với nền kinh tế:

 NHTM là nơi thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng cũng như bơm tiền vào lưu thông, ổn định nền kinh tế Vì vậy khi RRTD xảy ra, không những chỉ ảnh hưởng đến bản thân ngân hàng mà còn có thể ảnh hưởng dây chuyền đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, làm rối loạn cả nền kinh tế - xã hội, sụt giảm lòng tin của dân chúng và sự vững chắc và lành mạnh trong hệ thống tài chính ngân hàng Thực tế xảy ra trong năm vừa qua với hàng loạt các Ngân hàng thương mại cổ phần như: Á Châu, Ocean Bank, Maritime bank …là những minh chứng hữu hiệu, nếu không có sự trợ giúp của NHTW, toàn hệ thống NHTM có thể sụp đổ, ảnh hưởng đến các ngành kinh

tế khác, gây rối loạn nền kinh tế… thiệt hại xảy ra vô cùng lớn

Trang 30

Do đó, phòng ngừa và hạn chế RRTD nói chung và RRTD trong cho vay KHDN nói riêng không những là vấn đề sống còn đối với ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế, góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội Mục tiêu của quản lý RRTD là tối đa hóa lợi nhuận sau khi đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng với mức độ rủi ro trong giới hạn cho phép

1.1.4 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

- Đối tượng khách hàng đa dạng vì các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau Do đó nhu cầu vay vốn để đáp ứng cũng đa dạng và phong phú, từ việc cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, kinh doanh thương mại, xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, vận tải biển, hàng không, khai thác khoáng sản,…

- Mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất như vay vốn để mua nguyên liệu phục vụ sản xuất, mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng, đổi mới thiết bị và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh với các khoản vay có giá trị lớn và rất lớn

- Thủ tục và quy trình cho vay doanh nghiệp phức tạp hơn, vì tính pháp lý của doanh nghiệp phức tạp hơn nhiều so với cá nhân Bên cạnh đó giá trị khoản vay lớn và tài sản bảo đảm thường phức tạp, khó định giá hơn vì hầu hết tài sản doanh nghiệp thường thế chấp chính là nhà xưởng, máy móc, thiết bị sản xuất của mình

- Nguồn trả nợ của doanh nghiệp từ tiền bán hàng (T-H-T’), lợi nhuận, khấu hao và các nguồn thu hợp pháp khác

- So với cho vay khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh, khách hàng doanh nghiệp có hệ thống thông tin tốt hơn, chặt chẽ hơn do có hệ thống thông tin kế toán, báo cáo tài chính Các thông tin tài chính được khách hàng cung cấp từ các báo cáo tài chính, báo cáo thuế Tùy thuộc vào báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không, uy tín tổ chức kiểm toán mà chất lượng thông tin tài chính khách hàng cung cấp cao hay thấp

Trang 31

- Rủi ro xảy ra từ cho vay doanh nghiệp thường gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng thương mại Do đó, các NHTM rất quan tâm đến công tác kiểm soát rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp

1.2 Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay của Ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng

Khái niệm kiểm soát rủi ro nói chung: Đó là những kỹ thuật, những công cụ,

những chiến lược và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro và tổn thất

Kiểm soát rủi ro tín dụng: Là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ,

chiến lược và những quá trình nhằm chủ động điều khiển, biến đổi rủi ro tín dụng tại một ngân hàng bằng cách kiểm soát tần suất, mức độ rủi ro

Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm các bước như sau: nhận dạng rủi ro, đo lường rủi

ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro Kiểm soát rủi ro là một bước quan trọng trong quy trình quản trị rủi ro Đây chính là sự khác nhau cơ bản giữa quản trị rủi ro và kiểm soát rủi ro

Quản trị rủi ro tín dụng là một trong những hoạt động chủ đạo của ngân hàng thương mại Quản trị rủi ro tín dụng phải hướng vào việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại ngay cả trong những điều kiện thị trường đầy biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng

Kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm mục tiêu phòng chống và kiểm soát các rủi

ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo toàn bộ các bộ phận và cá nhân trong ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện các chiến lược, chính sách đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng

1.2.2 Mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát RRTD là giai đoạn cuối cùng trong quản trị RRTD, là quá trình ngân hàng vận dụng những kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc phòng ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất, mức độ của rủi ro và tổn thất Kiểm soát RRTD trong

Trang 32

cho vay khách hàng doanh nghiệp: là việc ngân hàng sử dụng những kỹ thuật, công

cụ, chiến lược và những quá trình nhằm biến đổi RRTD trong cho vay khách hàng doanh nghiệp thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu, chuyển giao, phân tán rủi ro để kiểm soát tần suất và mức độ tổn thất của RRTD Đối với khách hàng doanh nghiệp, thông tin về pháp lý, tài sản, tài chính và phương án sử dụng vốn vay tương đối đầy đủ hơn khách hàng cá nhân, số tiền vay nhiều hơn nhưng số lượng khách hàng ít hơn nên giúp NHTM có khả năng quản lý, kiểm soát rủi ro tốt hơn mặc dù hậu quả rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp, nếu xảy ra, lớn gấp nhiều

lần khách hàng cá nhân

1.2.3 Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng

Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, hoạt động kiểm soát đối với hoạt động cấp tín dụng tại các NHTM phải thể hiện được:

(i) Hoạt động kiểm soát đối với hoạt động cấp tín dụng của NHTM phải

tuân thủ việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt, phải căn cứ mức độ tin cậy của cấp có thẩm quyền và năng lực của cá nhân, bộ phận thực hiện Thẩm quyền phê duyệt phải được thể hiện bằng các tiêu chí về quy mô giao dịch, hạn mức rủi ro và các giới hạn khác theo quy định nội bộ, đồng thời quy định chức năng, nhiệm vụ của cá nhân, bộ phận

từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất trong tất cả các giao dịch, quy trình nghiệp vụ tại ngân hàng thương mại Riêng hoạt động kiểm soát của trụ sở chính đối với chi nhánh, đơn vị phụ thuộc khác phải đảm bảo giám sát, kiểm soát được các giao dịch, hoạt động của chi nhánh, đơn

vị phụ thuộc khác, bao gồm cả việc giám sát, kiểm soát thông qua cá nhân, bộ phận thực hiện hoạt động kiểm soát tại chi nhánh, đơn vị phụ thuộc khác

(ii) Hoạt động cấp tín dụng phải được kiểm soát xung đột lợi ích theo

nguyên tắc cá nhân, bộ phận có chức năng thẩm định tín dụng độc lập với cá nhân, bộ phận có chức năng: Quan hệ khách hàng - Thẩm định

Trang 33

lại (nếu có) - Phê duyệt quyết định cấp tín dụng - Kiểm soát hạn mức rủi ro tín dụng; quản lý khoản cấp tín dụng có vấn đề; trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng

Trên cơ sở đó, hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng đối với khách hàng nói chung và khách hàng doanh nghiệp nói riêng tại các NHTM cơ bản thể hiện trong quy trình cho vay như sau:

Bảng 1.1 Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp CHỦ THỂ NỘI DUNG CÔNG VIỆC

CHỐT KIỂM SOÁT

THỦ TỤC KIỂM SOÁT

PHÒNG NGỪA RỦI RO

Bộ phận tiếp

nhận

- Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

- Thu thập thông tin CIC khách hàng và người có liên quan

- Chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm

- Thẩm định hồ sơ vay, các điều kiện vay vốn

- Lập tờ trình thẩm định hoặc từ chối

Hoàn thiện

hồ sơ vay vốn

Theo danh mục hồ sơ cho vay của NHTM

Hạn chế

hồ sơ vay không đầy

đủ, không hợp lệ, hợp pháp

Kiểm tra tính tuân thủ

Tờ trình của

bộ phận Quản lý nợ

Hạn chế hồ

sơ vay không hoàn chỉnh pháp

lý theo quy định

Bộ phận tái

thẩm định

Tái thẩm định hồ sơ pháp lý, hồ sơ thẩm định, chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm đối với các loại hồ sơ theo quy định

Kiểm soát thủ tục, tính pháp

lý, khả thi, rủi ro hồ

sơ vay

Tờ trình của

bộ phận tái thẩm định

Hạn chế hồ

sơ vay sai sót về thủ tục và có thể rủi ro Giám đốc/

Hội đồng tín

dụng phê

Quyết định cho vay

Kiểm tra thủ tục, tính pháp

Theo quy định cho vay của

Hạn chế hồ

sơ vay sai sót về thủ

Trang 34

- Giải ngân

Kiểm soát nội dung HĐTD, HĐTC phù hợp phê duyệt cho vay

Rà soát, đối chiếu giữa nội dung phê duyệt tín dụng với HĐTD, HĐTC, khế ước nhận nợ

Hạn chế sai sót giữa HĐTD, HĐTC/ HĐCC với phê duyệt

về tình hình trả nợ của KH

In sao kê và đối chiếu hồ

sơ vay trên

hệ thống

Hạn chế nợ quá hạn gốc, lãi

xử lý nợ xấu của NHNN

Theo quy định NHTM

về xử lý nợ

Hạn chế tỷ

lệ nợ quá hạn, nợ xấu vượt quá quy định NHNN

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2013)

1.2.3 Khuôn khổ pháp lý liên quan và các công cụ, chính sánh kiểm soát rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại giai đoạn 2015 - 2019

NHNN là cơ quan chủ quản xây dựng chính sách chung cho tất cả các hoạt động nghiệp vụ, trong đó có hoạt động cấp tín dụng của NHTM Hoạt động kiểm soát nội bộ luôn luôn được thể hiện cùng với hướng dẫn nghiệp vụ cấp tín dụng Cụ thể các văn bản đang có hiệu lực sau:

- Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng gồm

Trang 35

3 chương với 35 điều khoản Trong đó Điều 22 yêu cầu các NHTM phải có quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng NHTM cũng cần xây dựng quy trình nhận dạng các loại rủi ro có thể phát sinh trong quá trình cho vay; quy trình theo dõi, đánh giá và kiểm soát rủi ro, phương án

xử lý rủi ro, kiểm soát việc cho vay để trả nợ khoản vay tại tổ chức tín dụng nhằm phòng ngừa và ngăn chặn việc phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng

Các phương án xử lý rủi ro, theo Peter.S Rose (2001), có thể bao gồm các việc như:

- Chuyển giao rủi ro và đa dạng hóa rủi ro là việc sắp xếp để một vài đối

tượng gánh chịu hoàn toàn hay một phần tổn thất xảy ra Có thể chuyển giao cho công ty bảo hiểm, người kinh doanh rủi ro hoặc cho ngân sách nhà nước Các cách thức chuyển giao rủi ro:

Chuyển giao rủi ro cho người kinh doanh rủi ro (các công ty bảo hiểm) Cụ thể ngân hàng yêu cầu bên vay phải mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay như: bảo hiểm công trình, nhà xưởng, kho tàng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa để khi rủi ro xảy ra ngân hàng nhận khoản tiền đền bù từ nhà bảo hiểm

để bù đắp tổn thất

Hoặc chuyển giao rủi ro cho tổ chức kinh doanh bảo hiểm tín dụng Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm tín dụng cho các khoản mà mình cho vay, tổ chức kinh doanh bảo hiểm tín dụng sẽ bồi thường cho ngân hàng những thiệt hại, tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra Thông thường, bảo hiểm tín dụng chỉ đảm bảo cho phần

nợ bị mất hoàn toàn sau khi được xác định rõ ràng chứ không áp dụng cho toàn bộ khoản vay

Chuyển giao rủi ro cho bên mua nợ: Tìm kiếm khách hàng (Các công ty mua bán nợ) để bán lại các khoản nợ có vấn đề với một tỷ lệ nhất định để thu hồi nợ Thực chất của việc bán nợ chính là chuyển giao rủi ro và cơ hội cho bên kinh doanh mua bán nợ sau khi ngân hàng cho vay chấp nhận một mức tổn thất nhất định

Trang 36

Chuyển giao rủi ro cho ngân sách Nhà nước: Đối với những khoản vay theo chỉ định của Chính phủ

- Sử sụng công cụ phái sinh như hợp đồng kỳ hạn (Forward), hoán đổi

(Swaps), quyền chọn (Options) và tương lai (Futures) Lợi ích mà ngân hàng thương mại thu được khi tham gia công cụ phái sinh là để bảo hiểm rủi ro giao dịch tài chính cho cả ngân hàng và khách hàng

- Chứng khoán hóa khoản vay là việc ngân hàng thực hiện tập hợp đóng

gói các khoản nợ chưa đáo hạn có chung đặc điểm như cùng kỳ hạn, lãi suất, loại hình cho vay, hình thức bảo đảm… bán cho nhà đầu tư dưới hình thức chứng khoán

nợ Các chứng khoán nợ này cho phép người sở hữu chứng nhận được khoản tiền thanh toán từ người vay Những lợi ích cơ bản của chứng khoán hóa đối với ngân hàng: tăng khả năng thanh khoản của tài sản, chuyển đổi các tài sản thanh khoản thấp sang các tài sản thanh khoản cao hơn, cung cấp một công cụ tài trợ mới, chuyển đổi lĩnh vực đầu tư sang các thị trường mới có khả năng sinh lợi cao hơn

- Đa dạng hóa trong hoạt động cấp tín dụng thông qua đa dạng hóa danh

mục tín dụng với nhiều loại sản phẩm, nhiều khách hàng, không tập trung cho vay quá nhiều vào một số ít ngành nghề, lĩnh vực, hình thức cấp vốn, một ít khách hàng hoặc nhóm khách hàng nhằm mục đích phân tán rủi ro Bản chất của đa dạng hóa là hạn chế rủi ro đặc thù, rủi ro dao động phụ thuộc theo một vài công ty, một ngành công nghiệp, một lĩnh vực hoạt động

Ngoài ra, Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm 7 chương với 74 điều khoản Trong đó yêu cầu NHTM phải có quy định nội

bộ về quản lý rủi ro, tối thiểu phải có các nội dung: a) Xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách quản lý rủi ro; b) Việc xây dựng, ban hành và thực hiện hạn mức rủi ro đối với từng loại rủi ro trọng yếu (bao gồm cả các phương pháp xây dựng hạn mức rủi ro, cá nhân, bộ phận thực hiện xây dựng hạn mức rủi ro, phân bổ hạn mức rủi ro và xử lý vi phạm đối với các trường hợp vi phạm hạn mức rủi ro); c) Phải có

cơ chế báo cáo nội bộ về quản lý rủi ro, (d) Xây dựng cơ chế quản lý rủi ro đối với sản phẩm mới, hoạt động trên thị trường mới

Trang 37

Một vấn đề khác rất quan trọng để kiểm soát rủi ro tín dụng là NHTM phải nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro đối với từng loại rủi ro trọng yếu bao gồm cả phương pháp, mô hình đo lường, kiểm soát rủi ro và các biện pháp giảm thiểu rủi ro ngay từ đầu như:

- Né tránh rủi ro là việc né tránh những đối tượng cấp tín dụng hoặc những

nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể xảy ra Né tránh rủi ro tín dụng

có thể thực hiện ngay bước đầu tiên của quy trình tín dụng thông qua thẩm định, xếp hạng và sàng lọc khách hàng khi mạnh dạn từ chối các khoản cho vay dưới chuẩn

- Ngăn ngừa rủi ro bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro, đối

với những khoản vay mà yếu tố rủi ro được xác định nhưng có thể khắc phục được thì ngân hàng có thể xem xét, cân nhắc để cho vay và thực hiện việc giám sát nhằm không xảy ra các nguy cơ gây ra rủi ro

- Giảm thiểu tổn thất rủi ro cho vay là biện pháp nhằm làm giảm mức độ

thiệt hại do rủi ro mang lại nếu nó xảy ra Các biện pháp giảm thiểu tổn thất:

+ Áp dụng hình thức, quy trình cho vay: thông qua việc tập trung vào nguy

cơ chính gây ra rủi ro, đồng thời xem xét môi trường gây ra rủi ro và sự tương tác giữa môi trường và nguy cơ đó, qua đó áp dụng các các hình thức, quy trình cho vay hợp lý thích hợp với từng trường hợp cụ thể để nếu rủi ro xảy ra thì bản thân các hình thức, quy trình đó sẽ hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất có thể được

+ Giảm hạn mức cho vay, tạm dừng và chấm dứt cho vay là trong quá trình cho vay và giám sát vốn vay nếu phát hiện nguy cơ rủi ro cao thì ngân hàng có thể

áp dụng các biện pháp như giảm hạn mức cho vay, tạm dừng và chấm dứt cho vay nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra

+ Hạn chế tổn thất bằng việc áp dụng các điều khoản trong nội dung hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay như ngân hàng đưa các điều khoản mang tính ràng buộc đối với khách hàng vay vốn nhằm hạn chế rủi ro như các điều khoản

về lãi suất, điều kiện và hình thức thanh toán, đánh giá lại tài sản bảo đảm, mục đích sử dụng vốn vay, các trường hợp giảm hạn mức, ngừng cho vay, các biện pháp

bổ sung điều kiện vay vốn…

Trang 38

+ Định giá khoản vay: Đây chính là lãi suất cho vay, trong lãi suất cho vay phải bao gồm cả phần bù rủi ro Phần bù rủi ro được áp dụng tùy theo mức độ rủi ro của từng khoản vay và mục đích là tạo nguồn thu để bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy

ra Bất kỳ một ngân hàng nào cũng mong muốn đảm bảo rằng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất đã được điều chỉnh theo rủi ro và bao gồm các khoản chi phí

RL = I + IP + Các khoản phí + Lợi nhuận kỳ vọng

Trong đó: RL: lãi suất cho vay

I : lãi suất huy động vốn

IP : phần bù rủi ro, tỷ lệ nghịch với xác suất thu hồi nợ

(IP=0 nếu khả năng thu hồi nợ là chắc chắn) Các khoản phí: chi phí hoạt động, quản lý, thanh khoản… + Áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của bên vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thức ba Việc gắn tài sản bảo đảm với nợ vay được thực hiện nhằm đáp ứng hai mục tiêu của ngân hàng đó là tài sản bảo đảm là ngồn trả nợ thứ hai khi rủi ro xảy ra đồng thời nâng cao trách nhiệm, ý chí trả nợ của bên vay

+ Trích lập dự phòng rủi ro là phương pháp thông qua việc lưu giữ tổn thất một cách chủ động, có kế hoạch thông qua việc định kỳ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro Việc làm này sẽ tạo cho ngân hàng có ý thức kiểm soát rủi ro chặt chẽ

vì khi rủi ro xảy ra thì ngân hàng là người chịu tổn thất, dự phòng rủi ro chính là chi phí trích trước do vậy sẽ làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Trích lập dự phòng tại các ngân hàng mang tính chất giống như hình thức tự bảo hiểm rủi ro Việc trích lập bao gồm trích lập dự phòng cụ thể và dự phòng chung

Quy định nội bộ về quản lý rủi ro phải đảm bảo các nguyên tắc: phù hợp với chiến lược kinh doanh, văn hóa kiểm soát, nguồn nhân lực, điều kiện công nghệ thông tin và hệ thống thông tin quản lý của ngân hàng thương mại Các trạng thái rủi ro, hành vi vi phạm về quản lý rủi ro phải được báo cáo kịp thời, đầy đủ cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, và có cơ chế xử lý đối với các vi phạm về quản lý rủi

ro

Trang 39

Riêng hoạt động kiểm soát đối với hoạt động cấp tín dụng của phải được kiểm soát xung đột lợi ích theo nguyên tắc cá nhân, bộ phận có chức năng thẩm định tín dụng độc lập với cá nhân, bộ phận có chức năng quan hệ khách hàng, thẩm định lại (nếu có), phê duyệt quyết định cấp tín dụng và kiểm soát hạn mức rủi ro tín dụng; quản lý khoản cấp tín dụng có vấn đề; trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Các chỉ tiêu đánh giá kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp nói chung của NHTM thể hiện ở việc phân chia đánh giá, phân hạng, xếp loại và mức tăng giảm qua các năm Tại Việt Nam, các chỉ tiêu này thể hiện ở Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử

lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, từ

cơ sở đó trong phạm vi nghiên cứu luận văn tóm tắt các chỉ tiêu đánh giá như sau: Bảng 1.2: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng

cả ba nhóm nợ có mức độ rủi ro tín

Trang 40

dụng khác nhau nên cần xem xét kết hợp với việc xem xét biến động trong cơ cấu nhóm nợ để thấy cụ thể hơn mức độ rủi ro tín dụng

Số trích càng lớn thể hiện chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động giảm

4 Xóa nợ

ròng

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoại bảng

và đang được ngân hàng sử dụng các biện pháp mạnh để thu hồi

5 Lãi treo Tỷ lệ lãi treo =

Số lãi treo trong kỳ Tổng lãi dự kiến phải thu 𝑥 100%

Phản ánh số lãi không thu được đối với các khoản nợ cho vay bị rủi ro, lãi treo làm cho ngân hàng cho vay giảm sút doanh thu, dẫn đến thiệt hại

về tài chính, kinh doanh thua lỗ

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

- Sự cải thiện cơ cấu nhóm nợ: Đây là việc ngân hàng thực hiện phân nợ

vay theo nhóm có mức độ rủi ro từ thấp đến cao dựa vào các tiêu chí: thời gian quá

Ngày đăng: 26/08/2021, 22:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w