Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
0,97 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ TÌMHIỂUTHỰCTRẠNG SỬ DỤNG ĐẤTNÔNGNGHIỆPỞHUYỆNHOẰNGHÓA - THANHHÓA KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp: 47K 3 - KN & PTNT Người hướng dẫn: Th.s Hoàng Văn Sơn Vinh, 5 / 2010 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất đai là nguồn lực quan trọng của bất cứ nền sản xuất nào. Với sản xuất nôngnghiệpđất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, không có đất thì không có sản xuất nông nghiệp. Vì vậy sử dụng đất đai là hợp phần quan trọng của chiến lược nôngnghiệp sinh thái và phát triển bền vững [10] . Việt Nam là nước có diện tích đất bình quân thấp cho nên sự phát tiển của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều của hiệu quả việc sử dụng đất. Với hơn 70% dân số đang sống ở khu vực nông thôn và nôngnghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính thì hiệu quả của việc sử dụng đất đai nói chung, đấtnôngnghiệp nói riêng là vô cùng quan trọng. Việc sử dụng đấtnôngnghiệp thích hợp có ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước. Nôngnghiệp đã đạt được không ít những thành tựu sau hơn 20 năm đổi mới. Thắng lợi rõ rệt nhất của nôngnghiệp là tạo ra và duy trì quá trình tăng trưởng sản xuất với tốc độ nhanh trong thời gian dài. Từ năm 1986 – 2005, giá trị sản xuất nôngnghiệp tăng bình quân 5,5%/năm. Thắng lợi lớn thứ hai là đã cơ bản đảm bảo an ninh lương thực. Năm 1989 ở miền Bắc, khoảng 39, 7% số hộ nôngnghiệp của 21 tỉnh thành bị đói. Chính sách đổi mới đã tạo nên sự thần kỳ: sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng liên tục, giải quyết được vấn đề an ninh lương thực. Nôngnghiệp đã tạo nhiều việc làm, xoá đói giảm nghèo (tỷ lệ hộ đói nghèo giảm 2%/năm). Trước đổi mới số người sống dưới mức đói nghèo là 60%, năm 2003 giảm xuống còn 29% và năm 2006 còn 19%. Mức giảm đói nghèo ấn tượng này chủ yếu là nhờ thành tựu to lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn. Trong khi công nghiệp và dịch vụ còn đang lấy đà thì nôngnghiệp và kinh tế nông thôn vẫn là nơi tạo việc làm chính cho cư dân nông thôn. [18]. 2 Cùng với việc tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất nôngnghiệp Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn của sự phát triển kinh tế như: quy mô sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, năng suất, độ đồng đều, chất lượng sản phẩm còn thấp, khả năng hợp tác liên kết của nông dân Việt Nam nói chung còn rất yếu [16]. HoằngHoá là một huyện thuần nông, nôngnghiệp là nguồn thu nhập chính của nhân dân trên địa bàn huyện. Hiện nay đời sống nhân dân trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây đấtnôngnghiệp giảm xuổng nhanh chóng do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, càng làm cho vấn đề “tam nông” ởHoằngHoá được quan tâm nhiều hơn. Tính từ năm 2000 đến năm 2009 diện tích đấtnôngnghiệp đã giảm từ 22.453,0 ha xuống còn 14.540,88 ha, con số này chưa thực sự lớn hơn so với các địa phương có tốc độ đô thị hoá cao khác, tuy nhiên còn tiếp tục tăng trong những năm tới. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểuthựctrạng sử dụng đấtnôngnghiệpởhuyệnHoằngHoá - tỉnh Thanh Hoá” 2. Mục tiêu nghiên cứu - Cung cấp cơ sở dữ liệu về hiện trạng sử dụng đấtnôngnghiệp trên địa bàn huyệnHoằng Hoá. - Đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường, của các loại cây trồng trên địa điểm nghiên cứu. - Tìmhiểu và đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất 3 Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Một số lý luận về sử dụng đấtnôngnghiệp 1.1. ĐấtnôngnghiệpĐất được hình thành trong hàng triệu năm và là một trong những yếu tố không thể thiếu cấu thành môi trường sống. Đất là nơi chúa đựng không gian sống của con người và các loài sinh vật, là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Với đặc thù vô cùng quý giá là có độ phì nhiêu, đất làm nhiệm vụ của một bà mẹ nuôi sống muôn loài trên trái đất. Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nôngnghiệp nếu biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất đai sẽ ngày càng tăng lên [2]. Sản xuất nôngnghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Hiện tại cũng như trong tương lai, nôngnghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được. Các Mác đã từng nói “Đất là mẹ, sức lao động là cha sản sinh ra của cải vật chất”. Theo luật đất dai năm 2003, đấtnôngnghiệp được chia làm các nhóm đất chính sau: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ hải sản, đất làm muối và đấtnôngnghiệp khác. 1.2. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đấtnôngnghiệp 1.2.1. Khái quát về sử dụng đất Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sử dụng đất. Trước đây, người ta thường quan niệm kết quả chính là hiệu quả. Sau này, người ta nhận thấy rõ sự khác nhau giữa hiệu quả và kết quả. Nói một cách chung nhất thì hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của công việc mang lại [13]. 4 Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi, hướng tới; nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để tạo ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian . Kết quả, mà là kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng những chi tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tìa nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà phải đánh giá chất lượng hoạt động tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung của đánh giá hiệu quả [10]. Từ những khái niệm chung về hiệu quả, ta xem xét trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế, thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền. Đồng thời về mặt hiệu quả xã hội là thể hiện được mức thu hút lao động trong quá trình hoạt động kinh tế để khai thác sử dụng đất. Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản lượng nông sản thu hoạch được, nhất là các loại nông sản cơ bản có ý nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu,…) để đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội đất nước. Như vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể còn 5 gắn sản xuất nôngnghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế. Sử dụng đấtnôngnghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề luôn được quan tâm hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nôngnghiệp mà còn là mong muốn của nông dân - những người trực tiếp tham gia sản xuất nôngnghiệp [14]. Hiện nay các nhà khoa học đều cho rằng, vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng đât không chỉ xem xét đơn thuần là một mặt hay một khía cạnh nào đó mà phải xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. 1.2.1.1. Hiệu quả kinh tế Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo nhà kinh tế Samuel – Nordhuas thì “Hiệu quả là không lãng phí”. Theo các nhà khoa học Đức (Stienier, Hanau, Rusteruyer, Simmerman) hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích cho xã hội [10]. Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau. Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề: - Một là mọi hoạt động của con người đều phải được quan tâm và tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”; - Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống; 6 - Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi ích của con người. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt đựoc là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xem xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là “với một điều kiện đất đai nhất định sản xuất ra một lượng của cải nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội” [10]. 1.2.1.2. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữ kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất. Theo Nguyễn Duy Tính [12], hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đấtnôngnghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đấtnông nghiệp. Hiệu quả xã hội được thể hiện thông qua mức thu hút lao động, thu nhập của nhân dân… Hiệu quả xã hội cao góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, phát huy dược nguồn lực của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân. Sử dụng đất đai phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc sử dụng đất bền vững hơn. 1.2.1.3. Hiệu quả môi trường Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được sự màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thái hoáđất bảo vệ môi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạtở ngưỡng an toàn sinh thái (>35%), đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài [5]. 7 Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: Hiệu quả hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học môi trường [11]. Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hóa học môi trường được đánh giá thông qua mức độ sử dụng chất hoá học trong nôngnghiệp đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao mà không gây ô nhiễm môi trường. Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nôngnghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tài nguyên khí hậu như: ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào. 1.2.2. Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đấtnôngnghiệp 1.2.2.1. Đặc điểm Nâng cao hiệu quả sử dụng đấtnôngnghiệp là rất cần thiết, có thể xem xét ở các mặt [10]: + Quá trình sản xuất trên đấtnôngnghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào kinh tế: Vì thế khi đánh giá hiệu quả sử dụng đấtnôngnghiệp trước tiên phải được xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị diện tích cụ thể (thường là 1 ha), tính trên một đồng chi phí, trên một công lao động. + Trên đấtnôngnghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân canh, do đó phải đánh giá hiệu quả từng loại cây trồng, từng công thức luân canh. + Thâm canh là một biện pháp sử dụng đấtnôngnghiệp theo chiều sâu, tác động đến hiệu quả sử dụng đấtnôngnghiệp trước mắt và lâu dài. Vì thế cần phải nghiên cứu hậu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiên cứu ảnh hưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến quá trình sử dụng đất. 8 + Phát triển nôngnghiệp chỉ thích hợp được khi con người biết làm cho môi trường cùng phát triển. Do đó, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đấtnôngnghiệp cần quan tâm đến những ảnh hưởng của sản xuất nôngnghiệp đến môi trường xung quanh. + Hoạt động sản xuất nôngnghiệp mang tính xã hội sâu sắc. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đấtnôngnghiệp cần quan tâm đến những tác động của sản xuất nôngnghiệp đến các vấn đề xã hội khác như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí nông thôn… 1.2.2.2. Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đấtnôngnghiệp Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đấtnôngnghiệp cần phải dựa trên những nguyên tắc cụ thể: + Hệ thống các chỉ tiêu phải có tính thống nhất, toàn diện và tính hệ thống. Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang bậc [7],[5]. + Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơ bản biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ bản làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn [6]. + Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nôngnghiệpở nước ta, đồmg thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu. + Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học và phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển. 9 1.2.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đấtnôngnghiệp Bản chất của hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Mối quan hệ này là mối quan hệ hiệu số hoặc là mối quan hệ thương số, nên dạng tổng quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sẽ là: H = K – C H = K/C H = (K – C)/C H = (K1 – K0)/(C1 – C0) Trong đó: + H: Hiệu quả + K: Kết quả + C: Chi phí + 1, 0 là chỉ số thời gian (năm) • Hiệu quả kinh tế + Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đấtnôngnghiệp - Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm, vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là 1 năm). - Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộc các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất. - Giá trị gia tăng (GTGT): Là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó. GTGT = GTSX – CPTG + Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG, GTGT/CPTG). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động. 10