1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn lý thuyết cái vòng luẩn quẩn và cú huých từ bên ngoài

29 953 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Lớn Lý Thuyết Cái Vòng Luẩn Quẩn Và Cú Huých Từ Bên Ngoài
Trường học Đại học Vinh
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại bài tập lớn
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 201 KB

Nội dung

Chúng ta cùng tìmhiểu và nghiên cứu lý thuyết "cái vòng luẩn quẩn" và "cú huých từ bên ngoài"của nhiều nhà kinh tế trong đó có Paul Anthony Samuelson Là sinh viên, thành viên của xã hội

Trang 1

lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế có sức ảnh hưởng rất lớn.

Các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng là những nước cóthu nhập bình quân đầu người hằng năm thấp, là những nước nghèo, đang mắcvào "cái vòng luẩn quẩn" Để tăng trưởng và phát triển phải có "cú huých từ bênngoài" nhằm phá vỡ "cái vòng luẩn quẩn", đưa các quốc gia này thoát khỏi tìnhtrạng nước nghèo đó là tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài mà đặcbiệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Vậy "cái vòng luẩn quẩn" và "cúhuých từ bên ngoài" là như thế nào, có ảnh hưởng ra sao? Chúng ta cùng tìmhiểu và nghiên cứu lý thuyết "cái vòng luẩn quẩn" và "cú huých từ bên ngoài"của nhiều nhà kinh tế trong đó có Paul Anthony Samuelson

Là sinh viên, thành viên của xã hội đặc biệt là những sinh viên chuyên ngànhkinh tế chúng ta cần nắm vững và hiểu rõ các lý thuyết về nền kinh tế trong đó

có lý thuyết về "cái vòng luẩn quẩn" và "cú huých từ bên ngoài" rất quan trọng

và cần thiết để chúng ta có thể vận dụng một cách linh hoạt vào tình hình nềnkinh tế nước ta phù hợp với điều kiện quốc gia mình với hy vọng tìm kiếm giảipháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, thoát khỏi tình trạng nướcnghèo, nhận thấy được vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với tăngtrưởng kinh tế Việt Nam để từ đó tìm ra những chính sách thu hút FDI trong thờigian tới

Trang 2

Ở Việt Nam nói chung và trường Đại học Vinh nói riêng thì vấn đề này luônluôn được các bạn sinh viên và các nhà nghiên cứu dành nhiều thời gian để tìmhiểu Các chương trình nghiên cứu được đề cập ở nhiều nơi với các hướngnghiên cứu khác nhau.

Chính vì lý do đó nên tôi chọn đề tài này để tìm hiểu và nghiên cứu

II Phạm vi nghiên cứu:

1 Nắm bắt được cuộc đời và sự nghiệp của Paul Anthony Samuelson

2 Nắm bắt được lý thuyết "cái vòng luẩn quẩn" và "cú huých từ bênngoài"

3 Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của đầu tư trực tiếpnước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

4 Nắm bắt được thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vàcác giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thời giantới

III Ý nghĩa của đề tài :

1 Hiểu sâu sắc về lý thuyết "cái vòng luẩn quẩn" và "cú huých từ bênngoài", ý nghĩa của việc nghiên cứu lý thuyết này

2 Thấy rõ tình trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và vai tròcủa FDI đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

3 Tìm hiểu những chính sách thu hút FDI vào Việt Nam trong thời giantới

4 Bản thân rút ra được nhiều bài học thực tiễn và kinh nghiệm làmphong phú hơn kho tàng kiến thức của mình

Trang 3

B NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1 Lý thuyết "cái vòng luẩn quẩn" và "cú huých từ bên ngoài"

1.1 Cuộc đời và sự nghiệp của P.A.Samuelson:

Paul Anthony Samuelson sinh năm 1915, tại Gary, bang Indiana, ôngnhận bằng cử nhân xó hội của Trường đại học tổng hợp Chicago năm 1935;nhận bằng thạc sĩ năm 1936 và học vị tiến sĩ năm 1941 của trường đại học tổnghợp Harvard Ông là thành viên chưa có học vị tiến sĩ của Hội đồng nghiên cứukhoa học xó hội từ năm 1935 đến năm 1937, thành viên của Hội các thành viênnghiên cứu khoa học, Trường Đại học tổng hợp Harvard thời kỳ 1937 – 1940 và

là thành viên nghiên cứu của Quỹ Ford từ năm 1958 – 1959 Ông nhận đượcbằng tiến sĩ luật danh dự của trường Đại học Tổng hợp Chicago và trườngOberlin vào năm 1961

Ông là nhà kinh tế học người Mỹ, được nhận giải thưởng NoBel về kinh

tế học, là đại biểu tiêu biểu cho trường phái Chính hiện đại Lý thuyết của ông là

sự kết hợp cả phương pháp vi mô với phương pháp vĩ mô trong phân tích kinh

tế, là sự kết hợp cả 'bàn tay vô hình" với "bàn tay hữu hình" trong việc điều tiết

sự vận động của nền kinh tế…Vì vậy nó thể hiện ra như là sự xích lại gần nhaugiữa hai trường phái: trường phái Tân cổ điển và trường phái Keynes

Trang 4

Hình 1.1.1: Paul Anthony Samuelson

1.2 Lý thuyết " cái vòng luẩn quẩn" và " cú huých từ bên ngoài" :

Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn cácnước đang phát triển, những nhà kinh tế học đó phỏt hiện ra rằng động lực củaphát triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăngtrưởng kinh tế là nguồn nhõn lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu tư bản và côngnghệ Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúngcũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng

a Về nhân lực:

Chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật củađội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế Hầu hết cácyếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vaymượn được nhưng nguồn nhân lực thỡ khú cú thể làm điều tương tự Các yếu tốnhư máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể pháthuy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trỡnh độ văn hóa, có sức khỏe

và kỷ luật lao động tốt

Ở những nước nghèo, tuổi thọ trung bình thấp, đạt khoảng 57-58 tuổi,trong đó các nước tiên tiến 72-75 tuổi Do đó, phải có chương trình kiểm soátbệnh tật, nâng cao sức khoẻ và đảm bảo dinh dưỡng để họ làm việc có năng suấtcao hơn Điều đó đòi hỏi phải xây dựng bệnh viện, hệ thống bảo vệ sức khoẻ,coi đó là những vốn xã hội có lợi ích sống còn chứ không phải là hàng xa xỉphẩm Ở các nước đang phát triển, số người lớn biết chữ chỉ chiếm từ 32-52%.Cho nên phải đầu tư cho chương trình xoá nạn mù chữ, trang bị cho con ngườinhững kỹ thuật mới trong nông nghiệp, công nghiệp; phải gửi những ngườithông minh ra nước ngoài để lấy về kiến thức và kỹ thuật kinh doanh Phần lớnlực lượng lao động của các nước đang phát triển làm việc trong nông nghiệp(70%) Do vậy, phải chú ý tới tình trạng thất nghiệp trá hình - lãng phí trong sửdụng thời gian lao động ở nông thôn, năng suất lao động không cao; sản lượng

sẽ không giảm nhiều khi lao động nông thôn chuyển nhiều sang công nghiệp

Trang 5

b Về tài nguyên thiên nhiên :

Là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọngnhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước Tài nguyênthiên nhiên có vai trũ quan trọng để phát triển kinh tế Tuy nhiờn, việc sở hữunguồn tài nguyờn thiờn nhiờn phong phú không quyết định một quốc gia có thunhập cao Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưngnhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, công nghệcao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới về quy mô

Các nước nghèo thường cũng nghèo về tài nguyên thiên nhiên, đất đaichật hẹp, khoáng sản ít ỏi so với số dân đông đúc Tài nguyên thiên nhiên quantrọng nhất của các nước đang phát triển là đất nông nghiệp Do vậy việc sử dụngđất đai có hiệu quả sẽ có tác dụng làm tăng sản lượng quốc dân Muốn vậy phải

có chế độ bảo vệ đất đai, đầu tư phân bón canh tác, thực hiện tư hữu hoá đất đai

để kích thích chủ trại đầu tư vốn và kỹ thuật

c Về cơ cấu tư bản

Là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà ngườilao động được sử dụng những máy móc, thiết bị nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trênmỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp Để có được tư bản, phải thựchiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiờu dựng cho tương lai Điều này đặc biệt quantrọng trong sự phỏt triển dài hạn Tuy nhiên, tư bản không chỉ là máy móc, thiết

bị do tư nhân dầu tư cho sản xuất nó cũn là tư bản cố định xó hội, những thứ tạotiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển

Ở các nước nghèo, công nhân ít có tư bản, do vậy năng suất của họ thấp.Muốn có tư bản phải có tích luỹ vốn Song các nước nghèo năng suất lao độngthấp, chỉ đảm bảo cho mức sống tối thiểu, không có tiết kiệm Do đó không cóvốn để phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng Để có tư bản các nước nàyphải vay nước ngoài Trước đây các nước giàu cũng đầu tư vào các nước nghèo,

Trang 6

quá trình này cũng đã mang lại lợi ích cho cả hai bên Nhưng gần đây, do phongtrào giải phóng dân tộc đe doạ sự an toàn của tư bản đầu tư, nhiều nhà đầu tưngần ngại không muốn đầu tư vào các nước đang phát triển Thêm vào đó, hầuhết các nước đang phát triển là những con nợ lớn và không có khả năng trả nợ cảgốc lẫn lãi Vì vậy tư bản đối với các nước này là vấn đề nan giải.

d Về công nghệ:

Trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rừ ràng khụng phải là sựsao chộp giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư bản, ngượclại, nó là quá trỡnh khụng ngừng thay đổi công nghệ sản xuất Công nghệ sảnxuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng caohơn, nghĩa là quá trỡnh sản xuất cú hiệu quả hơn Công nghệ phát triển ngàycàng nhanh chóng và ngày nay cụng nghệ thụng tin, cụng nghệ sinh học, cụngnghệ vật liệu mới có những bước tiến như vũ bóo gúp phần gia tăng hiệu quảcủa sản xuất Tuy nhiên, thay đổi công nghệ không chỉ thuần túy là việc tỡm tũi,nghiờn cứu; cụng nghệ cú phỏt triển và ứng dụng một cỏch nhanh chúng được lànhờ "phần thưởng cho sự đổi mới" - sự duy trỡ cơ chế cho phép những sáng chế,phát minh được bảo vệ và được trả tiền một cách xứng đáng

Nhìn chung, ở các nước đang phát triển, bốn nhân tố trên đây rất khanhiếm và việc kết hợp chúng đang gặp trở ngại lớn Ở nhiều nước khó khăn lạicàng tăng thêm trong "cái vòng luẩn quẩn" của sự nghèo khổ Vì vậy nên đểtăng trưởng và phát triển phải có "cú huých từ bên ngoài" nhằm phá " cái vòngluẩn quẩn" ở nhiều điểm Điều này có nghĩa là phải có đầu tư lớn của nướcngoài vào các nước đang phát triển Muốn vậy, các nước đang phát triển nóichung và Việt Nam nói riêng phải tạo ra các điều kiện thuận lợi nhằm kích thíchtính tích cực đầu tư của tư bản nước ngoài , thúc đẩy các hoạt động ngoạithương, mở rộng thị trường, tăng cường xuất khẩu và sản xuất

Trang 7

Hình 1.2.2 : Cái vòng luẩn quẩn của các nước nghèo

1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý thuyết:

Lý thuyết chỉ ra đặc điểm kinh tế phổ biến của các nước đang phát triểntrong đó có Việt Nam, là các nguồn lực sản xuất bị khan hiếm Đây là một thực

tế Nó gợi ý, trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, cần phải cónhững đánh giá chính xác nguồn lực của nước mình để có kế hoạch khai thácphát triển và sử dụng hợp lý, có hiểu quả cao

Lý thuyết này gợi mở một giải pháp cho sự tăng trưởng đối với các nướcđang phát triển là cần phải dựa vào đầu tư của các nước phát triển Đây là gợi ýđúng Trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và xu hướngquốc tế hoá đời sống kinh tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc mở rộng kinh

tế đối ngoại, tranh thủ các nguồn lực nhất là vốn và công nghệ của các nước đitrước là rất cần thiết để một nước đang phát triển mở rộng sản xuất, thúc đẩyxuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng, qua đó có điều kiện phá vỡ tình trạng một nướcnghèo

Tốc độ tích luỹ vốn thấp

Thu nhập

bình quân

thấp

Năng suất thấpTiết kiệm v à đầu tư thấp

Trang 8

2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):

2.1 Khái niệm

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hỡnh

thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cáchthiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắmquyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này

Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"

2.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài:

a Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên(gọi là bên hợp danh) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả cho mỗi bên,

để tiến hành đầu tư vào Việt Nam mà không lập thành một pháp nhân

Hình thức đầu tư này đã xuất hiện từ sớm ở Việt Nam nhưng đáng tiếccho đến nay vẫn chưa hoàn thiện được các quy định pháp lý cho hình thức này.Điều đó đã gây không ít khó khăn cho việc giải thích, hướng dẫn và vận dụngvào thực tế ở Việt Nam Tuy vậy hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu

tư trực tiếp nước ngoài dễ thực hiện và có ưu thế lớn trong việc phối hợp sảnphẩm Các sản phẩm kỹ thuật cao đòi hỏi có sự kết hợp thế mạnh của nhiềucông ty của nhiều quốc gia khác nhau Đây cũng là xu hướng hợp tác sản xuất

Trang 9

kinh doanh trong một tương lai gần xu hướng của sự phân công lao động chuyênmôn hóa sản xuất trên phạm vi quốc tế.

b Doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh là loại hình doanh nghiệp do hai hay nhiều bênnước ngoài hợp tác với nước chủ nhà cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùnghưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp Doanh nghiệp liên doanhđược thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách phápnhân theo pháp luật nước nhận đầu tư Đây là hình thức đầu tư được các nhà đầu

tư nước ngoài sử dụng nhiều nhất trong thời gian qua chiếm 65% trong tổng bahình thức đầu tư (trong đó hình thức hợp tác kinh doanh chiếm 17%, Doanhnghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm 18%)

Nhưng do môi trường đầu tư của Việt Nam còn nhiều bất trắc nên các nhàđầu tư nước ngoài không muốn gánh chịu rủi ro mà muốn các đối tác Việt Namcùng chia sẻ với họ nếu có Liên doanh với một đối tác ở bản địa, các nhà đầunước ngoài yên tâm hơn trong kinh doanh vì họ đã có một người bạn đồng hành

c Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu củanhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do các nhà đầu

tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam Tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kếtquả sản xuất kinh doanh.Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đượcthành lập theo hình thức của công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân

Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được thành lập theo hình thức100% vốn nước ngoài Thời gian đầu chưa nhiều, những xu hướng gia tăng củacác dự án đầu tư theo hình thức này ngày càng mạnh mẽ Trong những năm gầnđây vì hình thức này có phần dễ thực hiện và thuận lợi cho họ

2.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một xu hướng tất yếu khi mà các nền kinh

tế hội nhập vào nền kinh tế thế giới Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 10

không chỉ có các nước phát triển đóng vai trũ là chủ đầu tư mà trong những giaiđoạn gần đây đó cú sự tham gia của các nước đang phát triển vào hoạt động này.

Lợi ích của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho nước đầu tư sử dụng có

hiệu quả nguồn lực "dư thừa" tương đối trong nước, nâng cao tỷ suất đầu tư,khai thác có hiệu quả lợi thế của quốc gia Khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài,các quốc gia này sẽ đem các nguồn lực có lợi thế của mỡnh để tiến hành đầu tư

và có thể sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn khi tiến hành đầu tư trong nước bởi:trong môi trường mới, nguồn lực mà nhà đầu tư đem đi đầu tư sẽ được khai thác,

sử dụng có hiệu quả hơn, các nguồn lực được khai thác tối đa

Thứ hai, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho nước đầu tư tỡm kiếm và

tận dụng được các nguồn lực ở nước ngoài một cách có hiệu quả hơn ở trongnước, xây dựng được thị trường cung cấp đầu vào ổn định với giá cả hợp lý.Nguồn lực và khả năng khai thác các nguồn lực này tại mỗi quốc gia khác nhau

là khác nhau Do vậy, mới dẫn đến tỡnh trạng là cú những nơi "thừa" tương đối

và "thiếu" tương đối cỏc nguồn lực Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, mỗi nhàquản lý đều phải luôn tỡm cỏch tối thiểu chi phớ và tối đa lợi nhuận nên họ cốgắng sử dụng các nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất và đầu tư trực tiếp ranước ngoài là một giải pháp

Thứ ba, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mở rộng thị trường xuất khẩu

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một cách để thâm nhập vào thị trườngnước ngoài Thâm nhập thị trường theo cách này sẽ giúp người tiêu dùng nước

sở tại làm quen với sản phẩm của nước đầu tư do vậy góp phần mở rộng thịtrường xuất khẩu cho sản phẩm, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp các nhà đầu tư tránh được hàng

rào thương mại

Trang 11

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng thuế quan, hạn ngạch vàcỏc hỡnh thức phi thuế quan khỏc để kiểm soát việc xuất nhập khẩu hàng hoá vàdịch vụ Thông thường chính phủ của các nước kiểm soát thương mại quốc tếnhằm mục đích tăng thu ngân sách, bảo hộ các ngành công nghiệp và thực hiệncác mục tiêu chính sỏch kinh tế của mỡnh

Ngoài thuế quan và hạn ngạch, chi phí vận tải cũng là một bộ phận cấuthành hàng rào thương mại Các loại sản phẩm như khoáng sản, xi măng, vậtliệu xây dựng có hàm lượng giá trị tương đối thấp lại cồng kềnh nên chi phívận chuyển chúng đó thực sự làm giảm lợi nhuận biờn của nhà sản xuất và là trởngại thực sự cho việc xuất khẩu Trong cỏc trường hợp như vậy, các nhà sảnxuất thay vỡ xuất khẩu hàng hoỏ, họ xuất khẩu tư bản hay đầu tư trực tiếp nướcngoài để giảm chi phí và tránh được hàng rào bảo hộ thương mại của các nước

Thứ năm, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp cho các nhà đầu

tư kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, đổi mới công nghệ thông qua việc dichuyển công nghệ cũ, đó hao mũn về vụ hỡnh sang cỏc nước nhận đầu tư

Thứ sỏu, đầu tư trực tiếp nước ngoài nước đầu tư có thể nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực, qua đó nâng cao được năng lực quản lý thụng qua việchọc hỏi kinh nghiệm quản lý kinh tế

Trang 12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

(FDI) TẠI VIỆT NAM

1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 20 năm: (1988 - 2008)

Hiện nay, xu hướng toàn cầu khu vực nền kinh tế đang diễn ra trên khắpthế giới.Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo phát triển chung đó Ngàynay có nhiều công ty, tổ chức quốc tế vào Việt Nam và nguồn vốn này đã trởthành một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế Việt Nam.Sau đây là bứctranh tổng thể về FDI

+ Từ 1988 đến 1996: Trong giai đoạn này, vốn FDI đổ vào Việt Nam liên

tục tăng với tốc độ nhanh cả về số dự án, số vốn đăng ký mới tăng và đạt mứcđỉnh điểm gần 8,9 tỷ USD vào năm 1996 Kết quả này phần nào là do kỳ vọngcủa các nhà đầu tư nước ngoài đối với một nền kinh tế mới mở cửa, có quy môdân số khá lớn với trên 70 triệu người và thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng Đặcđiểm của giai đoạn này là vốn thực tế giải ngân tăng về tuyệt đối và tương đối,nhưng tỷ lệ vốn giải ngân thấp, một phần do đây là giai đoạn đầu, một phần dotốc độ tăng vốn đăng ký cao hơn

+ Từ 1997 đến 1999: Đặc trưng bởi sự giảm sút mạnh của dòng vốn FDI

đổ vào Việt Nam, chủ yếu do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á

và do môi trường đầu tư ở Việt Nam trở nên kém hấp dẫn so với các nước trongkhu vực, nhất là Trung Quốc Một nguyên nhân có thể là do Luật Đầu tư nướcngoài sửa đổi năm 1996 đã giảm đi một số ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài.Vốn FDI đăng ký mới giảm trung bình tới 24%/năm, trong khi vốn giải ngângiảm với tốc độ chậm hơn, trung bình khoảng 14%, góp phần thay đổi sự tươngquan giữa vốn giải ngân và vốn đăng ký Từ năm 1999 trở đi, vốn giải ngân luônvượt vốn đăng ký mới

Trang 13

+ Từ 2000 đến 2003: vốn giải ngân có xu hướng tăng, nhưng với tốc độ

chậm, trong khi vốn và số dự án đăng ký mới biến động thất thường Năm 2002được ghi nhận là có số vốn đăng ký thấp nhất, nhưng số dự án cao nhất hay quy

+ Từ năm 2004 đến giữa năm 2005: tổng vốn đăng ký tăng trên 30% so

với năm 2003 (của riêng phía nước ngoài tăng 28,4%), tổng vốn thực hiện tuynhiên chỉ tăng 7,6% Tốc độ tăng nhanh vốn FDI năm 2004 và 6 tháng đầu năm

2005 một phần là do kết quả của cải thiện môi trường đầu tư bằng việc sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài Ngoài ra, Chính phủ cho phépđầu tư gián tiếp vào 35 ngành, đồng thời mở cửa hơn một số ngành do Nhà nướcđộc quyền nắm giữ trước đây như điện lực, bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông cho

Trang 14

đầu tư nước ngoài và cho phép chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài sang công ty cổ phần Năm 2004, Việt Nam đã chú trọng hơn tới công tácxúc tiến ở trong và ngoài nước.

Từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á các nước trong khu vực

đã cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI Cũng từ mốc này,chính sách về FDI của Việt Nam cũng có nhiều thay đổi Tuy nhiên nhiều nhàđầu tư nước ngoài cho rằng, mặc dù thay đổi nhưng các quy định luật pháp củaViệt Nam vẫn thiếu minh bạch, thiếu nhất quán, hiệu lực thực thi pháp luật thấp.Những yếu tố này làm tăng chi phí đầu tư và kinh doanh và làm cho môi trườngđầu tư ở Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn so với trước và so với một số nướctrong khu vực, nhất là với Trung Quốc

+ Từ năm 2006 đến 2008: Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dũng vốn

ĐTNN vào nước ta đó tăng đáng kể (32,3 tỉ USD), với sự xuất hiện của nhiều dự

án quy mô lớn đầu tư chủ yếu vào những lĩnh vực chúng ta chủ trương thu hútđầu tư như công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao, ) vàdịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấpv.v ), báo hiệu "làn sóng ĐTNN" thứ hai vào VN

Năm 2007 là năm đạt kỷ lục về thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Namvới tổng vốn đầu tư đăng ký là 21,3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 8,03 tỷ USD.Tăng vốn thực hiện đã đạt hơn 8 tỷ USD (trong đó dầu khí đạt 2,89 tỷ USD),vượt 4 tỷ USD so với báo cáo ban đầu (4,6 tỷ USD) Có 55 quốc gia và vùnglãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 21,3 tỷ USD vượt 1 tỷUSD so với báo cáo ban đầu (20,3 tỷ USD).Trong năm này, vốn đầu tư đăng kýtập trung trong lĩnh vực công nghiệp (chiếm 54,9%), dịch vụ chiếm 44,5%; cònlại thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), tính đến cuối năm 2007, cả nước đóthu hỳt được hơn 9.500 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỉ USD(gồm cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm) Trừ các dự án đó hết thời hạn hoạt

Ngày đăng: 23/08/2021, 15:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2.2 : Cái vòng luẩn quẩn của các nước nghèo - Bài tập lớn lý thuyết cái vòng luẩn quẩn và cú huých từ bên ngoài
Hình 1.2.2 Cái vòng luẩn quẩn của các nước nghèo (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w