1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh

33 156 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 141 KB

Nội dung

Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quóc phòng anninh ở nước ta là hoạt động tích cực, chủ động của Nhà nước và nhân dân trongviệc gắn kết chặt chẽ hoạt động kinh tế

Trang 1

Mục lục

Phần 1: Mở đầu

I Lí do chọn đề tài

II Y' nghĩa của việc chọn đề tài

Phần 2: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng- an ninh.

I Cơ sở lý luận

II Cơ sở thực tiễn

Phần 3: Nội dung kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng- an ninh và hoạt động đối ngoại

I Kết hợp trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội

II Kết hợp trong việc phát triển các vùng lãnh thổ

III Kết hợp trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu

IV Kết hợp trong nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc

V Kết hợp trong hoạt động đối ngoại

Phần 4: Các giải pháp thực hiện

I Tăng cường sụ lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lí của chính quyền các cấp

II Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý

III Xây dựng các chiến lược tổng thể trong thời kì mới

IV Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách

V Củng cố xây dựng và phát huy vai trò của các cơ quan an ninh chuyên trách

Phần 5: Tổng kết

Trang 2

Phần 1: Mở đầu

I Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, một nước phát triển là một nước có tiềm lực mạnh

về kinh tế, có một cơ cấu kinh tế vững chắc phục vụ cho sự nghiệp phát triểnquốc gia Nhưng đồng thời, một quốc gia phát triển cũng phải là một quốc gia cónền quân sự vững mạnh, an ninh được giữ vững trong thời bình lẫn thời chiến

Đó là hai mặt tích cực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Vậy, phát triển kinh tế- xã hội là làm như thế nào? Củng cố quốc phòng

an ninh phải được thực hiện ra sao? Hai khái niệm này tưởng chừng như chẳng

có mối liên hệ nào với nhau nhưng thực chất, chúng lại có mối quan hệ rất mậtthiết, buộc chúng ta phải nghiên cứu kĩ để thấy được mặt tích cực của sự kết hợphai yếu tố trên

Hoạt động kinh tế là hoạt động thường xuyên, cơ bản gắn liền với sự pháttriển của mỗi quốc gia nói riêng và của cả xã hội loài người nói chung Đó kàtoàn bộ quá trình hoạt động sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất cho xãhội, phục vụ cho nhu cầu đời sống con người

Quốc phòng là công việc giữ nước của một quốc gia, bao gồm tất cả cáchoạt động đối nội và đối ngoại trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, vănhóa, xã hội nhằm bảo vệ thống nhất độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹnlãnh thổ

An ninh là trạng thái ổn định, an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm để đedọa sự tồn tại và phát triển bình thường của mỗi cá nhân, của tổ chức, của toàn

xã hội Bảo vệ an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn dân và cả

hệ thống chính trị do lực lượng an ninh làm nòng cốt, bảo vệ an ninh luôn luônkết hợp chặt chẽ với củng cố quốc phòng

Trang 3

Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quóc phòng anninh ở nước ta là hoạt động tích cực, chủ động của Nhà nước và nhân dân trongviệc gắn kết chặt chẽ hoạt động kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh trong mộtchỉnh thể thống nhất trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, thúc đẩynhau cùng phát triển, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia,thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh là 2 lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnhvực có những mục đích, cách thức hoạt động riêng và chịu sư chi phối của hệthống quy luật riêng song giữa chúng lại có mối quan hệ, tác động qua lại lẫnnhau: Kinh tế là yếu tố quyết định đến quốc phòng an ninh và ngược lại, quốcphòng an ninh cũng có tác động tích cực trở lại kinh tế- xã hội, bảo vệ và tạođiều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế

Kết hợp kinh tế với quốc phòng là sự gắn kết trong một chỉnh thể thốngnhất nhằm thúc đẩy nhau cùng phát triển nhịp nhàng với hiệu quả kinh tế- xã hộicao, quốc phòng an ninh vũng mạnh để tạo thành sức mạnh tổng hợp của quốcgia, bảo vệ vững chắc Tổ Quốc

II Y ngh ĩ a c ủ a việc chọn đề tài

Khi nghiên cứu vấn đề này, sẽ tạo điều kiện cho chúng ta hiểu và nắmvững tính tất yếu khách quan, những nội dung cơ bản cũng như các giải phápcủa việc phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh ởnước ta hiện nay Trên cơ sở đã hiểu rõ vấn đề, chúng ta có thể vận dụng vàothực tiễn học tập, công tác cũng như tích cực góp phần vào tăng cường củng cốquốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Trang 4

Phần 2

Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc kết hợp phát triển kinh tế

với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh ở Việt nam

I Cơ sở lí luận

1 Nguồn gốc ra đời quốc phòng an ninh

Kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời, sức mạnh của quốc phòng anninh Lợi ích kinh tế suy đến cùng là nguyên nhân nảy sinh các mâu thuẫn vàxung đột xã hội Và để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột đó thì cần phải cóquốc phòng an ninh

Bản chất của chế độ kinh tế- xã hội quyết định đến bản chất của quốcphòng an ninh Xây dựng sức mạnh quốc phòng an ninh vì mục đích bảo vệ vàđem lại lợi ích cho mọi thành viên trong xã hội là do bản chất của chế độ xã hộichủ nghĩa quy định; còn tăng cường sức mạnh quốc phòng- an ninh vì mục đíchbảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản cầm quyền, thực hiện chiến tranh xâm lược là

do bản chất của chế độ kinh tế- xã hội tư bản chủ nghĩa quyết định

Như P Angghen đã khẳng định: "Không có gì phụ thuộc vào kinh tế tiênquyết hơn chính là quân đội và hạm đội"; " Thắng lợi hay thất bại của chiếntranh đều phụ thuộc vào điều kiện kinh tế" Rõ ràng, kinh tế có vai trò rất quantrọng trong việc cung cấp cơ sở vật chất kĩ thuật, nhân lực cho quốc phòng anninh Vì vậy, để xây dựng quốc phòng an ninh vững mạnh phải chú trọng xâydựng và phát triển kinh tế

Thực tế đã chứng minh lí luận trên là đúng: Trong cuộc chiến tranh

xâm lược các nước thuộc địa, đế quốc Mỹ đã phải đầu tư hàng trăm tỉ đô la vào

Trang 5

nước nhỏ trong nhiều năm Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế vững mạnh, giàu cónên đã đầu tư rất nhiều cho quốc phòng an ninh Và cho đến nay, với sự pháttriển kinh tế nhanh và mạnh của mình, Mỹ vẫn không ngừng đầu tư cho quân sựvới việc nghiên cứu ra nhiều loại vũ khí huỷ diệt công nghệ cao, có sức phá hủyrất lớn.

Việt Nam cũng vậy, trong hai cuộc kháng chiến trường kì gian khổ chống

Pháp và chống Mỹ, Đảng , Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng và phát triểnkinh tế, phục vụ cho chiến tranh Miền bắc và Miền nam thay phiên nhau xâydựng kinh tế, phục vụ cho tiền tuyến

Như vậy, chúng ta thấy rằng, kinh tế có vai trò rất to lớn trong việc phát triểnquốc phòng an ninh

Ngoài ra, kinh tế còn quyết định đến việc cung cấp số lượng, chất lượngnguồn nhân lực cho quốc phòng an ninh, qua đó, quyết định đến tổ chức biênchế của lực lượng vũ trang; quyết định đến đường lôí chiến lược quốc phòng- anninh

2 Mối quan hệ: Kinh tế- quốc phòng an ninh

Quốc phòng- an ninh không chỉ phụ thuộc vào nền kinh tế mà còn có tácđộng trở lại kinh tế- xã hội trên cả hai góc độ: tích cực và tiêu cực Quốc phòng

an ninh vững mạnh sẽ tạo môi trường hòa bình, ổn định lâu dài, tạo điều kiệnthuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội Nhu cầu cho các hoạt động tiêu dùng củaquốc phòng an ninh nền kinh tế phải tạo ra những sản phẩm hoặc thông qua hoạtđộng mở rộng kinh tế đối ngoại để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nó và đồngthời cũng tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm của nền kinh tế

Lênin đã đánh giá về mức độ tiêu dùng của quốc phòng an ninh là tiêu

dùng "mất đi" , không quay vào tái sản xuất xã hội Do đó sẽ ảnh hưởng tới tiêu

dùng xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Hoạt động quốc phòng

an ninh còn ảnh hưởng đến đường lối phát trỉên kinh tế, cơ cấu kinh tế

Trang 6

Bên cạnh đó, hoạt động quốc phòng an ninh còn có các tác động tiêu cực

đó là: có thể hủy hoại môi trường sinh thái, để lại hậu quả nặng nề cho nền kinh

tế nhất là khi có chiến tranh xảy ra Vd: trong các cuộc chiến tranh trước đây, cảhai bên tham chiến đều sử dụng các loại vũ khí hóa học mạnh nhằm tiêu diệt đốiphương nhưng đồng thời lại có tác động đến môi trường tự nhiên và cả conngười Để hạn chế những tác động tiêu cực này, phải kết hợp tốt tăng cườngcủng cố quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế xã hội vào một chỉnh thểthống nhất

Ta rút ra được nhận xét rằng: kết hợp phát triển kinh tế xã hội với

tăng cường củng cố quốc phòng an ninh là một tất yếu khách quan Hai lĩnh vựcnày song song cùng tồn tại nhưng mỗi lĩnh vực có nội dung và phương thức hoạtđộng riêng nhưng giữa chúng lại có sự thống nhất ở mục đích, là điều kiện "cần

và đủ" của nhau: cái này là điều kiện tồn tại của cái kia và ngược lại

II Cơ sở thực tiễn

Trên thế giới, bất kì một nước dù là nước lớn hay nước nhỏ, nền kinh tếphát triển hay chưa phát triển, chế độ chính trị ra sao thì mỗi quốc gia ắy đềuchăm lo thực hiện phương châm xây dựng phát triển kinh tế kết hợp với tăngcường củng cố quốc phòng ninh nhằm bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹnlãnh thổ quốc gia kể cả những quốc gia từ trước đến nay chưa có chiến tranh xảy

ra Đó là sự chuẩn bị nỗ lực cho tương lai lâu dài của đất nước Mỗi quốc gia cómột cách thực hiện riêng, nếu tiềm lực kinh tế vững mạnh thì chắc chắn nềnquân sự sẽ được đảm bảo, nhưng nếu còn yếu về kinh tế thì sẽ ra sức đầu tư pháttriển, đảm bảo cho quốc phòng an ninh vững mạnh, có thể chống lại bất cứ kẻthù xâm lược nào?

Trên đất nước Việt Nam chúng ta, sự phát triển kinh tế-xã hội với tăngcường củng cố quốc phòng an ninh đã có lịch sử lâu dài, dựng nước đi đôi vớigiữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta Tuy nhiên, trong mỗi

Trang 7

giai đoạn lịch sử cũng có sự kết hợp khác nhau, và ở nước ta đã diễn ra 3 giaiđoạn:

phát triển kinh tế, vừa tăng cường sức mạnh quốc phòng để bảo vệ Tổ quốc

Trong xây dựng phát triển kinh tế đã sử dụng nhiều chính sách như khaihoang lập ấp ở những nơi xung yếu; phát triển nhiều ngành nghề thủ công đểvừa sản xuất ra các công cụ sản xuất, các loại vũ khí thô sơ, phương tiện phục

vụ cho mục đích toàn dân đánh giặc Bên cạnh đó, các chính quyền địa phươngcũng chú trọng đến việc tu sửa cơ sở hạ tầng như: mở mang đường xá, đào sôngngòi kênh rạch, xây đắp đê điều để vừa phát triển kinh tế, vừa tạo ra thế trậnđánh giặc, cơ động lực lượng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

Giai đoạn 2: Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về đườnglối cứu nước từ cuối thế kỉ XIX Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị nhân tố quantrọng đầu tiên cho những thắng lợi tiếp theo sau này của cách mạng nước tacũng như phương hướng hoạt động của đât nước trong thời đại mới Sự ra đờicủa Đảng cộng sản Việt Nam là bước ngoặt lịch sử quan trọng trong lịch sửnước ta, đưa lịch sử cách mạng nước ta bước sang một trang mới

Trong cách mạng, với việc nắm vững những quy luật khách quan của lịch

sử cũng như kế thừa những kinh nghiệm lịch sử của ông cha, Đảng cộng sảnViệt Nam đã đưa ra những chủ trương, biện pháp, phù hợp với từng thời kì củacách mạng nước ta

Trang 8

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945- 1954), Đảng ta chủ trươngvừa đánh giặc, vừa tăng gia sản xuất, "vừa kháng chiến, vừa kiến quốc" Thắnglợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã đưa cách mạng Việt Namchuyển sang một thừi kì mới: Miền Bắc được giải phóng tiến lên xây dựng xãhội chủ nghĩa và tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Lịch sử Việt Nam trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp gắn bó

hữu cơ với tiến trình phát triển của lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, lịch sử nhànước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam.Trong gần 10 năm của chế độ mới, dù phải ưu tiên huy động nhân tài, sức lực vàvật lực cho cuộc kháng chiến, nhưng những thành tựu mọi mặt về chính trị, kinh

tế, văn hóa, xã hội là rất lớn và những thành tựu ấy trở thành cơ sở cho côngcuộc xây dựng miền Bắc sau này

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), ở hai miềnBắc- Nam đã được Đảng ta chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế vớităng cường củng cố quốc phòng an ninh với những nội dung và hình thức phùhợp với hoàn cảnh của mỗi miền

Miền bắc, để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và xây dựng hậu phương lớncho miền Nam đánh giặc, Đại hội lần thứ III của Đảng đã đề ra chủ trương:

"Trong xây dựng kinh tế, phải thấu suốt nhiệm vụ kinh tế quốc phòng, cũng nhưtrong củng cố quốc phòng phải khéo sắp xếp cho ăn khớp với công cuộc xâydựng kinh tế" Theo tinh thần đó, miền Bắc đã xây dựng phát triển chế độ xã hộimới, nền kinh tế mới, văn hóa mới, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân;đồng thời kết hợp chặt chẽ với chăm lo, củng cố quốc phòng, an ninh vữngmạnh, đánh thắng chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc miềnBắc xã hội chủ nghĩa và chi viện sức người, sức của lớn cho tiền tuyến lớn miềnNam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược

Trang 9

Tại miền Nam, Đảng ta chỉ đạo quân và dân ta kết hợp chặt chẽ giữa đánhđịch với củng cố, mở rộng hậu phương, xây dựng căn cứ địa miền Nam vữngmạnh Đó chính là điều kiện cơ bản đảm bảo cho cách mạng nước ta đi đếnthắng lợi.

ở thời kì này, chúng ta cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng là tậptrung xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và giải phóng miền Nam, thống nhấtđât nước Do đó, việc kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng anninh được thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú, sinh động và thiết thực, đãtạo được sức mạnh tổng hợp, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược và để lại nhiều bàihọc quý báu cho đời sau

Giai đoạn 3: Thời kì cả nước độc lập, thống nhất, đi lên xã hội chủ nghĩa ( từ

1975 đến nay)

Trong thời kì này, việc kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cốquốc phòng an ninh được Đảng ta khẳng định là một nội dung quan trọng trongxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và được triển khai trênquy mô rộng lớn và toàn diện hơn Từ năm 1986 cho đến nay, với tu duy mới vềnền kinh tế và quốc phòng và an ninh, việc kết hợp phát triển kinh tế xã hội vớităng cường củng cố quốc phòng an ninh trên phạm vi cat nước cũng như từngđịa phương, các bộ, ban ngành có bước chuyển biến cả trong nhận thức và tổchức thực hiện và đã thu được nhiều kêt quả quan trọng

Nhờ chính sách nhất quán về thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hộivới tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, chúng ta đã phát huy được mọitiềm năng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong thời bình, cùng với phát triểnkinh tế là chăm lo củng cố tiềm lực quốc phòng, thế trận quốc phòng Nhờ vậy,khi đất nước bị xâm lược, chúng ta đã động viên được " cả nước đồng lòng, toàndân đánh giặc", kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo thành sứcmạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù Do vậy đã góp phần giữ gìn và phát triểnđất nước cho đến ngày nay

Trang 10

Phần 3

Nội dung kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố

quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở nước ta.

I Kết hợp trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội

Kết hợp phát triển kinh tế- xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng- anninh phải được thể hiện ngay trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tếcủa quốc gia Mục tiêu và phương hướng tổng quát phát triển kinh tế- xã hội củanước ta từ năm 2006-2010 là: "Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàndiện công cuộc đổi mới, phát huy và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệphóa- hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng

xã hội; tăng cường quốc phòng an ninh; mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động vàtích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị- xã hội, sớm đưanước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta

cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Như vậy, trong mục tiêu chiến lược phát triển kinh tê- xã hội đã bao quáttoàn diện các vấn đề của đời sống xã hội, trong đó nổi lên 3 vấn đề lớn đó là:tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội, tăng cường quốc phòng- an ninh

Trang 11

và mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm giải quyết hài hòa 2 nhiệm vụ chiến lượcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Sự kết hợp phát triển kinh tế- xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng

an ninh trong chiến lược phát triển kinh tế được thể hiện ngay trong việc hoạchđịnh mục tiêu phát triển quốc gia, trong huy động nguồn lực, trong lựa chọn vàthực hiện các giải pháp chiến lược

II Kết hợp phát triển kinh tế- xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh trong phát triển các vùng lãnh thổ.

1 Nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ

a Khái niệm

Kết hợp phát triển kinh tế- xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng- anninh theo vùng lãnh thổ là sự kết hợp chặt chẽ phát triển vùng kinh tế chiến lượcvới xây dựng vùng chiến lược quốc phòng nhằm tạo ra thế bố trí chiến lược mới

về cả kinh tế lẫn quốc phòng-an ninh trên từng vùng lãnh thổ, trên địa bàn tỉnh,thành phố theo ý đồ phòng thủ chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam bền vữngtrên toàn lãnh thổ và mạnh ở từng vùng trọng điểm

b Nội dung

Các vùng chiến lược khác nhau lại có sự khác nhau về đặc điểm và yêucầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh nên nội dung kết hợp cụthể trong mỗi vùng có sự khác nhau Tuy nhiên giữa các vùng lại có chung cácnội dung chủ yếu sau:

+ kết hợp trong xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tếvới quốc phòng- an ninh của vùng cũng như trên địa bàn tỉnh, thành phố

+ kết hợp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu vùng, cơ cấu kinh tế địaphương với xây dựng các khu phòng thủ then chốt, các cụm chiến đấu liên hoàn,

Trang 12

các xã ( phường) chiến đấu trên địa bàn các tỉnh, thành phố cũng như ở các quậnhuyện.

+ kết hợp trong quá trình phân công lại lao động của vùng, phân bố lại dân

cư với tổ chức xây dựng và điều chỉnh, sắp xếp, bố trí lại lực lượng quốc phòng

an ninh trên đại bàn từng lãnh thổ cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh

tế-xã hội và có kế hoạch phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ở đâu có đất liền, cóbiển, có đảo là ở đó có dân, có lực lượng quốc phòng- an ninh để bảo vệ cơ sở,bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc

+ kết hợp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế với xây dựng các côngtrình quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự, thiết bị chiến trường bảo đảmtính "lưỡng dụng" trong mỗi công trình được xây dựng

+ kết hợp xây dựng các cơ sở, kinh tế vững mạnh, toàn diện, rộng khắp vớixây dựng các căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu cần kĩ thuật và hậu phương vữngchắc cho mỗi vùng và các địa phương để sẵn sàng đối phó khi có chiến tranhxâm lược

+ Miền Trung: đà nẵng- Thừa Thiên Huế- Dung Quất _Quảng Ngái

+ Miền Nam: TP.Hồ Chí Minh- Đồng Nai- Bà Rịa- Vũng Tàu

Các vùng kinh tế trọng điểm nói trên đều là nòng cốt cho phát triển kinh

tế từng vùng và cho cả nước Theo tính toán, đến khoảng năm 2010, GDP của 3vùng kinh tế trọng điểm chiếm khoảng 60% tổng thu nhập quốc dân của cảnước

Trang 13

+ Về kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm là nơi có mật độ dân cư và tínhchất đô thị hóa cao, gắn liền với các khu công nghiệp lớn, các đặc khu kinh tế,các cơ sở liên doanh với nước ngoài Đây cũng là nơi tập trung các đầu mối giaothông quan trọng, các sân bay, bến cảng, kho tàng, dịch vụ

+ Về quốc phòng- an ninh, mỗi vùng kinh tế trọng điểm thường nằm trongcác khu vực phòng thủ và phòng thủ then chốt của đất nước, nơi có nhiều đốitượng, mục tiêu quan trọng cần phải bảo vệ; đồng thời cũng là nơi nằm trên cáchướng có khả năng là hướng tiến công chiến lược chủ yếu trong chiến tranh xâmlược của địch; hoặc đã và đang là địa bàn trọng đỉêm để địch thực hiện chiếnlược "Diễn biến hòa bình", "bạo loạn lật đổ" với nước ta Do đó, cần phải thựchiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với tăng cường củng cố quốc phòng anninh trên các vùng này

b Nội dung thực hiện

Trong quy hoạch, kế hoạch xây dựng các thành phố, các khu công nghiệpcần lựa chọn quy mô trung bình, bố trí rải rác, phân tán đều trên diện rộng,không nên tập trung xây dựng thành những siêu đô thị lớn để thuận lợi choquản lí, giữ gìn an ninh chính trị trong thời bình và ngăn chặn, hạn chế hậu quảtiến công bằng hỏa lực của địch trong chiến tranh

Phải kết hợp chặt chẽ trong xây dựng kết cấu hạ tầng nền kinh tế với kếtcấu hạ tầng của nền quốc phòng toàn dân, gắn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tếvới xây dựng các công trình phòng thủ, các thiết bị chiến trường, các công trìnhphòng thủ dân sự Về lâu dài, ở các thành phố, đô thị, các khu kinh tế tập trung,cần có quy hoạch từng bước xây dựng hệ thống "công trình ngầm lưỡng dụng"

Phải bảo vệ, bảo tồn các địa hình, địa vật, các khu vực có giá trị về phòngthủ, khi bố trí các cơ sở sản xuất, các công trình kinh tế, phê duyệt dự án đầu tưcuả nước ngoài Khắc phục tình trạng chỉ chú ý quan tâm đến lợi thế, hiệu quảkinh tế trước mắt mà quên đi nhiệm vụ quốc phòng- an ninh và ngược lại, khi bố

Trang 14

trí các khu vực phòng thủ, các công trình quốc phòng, chỉ chú ý đến các yếu tốđảm bảo quốc phòng mà không chú ý đến lợi ích kinh tế

Trong quá trình xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các đặc khukinh tế phải có sự gắn kết với quy hoạch xây dựng lực lượng quốc phòng- anninh, các tổ chức chính trị, các tổ chức đoàn thể ngay trong các tổ chức kinh tế

đó Lựa chọn đối tác đầu tư, bố trí xen kẽ, tạo thế đan cài lợi ích giữa các nhàđầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp, các khu chế xuất, các đặc khukinh tế

Việc xây dựng, phát triển kinh tế ở các vùng trọng điểm phải nhằm đápứng phục vụ dân sinh thời bình và cả cho việc chuẩn bị đáp ứng nhu cầu chi việncho các chiến trường khi chiến tranh xảy ra Kết hợp phát triển kinh tế tại chỗvới xây dựng căn cứ hậu phương của từng vùng kinh tế trọng điểm để sẵn sàngchủ động di dời, sơ tán đến nơi an toàn khi có chiến tranh xâm lược

3 Đối với vùng núi biên giới

a Khái quát

Vùng núi biên giới nước ta tiếp giáp với nhiều quốc gia như Trung Quốc,Lào, Campuchia, có đường biên giới dài hàng nghìn km Tuy nhiên, đây lại làđịa bàn sinh sống chủ yếu của các đồng bào dân tộc ít người, mật độ dân cưthấp, kinh tế chưa phát triển, trình độ dân trí thấp, đời sống dân cư còn nhiềukhó khăn Bên cạnh đó, nước ta là một nước mà 3/4 diện tích là đồi núi cho nênviệc đi lại ở các vùng biên giới rất khó khăn, mặc dù vùng biên giới có tầm quantrọng đặc biệt trong chiến lược phòng thủ đất nước Trước đây, các vùng biêngiới này là các vùng căn cư địa kháng chiến, các hậu phương chiến lược của cảnước bởi vì quân và dân ta hiểu rõ địa hình hiểm trở của Tổ quốc mình nên đã

Trang 15

quân sự của ta Vùng núi phía Bắc đã tập trung rât nhiều căn cứ quân sự quantrọng như chiến khu Việt Bắc, các tổ chức chính trị lớn mặc dù địa hình ở đó rấthiểm trở.

Ngày nay, trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc, các vùng biên giới vẫn làvùng chiến lược hết sức trọng yếu Trong khi đó, ở các vùng này còn gặp rấtnhiều khó khăn, yếu kém về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng- an ninh nên

dễ dàng bị kẻ thù lợi dụng để lôi kéo, kích động đồng bào thực hiện âm mưuchiến lược " Diễn biến hòa bình, bao loạn lật đổ", ở nhiều nơi, tình hình rất phứctạp Các thế lực thù địch lợi dụng đồng bào các dân tộc ít người có trình độ dântrí thấp để tuyên truyền, kích động nhân dân, hướng họ vào những việc làm xấu

Vì vậy, trước mắt cũng như về lâu dài, việc kết hợp phát triển kinh tê- xãhội với quốc phong- an ninh ở vùng núi biên giới là cực kì quan trọng

b Nội dung thực hiện.

+ Phải quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng an ninh ở cácvùng cửa khẩu, vùng biên giới giáp với các nước láng giềng.`

+ Phải tổ chức tốt việc định canh, định cư tại chỗ và có chính sách phù hợp

để động viên, điều chỉnh dân số ở các nơi khác đến vùng biên giới thông qua cácbiện pháp như xây dựng vùng kinh tế mới, xây dựng các khu công nghiệp + Tập trung xây dựng các xã trọng điểm về kinh tế và quốc phòng- an ninh.Trước hết cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mở mới và nâng cấp các tuyếnđường giao thông dọc, ngang và các đường vành đai kinh tế

Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình 135 về phát triển kinhtế- xã hội đối với các xã nghèo

+ Đối với những nơi có địa thế quan trọng, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khókhăn, cần kết hợp mọi nguồn lực, mọi lực lượng của cả TW và địa phương đểgiải quyết

Trang 16

+ Đặc biệt đối với các địa bàn trọng yếu dọc sát biên giới, cần có các chínhsách động viên và sử dụng lực lượng vũ trang, lực lượng quân đội làm nòng cốtxây dựng các khu kinh tế quốc phòng hoặc các khu quốc phòng- kinh tế, nhằmtạo thế và lực mơí cho phát triển kinh tế- xã hội và tăng cường sức mạnh quốcphòng- an ninh.

4 Đối với vùng biển đảo.

a Khái quát.

Nước ta có vùng biển vừa dài vừa rộng, với diện tích hơn 1triệu km2, gấp

3 lần diện tích phần đất liền vùng biển đảo có nhiều tiềm năng về kinh tế(thủy hải sản và cả khoáng sản), là cửa ngõ thông thương giao lưu quốc tế, thuhút được nhiều sự đầu tư của nước ngoài, có khả năng phát triển một số ngànhmũi nhọn của đất nước trong tương lai

Thế kỉ 21 là thế kỉ của biển và đại dương, vì thế, nước ta cần chú trọng

đầu tư phát triển cho vùng biển đầy tiềm năng của đất nước Tuy nhiên, việckhai thác lợi thế đó của nước ta đang còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vùng biểnđảo của nước ta hiện nay đang có nhiều tranh chấp phức tạp, chứa đựng nhiềunguy cơ đe dọa chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, lợi ích dân tộc và rất dễ bùng nổxung đột Trong khi có nhiều nguy cơ đe dọa như vậy mà chúng ta lại chưa cóchiến lược tổng thể hoàn chỉnh về phát triển kinh tế biển và bảo vệ biển, đảo

Lực lượng bảo vệ và sức mạnh tổng hợp của chúng ta trên biển còn quámỏng manh, vì vậy, việc quan tâm thực hiện sự kết hợp phát triển kinh tế- xã hộivới tăng cường củng cố quốc phòng- an ninh trên vùng biển, đảo là đòi hỏi bứcbách và thực sự cần thiết, có vai trò rất quan trọng cả trước mắt cũng như lâudài, nhằm nhanh chóng tạo ra thế và lực đủ sức bảo vệ, làm chủ toàn diện vùngbiển, đảo, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế biển phát triển nhanh, làm giàucho đất nước

Ngày đăng: 23/08/2021, 14:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w