1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Thanh toán điện tử ở Việt Nam ! pdf

6 926 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 129,92 KB

Nội dung

Thanh toán điện tử Việt Nam ! Cuối cùng, Dự án bán vé máy bay điện tử của Hãng hàng không Việt Nam Vietnam Airlines cũng đã khởi động dù mới chỉ mức thử nghiệm vào đầu tháng 12 vừa rồi. Cũng còn nhiều trở ngại để vượt qua, nên thời gian đầu mô hình dịch vụ được triển khai mới chỉ áp dụng trong nội bộ ngành, nhưng sự kiện vé máy bay điện tử đã là một dấu mốc khá quan trọng cho thấy thanh toán trực tuyên trong thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam cũng đã có một tương lai sáng sủa hơn. Sở dĩ nói vậy vì TMĐT và thanh toán trực tuyến đã không còn là những khái niệm xa lạ đối với nhiều người Việt Nam. Thậm chí, nhiều ý kiến còn cho rằng chuyện mua bán hàng hoá và thanh toán qua mạng giờ đã trở thành một trong số những hình thức không thể thiếu trong giao dịch thương mại. Đã có rất nhiều các đề án nghiên cứu và tìm những cách thức thực hiện phù hợp nhất để có thể thanh toán trực tuyến được thực hiện, thậm chí đem ra thử nghiệm. Thế nhưng khi áp dụng vào thực tế, mô hình thanh toán trực tuyến lại không dễ thực hiện chút nào với rất nhiều khó khăn cần giải quyết. Khó khăn nhất là quyết toán thuế! Để có thể cung cấp thử nghiệm dịch vụ, VietnamAirlines đã có tới vài lần thay đổi thời điểm thực hiện vì lý do không thể vượt qua được các thủ tục về thuế đối với hình thức thanh toán trực tuyến sẽ áp dụng. Trong một hội thảo về thanh toán trực tuyến mới đây do Vụ Thương mại Điện tử thuộc Bộ Thương mại tổ chức, ông Tô Đình Dũng - Giám đốc Trung tâm Tin học của Vietnam Airlines đã cho rằng bất kỳ doanh nghiệp nào hàng năm cũng chắc chắn rất vất vả với việc quyết toán thuế và trong số những chứng từ đó, khó quyết toán nhất là những chứng từ có liên quan tới công nghệ. Theo ông Dũng, việc thanh toán trực tuyến này có thực hiện được hay không sẽ là vấn đề chứng từ thanh toán nào ứng với nó sẽ được công nhận và không được công nhận. Thừa nhận cái khó này của VietnamAirlines, đại diện của Tổng cục Thuế mong có sự chia sẻ của các doanh nghiệp. Theo họ, việc quản lý chứng từ của Tổng cục Thuế trong thời gian qua cũng gặp nhiều khó khăn. Việc quản lý hoá đơn Việt Nam so với thế giới có những đặc điểm rất khác biệt. Nếu như trên thế giới, nhất là các nước phát triển hoá đơn chỉ quan trọng với nội dung thông tin trong đó thì với một số nước châu Á trong đó có Việt Nam sử dụng quản lý hoá đơn theo hình thức rất chặt từ mẫu tới việc đăng ký . Tuy vậy, thời gian tới, việc giải quyết bài toán chứng từ trong thanh toán điện tử trực tuyến sẽ được Tổng cục Thuế áp dụng theo thông mới và cũng đang xây dựng nhữnh đề án quản lý hoá đơn chứng từ hiện nay sang theo hình thức như các nước phát triển. Lộ trình thực hiện sẽ trong một vài năm nữa. Còn hiện giờ, để chấp nhận vé điện tử, Tổng cục Thuế đã đề nghị VietnamAirlines phát hành thêm phiếu thu. Đấy là những bước mà họ cho rằng cũng đã chia sẻ với cái khó của VietnamAirlines. Tuy nhiên, không chỉ có VietnamAirlines mới gặp khó trong vấn đề thanh toán điện tử. Thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp gặp phải những khó khăn khác cũng bắt nguồn từ nhu cầu được thanh toán trực tuyến. Ngoài vấn đề thuế, theo Vụ TMĐT buộc Bộ Thương mại, có thể kể ra hàng loạt những trở ngại khác khiến thanh toán trực tuyến cho đến giờ này vẫn chừa phát triển đó là nhận thức của người dân và doanh nghiệp về TMĐT còn thấp, Hệ thung thanh toán điện tử còn bất cập, Vấn đề an ninh giao dịch chưa đảm bảo, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, môi trường xã hội và tập quán kinh doanh chưa tương thích, nguồn nhân lực CNTT còn thiếu và yếu về kỹ năng và cuối cùng là hạ tầng CNTT và viễn thông chưa đáp ứng được yêu cầu. Dường như với từng ấy trở ngại quả thực khó mà làm cho thanh toán trực tuyến của Việt Nam có thể được ứng dụng rộng rãi trong một sớm một chiều. Không thể thiếu vai trò của Ngân hàng? việt Nam hiện có một số phương thức thanh toán đang được áp dụng đó là trả tiền mặt khi giao hàng, mở tài khoản nước ngoài để nhận tiền trả bằng thẻ tín dụng, chuyển khoản qua Ngân hàng, *** tiền qua Bưu điện, chuyển qua hệ thống chuyển tiền quốc tế, phát hành thẻ trả trước. Với chừng ấy phương thức thanh toán, vẫn chưa đủ khi thiếu hình thức thanh toán trực tuyến. Hiểu rõ điều này, một đại diện của Vụ TMĐT đặt ra câu hỏi: Dịch vụ thanh toán điện tử và các Ngân hàng đã làm được gì khi mà họ đóng vai trò trung tâm trong hệ thống thanh toán? Trên thực tế, đã có khá nhiều Ngân hàng cũng đã vào cuộc xây dựng các hình thức thanh toán trực tuyến. Mới đây, Ngân hàng Đông Á đã triển khai mô hình cổng thanh toán trực tuyến. Theo họ, những cơ cấu cần thiết của TMĐT đó là cho phép truy cập vào các dịch vụ tài chính từ các trang web thương mại, các website bán hàng theo hình thức B2B hoặc B2C cung cấp khả năng thanh toán trực tuyến cho người thanh toán, các doanh nghiệp TMĐT yêu cầu thanh toán trực tuyến và năng lực thanh toán rồi cung cấp khả năng thanh toán qua nhiều kênh . Chức năng của các nhà cung cấp là phải cho người thanh toán nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Và đương nhiên, thanh toán trực tuyến là yếu tố không thể nào thiếu được. Đứng góc độ của mình, ông Trần Phương Bình, Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á cho rằng thanh toán trực tuyến nhằm thúc đẩy TMĐT tại Việt Nam phát triển và góp phần vào việc thực thi chính sách giảm chi trả tiền mặt, gia tăng tính năng TMĐT nhằm quần chúng hoá dịch vụ Ngân hàng. Đông Á cho biết họ đã có những thành công bước đầu. Với hai kênh giao dịch chính của Ngân hàng điện tử Đông Á là Internet và thông qua SMS, khách hàng của Đông Á hoàn toàn có thẻ giao dịch bất cứ lúc nào, bất cứ đâu và hoàn toàn không bị hạn chế về không gian thời gian. Với quy trình thanh toán trực tuyến của Đông Á, họ nhắm đến việc bảo vệ cả hai bên tham gia giao dịch đó là người mua và người bán. Đặc biệt, không chỉ có những đơn vị có website bán hàng trực tuyến trên mạng mà ngay cả những đơn vị cung cấp kênh mua hàng qua điện thoại, hoặc ngay cả siêu thị cũng có thể sử dụng kênh thanh toán thông qua Ngân hàng Đông Á điện tử. Một Ngân hàng khác là Techco**ank cũng đang xây dựng dự án cổng thanh toán điện tử - Techco**ank của họ. Dự án này được xây dựng với lý do các website thương mại tại Việt Nam phát triển nhanh nhưng lại chưa thể bán hàng trực tuyến do không có giải pháp thanh toán. Trong khi đó thị trường dùng thẻ ngày càng nhiều. Techco**ank cũng đã nhìn thấy xu thế các nhà cung cấp dịch vụ bán sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua mạng ngày càng nhiều như vé điện tử của VietnamAirlines, các siêu thị điện tử… và họ quyết tâm sẽ đón đầu. Ý tưởng xây dựng mô hình thanh toán trực tuyến đã nhiều là vậy nhưng quả thực, người trong cuộc như ông Bình cũng phải thừa nhận rằng TMĐT của Việt Nam hiện tại đang còn rất sơ khai. Trong khi đó, thanh toán điện tử của các Ngân hàng nước ngoài là một côn nghệ phổ biến và cũng đỏi hỏi rất bức thiết đối với Việt Nam khi chúng ta đã là thành viên của WTO, tham gia vào sân chơi lớn của thế giới, của hơn 140 quốc gia khác trên thế giới. Để thanh toán trực tuyến phát triển, chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Đông Á Đỗ Đức Cường kêu gọi người tiêu dùng, các doanh nghiệp và Ngân hàng phải hợp tác để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu như quan điểm của Vụ TMĐT cho rằng, thanh toán trực tuyến đang là một trở ngại lớn nhất khiến cho TMĐT chưa thực sự phát triển, thì ngay bây giờ, lời kêu gọi của ông Cường rất đáng được lưu tâm. Nhưng sự vào cuộc đó của người dân, doanh nghiệp và Ngân hàng lại cũng rất cần có sự hỗ trợ của vai trò cơ quan quản lý để có thể giải quyết hàng loạt vấn đề từ hạ tầng CNTT chung của xã hội đến khung pháp lý phù hợp để thanh toán điện tử có thể sớm phát triển trong thời gian không xa. . Thanh toán điện tử ở Việt Nam ! Cuối cùng, Dự án bán vé máy bay điện tử của Hãng hàng không Việt Nam Vietnam Airlines cũng đã khởi động dù mới chỉ ở. cho thấy thanh toán trực tuyên trong thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam cũng đã có một tương lai sáng sủa hơn. Sở dĩ nói vậy vì TMĐT và thanh toán trực

Ngày đăng: 22/12/2013, 12:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w