1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện tại bảo hiểm xã hội huyện bảo yên, tỉnh lào cai

142 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 263,03 KB

Nội dung

Bảng 3.15: Kết quả khảo sát về độ tuổi của những người tham gia BHXH tựnguyện trên địa bàn huyện Bảo Yên 78Bảng 3.16: Kết quả khảo sát về nghề nghiệp của những người tham gia BHXH tự ngu

Trang 1

TRỊNH THANH THỦY

QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 2

TRỊNH THANH THỦY

QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI

Ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ THỊ BẮC

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sổliệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế tại đơn vịcông tác

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2020

HỌC VIÊN

Trịnh Thanh Thủy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệttình của các thầy, cô giáo, lãnh đạo cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp, đã tạo điều kiệnthuận lợi để tôi hoàn thành Luận văn này

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn tới cô giáo PGS.TS

Đỗ Thị Bắc đã hướng dẫn đầy trách nhiệm, chỉ bảo, tham gia đóng góp những ýkiến quý báu trong quá trình tôi hoàn thành luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy giáo, Cô giáo của Trường Đạihọc Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp

đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập

Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc, các đồngchí đồng nghiệp cơ quan BHXH trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tạođiều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành khóa học và thực hiện Luận văn này

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, xong do thời gian có hạn, khả năng, kinh nghiệmthực tiễn của bản thân vẫn chưa nghiên cứu sâu và còn một số hạn chế, nên trong Luậnvăn không tránh khỏi thiếu sót Kính mong nhận được ý kiến đóng góp tận tình của bạn

bè đồng nghiệp và thầy giáo, cô giáo trong Hội đồng đánh giá luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn !

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH x

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 3

5 Kết cấu luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI 5

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH 5

1.1.1 Khái niệm về quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH 5

1.1.2 Vai trò quản lý thu BHXH tự nguyện 14

1.1.3 Mục đích quản lý thu BHXH tự nguyện 15

1.1.4 Nội dung quản lý thu BHXH tự nguyện 15

1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý thu BHXH tự nguyện 19

1.2 Kinh nghiệm về quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH ở Việt Nam 22

1.2.1 Kinh nghiệm của BHXH huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 22

1.2.2 Kinh nghiệm của BHXH huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa 23

1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý thu BHXH tự nguyện đối với BHXH huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 24

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 25

2.2 Phương pháp nghiên cứu 25

Trang 6

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 25

2.2.2 Phương pháp phân tích 28

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 29

2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế xã hội 29

2.3.2 Nhóm chỉ tiêu liên quan đến thực hiện BHXH tự nguyện và quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 30

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BHXH TỰ NGUYỆN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI 32

3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 32

3.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 32

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 35

3.1.3 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quản lý thu BHXH tự nguyện huyện Bảo Yên 38

3.2 Khái quát về bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 39

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của BHXH huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai .39

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 39

3.2.3 Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 42

3.2.4 Một số kết quả hoạt động của BHXH huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 45

3.3 Thực trạng quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 47

3.3.1 Căn cứ pháp lý thực hiện quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Bảo Yên 47

3.3.2 Xây dựng kế hoạch thu BHXH tự nguyện tại bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 48

3.3.3 Tổ chức thực hiện thu BHXH tự nguyện tại bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 51

3.3.4 Kiểm tra quản lý thu BHXH tự nguyện tại bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 69

3.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý thu BHXH tự nguyện tại Bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 74

Trang 7

3.4.1 Các yếu tố khách quan 74

3.4.2 Các yếu tố chủ quan 83

3.5 Đánh giá chung về quản lý thu BHXH tự nguyện tại bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 88

3.5.1 Những kết quả đạt được 88

3.5.2 Hạn chế 89

3.5.3 Nguyên nhân 91

Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI 92

4.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu hoàn thiện quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 92

4.1.1 Quan điểm hoàn thiện quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 92

4.1.2 Định hướng hoàn thiện quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 93

4.1.3 Mục tiêu hoàn thiện quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 93

4.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH tự nguyện tại bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 94

4.2.1 Đề ra lộ trình thực hiện kế hoạch thu BHXH tự nguyện 94

4.2.2 Mở rộng và nâng cao chất lượng Đại lý thu 95

4.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra thu BHXH tự nguyện 97

4.2.4 Đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu BHXH tự nguyện 99

4.2.5 Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện .99

4.2.6 Kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý thu BHXH tự nguyện 102

4.2.7 Đổi mới phong cách phục vụ kết hợp cải cách hành chính 103

4.3 Kiến nghị 104

Trang 8

4.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 104

4.3.2 Kiến nghị với BHXH Việt Nam 105

4.3.3 Kiến nghị với chính quyền các cấp tỉnh Lào Cai 105

KẾT LUẬN 106

PHỤ LỤC 110

Trang 9

BHYT HGĐ : Bảo hiểm y tế Hộ gia đìnhBHYT

: Cơ sở vật chất: Chuyển khoản: Đơn vị tính: Khám chữa bệnh: Kế hoạch

: Người lao động: Người sử dụng lao động: Ngân sách nhà nước

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Kết quả thu, chi và cấp sổ BHXH, BHYT tại BHXH huyện Bảo

Yên giai đoạn 2017 - 2019 45Bảng 3.2: Tổng hợp số liệu về tình hình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục

hành chính của BHXH huyện Bảo Yên giai đoạn 2017 - 2019 46Bảng 3.3: Kết quả thực hiện kế hoạch thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyện

Bảo Yên giai đoạn 2017 - 2019 49Bảng 3.4: Kết quả khảo sát về công tác lập kế hoạch thu BHXH tự nguyện tại

BHXH huyện Bảo Yên 50Bảng 3.5: Tổng hợp số lượng người tham gia BHXH tự nguyện theo các xã,

thị trấn trên địa bàn huyện Bảo Yên giai đoạn 2017 - 2019 53Bảng 3.6: Tỷ lệ đóng BHXH tự nguyện qua các thời kỳ 56Bảng 3.7: Mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện qua các thời kỳ 57Bảng 3.8: Mức thu nhập làm căn cứ đóng và mức phí đóng BHXH tự nguyện

của các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện

Bảo Yên giai đoạn 2017 - 2019 59Bảng 3.9: Danh sách các đại lý thu và điểm thu BHXH tự nguyện trên địa bàn

huyện Bảo Yên 63Bảng 3.10: Kết quả thu BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Bảo Yên giai

đoạn 2017 - 2019 65Bảng 3.11: Kết quả khảo sát về công tác thu BHXH tự nguyện trên địa bàn

huyện Bảo Yên 67Bảng 3.12: Số lượng các cuộc kiểm tra Đại lý thu BHXH tự nguyện của BHXH

huyện Bảo Yên giai đoạn 2017 – 2019 71Bảng 3.13: Kết quả khảo sát về công tác thu BHXH tự nguyện trên địa bàn

huyện Bảo Yên 72Bảng 3.14: Kết quả khảo sát các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện về công

tác thông tin, tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện của

BHXH huyện Bảo Yên 74

Trang 11

Bảng 3.15: Kết quả khảo sát về độ tuổi của những người tham gia BHXH tự

nguyện trên địa bàn huyện Bảo Yên 78Bảng 3.16: Kết quả khảo sát về nghề nghiệp của những người tham gia BHXH

tự nguyện trên địa bàn huyện Bảo Yên 80Bảng 3.17: Kết quả khảo sát về thu nhập của người tham gia BHXH tự nguyện

trên địa bàn huyện Bảo Yên 81Bảng 3.18: Kết quả khảo sát và mức độ am hiểu chính sách BHXH tự nguyện 82Bảng 3.19: Cơ cấu cán bộ tại các bộ phận thuộc BHXH huyện Bảo Yên giai

đoạn 2017 - 2019 83Bảng 3.20: Kết quả khảo sát và chất lượng phục vụ của cơ quan BHXH huyện

Bảo Yên 84Bảng 3.21: Kết quả khảo sát các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện về công

tác thông tin, tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện của

BHXH huyện Bảo Yên 87

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Bảo Yên 33Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH huyện Bảo Yên 43

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, hệ thống an sinh xã hộiđóng vai trò hết sức quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.Bảo hiểm xã hội mang bản chất nhân văn sâu sắc vì cuộc sống an lành và hạnh phúccho nhân dân Việc tổ chức và thực hiện tốt chính sách về BHXH, trong đó có việc

mở rộng đối tượng tham gia BHXH như BHXH tự nguyện có đóng góp to lớn vàothực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo công bằng xã hội của Nhà nước ta

Hiện nay, ở Việt Nam tồn tại hai loại hình tham gia BHXH đó là BHXH bắtbuộc và BHXH tự nguyện Nếu như BHXH bắt buộc áp dụng cho các đối tượng làlao động làm việc trong các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị hành chính sựnghiệp, Đảng, Đoàn thể Trong khi, BHXH tự nguyện áp dụng đối với số lượng lớnlao động trong các hộ gia đình, lao động làm việc trong các làng nghề, lao động tựdo Việc mở rộng loại hình BHXH tự nguyện giúp cho nhiều thành phần trong xãhội có thể tham gia nhằm huy động nguồn tài chính lớn và ổn định, góp phần đảmbảo an sinh xã hội ngày một tốt hơn, hướng tới mục tiêu giảm số người về giàkhông có lương hưu của Đảng và Nhà nước ta

Nằm trong chu trình quản lý BHXH, thu BHXH nói chung, thu BHXH tựnguyện nói riêng ảnh hưởng trực tiếp đến chi và quá trình thực hiện chính sáchBHXH tự nguyện trong tương lai BHXH tự nguyện cũng như các loại hình bảohiểm khác đều dựa trên cơ sở nguyên tắc có đóng, có hưởng từ đó đặt ra yêu cầu đốivới thu nộp BHXH Nếu không thu được BHXH tự nguyện thì quỹ BHXH không cónguồn để chi trả các chế độ BHXH tự nguyện cho NLĐ Do vậy, thu BHXH tựnguyện là một khâu quan trọng nhất, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hệthống BHXH nói chung, đảm bảo sự cân đối, điều tiết của quỹ BHXH Để quỹBHXH được cân đối ổn định và phát triển lâu dài, công tác thu BHXH, trong đó cóthu BHXH tự nguyện phải được đặt trong tổng thể các chính sách và nội dung pháttriển kinh tế-xã hội Thu BHXH tự nguyện muốn đạt hiệu quả cao thì việc tìm ra cáctồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tácquản lý thu BHXH tự nguyện là vô cùng quan trọng để công tác quản lý thu được tổ

Trang 14

chức chặt chẽ, thống nhất, khoa học trong cả hệ thống, từ lập kế hoạch thu, phâncấp thu, tổ chức thu và quản lý tiền thu BHXH tự nguyện…

BHXH huyện Bảo Yên được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định

số 110/QĐ-TCCB ngày 14/08/1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Bảohiểm xã hội huyện Bảo Yên là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai đặttại huyện Bảo Yên, nằm trong hệ thống tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cóchức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai tổ chức thực hiện các chínhsách, chế độ bảo hiểm xã hội và quản lý tài chính bảo hiểm xã hội trên địa bànhuyện Thời gian qua, cùng với xu hướng chung của tỉnh Lào Cai và cả nước, sốlượng người tham gia BHXH tự nguyện ngày càng tăng Tính đến hết 31/12/2019trên địa bàn huyện Bảo Yên có 409 người tham gia BHXH tự nguyện với số tiềnthu được trên 912 triệu đồng Giai đoạn 2017 - 2019 ghi nhận số người tham giaBHXH tự nguyện trên địa bàn huyện tăng nhanh chóng, nếu như năm 2017 mới chỉ

có 147 người tham gia, năm 2018 tăng lên thành 193 người và đến năm 2019 toànhuyện có 409 người tham gia BHXH tự nguyện

Trong thời gian vừa qua, công tác quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXHhuyện Bảo Yên đã đạt được những kết quả tích cực nhưng bên cạnh đó vẫn còn bộc

lộ những hạn chế như: số người tham gia còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng củahuyện, chưa đạt kế hoạch được giao; mạng lưới Đại lý thu còn ít, công tác thông tin,tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện chưa phù hợp và hiệu quả,… Để khắcphục những hạn chế nói trên, cần thiết phải có các giải pháp cụ thể nhằm mở rộng

và tăng trưởng nguồn thu BHXH tự nguyện, phát triển bền vững quỹ BHXH trênđịa bàn huyện

Xuất phát từ những tồn tại, hạn chế nói trên, với mong muốn tìm hiểu thựctrạng quản lý thu BHXH tự nguyện đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản

lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Bảo Yên, tác giả đã lựa chọn đề tài:

“Quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai” làm đề

tài luận văn thạc sĩ của mình

Trang 15

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH tự nguyện giai đoạn 2017 - 2019 tạiBHXH huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai Qua đó, đề ra những giải pháp nhằm hoànthiện quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là: Quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: tại BHXH huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

- Về thời gian: từ năm 2017 đến năm 2019

- Về nội dung: quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Bảo Yên, tỉnh

Lào Cai gồm: lập dự toán thu BHXH tự nguyện; tổ chức thực hiện thu BHXH tự nguyện

và thanh tra, kiểm tra quá trình thu BHXH tự nguyện

4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Về lý luận: Đề tài làm phong phú hơn lý luận về BHXH tự nguyện và quản

lý thu BHXH tự nguyện tại cơ quan bảo hiểm Là tài liệu giúp Bảo hiểm xã hộihuyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai thực hiện quy hoạch và kế hoạch quản lý thu BHXH

tự nguyện tại BHXH huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đến năm 2025 dựa trên cơ sởkhoa học

Trang 16

- Về thực tiễn: Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, những giải

pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Bảo Yên,

có ý nghĩa thiết thực cho quá trình tăng cường quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXHhuyện Bảo Yên và đối với Bảo hiểm xã hội khác có điều kiện tương tự Đồng thời, đâycũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và cho các công trình nghiêncứu liên quan

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH tự nguyện

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Bảo

Yên, tỉnh Lào Cai

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện thiện quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH

huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

TỰ NGUYỆN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1 Cơ sở lý luận về quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH

1.1.1 Khái quát về BHXH

a Khái niệm về bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm và BHXH đã hình thành từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xãhội loại người Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đã thực hiện chính sáchBHXH và coi nó là một trong những chính sách xã hội quan trọng nhất trong hệthống chính sách bảo đảm ASXH Có nhiều khái niệm về BHXH tuy nhiên chưa cókhái niệm thống nhất bởi lẽ, BHXH là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoahọc khác nhau như kinh tế, xã hội, pháp lý

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm về BHXH như sau: "BHXH

là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội dẫn đến việc ngừng hoặc giảm sút đáng kể về thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già, và chết; đồng thời bảo đảm chăm sóc y

tế và trợ cấp cho các gia đình đông con" Khái niệm này đã phản ánh được sự kết

hợp hai mặt của BHXH là mặt kinh tế và mặt xã hội

Theo Phạm Thị Định (2015): “BHXH là sự đảm bảo đời sống cho người LĐ

và gia đình họ khi bị giảm, bị mất khả năng LĐ hoặc mất việc làm , trên cơ sở san

sẻ trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHXH” (Giáo trình Kinh tế bảo hiểm, 2015) Theo Luật BHXH (2014): “ Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do

ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.” (Luật BHXH số 58/2014/QH13)

Ở góc độ tài chính, BHXH là quá trình thành lập và sử dụng quỹ tiền tệ dự trữcủa cộng đồng những người lao động, có sự bảo trợ của Nhà nước, để sản sẻ rủi ro, đảmbảo thu nhập cho họ và gia đình trong những trường hợp cần thiết theo quy

định của pháp luật

Trang 18

Ở góc độ pháp luật, BHXH là một chế độ pháp lý quy định đối tượng, điềukiện, mức độ đảm bảo vật chất và các dịch vụ cần thiết bảo vệ người lao động và gia đình

họ trong các trường hợp bảo hiểm được Nhà nước xác định

Như vậy, có thể khái quát về BHXH như sau: BHXH là sự đảm bảo bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập cho người lao động, khi họ gặp phải những biến

cố rủi ro làm suy giảm sức khỏe, mất khả năng lao động, mất việc làm, chết; gắn liền với quá trình tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành bởi các bên tham gia BHXH đóng góp và việc sử dụng quỹ đó cung cấp tài chính nhằm đảm bảo mức sống cơ bản cho bản thân người lao động và những người ruột thịt (bố, mẹ, vợ/ chồng, con) của người lao động trực tiếp phải nuôi dưỡng, góp phần đảm bảo

an toàn xã hội.

b Các loại hình BHXH

BHXH có 02 loại hình, đó là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện Cụ thể:

- BHXH bắt buộc: là loại hình BHXH mà NLĐ và người sử dụng lao động phải tham gia theo quy định của pháp luật về BHXH

- BHXH tự nguyện: là loại hình BHXH mà NLĐ tự nguyện tham gia, được lựachọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH

c Bản chất của BHXH

Cùng với quá trình phát triển, tiến bộ của loài người, BHXH được coi là mộtchính sách xã hội quan trọng của bất kỳ nhà nước nào, nhằm bảo đảm an toàn chosản xuất, cho đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người trong xã hội

BHXH được lập ra, tồn tại và phát triển là một nhu cầu khách quan, là sựđảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ gặp những biến

cố làm giảm khả năng hoặc mất khả năng lao động dẫn đến việc giảm hoặc mất thunhập

Với tư cách là công cụ quan trọng nhất để quản lý xã hội, nhà nước phải canthiệp và tổ chức bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, đặc biệt là để giảiquyết mối quan hệ thuê mướn lao động giữa chủ và thợ Yêu cầu giới chủ phải thựchiện những cam kết đảm bảo điều kiện làm việc và nhu cầu đời sống vật chất, tinh

Trang 19

thần cho giới thợ, trong đó có nhu cầu về tiền lương, về chăm sóc y tế, về chăm sóckhi bị ốm đau, tai nạn, trả lương khi NLĐ đến tuổi hưu Đồng thời bản thân NLĐcũng phải có trách nhiệm giành một khoản thu nhập chi trả cho bản thân mình khi

có những rủi ro xảy ra Mặt khác, nhà nước được coi như là một người chủ sử dụnglao động của mọi người lao động, vì vậy NLĐ không đủ để trang trải cho nhữngkhoản chi cho NLĐ khi họ gặp phải rủi ro thì Nhà nước phải có trách nhiệm tríchmột phần ngân sách để bảo đảm đời sống cơ bản cho người lao động

Nền kinh tế hàng hóa càng phát triển, việc thuê mướn lao động trở nên phổbiến thì càng đòi hỏi sự phát triển và đa dạng của BHXH Nền kinh tế hàng hóa pháttriển là nền tảng, là cơ sở của BHXH BHXH được hình thành trên cơ sở quan hệlao động, giữa các bên cùng tham gia và được hưởng BHXH Nhà nước ban hànhcác chế độ, chính sách BHXH, tổ chức ra cơ quan chuyên trách, thực hiện nhiệm vụquản lý hoạt động sự nghiệp BHXH Chủ sử dụng và NLĐ có trách nhiệm đóng góp

để hình thành quỹ BHXH NLĐ (bên được BHXH) và gia đình của họ được cungcấp tài chính từ quỹ BHXH khi họ có đủ điều kiện theo chế độ BHXH quy định Đóchính là mối quan hệ của các bên tham gia BHXH

Phân phối trong BHXH là phân phối không đều, nghĩa là không phải ai thamgia BHXH cũng được phân phối với số tiền giống nhau Phân phối trong BHXHvừa mang tính bồi hoàn vừa không mang tính bồi hoàn Những biến cố xảy ra mangtính tất nhiên đối với con người là thai sản (đối với lao động nữ), tuổi già và chết,trong trường hợp này, BHXH phân phối mang tính bồi hoàn vì NLĐ đóng BHXHchắc chắn được hưởng khoản trợ cấp đó Còn trợ cấp do những biến cố làm giảmhoặc mất khả năng lao động, mất việc làm, những rủi ro xảy ra trái ngược với ýmuốn của con người như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, là sự phânphối mang tính không bồi hoàn; có nghĩa là chỉ khi nào NLĐ gặp phải tổn thất do

ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì mới được hưởng khoản trợ cấp đó

BHXH hoạt động theo nguyên tắc "cộng đồng - lấy số đông bù cho số ít" tức

là dùng số tiền đóng góp nhỏ của số đông người tham gia BHXH để bù đắp, chia sẻcho một số ít người với số tiền lớn hơn so với số đóng góp của từng người, khi họgặp phải những biến cố rủi ro gây tổn thất

Trang 20

Hoạt động BHXH là một loại hoạt động dịch vụ công, mang tính xã hội cao;lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêu hoạt động Hoạt động BHXH là quá trình tổ chức,triển khai thực hiện các chế độ, chính sách BHXH của tổ chức quản lý sự nghiệpBHXH đối với NLĐ tham gia và hưởng các chế độ BHXH Là quá trình tổ chứcthực hiện các nghiệp vụ thu BHXH đối với người sử dụng lao động và người laođộng; giải quyết các chế độ, chính sách và chi BHXH cho người được hưởng; quản

lý quỹ BHXH và thực hiện đầu tư bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH

Nghiên cứu về sự giống và khác nhau giữa BHXH và BHTM sẽ làm rõ hơnbản chất của BHXH

BHTM là biện pháp chia sẻ tổn thất về mặt tài chính của một hay một số ítngười gặp phải một hay một số loại rủi ro nào đó, được bù đắp bởi một quỹ tiền tệtập trung hình thành từ sự đóng góp của những người tham gia bảo hiểm cũng cókhả năng gặp phải rủi ro đó, thông qua hoạt động quản lý của các nhà kinh doanhbảo hiểm

Hoạt động của BHTM theo nguyên tắc có tham gia bảo hiểm mới được hưởngquyền bảo hiểm, đó là hoạt động kinh doanh kiếm lợi nhuận của các doanh nghiệp kinhdoanh bảo hiểm, tuân thủ theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, lời ăn, lỗ chịu

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhằmmục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người đượcbảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảohiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảohiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

BHTM có những đặc điểm khác với BHXH ở một số nội dung sau:

- Phạm vi hoạt động của BHTM rất rộng, có mặt ở tất cả các lĩnh vực củađời sống kinh tế - xã hội; không chỉ bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ một nước mà còn trảirộng xuyên quốc gia Tuy BHTM có nhiều loại nghiệp vụ bảo hiểm nhưng xét theophương thức quản lý có thể chia thành hai nhóm nghiệp vụ bảo hiểm, đó là bảo hiểmnhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người đượcbảo hiểm sống hoặc chết, bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản,trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ

Trang 21

- Đối tượng tham gia BHTM là tất cả mọi đơn vị, tổ chức và mọi công dânkhông phân biệt tuổi tác, giới tính, dân tộc, màu da, có thu nhập hay không có thu nhập,tình trạng sức khỏe tự nguyện lựa chọn, tham gia bảo hiểm và phải nộp phí bảo hiểmtheo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

- Thời hạn có hiệu lực điều chỉnh quan hệ giữa đối tượng tham gia bảo hiểm

và doanh nghiệp bảo hiểm thường là có thời hạn và ngắn (một số năm hoặc theo một chu

kỳ hoạt động của đối tượng tham gia bảo hiểm); chẳng hạn như bảo hiểm tai nạn giaothông các phương tiện vận tải thường là một năm; bảo hiểm một chuyến vận chuyển,chuyến du lịch, bảo hiểm gieo trồng, chăn nuôi thường là theo một chu kỳ hoạt động,kinh doanh của đối tượng

- Đối tượng tham gia BHTM có thể tự chọn các sản phẩm bảo hiểm do cácdoanh nghiệp bảo hiểm bán ra, với mức được bù đắp, bồi thường theo từng mức phí đónggóp và những điều kiện cụ thể khác của đối tượng như: tình trạng tài sản, tình trạng vềsức khỏe, giới tính, điều kiện môi trường, lao động, sinh hoạt

- Đối tượng tham gia bảo hiểm chỉ được bồi thường thiệt hại khi xảy ra rủi

ro đối với họ Mức độ bồi thường nhiều hay ít phụ thuộc vào mức phí đóng góp và mức

độ tổn thất thực tế được quy định trong hợp đồng bảo hiểm Không có liên quan gì đếnthu nhập của họ có hay không và nhiều hay ít BHTM chỉ bù đắp được một phần tổn thấtkhó khăn tạm thời, cấp bách cho người được hưởng bảo hiểm

BHXH và BHTM có tính chất, đối tượng, phương thức và mục đích hoạtđộng khác nhau, nhưng giữa chúng có những nguyên lý hoạt động mang tính phổbiến và nhất quán, mà bất kỳ loại hình bảo hiểm nào khi hoạt động cũng phải tuânthủ, đó là:

Thứ nhất, bảo hiểm là một hình thức hoạt động nhằm phân tán rủi ro, hỗ trợlẫn nhau giữa những đơn vị, cá nhân cùng tham gia bảo hiểm thực hiện theo nguyêntắc "cộng đồng - lấy số đông bù cho số ít" Vì vậy, dịch vụ bảo hiểm cần phải cóđông người tham gia mới đạt được mục đích phân tán rủi ro, tổn thất Số ngườitham gia bảo hiểm càng đông thì mức độ tổn thất được phân tán càng rộng, mức độgánh chịu tổn thất của từng thành viên càng ít hơn Hình thành được quỹ bảo hiểmtập trung càng lớn, mức độ an toàn quỹ bảo hiểm càng cao, đảm bảo đủ

Trang 22

nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu chi trả càng kịp thời, đầy đủ hơn cho ngườiđược thụ hưởng.

Thứ hai, quỹ bảo hiểm được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của nhữngbên tham gia bảo hiểm Quỹ bảo hiểm phải được tính toán cân đối thu - chi mộtcách khoa học dựa trên quy luật số lớn để xác định mức đóng góp của đối tượngtham gia và mức hưởng thụ do quỹ phải chi trả; sao cho quỹ bảo hiểm phải được ổnđịnh, vững chắc trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn phải đảm bảo đủ nguồn lực tàichính để chi trả kịp thời, đầy đủ các khoản bồi thường, trợ cấp cho đối tượng đượcthụ hưởng

Thứ ba, quỹ bảo hiểm được quản lý và sử dụng theo chế độ tài chính và luậtpháp của nhà nước quy định Quỹ bảo hiểm tạm thời nhàn rỗi được thực hiện cáchoạt động đầu tư vừa góp phần cung cấp nguồn vốn để phát triển nền kinh tế - xãhội; vừa để bảo toàn và tăng trưởng quỹ Khi thực hiện hoạt động đầu tư quỹ phảiđảm bảo an toàn; hạn chế rủi ro, thất thoát quỹ đến mức thấp nhất, đạt hiệu quả kinh

tế - xã hội và đảm bảo khả năng thanh toán linh hoạt

d Chức năng và đặc điểm của BHXH

Chức năng là sự khái quát của các nhiệm vụ cơ bản, là dạng hoạt động đặctrưng và khái quát nhất của tổ chức hay cá nhân gắn với chức danh nào đó trongmột hệ thống tổ chức hoạt động thuộc phạm vi nhất định trong xã hội Cũng nhưcác thành phần khác của nền kinh tế bảo hiểm, BHXH có hai chức năng cơ bản làchức năng phân phối và chức năng giám đốc Tuy nhiên do tính đặc thù của mình,BHXH không những có tính kinh tế mà còn có tính xã hội rất cao Vì vậy về tổngquát, BHXH có những chức năng sau:

- Bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động:

Bảo đảm hay thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi

NLĐ rơi vào các trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập và hội tụ các điều kiện quyđịnh Sở dĩ như vậy là giữa NLĐ và cơ quan BHXH có mối quan hệ hết sức chặtchẽ Quan hệ này phát sinh trên cơ sở lao động và quan hệ tài chính BHXH Quan

hệ đó diễn ra giữa 3 bên: bên tham gia bảo hiểm, bên nhận bảo hiểm và bên đượcbảo hiểm Bên tham gia bảo hiểm trước hết là người sử dụng lao động có trách

Trang 23

nhiệm phải đóng phí để bảo hiểm cho NLĐ mà mình sử dụng, đồng thời NLĐ cũngphải có trách nhiệm đóng phí để tự bảo hiểm cho mình Sự đóng góp này là bắtbuộc, đều kỳ và theo những mức quy định cho bên nhận bảo hiểm.

BHXH là bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ

bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tuổigià, bằng cách hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung được tồn tích dầnbởi sự đóng góp những người sử dụng lao động, NLĐ và sự hỗ trợ của Nhà nước

Như vậy người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng góp vào quỹ BHXH đểbảo hiểm cho người lao động, lao động có đóng góp vào quỹ BHXH mới có quyềnhưởng trợ cấp Nhưng do còn khoẻ mạnh, có việc làm và có thu nhập bình thườngnên không được hưởng trợ cấp bảo hiểm Số lượng những người không được hưởngtrợ cấp như vậy thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số người tham gia đónggóp bảo hiểm Chỉ những NLĐ bị giảm hoặc mất thu nhập trong những trường hợpxác định và có đủ các điều kiện cần thiết mới được hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH Sốlượng những người này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong số những người tham giađóng góp nêu trên Như vậy, BHXH đó lấy số đông bù số ít và thực hiện chức năngphân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang giữa những NLĐ có thunhập thấp hơn, giữa những người khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốmyếu phải nghỉ việc Điều đó cũng góp phần vào việc thực hiện công bằng xã hội

- Kích thích, khuyến khích NLĐ hăng hái lao động sản xuất

NLĐ có việc làm khi khoẻ mạnh làm việc bình thường sẽ có tiền lương, tiềncông, khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động tuổi già hoặc không may bị chết đã cóBHXH đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập quan trọng, do đó đời sốngcủa bản thân và gia đình họ luôn luôn có chỗ dựa, luôn luôn được đảm bảo Chính

vì thế, họ sẽ gắn bó với công việc, với nơi làm việc và yên tâm, tích cực lao độngsản xuất, góp phần tăng năng xuất lao động cũng như tăng hiệu quả kinh tế Nóicách khác, tiền lương (tiền công) và BHXH là những động lực thúc đẩy hoạt độnglao động của người lao động

Trang 24

- Phát huy tiềm năng và gắn bó lợi ích

BHXH dựa trên cơ sở đóng góp ít nhưng đều kỳ của mọi người sử dụng laođộng, NLĐ và Nhà nước cho bên thứ ba là cơ quan BHXH, để tồn tích dần dầnthành một quỹ tập trung, quỹ này lại huy động phần nhàn rỗi tương đối vào hoạtđộng sinh lời làm tăng thêm nguồn thu Do đó, BHXH hoàn toàn có thể bảo đảmthay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ gặp rủi ro, khó khăn theonhững chế độ xác định, góp phần bảo đảm ổn định và an toàn đời sống cho NLĐ vàcho gia đình họ

Trên giác độ xã hội, bằng phương thức dàn trải rủi ro thiệt hại theo cả thờigian và không gian, BHXH đã giúp giảm thiểu thiệt hại cho số đông trong xã hội,đồng thời làm tăng khả năng giải quyết rủi ro, khó khăn của những NLĐ tham giabảo hiểm với một tổng dự trữ ít nhất Đối với Nhà nước chi cho BHXH đối vớiNLĐ là một cách thức phải chi trả ít nhất nhưng vẫn giải quyết tốt các rủi ro, khókhăn về đời sống của NLĐ và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh

tế, chính trị xã hội ổn định và an toàn Đối với người sử dụng lao động và NLĐcũng vậy Cả hai giới này đều thấy nhờ BHXH mà mình có lợi và được bảo vệ

BHXH đã phát huy tiềm năng của số đông và ưu điểm của nhiều phươngthức hoạt động trong kinh tế thị trường để bảo đảm an toàn đời sống cho NLĐ cũngnhư cho xã hội Đồng thời BHXH cũng tạo ra sự gắn bó chặt chẽ về lợi ích, cả lợiích trước mắt và lợi ích lâu dài của các bên tham gia BHXH, cũng như của các bên

đó đối với Nhà nước

1.1.2 Khái quát về quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH

1.1.2.1 Khái niệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội tự

nguyện a Khái niệm BHXH tự nguyện

Theo Luật BHXH (2014): “Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm

xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất” (Luật BHXH số 58/2014/QH13) Đây có thể coi là khái niệm phản ánh đầy đủ và chính xác bản chất của BHXH tự nguyện.

Trang 25

Thực chất, BHXH tự nguyện là hình thức BHXH mà người tham gia hoàntoàn trên tinh thần tự nguyện, không có tác động khách quan áp đặt, không bị phápluật cưỡng chế phải tham gia Ở đó, họ được lựa chọn mức đóng và phương thứcđóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH Có thể nói, BHXH tựnguyện là loại hình BHXH nhằm bao phủ hết các đối tượng còn chưa được tham gialoại hình BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật, đồng thời là cầu nối trunggian, là bước quá độ tiến tới thực hiện BHXH cho mọi người lao động trong xã hội,đảm bảo an sinh xã hội.

b Khái niệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề quản lý:

Theo Nguyễn Minh Đạo (1997): “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra”(Giáo trình Cơ sở khoa học quản lý, 1997).

Theo Khoa Khoa học Quản lý (2007): “Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức”(Giáo trình Khoa học quản lý tập

01, 2007).

Thông qua các quan điểm trên có thể hiểu, quản lý là một quá trình trong đóchủ thể quản lý sẽ sử dụng các công cụ phù hợp hợp để tác động lên đối tượng quản

lý nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra

Thu BHXH tự nguyện là việc Nhà nước tổ chức thực hiện thu từ các đối tượng

tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhậpcủa mình Trên cơ sở đó, hình thành một quỹ tập trung nhằm mục đích đảm bảo cho

an sinh xã hội

Đối với hoạt động quản lý thu BHXH tự nguyện, đối tượng quản lý chính làhoạt động thu BHXH tự nguyện, các công cụ để quản lý thu BHXH tự nguyện đóchính là Luật BHXH và các văn bản dưới luật quy định về quản lý thu BHXH tựnguyện và các biện pháp hành chính, tổ chức, kinh tế

Như vậy có thể hiểu: Quản lý thu BHXH tự nguyện là sự tác động có tổ chức,

có tính pháp lý để điều chỉnh các hoạt động thu BHXH tự nguyện Sự tác động đóđược thực hiện bằng hệ thống pháp luật của Nhà nước và bằng các biện pháp hành

Trang 26

chính, tổ chức, kinh tế của cơ quan chức năng nhằm đạt được mục tiêu thu đúng đốitượng, thu đủ số lượng và đảm bảo thời gian theo quy định.

1.1.2.2 Vai trò quản lý thu BHXH tự nguyện

Một là, tạo sự thống nhất, tập trung trong hoạt động thu BHXH tự nguyện

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện bao trùm tất cả các ngành, nghề, lĩnhvực, mức thu nhập, nhận thức, thái độ khác nhau Nếu không có sự chỉ đạo thốngnhất thì hoạt động thu sẽ không đạt kết quả cao Quản lý tạo ra sự thống nhất, ý chí,

sự đồng bộ giữa các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện Đồng thời, thông quaviệc lập kế hoạch, phân công công việc một cách rõ ràng, công tác quản lý thuBHXH tự nguyện cũng đạt hiệu quả cao và giảm được phần chi phí đáng kể

Như vậy, thông qua hoạt động quản lý đã thống nhất được những nội dungquan trọng của hoạt động thu BHXH tự nguyện, đó là: thống nhất về đối tượng thu,thống nhất về mức thu, về phương thức thu, về biểu mẫu, quy trình thu, nộp BHXH

tự nguyện

Hai là, đảm bảo hoạt động thu BHXH tự nguyện ổn định, bền vững, hiệu quả

Tính ổn định, bền vững, hiệu quả của hoạt động thu BHXH tự nguyện là mụctiêu mà hệ thống BHXH của quốc gia nào cũng mong muốn Tuy nhiên, mục tiêu này chỉ đạt được khi:

+ Hoạt động thu BHXH tự nguyện được định hướng đúng đắn: thông quaquản lý, công tác thu được định hướng đúng đắn theo mục tiêu chung là: thu đúng, thu

đủ, không để thất thoát thu Từ đó, hướng mọi sự nỗ lực của cá nhân, tổ chức vào mụctiêu chung đó

+ Hoạt động thu BHXH tự nguyện được điều hòa, phối hợp nhịp nhàng: mộttrong những nhiệm vụ mà người quản lý phải liên tục đảm nhiệm là chỉ huy Nhờ chỉ huy

mà quy trình thu với rất nhiều yếu tố phức tạp được tổ chức, điều hòa phối hợp nhịpnhàng, từ đó tăng cường tính ổn định trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu quản lý thuBHXH tự nguyện

+ Tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức: thông qua đánh giá, khenthưởng cho các tổ chức, cá nhân tổ chức thu BHXH tự nguyện tốt sẽ tạo động lực cho các

cá nhân Đồng thời, qua việc uốn nắn những lệch lạc sai sót của cá nhân giúp cho quátrình thu không bị thất thoát

Trang 27

Ba là, kiểm tra đánh giá hoạt động thu BHXH tự nguyện: quá trình thu BHXH

tự nguyện không tránh khỏi tình trạng thất thoát Vì vậy, với nhiệm vụ của ngườiquản lý là kiểm tra thì hoạt động thu BHXH tự nguyện đã được đánh giá một cáchkịp thời và toàn diện Nhờ có hoạt động quản lý thu sát sao mà công tác kiểm tra,đánh giá luôn được sát thực tiễn với quá trình thu

1.1.2.3 Mục đích quản lý thu BHXH tự nguyện

Thứ nhất, đảm bảo cho yếu tố “đầu vào” (tiền nộp BHXH tự nguyện) đủ khả

năng thực hiện quá trình tái sản xuất xã hội, tức là có thu đúng, thu đủ, thu kịp thờimới đảm bảo chi trả chế độ cho người tham gia, góp phần ổn định đời sống củangười tham gia khi nghỉ hưu cũng như khi về già

Thứ hai, xác lập rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia

BHXH tự nguyện, đó là: người tham gia và cơ quan BHXH Phân định rõ chứcnăng quản lý nhà nước với chức năng hoạt động sự nghiệp của BHXH

Thứ ba, không bỏ sót nguồn thu, quản lý chặt chẽ, đảm bảo nguồn thu

BHXH tự nguyện được sử dụng đúng mục đích, đồng thời làm cho nguồn thu

BHXH tự nguyện liên tục tăng trưởng

Thứ tư, đảm bảo cho các quy định về thu BHXH tự nguyện được thực hiện

nghiêm túc, hiệu quả, khắc phục được tính bình quân nhưng vẫn đảm bảo tính xãhội thông qua việc điều tiết, chia sẻ rủi ro

1.1.2.4 Nội dung quản lý thu BHXH tự nguyện

a Xây dựng kế hoạch thu BHXH tự nguyện

Việc lập kế hoạch là rất quan trọng, nó thể hiện được mục tiêu cần được thựchiện Thông qua việc lập kế hoạch, đối tượng thực hiện sắp xếp thời gian thực hiện,phương thức thực hiện tùy từng đối tượng khác nhau mà việc lập kế hoạch khác nhau

* Lập và giao kế hoạch thu BHXH hằng năm của các cấp quản lý

- Đối với BHXH huyện

Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch thu theo thời gian của BHXH tỉnh như sau:+ Lập 02 bản kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (MẫuK01-TS) gửi 01 bản đến BHXH tỉnh theo quy định

Trang 28

+ Lập 02 bản kế hoạch ngân sách địa phương đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT,

01 bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp theo phân cấp ngân sách địa phương để tổng hợptrình UBND huyện quyết định, 01 bản gửi BHXH tỉnh để tổng hợp toàn tỉnh

Xây dựng, điều chỉnh kinh phí hỗ trợ thu, hoa hồng đại lý: trên cơ sở dự kiến

kế hoạch, kế hoạch điều chỉnh để xây dựng điều chỉnh kinh phí hỗ trợ thu, hoa hồngđại lý gửi BHXH tỉnh theo quy định

- Đối với BHXH tỉnh

+ Lập 02 bản kế hoạch điều chỉnh thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ,BNN (Mẫu K01-TS) và kinh phí hỗ trợ công tác thu đối với đơn vị do tỉnh trực tiếp thu.+ Tổng hợp toàn tỉnh, lập 02 bản kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu K01-TS), gửi BHXH Việt Nam

Trên cơ sở kế hoạch thu, phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác thu, hoa hồng đại lýđược BHXH Việt Nam giao, phân bổ kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN,BHTNLĐ, BNN; kế hoạch kinh phí hỗ trợ công tác thu, hoa hồng đại lý cho BHXHtỉnh và BHXH huyện

BHXH Việt Nam: Tổng hợp, xây dựng và điều chỉnh kế hoạch, giao kế hoạch

đảm bảo sát tình hình thực tế và khả năng thực hiện (BHXH Việt Nam, 2015).

b Tổ chức thực hiện thu BHXH tự nguyện

* Quản lý đối tượng thu

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghịđịnh số 134/2015/NĐ-CP là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và khôngthuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật vềbảo hiểm xã hội Vậy, các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện bao gồm:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 thángtrước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cóthời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;

- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;

Trang 29

- Người lao động giúp việc gia đình;

- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;

- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;

- Người lao động đã đủ Điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ Điều kiện về thờigian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Người tham gia khác (Nghị định số 134/2015/NĐ - CP).

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảohiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP của Chính phủ được quy định như sau:

- Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn

Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọnthấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủtướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng

- Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằngmức đóng hàng tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhân với 3 đối với phươngthức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân

với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần

- Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Điểm đ Khoản 1Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiếtkhấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội ViệtNam công bố của năm trước liền kề với năm đóng

- Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm e Khoản

1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụnglãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hộiViệt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng

Trang 30

- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phươngthức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiềunăm về sau theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều này mà trong thời gian đó Thủ tướngChính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn thì không phải điều

chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng (Nghị định số

134/2015/NĐ - CP)

* Quản lý phương thức thu

Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

- Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

+ Đóng hằng tháng;

+ Đóng 03 tháng một lần;

+ Đóng 06 tháng một lần;

+ Đóng 12 tháng một lần;

+ Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

+ Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xãhội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóngbảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20năm để hưởng lương hưu

- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quyđịnh mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thìtiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại cácĐiểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội cònthiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương

hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này (Luật

BHXH số 58/2014/QH13).

c Kiểm tra quản lý thu BHXH tự nguyện

Thu BHXH tự nguyện là nội dung quan trọng của tài chính BHXH, mà thôngthường bất kỳ hoạt động nào liên quan đến tài chính đều dễ mắc phải tình trạng gâythất thoát, vô ý hoặc cố ý làm sai

Trang 31

Bản chất của công tác kiểm tra thu BHXH tự nguyện là phải xác định và sửachữa được những sai lệch trong hoạt động thu BHXH tự nguyện của cơ quanBHXH so với chính sách pháp luật, mục tiêu và kế hoạch vạch ra.

Trong quá trình kiểm tra của các cơ quan chức năng, của cơ quan bảo hiểmkhi phát hiện những sai phạm trong quá trình thu BHXH tự nguyện thì tùy thuộcvào mức độ sai phạm khác nhau mà đưa ra các hình thức xử phạt khác nhau như cóthể nhắc nhở nếu trường hợp vi phạm lần đầu ở mức độ nhẹ Đối với những trườnghợp vi phạm nhiều lần và mức độ sai phạm lớn cần có biện pháp xử phạt nghiêmkhắc và có tính răn đe để không tái diễn những vi phạm trong thời gian tiếp theo

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý thu BHXH tự nguyện

1.1.3.1 Các yếu tố khách quan

- Chế độ chính sách về BHXH tự nguyện

Hệ thống các văn bản, chính sách pháp luật của Nhà nước quy định về BHXH

tự nguyện như quy trình, thủ tục đăng ký tham gia, tỷ lệ đóng, phương thức đóng,mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện,… là một trong những nhân tố ảnh hưởng quantrọng nhất trong công tác quản lý thu BHXH tự nguyện, đây chính là hành langpháp lý, là căn cứ quan trọng để cơ quan BHXH tổ chức thực hiện quản lý thuBHXH tự nguyện Vì vậy, các hệ thống pháp luật, chính sách có liên quan phảiđược xây dựng đồng nhất, rõ ràng tránh tình trạng chồng chéo gây khó khăn trongcông tác quản lý thu BHXH Bên cạnh đó, các quy định về chính sách BHXH tựnguyện cũng là yếu tố hấp dẫn người tham gia BHXH tự nguyện nếu như tỷ lệđóng, phương thức đóng được quy định phù hợp, quy trình, thủ tục đóng đơn giản,mức hỗ trợ đóng hấp dẫn,…

- Điều kiện kinh tế- xã hội

Kinh tế phát triển, chính trị xã hội ổn định đồng nghĩa với việc tốc độ pháttriển kinh tế ở mức cao, do đó thu nhập của người dân sẽ tăng lên Vì vậy, ngườidân sẵn sàng tham gia BHXH tự nguyện để nhận được nhận chế độ hưu trí và chế

độ tử tuất Theo tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu được bảo hiểm của con ngườichỉ được nghĩ đến khi những nhu cầu cần thiết về ăn, mặc, ở được đảm bảo Vì thế,

Trang 32

chỉ khi nào kinh tế xã hội phát triển, đời sống cải thiện, chính trị ổn định thì chínhsách BHXH tự nguyện mới phát huy được vai trò to lớn của mình.

Bên cạnh đó, khi xã hội phát triển, trình độ dân trí của con người được nânglên thì nhận thức của con người về vai trò, ý nghĩa chính sách BHXH tự nguyệncũng sẽ được nâng lên và họ sẽ muốn tham gia BHXH tự nguyện

- Các yếu tố thuộc về người tham gia BHXH tự nguyện

Các yếu tố thuộc về người tham gia BHXH tự nguyện ảnh hưởng tới công tácquản lý thu BHXH tự nguyện gồm: độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, mức độ nhậnthức về chính sách BHXH tự nguyện,…

Thu nhập của người lao động là điều kiện tiên quyết và trực tiếp để NLĐ cóthể tham gia BHXH tự nguyện NLĐ sẽ có nhu cầu và khả năng tham gia BHXH tựnguyện khi thu nhập của họ không những đảm bảo trang trải các tiêu dùng trongcuộc sống mà còn có phần dư ra để tích lũy Một phần tích lũy được sử dụng để dựphòng cho cuộc sống tương lai của bản thân thông qua việc tham gia BHXH tựnguyện nhằm đảm bảo cuộc sống cho tương lai khi hết tuổi lao động, về già

Mức độ nhận thức về chính sách BHXH tự nguyện: việc nhận thức được tầmquan trọng, vai trò của chính sách BHXH tự nguyện là hết sức cần thiết NLĐ hiểuđược vai trò, tác dụng của chính sách BHXH tự nguyện thì mới quan tâm và thamgia BHXH tự nguyện và ngược lại

Về độ tuổi: ở mỗi độ tuổi khác nhau thì mức độ quan tâm của NLĐ đến chínhsách BHXH tự nguyện là khác nhau Những người trẻ tuổi thường chưa quan tâmnhiều đến chính sách BHXH tự nguyện vì lúc này cuộc sống, thu nhập của họ chưa

ổn định và còn nhiều thời gian để tham gia trong khi những người trung tuổi thườngquan tâm nhiều hơn đến chính sách BHXH tự nguyện vì họ đã có cuộc sống tươngđối ổn định và muốn có biện pháp tài chính để đảm bảo cuộc sống khi về già

Về nghề nghiệp: đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới quyết địnhtham gia BHXH tự nguyện của NLĐ vì mỗi nghề nghiệp có thể mang lại mức thunhập và mức độ ổn định của thu nhập là khác nhau Do đó, những người có nghềnghiệp mang lại thu nhập cao và ổn định sẽ có nhu cầu và khả năng tham gia

Trang 33

BHXH tự nguyện hơn những người có nghề nghiệp mang lại thu nhập thấp và không ổn định.

1.1.3.2 Các yếu tố chủ quan

Cán bộ công chức làm công tác BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nóiriêng là người có nhiệm vụ thực hiện công tác an sinh xã hội mà Đảng và Nhà nướcgiao phó Cán bộ, viên chức có vai trò quan trọng trong việc đưa chính sách BHXH

tự nguyện vào cuộc sống Năng lực của họ có tính chất quyết định để mang lại hiệuquả cao hay thấp trong quá trình thực hiện công tác BHXH, BHYT, BHTN

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là rất lớn, đa dạng bao gồm nhiều đốitượng, nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau Mỗi đối tượng lại có những lựa chọnkhác nhau về mức đóng, phương thức đóng, mức hỗ trợ đóng và các hồ sơ đi kèm.Điều này đòi hỏi đội ngũ quản lý, cán bộ ngành BHXH cần phải đủ lớn và có nănglực, trình độ chuyên môn, đồng thời phải có đạo đức, tác phong nghề nghiệp vànhiệt tình trong công tác Từ đó tư vấn, tuyên truyền, đăng ký tham gia, cấp sổBHXH và giải quyết chế độ cho đối tượng một cách thuận lợi, đồng thời tham giađóng góp ý kiến về việc cắt giảm, cải cách thủ tục hành chính cũng như sửa đổi, bổsung Luật BHXH để cho luật này có tính chặt chẽ, khoa học và đi vào cuộc sốnghơn Do vậy, năng lực của đội ngũ quản lý thu BHXH tự nguyện có ảnh hưởng lớnđến công tác quản lý thu BHXH tự nguyện

BHXH tự nguyện là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, hướng đếnnhiều người, nhiều tầng lớp trong cộng đồng xã hội nên công tác thông tin tuyêntruyền là rất cần thiết và là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tácquản lý đối tượng tham gia Nếu như thực hiện tốt công tác này thì sẽ giúp đốitượng tham gia hiểu rõ về chế độ chính sách BHXH tự nguyện theo quy định củapháp luật, làm thay đổi nhận thức về vai trò, ý nghĩa của chính sách BHXH tựnguyện và sẽ chủ động, tích cực tham gia BHXH tự nguyện

Trang 34

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý thu BHXH tự nguyện tại một số địa phương ở Việt Nam

1.2.1 Kinh nghiệm của BHXH huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Trấn Yên là một huyện miền núi, nằm ở vùng thấp của tỉnh Yên Bái HuyệnTrấn Yên có một hệ thống giao thông khá thuận lợi Từ Trấn Yên có thể đi tới cáchuyện Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Thành phố Yên Bái và các tỉnh bạnnhư: Phú Thọ, Hà Nội… Hệ thống giao thông đường bộ đã đóng góp tích cực vàoviệc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới của huyện trong nhữngnăm qua

Theo số liệu thống kê, từ năm 2008 - 2017 trên địa bàn huyện mới có 358 đốitượng tham gia BHXH tự nguyện Tuy nhiên, trong năm 2018 tổng số người thamgia BHXH tự nguyện tăng gần 700 người, năm 2019 số người tham gia BHXH trênđịa bàn là 1075 người Đạt được kết quả như trên là bởi BHXH huyện Trấn Yên đãtích cực triển khai nhiều biện pháp sau:

Căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch được giao hàng năm, BHXH huyện đã xây dựng

và ban hành kế hoạch vận động phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chitiết và cụ thể theo từng giai đoạn Đồng thời, tham mưu cho UBND và Ban Chỉ đạophát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện huyện ban hành quyết định giao chỉtiêu cho từng đại lý thu trên địa bàn

BHXH huyện cũng phối hợp chặt chẽ với Bưu Điện huyện và UBND cấp xãtrong việc xác định đối tượng vận động; mở hội nghị tuyên truyền tư vấn trực tiếptại các thôn, bản để vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện Đặc biệt,BHXH huyện và Bưu điện huyện thống nhất xây dựng nội dung tuyên truyền, vậnđộng bảo đảm ngắn gọn, dễ nhớ, nhấn mạnh vào thông tin về đối tượng tham gia,mức đóng, mức hưởng chế độ khi tham gia BHXH, BHYT; về các trường hợp đượchoàn trả tiền đóng BHXH, mức hỗ trợ đóng BHXH từ NSNN Với mỗi trường hợp,cán bộ trực tiếp tư vấn sẽ đưa ra những ví dụ minh họa sinh động, hấp dẫn

Bên cạnh đó, BHXH huyện còn chủ động cùng với UBND các xã, thị trấnkhông ngừng củng cố và phát huy vai trò của hệ thống đại lý thu tại xã, thị trấn; tổchức đào tạo, nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nhân viên đại lý thu, giúp họ đủ năng

Trang 35

lực và sự tự tin tiếp cận, vận động người dân (Cổng thông tin điện tử BHXH tỉnh Yên Bái, http://www.yenbai.baohiemxahoi.gov.vn).

1.2.2 Kinh nghiệm của BHXH huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Thuận Châu là một trong những huyện nghèo của tỉnh Sơn La với trình độdân trí không đồng đều, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông và Thái sinh sống Tỷ lệ

hộ nghèo còn cao, chiếm 40% (năm 2018) Vì vậy việc triển khai tuyên truyền, pháttriển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn gặp nhiều khó khăn

Tuy nhiên, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, Thuận Châu đã vươn lên dẫnđầu ngành BHXH tỉnh Sơn La về phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện,

đã phát triển được 1.360 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 123,6% chỉ tiêu kếhoạch được giao

Đạt được kết quả như trên là nhờ BHXH huyện Thuận Châu đã triển khaiđồng bộ nhiều giải pháp, đó là:

BHXH Thuận Châu đã đổi mới phương pháp tiếp cận, thay đổi hình thức, cáchthức tuyên truyền để thu hút người dân tham gia BHXH tự nguyện Tăng cường phốihợp với Bưu điện và các xã, thị trấn, các bản tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền, đốithoại ở cơ sở Chú trọng những địa bàn tiềm năng, quan tâm và lên danh sách mời trúngnhững đối tượng trong độ tuổi lao động, có nguồn thu nhập ổn định

Trước khi tuyên truyền tại các hội nghị, đội ngũ tuyên truyền đã tranh thủthời gian tư vấn, vận động lãnh đạo công chức xã đăng ký tham gia BHXH tựnguyện cho người thân, từ đó người dân tin tưởng hơn Nội dung tuyên truyền nêu

rõ quy định đối tượng tham gia, mức đóng, phương thức đóng, thủ tục tham gia vàmức hỗ trợ đóng của Nhà nước đối với từng đối tượng; chế độ và quyền lợi đượchưởng khi tham gia BHXH tự nguyện; giới thiệu về những người thật, việc thậtngay tại cơ sở khi tham gia BHXH, có lương hưu được sống an nhàn tuổi già, không

lo phụ thuộc vào con cháu, khi ốm đau bệnh tật được khám, chữa bệnh do BHYTchi trả viện phí

Với cách tuyên truyền ngắn gọn dễ hiểu nên đã đạt hiệu quả rất ấn tượng, thuhút nhiều người dự các hội nghị đối thoại, tư vấn và tham gia BHXH ngay sau khiđược tư vấn Điển hình như hội nghị tuyên truyền tại xã Mường Khiêng có 123

Trang 36

người tham dự thì có 103 người tham gia, hội nghị xã Bản Lầm có 116 người tham

dự thì có 81 người tham gia Qua 14 hội nghị từ đầu năm 2019 đến nay có 848người tham dự thì đã có 592 người tham gia, đạt tỷ lệ 70,23% người tham giaBHXH tự nguyện

Ngoài ra, để hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, ngay từ đầu năm,BHXH huyện đã triển khai đồng bộ các giải pháp, như: Giao chỉ tiêu phát triển đốitượng đến từng cán bộ, từng đại lý thu BHXH tự nguyện Tăng cường mở rộng vànâng cao chất lượng mạng lưới đại lý thu trên địa bàn huyện Bên cạnh đó, BHXHhuyện cũng tăng cường công tác kiểm tra tất cả các Đại lý thu việc thực hiện cácquy định về treo biển, thông báo các đối tượng đáo hạn, quản lý tiền thu, lập danhsách người đăng ký tham gia,… Qua công tác kiểm tra đã phát hiện và xử lý kịp

thời các sai phạm của các Đại lý thu (Cổng thông tin điện tử BHXH tỉnh Sơn La, http://www.sonla.baohiemxahoi.gov.vn).

1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý thu BHXH tự nguyện đối với BHXH huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thu BHXH tự nguyện củaBHXH huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái và BHXH huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La,

có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho BHXH huyện Bảo Yên trong quản lý thuBHXH tự nguyện như sau:

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

chi tiết và cụ thể cho từng giai đoạn để đạt được số kế hoạch được giao

Thứ hai, chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người dân

tham gia BHXH tự nguyện Phối hợp chặt chẽ với Bưu điện huyện và UBND các

xã, thị trấn để thực hiện tuyên truyền, vận động người dân Nội dung tuyên truyềncần ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động

Thứ ba, mở rộng và nâng cao chất lượng mạng lưới đại lý thu để người dân

dễ dàng tiếp cận và tham gia BHXH tự nguyện

Thứ tư, chú trọng đào tạo, nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nhân viên đại lý

thu, giúp họ đủ năng lực và sự tự tin tiếp cận, vận động người dân

Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các Đại lý thu để kịp thời

phát hiện các sai phạm và có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục sai phạm kịp thời(nếu có)

Trang 37

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai được thực hiện như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai?

- Những giải pháp gì để hoàn thiện quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai?

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin lấy từ sách, báo, các công trình nghiên cứu liên quan đã công bốnhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới BHXH, BHXH tự nguyện và quản lýthu BHXH tự nguyện

Thu thập từ Internet để có các thông tin về quản lý thu BHXH tự nguyện tạimột số cơ quan BHXH cấp huyện ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội tươngđồng và phát triển hơn so với huyện Bảo Yên Đánh giá những kết quả, hạn chếtrong quản lý thu BHXH tự nguyện của các đơn vị đó

Thu thập từ các cơ quan Nhà nước về chủ trương chính sách liên quan đếnBHXH, BHXH tự nguyện, công tác quản lý thu BHXH tự nguyện bao gồm các nghịquyết TW, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cácquyết định, chương trình hành động của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Lào Cai,UBND tỉnh Lào Cai

Thu thập từ BHXH huyện Bảo Yên: Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụhàng năm giai đoạn 2017 - 2019; Báo cáo tình hình thực hiện BHXH tự nguyệnhàng năm giai đoạn 2017 - 2019

Thu thập từ UBND huyện Bảo Yên: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Bảo Yên giai đoạn 2017 - 2019

Tài liệu của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai: Chương trình hành động của Tỉnh

ủy và Kế hoạch hành động của UBND tỉnh Lào Cai về thực hiện cải cách chínhsách BHXH giai đoạn 2017 - 2019

Trang 38

2.2.1.2 Thu thập thông tin sơ cấp

* Đối tượng thu thập thông tin:

Để tìm hiểu, đánh giá và phân tích công tác quản lý thu BHXH tự nguyện tạiBHXH huyện Bảo Yên, tác giả thực hiện thu thập các thông tin sơ cấp thông quađiều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan gồm: lãnh đạo, CBVC tại cơquan BHXH huyện Bảo Yên và các đối tượng đang tham gia BHXH tự nguyện trênđịa bàn huyện Bảo Yên

* Quy mô mẫu khảo sát:

- Lãnh đạo và CBVC tại BHXH huyện Bảo Yên: tính đến thời điểm hiện tại,

BHXH huyện Bảo Yên có 17 CBNV, trong đó có 15 cán bộ hoạt động chuyên môn gồm

3 lãnh đạo, 12 CBVC các bộ phận trực thuộc BHXH huyện Bảo Yên, còn lại 02 người làbảo vệ và tạp vụ Tác giả lựa chọn điều tra, phỏng vấn toàn bộ 15 CBVC hoạt độngchuyên môn tại BHXH huyện Bảo Yên

- Đối tượng đang BHXH tự nguyện trên địa bàn: tính đến hết ngày

31/12/2019 trên địa bàn huyện Bảo Yên có 469 người đang tham gia BHXH tựnguyện Để đảm bảo lượng mẫu điều tra đủ lớn, thông tin thu thập đủ độ tin cậy đểphân tích, đánh giá công tác quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyện BảoYên tác giả tiến hành điều tra toàn bộ 469 người này

Như vậy, quy mô mẫu được lựa chọn trong khảo sát này là 15 cán bộ và 469

người đang tham gia BHXH tự nguyện Tổng số: 484 người

*Phương pháp tiếp cận, phỏng vấn và thu thập số liệu sơ cấp

- Đối với nhóm lãnh đạo và CBVC tại BHXH huyện Bảo Yên: tác giả tiếnhành phỏng vấn trực tiếp toàn bộ 15 cán bộ hoạt động chuyên môn thông qua Phiếu khảosát được chuẩn bị sẵn (Phụ lục)

- Đối với nhóm đối tượng đang tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn: tác giảtiến hành thu thập thông tin sơ cấp thông qua các Đại lý thu và cơ quan BHXH huyện Đốivới các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thực hiện phương thức đóng hàng tháng, nhânviên các Đại lý thu hoặc nhân viên thu tại cơ quan BHXH huyện phát phiếu khảo sát cho cácđối tượng thực hiện Đối với các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thực hiện phươngthức đóng 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng hoặc đóng

Trang 39

1 lần cho nhiều năm về sau, tác giả sẽ lấy thông tin về các đối tượng này để thực

hiện phỏng vấn trực tiếp, gọi điện thoại hoặc gửi phiếu khảo sát qua địa chỉ mail

* Thời gian thu thập thông tin sơ cấp: trong khoảng 1 tháng.

* Thang đo của bảng hỏi: Các biến quan sát trong phiếu điều tra được trả lời

theo thang đo 5 mức độ từ 1 đến 5 với quy ước: 1 - rất không đồng ý; 2 - khôngđồng ý; 3 - bình thường; 4 - đồng ý 5 - rất đồng ý

Kết quả điểm số trung bình của các đối tượng khảo sát theo từng biến quan sát

sẽ phản ánh mức độ đánh giá đối với công tác quản lý thu BHXH tự nguyện tạiBHXH huyện Bảo Yên; mức độ cảm nhận này theo quy ước như sau:

Bảng 2.1: Quy ước về mức độ cảm nhận của các đối tượng được khảo sát

* Một số thông tin chung của các đối tượng được khảo sát

Thông tin chung của nhóm lãnh đạo, CBNV cơ quan BHXH huyện Bảo Yên

và nhóm người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Bảo Yên được thểhiện qua bảng dưới đây:

Bảng2.2: Thông tin chung của các đối tượng được khảo sát

Nhóm lãnh đạo và Nhóm người tham gia

Trang 40

Số liệu trong bảng trên cho thấy, trong tổng số 15 người là lãnh đạo vàCBNV cơ quan BHXH huyện Bảo Yên, có 40% là nam giới, còn lại 60% là nữ giới.

Về trình độ học vấn, nhóm đối tượng này đa số có trình độ đại học và trên đại học(chiếm 86,67%), còn lại là trình độ cao đẳng, trung cấp (13,33%), không có ai trình

độ THPT trở xuống

Đối với nhóm đối tượng được khảo sát là người tham gia BHXH tự nguyệntrên địa bàn huyện Bảo Yên, đa số những người được khảo sát là nam giới (chiếm62,90%), còn lại là nữ giới Về trình độ, những người được khảo sát đa số có trình

độ THPT trở xuống (chiếm 66,10%), số lượng người có trình độ đại học và trên đạihọc, cao đẳng, trung cấp khá ít, chiếm lần lượt 11,09% và 22,81%

Như vậy, với những thông tin về đối tượng được điều tra khảo sát, các đốitượng trên là phù hợp để đánh giá những thông tin liên quan đến công tác quản lýthu BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Bảo Yên

2.2.2 Phương pháp phân tích

a Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp liên quan đến việc thu thập sốliệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh mộtcách tổng quát đối tượng nghiên cứu

Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ cácphiếu điều tra đối với lãnh đạo, CBVC tại BHXH huyện Bảo Yên, các đối tượngđang tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn

Phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ phiếu điều tra, số liệu thu thậpđược: Trên cơ sở số liệu thu thập được thông qua các phiếu điều tra, các số liệuđược tổng hợp, trình bày, tính toán, trên cơ sở đó sẽ khái quát được nguyên nhândẫn tới những hạn chế, tồn tại trong quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyệnBảo Yên, các giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyệnBảo Yên

b Phương pháp so sánh

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc, số liệu này với sự vật, sự việc, số liệukhác có nét tương đồng

Ngày đăng: 22/08/2021, 14:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w