Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
255,5 KB
Nội dung
GIỚI THIỆU NỘI DUNG MỚI CƠ BẢN CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ NĂM 2019 VÀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN Viện kiểm sát nhân dân tối cao PHẦN I NỘI DUNG MỚI CƠ BẢN CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ NĂM 2019 I BỐI CẢNH XÂY DỰNG LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ NĂM 2019 Luật Thi hành án hình sự (Luật THAHS) năm 2010 được Quốc hội Khóa XII thông qua ngày 17/6/2010 tại Kỳ họp thứ 7, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011 Qua hơn 08 năm thi hành Luật THAHS năm 2010, công tác thi hành án hình sự đã được tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật và thực hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong giáo dục, cải tạo người phạm tội Tổng kết 08 năm thi hành Luật THAHS năm 2010 có 74,5% người chấp hành xong hình phạt tù, 96,98% người được đặc xá, 98,9% người chấp hành xong hình phạt tại xã, phường, thị trấn đã phấn đấu trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội Bên cạnh kết quả đạt được, Luật THAHS năm 2010 đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, một số quy định đã không còn phù hợp với tình hình thực tiễn; đặc biệt, từ năm 2013 đến nay, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp mới và nhiều bộ luật, luật có nội dung liên quan đến thi hành án hình sự nên các quy định của Luật THAHS hiện hành không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan Trước tình hình đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật THAHS năm 2010 được đặt ra rất cần thiết, bởi các lý do sau đây: Một là, cụ thể hóa các quy định Hiến pháp năm 2013 liên quan đến quyền con người, quyền công dân trong Luật THAHS Chương II Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; trong đó có nhiều nội dung liên quan đến người đang chấp hành án hình sự Do vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật THAHS để cụ thể hóa các quy định Hiến pháp năm 2013 nhằm bảo đảm thực thi quyền của người đang chấp hành án Hai là, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa Luật THAHS với Bộ luật Hình sự và các luật khác có liên quan (1) Bổ sung các quy định về việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật đối với pháp nhân thương mại trong Luật THAHS để bảo đảm tính thống nhất của Luật THAHS với BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (sau đây viết tắt là BLHS năm 2015) và BLTTHS năm 2015 1 (2) Bổ sung quy định về thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện của Tòa án và các quy định khác có liên quan trong việc quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện để phù hợp với quy định của BLHS năm 2015, BLTTHS năm 2015 về tha tù trước thời hạn có điều kiện (3) Sửa đổi, bổ sung quy định của Luật THAHS về nghĩa vụ của người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; việc lao động phục vụ cộng đồng của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và các quy định khác có liên quan để phù hợp với quy định của BLHS năm 2015 về hình phạt cải tạo không giam giữ, án treo (4) Bãi bỏ các quy định về thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên của Luật THAHS năm 2010 cho phù hợp với quy định của BLHS năm 2015 Ba là, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện Luật THAHS năm 2010 Thực tiễn 08 năm thi hành Luật THAHS năm 2010 cho thấy, bên cạnh những kết quả tích cực cũng đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc, bất cập như: đã quy định nhưng chưa cụ thể về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân; đã quy định nhưng chưa cụ thể về xử lý đồ vật cấm mang vào trại giam và các vướng mắc, bất cập khác Ngày 14/6/2019, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV đã thông qua Luật THAHS (sửa đổi) 1 thay thế Luật THAHS năm 2010 II QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ NĂM 2019 Việc xây dựng Luật THAHS năm 2019 quán triệt quan điểm chỉ đạo sau: 1 Thể chế hoá quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác thi hành án hình sự, phải đặt trong tổng thể và bảo đảm đồng bộ với quá trình cải cách bộ máy nhà nước, cải cách tư pháp, cải cách hành chính ở nước ta 2 Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân, các quy định mới của BLHS năm 2015, BLTTHS năm 2015 và pháp luật khác có liên quan 3 Quy định cụ thể, bảo đảm tính minh bạch, tính khả thi của Luật THAHS; góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân; đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta 1 Sau đây gọi là Luật Thi hành án hình sự năm 2019 (viết tắt là Luật THAHS năm 2019) 2 4 Bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên 5 Kế thừa những quy định còn phù hợp của Luật THAHS hiện hành; bổ sung những quy định mới để khắc phục những tồn tại, khó khăn, vướng mắc sau hơn 08 năm thi hành Luật THAHS; bảo đảm hiệu quả công tác thi hành án hình sự, quyền con người, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới III BỐ CỤC CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ NĂM 2019 Luật THAHS năm 2019 bao gồm 16 chương với 207 điều, trong đó: Chương I: Những quy định chung, gồm 10 điều, từ Điều 1 đến Điều 10 Chương này quy định về phạm vi điều chỉnh; bản án, quyết định được thi hành; giải thích từ ngữ; nguyên tắc thi hành án hình sự; trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành án hình sự; giám sát việc thi hành án hình sự; kiểm sát việc thi hành án hình sự; phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự; hợp tác quốc tế trong thi hành án hình sự; các hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự Chương II: Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án hình sự, gồm 11 điều, từ Điều 11 đến Điều 21 Chương này quy định hệ thống tổ chức thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, trại giam, trại tạm giam, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội, Tòa án trong thi hành án hình sự Chương III: Thi hành án phạt tù, gồm 55 điều, từ Điều 22 đến Điều 76; Chương này gồm các mục: Mục 1 quy định về thủ tục thi hành án và chế độ quản lý giam giữ, giáo dục phạm nhân (từ Điều 22 đến Điều 47); Mục 2 quy định về chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân (từ Điều 48 đến Điều 56); Mục 3 quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện (từ Điều 57 đến Điều 72); Mục 4 quy định về chế độ đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi (từ Điều 73 đến Điều 76) Chương IV: Thi hành án tử hình, gồm 07 điều, từ Điều 77 đến Điều 83; quy định về quyết định thi hành án tử hình; quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình; nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình; hồ sơ thi hành án tử hình; hoãn thi hành án tử hình; hình thức và trình tự thi hành án tử hình; giải quyết việc xin nhận tử thi, tro cốt và hài cốt của người bị thi hành án tử hình Chương V: Thi hành án treo, án phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, gồm 23 điều, từ Điều 84 đến Điều 106 Chương này gồm các mục: Mục 1 quy định về 3 thi hành án treo (từ Điều 84 đến Điều 94); Mục 2 quy định về thi hành án phạt cảnh cáo (Điều 95); Mục 3 quy định về thi hành án phạt cải tạo không giam giữ (từ Điều 96 đến Điều 106) Chương VI: Thi hành án phạt cấm cư trú, quản chế, gồm 11 điều, từ Điều 107 đến Điều 117 Chương này gồm các mục: Mục 1 quy định về thi hành án phạt cấm cư trú (từ Điều 107 đến Điều 111); Mục 2 quy định về thi hành án phạt quản chế (từ Điều 112 đến Điều 117) Chương VII: Thi hành án phạt trục xuất, gồm 07 điều, từ Điều 118 đến Điều 124; quy định về quyết định thi hành án phạt trục xuất, thông báo thi hành án phạt trục xuất, hồ sơ thi hành án phạt trục xuất, lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh, giải quyết trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn, thực hiện buộc rời khởi lãnh thổ Việt Nam, chi phí trục xuất Chương VIII: Thi hành án phạt tước một số quyền công dân, gồm 04 điều, từ Điều 125 đến Điều 128, quy định thủ tục thi hành án phạt tước một số quyền công dân, tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước, tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước, tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Chương IX: Thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, gồm 03 điều, từ Điều 129 đến Điều 131, quy định thủ tục thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; trách nhiệm thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định Chương X: Thi hành án biện pháp tư pháp, gồm 26 điều, từ Điều 132 đến Điều 157 Chương này gồm các mục: Mục 1 quy định chung về thi hành biện pháp tư pháp (từ Điều 132 đến Điều 135); Mục 2 quy định về thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh (từ Điều 136 đến Điều 140); Mục 3 quy định về thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi (từ Điều 141 đến Điều 157) Chương XI: Thi hành án phạt đối với pháp nhân thương mại, gồm 09 điều, từ Điều 158 đến Điều 166, quy định về cơ quan được giao nhiệm vụ thi hành án; quyết định thi hành án; thủ tục thi hành án; hồ sơ thi hành án; quyền, nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án; cưỡng chế thi hành án; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại; chyển giao nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại tổ chức lại; cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp Chương XII: Kiểm sát thi hành án hình sự, gồm 03 điều, từ Điều 167 đến Điều 169, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án hình sự; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, 4 tố cáo; trách nhiệm thực hiện yêu cầu, quyết định, kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát về thi hành án hình sự Chương XIII: Bảo đảm điều kiện cho hoạt động thi hành án hình sự, gồm 06 điều, từ Điều 170 đến Điều 175; quy định về biên chế, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ thi hành án hình sự; bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thi hành án hình sự; trang bị và sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ trong thi hành án hình sự; cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự; bảo đảm kinh phí cho hoạt động thi hành án hình sự; chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành án hình sự Chương XIV: Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự gồm 18 điều, từ Điều 176 đến Điều 193 Chương này gồm các mục: Mục 1 quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thi hành án hình sự (từ Điều 176 đến Điều 189); Mục 2 quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong thi hành án hình sự (từ Điều 190 đến Điều 193) Chương XV: Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước trong quản lý công tác thi hành án hình sự gồm 12 điều, từ Điều 194 đến Điều 205; quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Lao động -Thương binh và xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo; các Bộ, cơ quan ngang Bộ; ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện Chương XVI: Điều khoản thi hành gồm 02 điều (Điều 206 và Điều 207) quy định về hiệu lực thi hành, quy định chuyển tiếp IV MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ NĂM 2019 1 Về phạm vi điều chỉnh của Luật - Luật THAHS năm 2010: phạm vi điều chỉnh được quy định tại Điều 1 Luật THAHS 2010 “Luật này quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành bản án, quyết định về hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, trục xuất, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, án treo, biện pháp tư pháp; quyền, nghĩa vụ của người chấp hành án hình sự, biện pháp tư pháp; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành án hình sự, biện pháp tư pháp” - Luật THAHS năm 2019: Điều 1 quy định “Luật này quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành bản án, quyết định về hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, trục xuất, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, án treo, tha tù trước thời hạn có điều kiện, hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, 5 cấm huy động vốn, biện pháp tư pháp; quyền, nghĩa vụ của người, pháp nhân thương mại chấp hành án hình sự, biện pháp tư pháp; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành án hình sự, biện pháp tư pháp” So với Luật THAHS năm 2010, Luật THAHS năm 2019 mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với: (1) việc xác định nội dung, trình tự, thủ tục xem xét tha tù trước thời hạn có điều kiện; (2) thi hành các hình phạt đối với pháp nhân thương mại chấp hành án như: thi hành bản án, quyết định về đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn và các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại chấp hành án; quyền, nghĩa vụ của pháp nhân thương mại - Lý do: để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của của Luật THAHS với BLHS năm 2015, BLTTHS năm 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 2 Về hệ thống tổ chức thi hành án hình sự, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án hình sự - Luật THAHS năm 2010: quy định về hệ thống tổ chức thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, Toà án (Chương II) - Luật THAHS năm 2019: tiếp tục quy định cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng là cơ quan quản lý thi hành án hình sự chung, bao gồm cả quản lý thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại chấp hành án (Điều 11); bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thi hành hình phạt, biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu (Điều 14 và Điều 15); bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, trại giam, trại tạm giam, Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội về những nội dung có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn trong thi hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện, thi hành án treo, cải tạo không giam giữ (từ Điều 14 đến Điều 21); đồng thời bổ sung quy định đối với huyện không có đơn vị hành chính cấp xã thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong thi hành án hình sự - Lý do: để bảo đảm thống nhất hệ thống tổ chức thi hành án hình sự và không làm phát sinh đầu mối mới; phù hợp với quy định của BLHS năm 2015, BLTTHS năm 2015 về pháp nhân thương mại phạm tội, tha tù trước thời hạn có điều kiện, án treo, cải tạo không giam giữ 3 Về thi hành án phạt tù (Chương III) 3.1 Về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân (Điều 27) - Luật THAHS năm 2010: không quy định 6 - Luật THAHS năm 2019: bổ sung Điều 27 quy định quyền và nghĩa vụ của phạm nhân Cụ thể như sau: + Phạm nhân có các quyền sau đây: (1) Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân; (2) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án; (3) Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ; (4) Được lao động, học tập, học nghề; (5) Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự; (6) Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật; (7) Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; (8) Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; (9) Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật; (10) Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án; (11) Phạm nhân có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật THAHS năm 2019 + Phạm nhân có các nghĩa vụ sau đây: (1) Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (2) Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án; (3) Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân; (4) Lao động, học tập, học nghề theo quy định; (5) Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc huỷ hoại tài sản của người khác thì phải bồi thường; (6) Phạm nhân có nghĩa vụ khác theo quy định của Luật THAHS năm 2019 - Lý do: để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân 2, nhất là về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân 3.2 Về thủ tục thi hành án và chế độ quản lý giam giữ, giáo dục phạm nhân (Mục 1) - Luật THAHS năm 2010: quy định cụ thể về thủ tục thi hành án và chế độ quản lý giam giữ, giáo dục phạm nhân (từ Điều 21 đến Điều 41) - Luật THAHS năm 2019: trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật THAHS năm 2010, Luật THAHS năm 2019 đã quy định cụ thể về thi hành 2 Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” Chương II Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; trong đó có nhiều nội dung liên quan đến người đang chấp hành án hình sự 7 quyết định thi hành án phạt tù, về hoãn chấp hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, xử lý đồ vật cấm đưa vào trại giam, trích xuất phạm nhân, quản lý, giam giữ phạm nhân, xếp loại phạm nhân, tái hoà nhập cộng đồng; trong đó: + Về thi hành quyết định thi hành án phạt tù (Điều 23), bổ sung các quy định sau: (1) quy định trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại bỏ trốn thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu quyết định truy nã và tổ chức truy bắt; (2) quy định trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện trưng cầu giám định và đề nghị Tòa án đã ra quyết định thi hành án quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của pháp luật; (3) quy định trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại chết thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu báo cáo Tòa án đã ra quyết định thi hành án để ra quyết định đình chỉ thi hành án + Về hoãn chấp hành án phạt tù (Điều 24 và Điều 25), có một số điểm sửa đổi, bổ sung sau: (1) quy định trường hợp không đồng ý hoãn chấp hành án phạt tù thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chánh án Tòa án phải có văn bản trả lời người có đơn đề nghị hoặc cơ quan có văn bản đề nghị và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp, trong đó nêu rõ lý do không chấp nhận; (2) quy định cụ thể về thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, về trường hợp người được hoãn chấp hành án thay đổi nơi cư trú, làm việc; về các trường hợp đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, ra quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù; (3) bổ sung quy định giám định sức khỏe đối với người được hoãn chấp hành án phạt tù để tiếp tục thi hành án và cơ quan có trách nhiệm trưng cầu giám định là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được hoãn chấp hành án phạt tù cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đơn vị quân đội được giao quản lý người đó + Về tiếp nhận người chấp hành án phạt tù, giam giữ phạm nhân, có một số sửa đổi như sau: (1) bổ sung quy định về danh mục đồ vật cấm không được đưa vào nơi chấp hành án phạt tù, quy định cụ thể về thủ tục tiếp nhận người chấp hành án phạt tù, hồ sơ phạm nhân (Điều 28 và Điều 29); (2) trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau: (i) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm; (ii) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án tù trên 15 năm đã được giảm án và thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù;(iii) Buồng kỷ luật đối với phạm nhân bị kỷ luật; (3) bổ sung trường hợp phạm nhân được giam giữ riêng là phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo 8 mẹ vào trại giam, phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam giữ riêng + Về chế độ học tập, học nghề của phạm nhân (Điều 31): Luật THAHS năm 2019 quy định phạm nhân được bố trí 01 ngày trong tuần để học tập, học nghề, trừ ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật thay cho quy định phạm nhân được bố trí ngày thứ bảy để học tập học nghề của Luật THAHS năm 2010 (Điều 28) + Về chế độ lao động của phạm nhân (Điều 32), tổ chức lao động cho phạm nhân (Điều 33), sử dụng kết quả lao động của phạm nhân (Điều 34) có một số điểm sửa đổi, bổ sung như sau: Thứ nhất, quy định thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật (theo quy định của Luật THAHS năm 2010 phạm nhân được nghỉ lao động trong ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, tết); thời gian làm thêm giờ không vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động (theo quy định của Luật THAHS năm 2010, phạm nhân làm thêm giờ nhưng không quá 02 giờ trong 01 ngày) Thứ hai, bổ sung quy định về các trường hợp phạm nhân được nghỉ lao động, bao gồm: (i) phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận; (ii) phạm nhân đang điều trị tại trạm xá, bệnh xá hoặc bệnh viện; (iii) phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận; (iv) phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động Thứ ba, Luật THAHS năm 2019 bổ sung một điều luật về tổ chức cho phạm nhân lao động (Điều 33) quy định về trách nhiệm của Giám thị trại giam trong việc lập kế hoạch tổ chức cho phạm nhân lao động trong năm; tổ chức cho phạm nhân lao động theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Thứ tư, bổ sung quy định về việc chi trả một phần công lao động cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động, sản xuất; chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động (Điều 34) + Về tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù (Điều 36 và Điều 37), có một số sửa đổi, bổ sung như sau: (1) bổ sung quy định về trách nhiệm thông báo của Chánh án Tòa án trong trường hợp không đồng ý tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; (2) bổ sung quy định về trường hợp giao người tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù bị bệnh nặng đang điều trị tại bệnh viện cho thân nhân; (3) quy định cụ thể hơn về thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, về trường hợp người được tạm đình chỉ chấp hành án đi khỏi nơi cư trú, làm việc; về các trường hợp đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, ra quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; (4) sửa đổi quy định giám định sức khỏe đối với người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để tiếp tục thi hành án theo hướng cơ quan thi hành án hình sự Công 9 an cấp huyện nơi người được tạm đình chỉ cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đơn vị được giao quản lý người đó có trách nhiệm trưng cầu giám định y khoa (theo quy định của Luật THAHS năm 2010 thì cơ quan có trách nhiệm trưng cầu giám định là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người được tạm đình chỉ về cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đơn vị được giao quản lý người đó) + Về thủ tục giảm thời hạn chấp hành án phạt tù (Điều 38), có một số điểm sửa đổi như sau: (1) bổ sung các loại văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án đó là tài liệu chứng minh kết quả bồi thường nghĩa vụ dân sự của người được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; (2) Pháp điển hóa nội dung quy định về thời điểm xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của TTLT số 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/5/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân + Về thủ tục miễn chấp hành án phạt tù (Điều 39): bổ sung các loại văn bản, tài liệu có trong hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành án phạt tù trong trường hợp người bị kết án mắc bệnh hiểm nghèo và trường hợp người bị kết án chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn + Về thực hiện trích xuất phạm nhân (Điều 40) bổ sung, sửa đổi các nội dung sau: (1) bổ sung trường hợp để chăm sóc trẻ em là con của phạm nhân đang ở cùng mẹ trong trại giam bị ốm phải đưa đi khám và điều trị bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; (2) bổ sung quy định về việc phạm nhân được trích xuất cùng với hồ sơ và giấy tờ, đồ vật, tiền, tài sản khác (nếu có) trong trường hợp thời hạn trích xuất từ 02 tháng trở lên và thời gian trích xuất bằng thời gian chấp hành án phạt tù còn lại của phạm nhân được trích xuất - Lý do: để phù hợp với quy định của BLHS năm 2015, BLTTHS năm 2015; giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành án phạt tù liên quan đến các quy định về hoãn chấp hành án phạt tù; giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; xử lý đồ vật cấm đưa vào trại giam; trích xuất phạm nhân; quản lý, giam giữ phạm nhân; bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật 3.3 Về chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân (Mục 2) - Luật THAHS năm 2010: quy định cụ thể về chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân (từ Điều 42 đến Điều 49) - Luật THAHS năm 2019: trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật THAHS năm 2010, Luật THAHS năm 2019 quy định cụ thể hơn về chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân như sau: 10 sau khi kiểm điểm vẫn tiếp tục vi phạm và đã được nhắc nhở bằng văn bản mà vẫn cố ý vi phạm thì đơn vị quân đội giám sát, giáo dục lập biên bản vi phạm và đề nghị cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tiến hành trình tự, thủ tục đề nghị Tòa án có thẩm quyền quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo Về trình tự, thủ tục buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo: Luật THAHS năm 2019 quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ, các tài liệu cần có trong hồ sơ; Tòa án phải tổ chức phiên họp xem xét, quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ (theo quy định tại Điều 11 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 thì thời hạn mở phiên họp không quá 15 ngày, kể từ ngày Tòa án nhận được hồ sơ); quy định về việc thi hành quyết định của Tòa án về việc buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo - Lý do: để phù hợp với quy định của BLHS năm 2015 và giải quyết những vướng mắc trong quá trình thi hành Luật THAHS năm 2010; nâng cao chất lượng công tác giám sát, giáo dục người được hưởng án treo 6 Về thi hành án phạt cải tạo không giam giữ (Mục 3 Chương V) - Luật THAHS năm 2010: quy định về thi hành án phạt cải tạo không giam giữ (từ Điều 72 đến Điều 81) - Luật THAHS năm 2019: trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật THAHS năm 2010 về thi hành án phạt cải tạo không giam giữ, để phù hợp với quy định tại Điều 36 BLHS năm 2015 và giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành, Luật THAHS năm 2019 đã sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến thi hành án phạt cải tạo không giam giữ như sau: + Về thi hành quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ (Điều 97): cụ thể hóa thủ tục triệu tập và yêu cầu người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ cam kết việc chấp hành án, các văn bản, tài liệu trong hồ sơ giám sát, giáo dục người chấp hành án; bổ sung quy định về đình chỉ thi hành án trong trường hợp người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ chết + Về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ (Điều 98), Ủy ban nhân dân cấp xã có thêm nhiệm vụ: (1) Tổ chức giám sát người chấp hành án thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng; (2) Hằng tháng nhận xét bằng văn bản về quá trình chấp hành án của người chấp hành án và lưu hồ sơ giám sát, giáo dục Luật THAHS năm 2019 bỏ thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người được giao giám sát, giáo dục người chấp 16 hành án tại xã, phường, thị trấn vì đó là thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã Bên cạnh đó, Luật THAHS năm 2019 sửa đổi, bổ sung quy định nhiệm vụ cụ thể của đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ + Về nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ (Điều 99): Luật THAHS năm 2019 bổ sung các nghĩa vụ: (1) Có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật THAHS năm 2019; (2) Thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo quy định của pháp luật; (3) Chịu sự giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cư trú, làm việc; (4) Chấp hành quy định về việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của Luật THAHS năm 2019; (5) Hằng tháng phải nộp bản tự nhận xét về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 100 của Luật THAHS năm 2019 (theo quy định tại Điều 75 Luật THAHS năm 2010 thì thời gian người chấp hành án phải báo cáo là ba tháng một lần) + Về giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ (Điều 100): Luật THAHS năm 2019 bổ sung quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thẩm quyền giải quyết cho vắng mặt tại nơi cư trú trong những trường hợp cụ thể; bổ sung quy định về thời gian tối đa người chấp hành án vắng mặt tại nơi cư trú không quá một phần ba thời gian chấp hành án và thời gian vắng mặt mỗi lần không quá 30 ngày; bổ sung quy định về giải quyết việc thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người chấp hành án + Về việc lao động, học tập của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ (Điều 101): bổ sung quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định buộc người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong trường hợp người chấp án không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành án Căn cứ quyết định buộc người chấp hành án phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng, Ủy ban nhân dân cấp xã giao cho người chấp hành án thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng dưới sự giám sát của Công an cấp xã + Về giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ (Điều 102 và Điều 103): Luật THAHS năm 2019 đã pháp điển hóa quy định của TTLT số 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 16/8/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn việc giảm, miễn thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và 17 miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại Bên cạnh đó, Luật THAHS năm 2019 đã cụ thể hóa điều kiện để xét giảm thời hạn chấp hành án; sửa đổi thời hạn mở phiên họp là 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ (theo TTLT số 09/2012 thì thời hạn mở phiên họp không quá 15 ngày, kể từ ngày Tòa án nhận được hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ); quy định thành phần Hội đồng xét giảm gồm ba Thẩm phán (theo quy định của TTLT số 09/2012 Hội đồng xét giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ gồm ba Thẩm phán hoặc hai Thẩm phán và một Hội thẩm đối với Tòa án cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực không có đủ ba Thẩm phán) + Về thủ tục miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ (Điều 104): bổ sung các loại văn bản, tài liệu có trong hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong trường hợp người bị kết án chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn; quy định thành phần Hội đồng gồm 03 Thẩm phán (theo TTLT số 09/2012 thì Hội đồng xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ gồm ba Thẩm phán hoặc hai Thẩm phán và một Hội thẩm đối với Tòa án cấp huyện Tòa án quân sự khu vực không có đủ ba Thẩm phán) + Về xử lý vi phạm đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ (Điều 105): ngoài quy định về kiểm điểm người chấp hành án cố ý vi phạm nghĩa vụ, Luật THAHS năm 2019 bổ sung quy định xử lý vi phạm đối với người chấp hành án đã bị kiểm điểm nhưng vẫn tiếp tục cố ý không chấp hành nghĩa vụ Theo đó, trường hợp người chấp hành án đã bị kiểm điểm nhưng tiếp tục cố ý không chấp hành nghĩa vụ quy định tại Điều 99 của Luật THAHS năm 2019 thì không được xem xét giảm thời hạn chấp hành án và tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự - Lý do: để phù hợp với quy định mới tại khoản 4 Điều 36 BLHS năm 2015 về lao động phục vụ tại cộng đồng đối với người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc mất việc làm trong thời gian chấp hành án và giải quyết những thiếu sót, bất cập trong việc quản lý, giám sát chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ mà Luật THAHS năm 2010 đã quy định nhưng chưa cụ thể; nâng cao chất lượng công tác giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ 7 Thi hành án phạt cấm cư trú, quản chế (Chương VI) 7.1 Thi hành án phạt cấm cư trú (Mục 1) - Luật THAHS năm 2010: quy định về thi hành án phạt cấm cư trú (từ Điều 82 đến Điều 88) 18 - Luật THAHS năm 2019: trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật THAHS năm 2010 về thi hành án phạt cấm cư trú và giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành, Luật THAHS năm 2019 bổ sung một số quy định như sau: (1) quy định về việc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú trong việc triệu tập người chấp hành án, lập hồ sơ giám sát, giáo dục (Điều 107); (2) quy định về việc đình chỉ chấp hành án trong trường hợp người chấp hành án chết (Điều 107); (3) quy định về thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền trong trường hợp người chấp hành án đến lưu trú mà chưa được phép hoặc lưu trú quá thời hạn cho phép (Điều 111) - Lý do: giải quyết những thiếu sót, bất cập trong việc thi hành án phạt cấm cư trú mà Luật THAHS năm 2010 đã quy định nhưng chưa cụ thể; góp phần nâng cao chất lượng công tác giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cấm cư trú 7.2.Thi hành án phạt quản chế (Mục 2) - Luật THAHS năm 2010: quy định về thi hành án phạt quản chế (từ Điều 89 đến Điều 95) - Luật THAHS năm 2019: trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật THAHS năm 2010 về thi hành án phạt quản chế và giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành, Luật THAHS năm 2019 bổ sung một số quy định như sau: (1) quy định về việc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú trong việc triệu tập người chấp hành án và yêu cầu cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ kiểm soát, giáo dục người chấp hành án phạt quản chế (Điều 112); (2) quy định về đình chỉ thi hành án trong trường hợp người chấp hành án chết (Điều 112); (3) quy định về xử lý người chấp hành án phạt quản chế vi phạm nghĩa vụ (Điều 116) - Lý do: giải quyết những thiếu sót, bất cập trong việc thi hành án phạt quản chế mà Luật Thi hành án hình sự năm 2010 đã quy định nhưng chưa cụ thể; góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm soát, giáo dục người chấp hành án phạt quản chế 8 Thi hành án phạt trục xuất (Chương VI) - Luật THAHS năm 2010: quy định về thi hành án phạt trục xuất (từ Điều 96 đến Điều 102) - Luật THAHS năm 2019: trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật THAHS năm 2010 về thi hành án quản chế và giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành, Luật THAHS năm 2019 bổ sung một số quy định liên quan đến thi hành án phạt trục xuất như sau: (1) bổ sung hình thức thông báo bằng fax trong trường hợp người chấp hành án chết trong thời gian chờ xuất cảnh; (2) ngoài việc nhận tử thi, Luật đã bổ sung quy định về việc nhận tro cốt của người chấp hành án 19 chết trong thời gian chờ xuất cảnh trong trường hợp thân nhân hoặc người đại diện của thân nhân đề nghị và tự chịu chi phí (Điều 121) - Lý do: giải quyết những thiếu sót, bất cập trong việc thi hành án phạt trục xuất mà Luật THAHS năm 2010 đã quy định nhưng chưa cụ thể 9 Thi hành án phạt tước một số quyền công dân (Chương VIII) - Luật THAHS năm 2010: quy định về thi hành án phạt tước một số quyền công dân (từ Điều 103 đến Điều 106) - Luật THAHS năm 2019: trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật THAHS năm 2010 về thi hành án phạt tước một số quyền công dân và giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành, Luật THAHS năm 2019 đã bổ sung một số quy định liên quan đến thi hành án phạt tước một số quyền công dân như sau: (1) quy định cụ thể hơn về thủ tục thi hành án phạt tước một số quyền công dân; (2) bổ sung quy định về đình chỉ thi hành án trong trường hợp người chấp hành án chết (Điều 125) - Lý do: giải quyết những thiếu sót, bất cập trong việc thi hành án phạt trục xuất mà Luật THAHS năm 2010 đã quy định nhưng chưa cụ thể 10 Thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (Chương IX) - Luật THAHS năm 2010: quy định về thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (từ Điều 107 đến Điều 109) - Luật THAHS năm 2019: trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật THAHS năm 2010 về thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định và giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành, Luật THAHS năm 2019 đã bổ sung một số quy định như sau: (1) quy định cụ thể hơn về thủ tục thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (Điều 129); (2) bổ sung quy định về đình chỉ thi hành án trong trường hợp người chấp hành án chết (Điều 129); (3) bổ sung nghĩa vụ của người chấp hành án phải báo cáo báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú trong trường hợp không còn làm việc trong cơ quan, tổ chức hoặc thay đổi nơi làm việc (Điều 130) - Lý do: giải quyết những thiếu sót, bất cập trong việc thi hành án phạt trục xuất mà Luật THAHS năm 2010 đã quy định nhưng chưa cụ thể; góp phần nâng cao chất lượng công tác theo dõi, giám sát việc thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 11 Về thi hành biện pháp tư pháp (Chương X) - Luật THAHS năm 2010: quy định về biện pháp tư pháp (từ Điều 110 đến Điều 140) 20 - Luật THAHS năm 2019: kế thừa các quy định về biện pháp tư pháp trong Luật THAHS năm 2010 và có một số điểm sửa đổi, bổ sung như sau: + Bỏ quy định việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối đối với người chưa thành niên + Về quy định chung về thi hành biện pháp tư pháp (Mục 1): bỏ quy định về nguyên tắc thi hành biện pháp tư pháp (Điều 111 Luật THAHS năm 2010); các hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành biện pháp tư pháp (Điều 112 Luật THAHS năm 2010) vì trùng lắp với các điều luật quy định tại Chương I Những quy định chung + Về thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh (Mục 2): (1) quy định trong giai đoạn thi hành án, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh có quyền đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân chấp hành án áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh (theo quy định tại Điều 116 Luật THAHS năm 2010 thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh có quyền đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi có trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh); (2) cụ thể hóa quy định về cơ quan chi trả kinh phí điều trị cho người bắt buộc chữa bệnh; theo đó, kinh phí điều trị do cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc Tòa án, Viện kiểm sát tự mình quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước (Điều 138) + Về thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi (Mục 3): (1) bổ sung thủ tục tổ chức khám sức khỏe cho học sinh (Điều 141); (2) quy định cụ thể về trình tự, thủ tục hoãn chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, hồ sơ đề nghị hoãn chấp hành biện pháp tư pháp (Điều 142); (3) sửa đổi về thời gian lao động của học sinh không được nhiều hơn thời gian học tập (theo quy định tại Điều 129 Luật THAHS năm 2010 thì thời gian lao động không được quá 02 giờ trong 01 ngày); (4) kết quả lao động của học sinh ngoài việc sử dụng phục vụ sinh hoạt, học tập còn bổ sung vào quỹ hòa nhập cộng đồng, quỹ khen thưởng của học sinh; (5) bổ sung quy định về trường hợp học sinh được nghỉ học để đưa về gia đình chữa bệnh thì gia đình học sinh phải chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh (Điều 151); (6) bổ sung quy định về thời gian áp dụng tối đa đối với hình thức kỷ luật giáo dục cá biệt tại phòng riêng là 05 ngày (Điều 155) Lý do: để phù hợp với quy định của BLHS năm 2015 về các biện pháp tư pháp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng 12 Thi hành án đối với pháp nhân thương mại (Chương XI) - Luật THAHS năm 2010: không quy định - Luật THAHS năm 2019: bổ sung chương riêng quy định về thi hành án 21 đối với pháp nhân thương mại (Chương XI) Cụ thể như sau: 12.1 Về cơ quan được giao nhiệm vụ thi hành án (Điều 160) + Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thi hành hình phạt, biện pháp tư pháp quy định tại các điều 78, 79, 80, 81 và điểm b, điểm c khoản 1 Điều 82 của BLHS năm 2015 theo quy định của Luật THAHS năm 2019 + Cơ quan thi hành án dân sự thi hành hình phạt tiền quy định tại Điều 77, các biện pháp tư pháp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 82 của BLHS năm 2015 theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự 12.2 Về nội dung thi hành hình phạt, biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại; quyền, nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại - Trên cơ sở phạm vi chịu trách nhiệm hình sự, hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại được quy định trong BLHS năm 2015; thẩm quyền, thủ tục thi hành án đối với pháp nhân được quy định tại Điều 445 của BLTTHS năm 2015 và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại, Luật THAHS năm 2019 quy định về trình tự, thủ tục thi hành các hình phạt và biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại như sau: bổ sung quy định về quyết định thi hành án (Điều 159); thủ tục thi hành án (Điều 160); hồ sơ thi hành án (Điều 161); quyền, nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án (Điều 162); việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế (Điều 163); trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại (Điều 164), chuyển giao nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại tổ chức lại (Điều 165); cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp (Điều 168) - Lý do: để phù hợp với quy định mới của BLHS năm 2015 và BLTTHS năm 2015 13 Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự (Chương XIV) 13.1 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thi hành án hình sự (Mục 1) - Luật THAHS năm 2010: nội dung khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thi hành án hình sự được quy định tại Mục 1 Chương XIII (từ Điều 150 đến Điều 164) - Luật THAHS năm 2019: trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật THAHS năm 2010, Luật THAHS năm 2019 bổ sung một số quy định như sau: (1) bổ sung quy định về quyền khiếu nại của pháp nhân thương mại chấp hành án và được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại (Điều 176); (2) bổ sung thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp xã được Tòa án giao giám sát, giáo dục đối với người chấp 22 hành án và bổ sung thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại (Điều 178); bổ sung quyền “được thông báo về nội dung khiếu nại” và nghĩa vụ “bồi hoàn, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật” của người bị khiếu nại trong thi hành án hình sự (Điều 181) - Lý do: để bảo đảm phù hợp với quy định của BLHS năm 2015; khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật THAHS năm 2010; tăng cường trách nhiệm của người bị khiếu nại trong việc bồi hoàn, khắc phục hậu quả do hành vi, quyết định mà mình gây ra 13.2 Tố cáo và giải quyết tố cáo trong thi hành án hình sự (Mục 2) - Luật THAHS năm 2010: nội dung tố cáo và giải quyết tố cáo trong thi hành án hình sự được quy định tại Mục 2 Chương XIII (từ Điều 165 đến Điều 169) - Luật THAHS năm 2019: trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật THAHS năm 2010, Luật THAHS năm 2019 đã (1) sửa đổi quy định về quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo trong thi hành án hình sự theo hướng dẫn chiếu đến quy định của Luật Tố cáo (Điều 191); (2) quy định thời hạn giải quyết tố cáo ngắn hơn so với quy định của pháp luật hiện hành (Điều 192), theo đó thời hạn giải quyết là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày (theo quy định của Luật THAHS năm 2010 thì thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 90 ngày) - Lý do: để bảo đảm phù hợp với quy định Luật Tố cáo năm 2018, tăng cường trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố cáo; bảo đảm quyền tố cáo của công dân 14 Về điều khoản thi hành (Chương XVI) - Về hiệu lực thi hành (Điều 206): quy định Luật THAHS năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020; Luật Thi hành án hình sự số 53/2010/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành - Về quy định chuyển tiếp (Điều 207): quy định về Luật được áp dụng trong các trường hợp cụ thể như sau: + Đối với bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà đến thời điểm Luật này có hiệu lực chưa được thi hành hoặc chưa thi hành xong thì áp dụng các quy định của Luật THAHS năm 2019 để thi hành; trừ trường hợp việc thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ mà bản án được tuyên theo quy định của 23 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) chưa được thi hành hoặc chưa thi hành xong thì áp dụng các quy định của Luật THAHS năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật + Đối với việc thi hành bản án, quyết định theo Luật THAHS năm 2010 nhưng đến thời điểm Luật này có hiệu lực mà còn khiếu nại, tố cáo thì việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được áp dụng theo quy định của Luật THAHS năm 2010 24 PHẦN II NHỮNG NỘI DUNG QUY ĐỊNH VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ NĂM 2019 VÀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN I NHỮNG NỘI DUNG QUY ĐỊNH VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ NĂM 2019 1 Về nguyên tắc kiểm sát việc hành án hình sự Để tạo cơ sở pháp lý cho các nội dung cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong thi hành án hình sự và bảo đảm sự đồng bộ với Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, Luật THAHS năm 2019 đã bổ sung điều luật quy định về nguyên tắc Kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Chương I Những Quy định chung như sau: “Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành án hình sự” (Điều 7) 2 Về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án hình sự Trên cơ sở kế thừa quy định của Luật THAHS năm 2010 (Điều 141), Luật THAHS năm 2019 (Điều 167) đã bổ sung một số quy định sau: - Bổ sung quy định Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu trực tiếp kiểm sát việc thi hành án phạt tù của trại giam đóng tại địa phương, địa bàn (khoản 2 Điều 167); - Bổ sung quy định Viện kiểm sát tham gia phiên họp xét tha tù trước thời hạn có điều kiện, hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo (khoản 4 Điều 167) 3 Về trách nhiệm thực hiện yêu cầu, quyết định, kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát về thi hành án hình sự Trên cơ sở kế thừa quy định của Luật THAHS năm 2010 (Điều 143), Luật THAHS năm 2019 (Điều 169) đã bổ sung một số quy định về trách nhiệm của Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, cấp dưới, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, người có thẩm quyền và cá nhân có liên quan trong thi hành án hình sự trong việc thực hiện yêu cầu, quyết định, kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát về thi hành án hình sự Cụ thể như sau: - Đối với yêu cầu Tòa án ra quyết định thi hành án hình sự và cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến thi hành án hình sự phải thực hiện ngay; đối với yêu cầu Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự tự kiểm tra việc thi hành án hình sự và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát phải thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu - Đối với quyết định trả tự do ngay cho người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật, cơ quan thi hành án hình sự phải thi hành ngay; 25 ... công lao động cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động, sản xuất; chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động (Điều 34) + Về tạm đình chấp hành án phạt tù (Điều 36 Điều 37), có số sửa đổi,