Sau đây là những khác biệt tiêu biểu, rõ rệt nhất 1 Điều kiện kết hôn Việt Nam Điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8, 9 Luật hôn nhân và gia đình 2014 Độ tuổi kết hôn Căn cứ theo quy đ
Trang 1Chủ đề : So sánh Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam và Luật Hôn nhân gia
đình Mỹ.
Bài làm
Mở bài
Trong quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia trên thế giới, sự hình thành pháp luật là điều kiện tất yếu để duy trì và ổn định trật tự xã hội của mỗi quốc gia Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau lại
có những hệ thống pháp luật đa dạng riêng bắt nguồn từ sự đa dạng về kinh tế, chính trị, xã hội, truyền thống, lịch sử, tôn giáo, ngôn ngữ, chủng tộc… Trên thế giới có hơn hai hệ thống pháp luật khác nhau mỗi hệ thống đều có những điểm riêng biệt Đơn giản như, giữa dòng họ pháp luật Common Law (dòng
họ pháp luật Anh – Mỹ) và dòng họ pháp luật XHCN cũng có sự khác biệt rõ rệt Minh chứng cho điều đó, ta có thể kể đến sự khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Mỹ trong đối tượng điều chỉnh cụ thể là hôn nhân gia đình
Thân bài
I Điểm Giống nhau giữa pháp luật hôn nhân và gia đình Mỹ với
Pháp luật hôn nhân và gia dình Việt Nam:
-Kết hôn là một quyền cơ bản, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng Phương thức để nhà nước công nhận hôn nhân là xin giấy đăng kí kết hôn
- Chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng được nhà nước công nhận, chế độ đa thê là bất hợp pháp
- Cho phép mang thai hộ: Việc cho phép mang thai hộ đã mở ra cơ hội làm cha, mẹ cho những người bị hạn chế về khả năng sinh sản Thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo trong pháp luật
- Hôn nhân có thể được chấm dứt bằng việc hủy hôn , ly hôn hoặc vợ hoặc chồng qua đời
- Hôn nhân giữa những người cận huyết thống được coi là bất hợp pháp Tuy nhiên tại Việt Nam quy định về cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời khi áp dụng tại
Trang 2các vùng dân tộc thiểu số cho thấy tính khả thi còn chưa cao, vẫn còn tình trạng kết hôn cận huyết; có địa phương còn xảy ra tình trạng nam nữ chỉ kết hôn với những người cùng dòng họ
- Ly hôn không có lỗi (với lý do "sự khác biệt không thể hòa giải", "cuộc hôn nhân tan vỡ không thể hàn gắn", "không tương thích", hoặc sau một khoảng thời gian tách biệt, )
- Các chế định về ly hôn giải quyết các vấn đề như cách hai vợ chồng phân chia tài sản của họ, cách con cái sẽ được chăm sóc , và nghĩa vụ cấp dưỡng của một bên vợ / chồng đối với người kia Có thể nói việc phán quyết quyền nuôi con của Tòa án Mỹ có nhiều điểm tương đồng với luật ly hôn quyền nuôi con tại Việt Nam khi mà cả hai hệ thống pháp luật đều dựa trên những quyền
và lợi ích tốt nhất cho sự phát triển của con
Việc cấp dưỡng cho con cái sau ly hôn là nghĩa vụ quan trọng trong pháp luật hai nước, người nào không thực hiện nghĩa vụ có thể bị xử hình phạt ,
II Điểm khác nhau giữa luật Hôn nhân gia đình Việt Nam và Luật Hôn nhân gia đình Mỹ.
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội ban hành Luật hôn nhân và gia đình 2014 đang có hiệu lực thi hành đối với công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tuy nhiên, tại Mỹ có 50 bang khác nhau và mỗi bang có hệ thống pháp luật và Tòa án riêng để giải quyết các vấn đề về li dị và hôn nhân gia đình
Sau đây là những khác biệt tiêu biểu, rõ rệt nhất
1 Điều kiện kết hôn
Việt Nam
Điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8, 9 Luật hôn nhân và gia đình 2014
Độ tuổi kết hôn
Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì điều kiện để đăng ký kết hôn được quy định như sau: nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
Trang 3Cách tính tuổi “đủ 20 tuổi” hay “đủ 18 tuổi” trong quy định về độ tuổi đăng ký kết hôn là tính theo tròn tuổi (đủ ngày, đủ tháng, đủ năm)
=>>> góp phần làm cho việc kết hôn và quan hệ hôn nhân được lành mạnh, góp phần thực hiện tốt chức năng xã hội của hôn nhân.
Giới tính kết hôn:
khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình : Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn
Kết hôn đồng giới:
Nghị định 82/2020/NĐ-CP hiện đang có hiệu lực, những người đồng giới kết hôn với nhau không còn bị phạt Quy định này nhằm đồng bộ việc “không thừa nhận
mà không còn cấm” tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
khoản 2 Điều 8 Luật này như sau: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính
Như vậy, so với quy định trước đây, hiện nay, Nhà nước không còn cấm những người có cùng giới tính kết hôn mà chỉ “không thừa nhận” mối quan hệ hôn nhân này Đồng nghĩa, những người đồng tính có thể tổ chức đám cưới, sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không được thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Khi đó, hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sẽ không tồn tại và không được pháp luật thừa nhận nên không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; cấp dưỡng; thừa kế; tài sản chung vợ chồng…
Thủ tục pháp lý:
Khi đi đăng ký kết hôn thì các cặp đôi cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Bản sao sổ hộ khẩu;
- Bản sao Chứng minh nhân dân;
- Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của phường xã, thị trấn thường trú;
Trang 4Nếu như một trong hai bên đã kết hôn một lần rồi thì phải có giấy chứng nhận của tòa án là đã ly hôn Kèm theo đó là giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của địa phương
Về thủ tục đăng ký kết hôn thì được quy định như sau:
Thứ nhất, khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn
Sau khi hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của
vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng
Thứ hai, đối với thủ tục kết hôn đối với những người có địa chỉ thường trú trên hộ khẩu ở tỉnh, thành phố khác nhưng có mong muốn đăng ký kết hôn tại tỉnh khác thì hoàn toàn có thể thực hiện Căn cứ Điều 17 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định địa điểm đăng ký như sau:
“Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng
ký kết hôn”
Nơi cư trú ở đây được xác định là địa chỉ tạm trú hoặc thường trú Vì vậy, để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại tỉnh đó thì một trong hai bạn phải có tạm trú ở tỉnh đó
Thứ ba, trường hợp đăng ký kết hôn khác tỉnh (ngoài tỉnh) Trường hơp này các bên có thể đăng ký kết hôn khác tỉnh tại quê của chồng/vợ nhưng cần có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch:
“Khi một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú
về tình trạng hôn nhân của người đó”
Mỹ
Trang 5 Điều kiện kết hôn
Độ tuổi kết hôn:
Công dân Mỹ đều đang trong tình trạng độc thân và có khả năng tiến đến hôn nhân một cách hợp pháp Tuy nhiên Luật Mỹ phụ thuộc vào từng bang, mỗi bang khác nhau sẽ có những quy định khác nhau:
Một số bang của Mỹ quy định độ tuổi kết hôn là 18.Nhưng như tiểu bang
Massachusetts không quy định độ tuổi thấp nhất được phép kết hôn
- Không được phép kết hôn 4 lần với cùng một người đàn ông
Tại bang Kentucky, sẽ là vi phạm luật nếu bạn cưới đi cưới lại cùng một ông chồng tới 4 lần
-Cô dâu, chú rể là quân nhân được phép vắng mặt trong lễ cưới 4 tiểu bang thực hành điều luật này là California, Colorado, Texas và Montana thì Montana thậm chí còn cho phép cả cô dâu chú rể cùng vắng mặt
Trẻ em dưới 12 tuổi có thể được cấp giấy đăng ký kết hôn ở các bang Alaska, Louisiana và South Carolina, trong khi 11 tiểu bang khác cho phép kết hôn ở độ tuổi 13
Không thuộc diện cấm kết hôn vì các bệnh truyền nhiễm, tội phạm…
Giới tính kết hôn: Tòa án tối cao Mỹ ngày 26/06/2015, tuyên bố hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trên toàn nước Mỹ
=>>> Đây là sự tiến bộ lớn trong cả trong nhận thức và trong áp dụng pháp luật về tôn trọng quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người đồng tính nói riêng, cộng đồng người yếu thế nói chung
Thủ tục kết hôn ở Mỹ
Trước khi kết hôn:
• Ký vào khế ước tiền hôn nhân để giữ tài sản riêng của mình trước khi cưới: hợp đồng tiền hôn nhân có thể giúp bảo vệ tài sản riêng của hai bên, nó giúp giới hạn phạm vi nghĩa vụ trả nợ của các bên, bảo vệ tài sản chung của gia đình
Trang 6VD: Nếu không có hợp đồng tiền hôn nhân, chủ nợ có thể buộc vợ chịu trách nhiệm liên đới về khoản tiền của chồng
• Cả hai người có bắt buộc phải thử máu rồi mới được cấp giấy phép kết hôn
• Có người đứng ra cử hành hôn lễ
Thủ tục kết hôn:
• Cô dâu chú rể phải tuyên thệ trước lễ đường,chủ hôn và mọi người tham dự hôn lễ
Sau đó 2 người sẽ chính thức thành vợ chồng
2 Mở rộng
Người khác quốc tịch Mỹ kết hôn với Người Mỹ sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi như công dân Mỹ, trừ việc được tranh cử, được làm việc trong một số cơ quan đặc biệt của chính phủ Mỹ, được hưởng một số quyền lợi về chăm sóc sức khỏe, phúc lợi xã hội dành riêng cho công dân Mỹ,
Được định cư và làm việc tại Mỹ là ước mơ của rất nhiều người Việt Nam nói chung Vì vậy, vấn nạn kết hôn giả với người quốc tịch Mỹ là một vấn nạn đang rất phổ biến hiện nay Đa số hình thức kết hôn giả bằng hợp đồng thỏa thuận vì vậy không có giá trị về mặt pháp lý, họ phải chứng minh cho Sở di trú Mỹ rằng hai bên kết hôn xuất phát từ mối quan hệ tình cảm thật sự chứ không phải vì mục đích định
cư Họ sẽ ly hôn sau khi có thẻ xanh Chính vì vấn nạn này quá phổ biến nên nhân viên Sở di trú kiểm tra rất chặt chẽ, vì thế mỗi năm có hàng trăm người Việt bị trục xuất về nước và cấm nhập cảnh vì lý do này Theo báo cáo của TTNC Pew, năm
2011 có 40,4 triệu người nhập cư và sinh sống tại Mỹ trong đó có 11,5 triệu người nhập cư và cư trú bất hợp pháp, Việt Nam có khoảng 170 nghìn ( chiếm 2%) Án phạt mà công dân Mỹ phải chịu nếu vi phạm là 10 năm tù giam và số tiền
3 Quan hệ của vợ chồng sau khi kết hôn
Việt Nam
Căn cứ phát sinh quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng là sự kiện kết hôn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng
Trang 7Ở Việt Nam, Quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng được pháp luật Hôn nhân gia đinh quy định như sau:
Về tình nghĩa vợ chồng:
"1 Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình
2 Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác."-Điều 19, Luật Hôn nhân gia đình
Ngoài ra, về các quyền và nghĩa vụ nhân thân thể hiện tính dân chủ, bình đẳng giữa vợ, chồng:
Vợ,chồng có quyền bình đẳng trong việc lựa chọn chỗ ở, nơi cư trú Căn cứ theo Điều 20 Luật hôn nhân gia đình “Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.”; Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm,
uy tín cho nhau (Điều 21)
Mỹ
Quan hệ nhân thân do luật định gần như tất cả mọi thứ 2 vợ chồng sẽ phải đi đôi
vs nhau:
Người vợ chính thức thay đổi tên, lấy họ của chồng
-Thêm tên vợ hay chồng vào hồ sơ bảo hiểm sức khỏe
-Thêm tên vợ hay chồng là người thừa hưởng trong những trương mục ngân hàng, chương trình hưu bổng, chứng khoán hay bảo hiểm nhân thọ
-Cập nhật các văn kiện, chứng từ về kế hoạch tài sản như di chúc (will), tín mục (trusts), ủy thác pháp quyền (powers of attorney), và chúc thư (living wills)
-Lập thủ tục thừa nhận con riêng của người hôn phối
-Kê khai mã số thuế
Trang 8- Phúc lợi và các chế độ an sinh xã hội
Các loại trách nhiệm tài chính
==>quan hệ nhân thân ở Mỹ là do Luật quy định 1 cách rất chặt chẽ,khắt khe Vợ chồng sau khi chính thức kết hôn thì sẽ phải tuân theo tất cả những điều đó và gần như là sẽ đi cùng nhau trong mọi trách nhiệm và nghĩa vụ Còn đối với Việt Nam thì mang tính chất tự nguyện
4 Ly hôn
Việt Nam
-Cần ghi rõ lý do khi vào đơn khi muốn ly dị
-Phải có một buổi hòa giải giữa vợ với chồng
Không hòa giải được thì mới ra tòa
- Điều kiện ly hôn
Có hành vi bạo lực gia đình:
Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng
làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”
Vi phạm quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng
- Phân chia tài sản
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận
không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng qui định pháp luật để phân chia
Trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng Tòa án giải quyết theo qui định pháp luật
Tài sản riêng của vợ chồng thì thuộc sở hữu của người đó, trừ trường hơp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo qui định của Luật hôn nhân gia đình Trong trường hợp của sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung
mà vợ, chồng có yêu cầu về phân chia thì được thanh toán phần giá trị của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác
Trang 9Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này;
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên
bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không
có tài sản để tự nuôi mình; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch;
Bên nào muốn yêu cầu Tòa xác định bất kỳ tài sản là của riêng thì có nghĩa vụ phải chứng minh Nếu không chứng minh được yêu cầu của mình thì xác định
đó là tài sản chung
- Quyền nuôi con
Pháp luật tôn trọng quyền và nguyện vọng của hai bên nếu không thỏa thuận được thìTòa án sẽ quyết định ai là người được nuôi con dựa vào khả năng mang lại những lợi ích tốt nhất cho con
Mỹ
cần 1 trong 2 người li hôn thì sẽ được chấp nhận ly hôn
- Điều kiện ly hôn
Phần lớn các tiểu bang sẽ giải quyết ly hôn theo thủ tục đơn giản cho các cặp
vợ chồng khi hội đủ các điều kiện sau:
• Vợ chồng chưa có con, kể cả con nuôi hay con ruột;
• Vợ chồng không sở hữu các bất động sản đáng kể như không có nhà hoặc các khoản vay nợ mua nhà;
• Vợ chồng chung sống với nhau chưa lâu, thường không quá 5 năm;
• Tổng giá trị các tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thường ở mức
25.000$-35.000$, không tính giá trị các loại xe đang dùng;
• Tổng giá trị của tài sản riêng ít hơn mức luật định cùng với tài sản chung như trên;
• Cả 2 vợ chồng không yêu cầu tiền cấp dưỡng.Tại một vài tiểu bang ở Mỹ còn cho phép các cặp vợ chồng sở hữu tài sản chung giá trị hoặc là có con chung được ly hôn theo thủ tục đơn giản nếu như trong hồ sơ xin ly hôn chính thức có kèm chứng cứ xác nhận đã thỏa thuận được với nhau về vấn đề như tài sản, con cái, trợ cấp (là sự thỏa thuận của hai vợ chồng là đa số )
Trang 10- Chia tài sản
Tài sản phân chia khi ly hôn theo pháp luật Mỹ là tài sản chung Tài sản chung bao gồm:
• Tài sản chung là tài sản tạo lập trong thời kỳ hôn thú, bất động sản do hai vợ chồng đứng tên đồng sở hữu hoặc toàn thể sở hữu
• Các tài sản riêng được kết nhập vào khối tài sản chung như là bất động sản cải tên đồng sở hữu chủ hay nhập chung tài khoản ngân hàng
• Tại 8 tiểu bang Tây Nam Hoa Kỳ (California,Arizona, New Mexico, Idaho, Washington, Louisiana, Nevada, Texas ) theo chế độ Tài Sản Chung mỗi bên hôn phối tự động hưởng một nửa số tài sản chung Các tiểu bang khác phân chia theo quy định của từng tiểu bang Thông thường sẽ tính đến công sức tạo lập khối tài sản chung của từng bên
- Quyền nuôi con
Pháp luật tôn trọng quyền và nguyện vọng của hai bên nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định ai là người được nuôi con dựa vào khả năng mang lại những lợi ích tốt nhất cho con