1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phong cách nghệ thuật thơ văn công hùng

106 264 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 172,39 KB

Nội dung

Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của một tác giả thực chất là tìm hiểu cáibản sắc riêng, tìm hiểu những cống hiến nghệ thuật mà nghệ sĩ đó đóng góp chovăn học, xác định cách nhìn cuộc sống

Trang 1

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trên một đất nước thi ca như ở Việt Nam ta thì việc sáng tác thơ có thể vínhư một mạch nước ngầm không bao giờ cạn kiệt Mạch ngầm đó chứa đựngmột lượng không nhỏ những khoáng chất giá trị làm nên sự giàu có của văn hóa- văn học dân tộc

Một nền văn học không bắt rễ từ một nền tảng triết học cơ bản thì sẽ đi đếnchỗ thiếu khám phá, thiếu chiều sâu tư tưởng Nó sẽ không sản sinh ra nhiều tàinăng Triết luận - thế sự về cái ngày hôm nay đang từng ngày từng giờ thay đổi.Thế giới của cái ngày hôm nay biến ảo đa đoan và cõi nội tâm của con ngườicũng tràn ngập những khoảng tối sáng lẫn lộn Đi theo hướng này, nhà văn đãkhước từ việc hòa mình vào dòng chảy tuôn trào của cái tôi cảm xúc để có mộtcái nhìn tỉnh táo trước những mâu thuẫn, xung đột và giằng xé của thời đại vàtrong tâm tư tình cảm con người

Phương tiện biểu hiện của tư duy nghệ thuật là ngôn ngữ, nhờ có ngôn ngữngười nghệ sĩ có thể bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình, thông qua trí tưởngtưởng phong phú và sự liên tưởng tinh tế người nghệ sĩ đã sáng tạo ra nhữnghình tượng, biểu tượng mới Tư duy nghệ thuật luôn thăng hoa cùng những tàinăng biết cảm nhận một cách nhạy bén đời sống, biết nắm bắt tinh thần thời đại,biết dự báo tương lai Vì vậy, tư duy nghệ thuật gắn liền với quá trình sáng tác,bị chi phối bởi tư tưởng, quan niệm của từng nhà văn, từng thời đại Đồng thời,nó cũng thể hiện cách nhìn, cách khái quát hiện thực riêng của nhà văn, thể hiệnbản sắc, cá tính sáng tạo của nhà văn Ở một góc độ nào đó, tư duy nghệ thuật cósự giao cắt và làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn

Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của một tác giả thực chất là tìm hiểu cáibản sắc riêng, tìm hiểu những cống hiến nghệ thuật mà nghệ sĩ đó đóng góp chovăn học, xác định cách nhìn cuộc sống, cách xây dựng một thế giới nghệ thuậtđộc đáo, riêng biệt thể hiện trong các hệ thống cảm hứng, nhân vật, ngôn từ Nghiên cứu phong cách nghệ thuật, còn là việc tìm hiểu vẻ đẹp thẩm mĩ độc đáocủa tác giả trong tiến trình văn học nói chung Qua đó, nó góp phần khẳng định

1

Trang 2

những tài năng nghệ thuật trên con đường phát triển vừa phong phú, vừa đa dạngcủa lịch sử văn học.

Văn Công Hùng là một nhà thơ tiêu biểu trưởng thành trong phong trào thơsau thập kỷ tám mươi ở Tây Nguyên Vượt qua những dòng thơ dễ dãi, “ngònngọt” của một thời, ông đã tìm được một chất thơ mới lạ với một bút pháp riêng,bằng một giọng điệu riêng Cùng với sự thay đổi của đời sống, ta có thể thấy thơVăn Công Hùng đã và đang định hình một phong cách viết mới lạ buộc ngườiđọc phải thay đổi chính mình, trước hết là về cách đọc và cảm nhận thơ

Văn Công Hùng và phong cách nghệ thuật thơ Văn Công Hùng gây hứngthú cho nhiều bạn đọc yêu thơ và các nhà nghiên cứu thơ Tuy nhiên, các nghiêncứu chỉ mới dừng lại ở mức độ những bài phê bình ngắn về một phương diệnhay những cảm nhận chung về một tập thơ hoặc một bài thơ trên các trang báovà mạng xã hội chứ chưa thành một hệ thống mang tính chất tổng hợp nhữngvấn đề thi pháp hình thành phong cách nghệ thuật thơ Văn Công Hùng Vì vậy,

việc thực hiện đề tài: “Phong cách nghệ thuật thơ Văn Công Hùng” là thử

thách thú vị.Tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Văn Công Hùng, chúng tôi nhằm mụcđích tìm hiểu một cách đầy đủ và toàn diện sự đóng góp của nhà thơ cho thơ cavà cố gắng chỉ ra những thuộc tính riêng trong nội dung và nghệ thuật đặc sắccủa ông, nhằm xác định, khẳng định những phương diện cơ bản nhất trongphong cách sáng tác của nhà thơ Văn Công Hùng

2 Lịch sử vấn đề

Từ trước đến nay, số lượng công trình nghiên cứu về thơ Văn Công hùng

không nhiều Năm 2012, Nguyễn Thị Vân Dung với công trình Thế giới nghệ

thuật thơ Văn Công Hùng, đã tập trung tìm hiểu trên các cấp độ: quan niệm nghệ

thuật và hành trình sáng tạo, hình tượng cái tôi trữ tình và một số phương thứcbiểu hiện nổi trội trong thế giới thơ Văn Công Hùng ở giai đoạn 1992 - 2010.Công trình này đã cung cấp một cái nhìn tương đối toàn diện và khoa học vềnhững đặc điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật thơ Văn Công Hùng Từ đó, tácgiả khẳng định những đóng góp tích cực của Văn Công Hùng trong quá trình

2

Trang 3

hiện đại hóa thơ ca Việt Nam.Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, đến thời điểm này đã có trêndưới bốn mươi bài viết về thơ Văn Công Hùng trên các báo và tạp chí Đó lànhững nghiên cứu có giá trị của Hồ Thế Hà, Phạm Phú Phong, Nguyễn TrọngTạo, Phan Duy Đồng, Nguyễn Thanh Mừng, Nguyễn Thị Anh Đào, ThuậnNghĩa, Chử Anh Đào, Thu Loan, Tạ Văn Sỹ Nhìn chung các tác giả đều đánhgiá cao thơ Văn Công Hùng, khẳng định giọng thơ và vị trí thơ rất riêng của ông.Thơ ông có nét giản dị của cuộc sống đời thường mà lại đậm chất suy nghĩ, chấttrí tuệ Để thấy rõ hơn quá trình phát triển và đánh giá thơ Văn Công Hùng, ởphần này chúng tôi lược khảo vấn đề theo các tiêu chí, phạm vi nghiên cứu sauđây:

2.1 Những bài bình luận, nhận định, đánh giá về các tập thơ của Văn Công Hùng

Trong lời tựa tập Bến đợi, Nguyễn Trọng Tạo đã viết: “Gặp gỡ thường tạo

nên cảm hứng tức thì choáng ngợp Biệt ly lại bàng hoàng trước bao kỷ niệm thân quen Cả hai trạng huống này đều là cái nguyên thủy để khởi lên hồn thơ vốn ẩn chứa ở mỗi người Hai trạng huống nên thơ ấy đều có ở Văn Công Hùng khi anh biệt xa quê hương Thừa Thiên Huế để đến với núi non Tây Nguyên hùng vĩ - quê hương mới của anh Thật may mắn cho một người làm thơ có cả hai quê: có quê mới để thương, có quê cũ để nhớ” [39, 02].

Cũng đọc Bến đợi nhưng nhà lý luận phê bình Phạm Phú Phong lại có một

đánh giá khác: “Văn Công Hùng đến với thơ như một lữ hành đơn độc, khó

nhọc, lầm lũi ngày nào đến với núi rừng Tây Nguyên Càng đi càng thấy xa, thấy mịt mù mưa bụi Ở phía chân trời xa tắp kia còn có những giọt nắng vàng đọng lại, hắt sáng lên như thôi thúc gọi mời Thơ anh là những giọt mưa rả rích rơi không hàng không lối, đọng lại trên trang giấy, đọc lên mới thành thơ, thành hơi thở của đời sống, tiếng nói của tri âm Nếu không sợ nói quá lời, ở thế hệ những người làm thơ sau 1975 trên dải đất Tây Nguyên, Văn Công Hùng là một trong những người gây cho người đọc một ấn tượng khó quên Người làm thơ vốn là người giàu có trong tâm hồn, cứ rút tỉa từng mảnh nhỏ dâng hiến cho đời

3

Trang 4

mà không thu lại được gì” [39, 49].

Nguyễn Thanh Mừng, đọc tập Hát rong đã khám phá ra một đặc điểm tiêu

biểu cho sáng tác của Văn Công Hùng qua tập thơ này: “Tiếng hát rong trong

thơ Văn Công Hùng dù thất ngôn hay ngũ ngôn, dù lục bát hay tự do đều chung một mạch nguồn, nhất quán cất lên, mặc sương mặc gió, mặc nắng mặc mưa Ẩn sau tiếng hát là một trái tim nồng nàn, dù phiêu lãng trên áng mây cao, vẫn hôi hổi bầu máu trần gian tục lụy Một trái tim ở tình thế nào vẫn căng đầy, roi rói: “Nước hồ đầy mà khát thì vẫn khát, cơn khát từ tiền kiếp đốt cháy mặt đường anh thập thững bên em Những cơn gió xanh những cơn gió trắng, cơn gió nào mát ở phía sau lung, chỉ có đơn độc một con đường mà đi đi mãi Trên con đường tìm tòi và khám phá, tôi tin người lữ hành hát rong ấy không bao giờ đơn độc”” (Nguyễn Thanh Mừng) [58, 35 - 49].

Sau Hát rong là Hoa tường vi trong mưa “Tập thơ đầy đặn và bề thế

những chặng đường của đi và về, của nghĩ và cảm, của mê đắm và tỉnh thức, của tiễn đưa và sum họp, của ký ức và dự cảm, của khoảnh khắc và muôn trùng,

của bất chợt và vĩnh viễn Tôi đọc đi đọc lại bài thơ Hoa tường vi trong mưa,

bài thơ làm tựa cho cả tập 62 bài, nghe rất nhiều âm thanh vừa buốt xói vừa rộn rã, vừa ào ạt, vừa tinh nhạy” [59, 88 - 91].

Tiếp tục đến với Gõ chiều vào bàn phím, Nguyễn Thị Anh Đào viết: “Thơ

Văn Công Hùng mang đậm nét tính cách của anh, có chút dí dỏm nhưng lại đằm

sâu nỗi buồn Gõ chiều vào bàn phím là tập thơ dày công sáng tạo và chắt lọc

của Văn công Hùng mang lại cho người đọc một cảm giác muốn được khám phá ngôn ngữ để đi đến tận cùng vẻ đẹp của văn chương”[15].

Nguyễn Thị Anh Đào trong bài viết Đọc tập thơ Gõ chiều vào bàn phím

của Văn Công Hùng đã viết: “Văn Công Hùng lại chọn cho mình cách đi mà có thể không giống bất cứ ai Đó là cách tự khẳng định mình bằng chính những năng lực nội tại và một tâm hồn giàu lòng nhân ái Một số tác phẩm của ông để

lại dấu ấn trong lòng bạn đọc như những tập thơ: Bến đợi, Hoa tường vi trong

mưa, Hát rong, Ngựa trắng bay về, Gõ chiều vào bàn phím, Lời Vĩnh cửu, tập tản văn và ký sự Mắt cao nguyên Có một Văn Công Hùng đầy lãng mạn trong

4

Trang 5

những câu thơ như cứa ra từ máu anh như gọt giũa từ nhiều những lớp cắt thời gian để rồi một ngày từ đầu ngọn bút thơ cứ tuôn tràn với nhiều cung bậc Anh đắm say với tình yêu quê hương với người một cảnh hai quê với hình ảnh mẹ em bạn bè con gái Tất cả xâu chuỗi lại và hình thành nên một vòng cung số phận Thơ và đời cứ khắc khoải trong thơ anh như có cái gì đó anh muốn mà chưa bao giờ với tới như những nỗi thất vọng mang vòng kim cố quấn chặt vào nghiệp văn của anh Đôi khi tình cảm của anh cứ òa vỡ vào những khoảng lặng tâm hồn đằm sâu” [15].

Đánh giá một cách tổng quan nhất về thơ Văn Công Hùng, đó là bài viết“Văn Công Hùng - Những nẻo đường hát rong” của Hồ Thế Hà Tác giả viết:

“Có thể nói, đó là hành trình sáng tạo cần mẫn, không mệt mỏi của Hùng để kết

tinh thành những hạt thi ca lấp lánh lời giải đáp về những điều lớn lao và vi diệu của cuộc sống và của chính cõi lòng thi nhân Thơ Văn Công Hùng là sự hòa giải giữa chủ thể trữ tình và khách thể thẩm mỹh.Đọc thơ Văn Công Hùng,

nhất là các tập về sau Hoa tường vi trong mưa, Gõ chiều vào bàn phím, tôi

nhận ra sự kết tinh thi sĩ ấy Chất triết lý và nghiệm sinh được tăng cường Thể thơ và tư duy thơ Văn Công Hùng không thuộc loại cách tân chạy theo mode đáng tránh như một số các nhà thơ khác Anh ưu tiên các thể thơ sở trường như lục bát, năm chữ hoặc thơ tự do được phân chia theo khổ 4 câu hoặc theo đoạn dài ngắn khác nhau, nhưng luôn tuân thủ theo nhịp cảm xúc và tâm trạng tự nhiên Chính điều đó đã tạo ra tính nhạc đa dạng trong thơ Văn Công Hùng”

[30]

Nhà thơ Thu Loan trong công trình )ề tài nghiên cứu lịch sử văn học Gia

Lai giai đoạn 1945 - 2008 có viết: “Thơ Văn Công Hùng có giọng mềm mại, giàu nhạc điệu.Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ ở cấp độ cao, hình ảnh mới lạ, dồn dập, liên tiếp trong mỗi câu thơ, mỗi bài thơ.có sự lung linh, nhiều màu sắc, hình ảnh Nhiều câu thơ trong trẻo, nhiều nỗi niềm khắc khoải ngân lên, thiết tha cháy, thiết tha gửi tới người đọc vô vàn sự cuống quýt, những đắm say thăm thẳm, những mỏng manh, nhẹ nhàng của một trái tim dễ rung rung, dễ bùng nổ, dễ say sưa đến tận cùng” [49, 122 - 123].

5

Trang 6

Nhận xét về Đêm không màu, Thuận Nghĩa viết: “Cảm nhận đầu tiên của Đêm không màu là sự đằm thắm và độ chín của Văn Công Hùng Chứng tỏ anh

đã đi qua sự bồng bột và sôi nổi của thời trai trẻ Sức cuốn hút của tập thơ là những đột phá ngôn ngữ và cấu tứ từ “sắc màu cuộc sống” hiện đại Đọc bài nào cũng óng ả màu sắc rất hoành tráng” [61].

Với Lục bát Văn Công Hùng thì: “Văn Công Hùng trong thế giới Lục bát

của riêng anh thường hay “lơ ngơ”, cái lơ ngơ lạc ra khỏi nhưng toan tính bon chen Có lẽ, lúc ấy con người ta mới tinh tường, mới gặp được những vẻ đẹp thuần khiết trong những điều dung giản như một vạt hoa mua Anh lựa chọn giữ lại những cái cũ linh diệu chỉ ở mức độ “ôn cố” và chủ động kiềm chế cái chất đương đại vừa vặn ở mức độ “tri tân” Cho nên, khi tôi viết bài trao đổi nhỏ này - dù thấy rõ mồn một màu thơ riêng chỉ có ở nét thơ của thi nhân họ Văn, dù rất muốn đặt tên cho phong thể “Lục bát Văn Công Hùng” Nhưng rồi không thể gọi tên - chỉ còn biết níu vào một câu thơ của anh để mà tạm gọi: Lục Bát Văn Công Hùng - “rơi ngang một giọt không tên” Trong cách cảm hiểu hời hợt của cá nhân tôi - lục bát Văn Công Hùng là một nàng Lục bát mung miêng - không tên như thể có tên lâu rồi.” [09].

Tập thơ Vòm trời khác của Văn Công Hùng được đánh giá: “Đã mang lại

nhiều nét mới với chiều sâu nội dung tạo ra sự ấn tượng, khẳng định những giá trị hiện hữu của thơ, đáng để người yêu thơ tìm đọc.Thơ Văn Công Hùng nhẹ nhàng nhưng để lại trong lòng người đọc nỗi xao xuyến ngay cả khi đã gấp sách lại Thơ của Văn Công Hùng đa nghĩa, thoạt đọc có những bài không dễ hiểu nhưng càng ngẫm càng thấy thơ anh sâu và đầy ẩn ý Những trang thơ mang nhiều nét trừu tượng không dễ hóa giải ngay từ đầu cũng vì thế càng đọc thơ anh càng thấy tò mò, thú vị Hồn ta bị cuốn hút vào “ma trận chữ”, bắt buộc trí óc không ngừng phải phân tích, nhận định để khám phá hồn thơ anh” [41].

Nguyễn Thị Vân Dung trong công trình Thế giới nghệ thuật thơ Văn Công

Hùng đã đánh giá: “Trong suốt hành trình nghệ thuật, thơ ông đã định hình và thể hiện sự tìm tòi rất rõ Đó là sự kết tinh những cảm xúc và những ấn tượng trong cuộc đời Tất cả, hội tụ và từng bước thăng hoa, tạo cho thơ ông ngày

6

Trang 7

càng có chiều sâu Trải qua thời gian, ông đã tạo cho thơ mình một chỗ đứng vững vàng trong lòng bạn đọc Có được thành tựu nghệ thuật đó, chính bởi ông đã xác lập cho mình một quan niệm đúng đắn về sứ mệnh của thi ca và vai trò của thi sĩ Hành trình cuộc sống và hành trình sáng tạo của Văn Công Hùng luôn tuân thủ những quan niệm nói trên, thông qua việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ để tạo nên cá tính sáng tạo và cao hơn là thi pháp cá nhân” [13, 63 ].

2.2 Những bài bình luận, nhận định, đánh giá về những bài thơ của Văn Công Hùng

Nhà lý luận phê bình Hồ Thế Hà đọc bài thơ Mùa thu như thể nắng vàng trôi qua của Văn Công Hùng, đã nhận xét: “Bài thơ theo thể lục bát, nhịp điệu

quen thuộc, có vài chỗ phá cách để tránh đơn điệu; có ngắt, xuống dòng, chỗ dừng (césur), có đồng hiện, hoài vãng, có hiện thực để tạo ra những phức điệu, phức cảm làm đẹp hồn thơ và hấp dẫn quá trình tiếp nhận của người đọc”

[49, 53]

Còn Phạm Phú Phong khi đọc Thơ tiễn mùa thu của Văn Công Hùng đã

viết: “Có những câu thơ hay, tạo nên những hình tượng thơ đẹp, mang dấu ấn

phát hiện của tác giả như “chiếc thuyền neo chênh chếch giữa trăng vàng” Cả bài thơ, chỉ có một chữ đầu của câu là viết hoa, các câu khác viết thường, tạo cho cảm xúc liền mạch từ đầu đến cuối, câu thơ tám chữ, tạo nhịp thơ nhanh, khỏe khoắn, nâng cảm xúc tràn trề Giọng điệu; tâm hồn anh vì thế luôn mới mẻ Nếu được chọn một nhà thơ “top ten” các nhà thơ tiêu biểu cho Tây Nguyên hôm nay, trong đó có Văn Công Hùng” [70, 238].

Đọc bài thơ Có một thời lưu luyến, Chử Anh Đào viết: “Có lẽ xuất phát từ

cảm xúc chân thành nhất từ một kỷ niệm luôn hôi hổi như một món nợ với bạn bè, với tuổi trẻ nên tác giả đã viết rất nhanh, bằng lời lẽ rất giản dị, không cần sự trợ giúp của các kỹ xảo, các từ ngữ bóng bẩy để viết nên bài thơ này Bài thơ trữ tình như một câu chuyện ngắn gọn, súc tích, có sức dồn nén cao, có thể đem kể cho nhau nghe mỗi khi bạn bè gặp lại” [14, 07].

Với Trong mưa của Văn Công Hùng, Phan Duy Đồng khi đọc xong đã viết

7

Trang 8

những cảm nhận rất cô đọng: “Thơ Văn Công Hùng có sức ám ảnh bạn đọc Và

bạn đọc như muốn cùng anh đi về phía “dốc mong manh” [18, 05].

Ngoài ra trên mạng Iternet còn có nhiều nhận xét về thơ Văn Công Hùng

như: “Văn Công Hùng có cái duyên của dòng máu cha Thừa Thiên Huế, cái uy

của dòng máu mẹ Ninh Bình, cái hài hước gân guốc của người làm thơ sống nơi miền nắng gió Tây Nguyên Thơ anh lại trầm buồn và sâu lắng bởi nhiều chiêm nghiệm và ký ức” (Trần Hoàng Thiên Kim) [43].

Trong bài viết “Văn Công Hùng - nỗi buồn loãng cả cơn say”, Tạ Văn Sỹ

đã khẳng định: “Như bao người khác, Văn Công Hùng cũng nhiều lần viết về

những nỗi buồn muôn thuở của con người Nhưng lạ lắm, tất cả những khi có dính dáng đến buồn bao giờ Văn Công Hùng cũng dùng ngay một câu, một từ hay một hình ảnh nào đó làm cho người đọc bị dội ngược lại, bị hắt toẹt ra ngoài cái cảm xúc ngỡ như đang trên đà đi đến độ buồn da diết, sâu sắc lắm! Văn Công Hùng đang là cây bút sung sức của Gia Lai nói riêng và khu vực Tây nguyên nói chung, với tài lực, tiềm lực và bút lực ấy bạn đọc sẽ còn được đón đọc ở anh những sáng tạo khác bay bổng và đằm sâu hơn nữa” [77].

Ngoài ra, còn một số bài viết khác về thi ca của Văn Công Hùng như: “Có

một người xa quê đi hát rong”, Hương Giang, báo Văn nghệ số 7/1993 “Hát rong”, báo Nhân dân, ngày 26/11/1999; “Mười tám với khoảnh khắc trái tim thi sĩ”, Vũ Thu Huế, báo Gia Lai 04/11/2000; “Có một thuở tường vi”, Nguyễn Thánh Ngã, báo Lâm Đồng, thứ 7, tháng 9/2003; “Nhà thơ Văn Công Hùng, người rong chơi phố núi”, Nguyễn Yên Thi, báo Người Lao động, 26/7/2003.

Trong quá trình khảo sát và điểm qua một số công trình nghiên cứu thơ VănCông Hùng, chúng tôi nhận thấy: Việc xem xét đánh giá thơ Văn Công Hùng,hầu hết là những bài đánh giá mang tính tổng quan về thơ ông, đều có điểmchung là sự kính trọng đối với nhân cách thơ bên cạnh sự khai mở về thi pháp vàtư tưởng của nhà thơ trong đời sống thi ca đương thời Những bài nghiên cứu,đánh giá, bài viết này có quy mô vừa và nhỏ, chỉ giới hạn trong một bài báo vàphạm vi bao quát cũng rất hạn chế, chỉ mới đánh giá về một tập thơ hay mộtphẩm chất nào đó trong hồn thơ của ông, thường thiên về cảm xúc hay ở dạng

8

Trang 9

lời bạt, lời tựa Đã có luận văn thạc sĩ nghiên cứu về thơ ông Thế giới nghệ thuật

thơ Văn Công Hùng của Nguyễn Thị Vân Dung nhưng cũng chỉ tiếp cận theo

hướng thi pháp học Công trình nghiên cứu này cũng bước đầu hé lộ ra nhữngchân trời trong thơ Văn Công Hùng Đó là những ý kiến vô cùng quý giá màngười viết có được để làm tiền đề và mở đường trong việc triển khai các nộidung của đề tài luận văn này Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào khai thácphong cách nghệ thuật thơ Văn Công Hùng qua toàn bộ sáng tác thơ của ông từtrước đến nay Vì vậy, nghiên cứu phong cách nghệ thuật thơ Văn Công Hùngcho đến nay, vẫn là một vấn đề mới mẻ, hấp dẫn, có sức thu hút lớn đối với tất cảnhững ai yếu mến thơ ông trong suốt thời gian qua

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng chính của luận văn là đặc điểm phong cách thơ Văn Công Hùngthông qua đặc điểm nổi bật về nội dung là triết luận về cái đẹp và bản sắc riêngvề hình thức như ngôn từ, kết cấu, thể loại

Về phạm vi khảo sát, luận văn nghiên cứu thơ Văn Công Hùng qua các tậpthơ đã được xuất bản.:

- Bến đợi (1992), Hội văn học nghệ thuật Gia Lai - Hát rong (1999), Nhà xuất bản Đà Nẵng

- Hoa tường vi trong mưa (2003), Nhà xuất bản Đà Nẵng - Gõ chiều vào bàn phím (2007), Nhà xuất bản Hội Nhà văn - Đêm không màu (2009), Nhà xuất bản Hội Nhà văn

- Lục bát Văn Công Hùng (2010), Nhà xuất bản Hội Nhà văn - Vòm trời khác (2012), Nhà xuất bản Hội Nhà văn

- Cầm nhau mà đi (2016) , Nhà xuất bản Hội Nhà văn

Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo những tác phẩm của nhà thơ Văn CôngHùng ở thể loại khác như tiểu luận phê bình, chân dung văn học và thơ của mộtsố nhà thơ khác để có sự so sánh, đối chiếu cần thiết

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, hệ thốngQua việc phân tích tác phẩm thơ cụ thể, phân tích những biểu hiện nghệ

9

Trang 10

thuật cụ thể chúng tôi tìm ra những nét đẹp đặc biệt, thường xuyên xuất hiện, cótính tương đối bền vững của thơ Văn Công Hùng Từ đó, chúng tôi cố gắng gọitên những nét riêng đó và đưa chúng vào một chỉnh thể lôgic, thống nhất.

- Phương pháp so sánhViệc so sánh thơ Văn Công Hùng và các nhà thơ khác chắc chắn sẽ manglại cái nhìn khách quan về tính độc đáo, riêng biệt của thơ ông

- Phương pháp nghiên cứu liên ngànhĐặt thơ Văn Công Hùng trên nhiều bình diện khác nhau để nghiên cứu,chúng tôi mong nhìn thấy vẻ đẹp trọn vẹn của phong cách thơ ông Cụ thể, ởluận văn này chúng tôi đặt thơ ông trong cái nhìn mang tính mỹ học (chủ yếu ởquan niệm về cái đẹp) và cái nhìn của văn hóa học (chủ yếu ở phương diện đờisống xã hội) để làm nổi bật tính triết lý trong thơ Văn Công Hùng Ngoài baphương pháp chính trên, chúng tôi còn sử dụng bổ sung thêm thao tác thống kê,phân loại và áp dụng cách phân tích thi pháp học

5 Đóng góp của luận văn

Tìm hiểu phong cách thơ Văn Công Hùng trên các phương diện nội dungvà nghệ thuật, qua đó, chúng tôi xác định những đóng góp của nhà thơ đối vớinền thơ Việt Nam hiện đại

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đượctriển khai qua 3 chương:

Chương 1: Cơ sở nghiên cứu phong cách nghệ thuật và phong cách nghệ

thuật thơ Văn Công Hùng (20 trang)

Chương 2: Phong cách nghệ thuật thơ Văn Công Hùng nhìn từ góc độ triết

luận về cái đẹp và đời sống (36 trang)

Chương 3: Phong cách nghệ thuật thơ Văn Công Hùng nhìn từ góc độ ngôn

ngữ, thể loại, kết cấu (30 trang)

1 0

Trang 11

Chương 1CƠ SỞ NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ

• •

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ VĂN CÔNG HÙNG

• •

1.1 Cơ sở nghiên cứu phong cách nghệ thuật

Khi nói đến khái niệm phong cách là nói đến một vấn đề phức tạp bởi từtrước đến nay chúng ta chưa đi tới một khái niệm phong cách thống nhất, chính vìvậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về phong cách

Ban đầu, khái niệm phong cách xuất hiện trong các từ ngữ của một số ngônngữ trên thế giới Từ những nghĩa từ vựng cụ thể, dần dần khái niệm phong cáchđược hình thành trong các nghĩa chuyển của các từ đó, nhằm ám chỉ các đặc điểmcá tính sáng tạo của mỗi nhà văn

Thuật ngữ phong cách có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp cổ Người Hi Lạp dùngtừ “Stylos” để chỉ một cái que đầu nhọn, đầu tù, người La Mã thì gọi là “Stylus”cũng là để chỉ cái que đó nhưng đầu nhọn dùng để viết và đầu tù dùng để xáo trênmột tấm bảng nhỏ có xoa sáp Về sau người Pháp dùng từ “Style” nhưng ban đầuchỉ có nghĩa là nét chữ, sau dần có nghĩa là bút pháp với những đặc điểm ngôn ngữvà văn thể

Riêng trong lý luận văn học, khái niệm phong cách thường được dùng để chỉhai loại hiện tượng: nhà văn (phong cách Xuân Diệu, phong cách Hàn Mạc Tử )hoặc một trào lưu văn học nào đó (phong cách hiện thực, phong cách cổ điển ).Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu văn học thường hay nói đến phong cách nhà văn,nhà thơ

Trong thực tế, một số nhà nghiên cứu văn học đã trao cho khái niệm này một

nội hàm khá rộng Ví như Likhachop trong “Thi pháp văn học Nga cổ” đã quan

niệm rằng phong cách nghệ thuật là sự thống nhất của cảm hứng chung về hiệnthực, bản chất của nhà văn và phương pháp sáng tác Trải qua một quá trình lâudài của văn học và ngôn ngữ, khái niệm phong cách mới được hiểu và sử dụngnhư ngày nay Còn Grigoorrian thì bảo rằng phong cách không phải mang trongmình nó thế giới quan, các thủ pháp nghệ thuật, khả năng nhận thức của nghệ sĩ vềthời đại, dấu ấn của một dân tộc

Trang 12

Giáo sư G.N Pospalôp trong Dẫn luận nghiên cứu văn học đã đưa ra một cách nhìn hợp lý hơn về phong cách nghệ thuật Ông viết “Sự thống nhất thẩm mỹ

của mọi chi tiết hình tượng - biểu cảm của hình thức tác phẩm, phù hợp với nội dung của nó, đó là phong cách” [27, 176].

Sự xuất hiện của hàng loạt ý kiến về phong cách cá nhân nghệ sĩ trong lýluận Xô Viết những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ này nói lên rằng: phongcách là một khái niệm phức tạp Trong số đó, người ta thường nhắc đến ý kiến củaViện sĩ Liên Xô M.B.Khrápchencô Nhà nghiên cứu này xem xét phong cách trongmối tương quan giữa hình thức và nội dung tác phẩm Giống như G.N Pospelôpcho rằng hình thức bao giờ cũng bộc lộ một nội dung tương ứng, hình thức khôngcó giá trị tự phân, nó chỉ có ý nghĩa khi kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lý với nộidung tư tưởng của tác phẩm

M.B.Khrápchencô khẳng định: “Phong cách được hiểu như cách biểu hiện

sự khai thác hình tượng đối với hiện thực, như cách biểu hiện sự tác động tư tưởng tình cảm, không thể đồng nhất với nội dung Trong việc xây dựng phong cách nghệ thuật không chỉ thể hiện về đặc thù những mặt nhất định của nội dung Cái mà người ta thường gọi là hình thức - ngôn ngữ nghệ thuật, cốt truyện, bố cục, nhịp điệu tất cả những cái đó Irongý nghĩa chung của chúng là thuộc về phong cách Nhưng ngoài cái đó ra, phong cách còn bao gồm cả những đặc điểm của sự thể hiện tư tưởng, đề tài, của sự khắc họa các nhân vật, những yếu tố âm điệu của tác phẩm nghệ thuật Đặc trưng của phong cách không phải là những yếu tố riêng lẻ này hay những yếu tố riêng lẻ khác của hình thức và nội dung mà là tính chất đặc biệt của sự “kết hợp” giữa chúng” [52, 166 - 167].

Theo Khrápchencô trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của

văn học, có thể có trên dưới mười quan niệm khác nhau về phong cách Tác giả

đưa ra các quan niệm tiêu biểu của D.Likhachev, A.Grogorian, V.Turbin,V.Jirrmunxki, V.Kôvalép, L.Nôvichencô, V.Đnéprov, R.Yakobxưn Tóm lại, về cơbản, chúng ta có thể hiểu: phong cách chủ yếu và trước hết biểu hiện qua ý thức

nghệ thuật, qua cách nhìn, qua cách cảm nhận thế giới độc đáo của nhà văn Với

cách quan niệm này, ta thấy theo Khrápchencô, phong cách nghệ thuật liên quanrất sâu đậm với nội dung tư tưởng tác phẩm

Trang 13

Cái mà tác giả này luôn chú ý là sự “kết hợp” một cách đặc biệt giữa hìnhthức và nội dung tác phẩm Bởi vì, phong cách không bao giờ được hình thành từnhững yếu tố riêng lẻ, tách rời Nghiên cứu về phong cách, M.B.Khrápchencô

cũng đề cập đến khả năng “thuyết phục độc giả” của nhà văn Phương diện này rất

gần với phạm vi nghiên cứu của lý thuyết tiếp nhận đang rộ lên trong những nămgần đây

Ở Việt Nam, khái niệm phong cách cũng được giới nghiên cứu văn học chútâm giải thích và định nghĩa sao cho thỏa đáng Trong Giáo trình lý luận dành cho

sinh viên Đại học sư phạm, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Phong cách

là tổng hòa những đặc điểm, cả về tư tưởng và nghệ thuật, nội dung và hình thức biểu hiện, quy định bản sắc độc đáo của nghệ sĩ” [48, 120] Giáo sư Phương Lựu

cũng nhận thấy phong cách là “chỗ độc đáo mang phẩm chất thẩm mĩ cao được

tính trong sự sáng tạo của nhà văn” [51, 178].

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh còn quan niệm: “Khái niệm phong cách thực

chất là một khái niệm chỉ “quan hệ” Nó trước hết được thể hiện ở hình thức nghệ thuật” Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này chú ý nhấn mạnh mối quan hệ giữa phong

cách và tư tưởng nghệ thuật: “Nhưng nếu không nắm được tính độc đáo của tư

tưởng nhà văn và tác phẩm - ở đây là tư tưởng - nghệ thuật (Idéepoatstique) thì cũng khó quan niệm được phong cách một cách sâu sắc” [48, 76 - 77].

Từ góc độ nghiên cứu của phong cách học, Phan Ngọc đã trình bày cách hiểucủa mình trong một tác phẩm nghiên cứu về Truyện Kiều Ông cho rằng tìm hiểu

phong cách là tìm hiểu những đóng góp riêng nghệ sĩ mà “trước đó không ai làm

được và sau đó cũng khó ai làm được” [60, 9].

Khái niệm phong cách còn được đề cập qua các tài liệu lý luận thường dùng

trong nhà trường như: Nhà văn - Tư tưởng - Phong cách của Nguyễn Đăng Mạnh,

Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc, Một số vấn đề thi pháp học của Trần Đình Sử, Con mắt thơ của Đỗ Lai Thúy, Từ ký hiệu học đến ngôn ngữ học của Hoàng Trinh, Phong cách học tiếng Việt của Đinh Trọng

Lạc và Nguyễn Thái Hòa, Văn học và học văn của Hoàng Ngọc Hiến Tất nhiên

khi đề cập tới khái niệm này các tác giả thể hiện những cách hiểu khác nhau vềphong cách nghệ thuật Chẳng hạn: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi

Trang 14

quan niệm phong cách chỉ thuần túy được biểu hiện ở hình thức, qua hình thức tácphẩm; hay Phan Ngọc thì cho rằng phong cách được biểu hiện cả ở nội dung lẫn

hình thức: “Phong cách là một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất các yếu tố nội

dung và hình thức” Hay Từ điển văn học tập 2 cho rằng: Phong cách biểu hiện

thành những đặc điểm hình thức nhưng những đặc điểm này có nguồn gốc từ trongý thức nghệ thuật của nhà văn nghĩa là hình thức phải mang tính nội dung Tuymỗi người có các cách quan niệm khác nhau về phong cách nhưng nhìn chung đềuthống nhất ở một điểm: Phong cách là bản sắc riêng, là thước đo tài năng và bảnlĩnh của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật

Mối quan hệ qua lại này cho phép chúng ta đi từ văn bản nghệ thuật do nhà

văn sáng tạo ra để chỉ ra đặc trưng phong cách nghệ thuật của nhà văn đó “Đây

là dấu ấn không thể nhầm lẫn và đặc thù của nhà văn trên mọi thứ anh ta sáng tạo Đây là thế giới của riêng anh ta chứ không phải của bất kỳ một ai khác Đây là một trong những điều phân biệt nhà văn này với nhà văn nọ ( ) một nhà văn thì phải có cách nhìn đặc biệt nào đó về sự vật và phải in cách diễn đạt nghệ thuật lên cách nhìn đó” [60, 356].

Như vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu văn học đều coi phong cách như là sựđộc đáo riêng biệt của nghệ sĩ thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật Nói như vậycũng có nghĩa là không phải bất cứ nhà văn nào cũng tạo được phong cách Khônghiếm những tác phẩm vừa mới ra đời đã bị quên lãng và tác giả của nó đã bị chìmkhuất trong hàng triệu người bình thường khác Thời gian là thước đo nghiêm ngặtnhất quy định sự tồn vong của tác phẩm

Theo nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Phong cách và cá tính nhà văn không

phải là cái gì khó hiểu Đó là biểu hiện của mỗi nhà văn trong khi xây dựng đề tài, nhân vật, trong khi vận dụng hình tượng nghệ thuật và ngôn ngữ văn học Mỗi nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật phải tự tạo cho mình một phong cách riêng, một điệu cảm xúc riêng” [79, 14].

Phong cách được hiểu đó là sự những khám phá nghệ thuật mang tính cánhân được hình thành những nét chủ đạo, lặp đi lặp lại trong sáng tác của một tácgiả nào đó Phong cách nghệ thuật trước hết là hình thành từ cá tính sáng tạo củatác giả nhưng cá tính sáng tạo chưa phải là phong cách Nhìn chung, khái niệm

Trang 15

phong cách thường được định vị cho những nét nghệ thuật của những tác giả cóđóng góp lớn, trong khi đó bất kỳ nghệ sĩ nào hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuậtcũng đòi hỏi cá tính sáng tạo riêng Và nó là “thước đo nghệ thuật” để khẳng địnhtài năng, vị trí nhà văn trên văn đàn.

Chẳng hạn trong bài mở đầu có tựa đề Một thời đại trong thi ca, với con mắt

tinh đời của nhà phê bình văn học tài hoa và xuất chúng, tác giả Thi nhân ViệtNam đã khái quát về phong cách văn học của phong trào Thơ mới trong mười nămđầu (1932 - 1941) và phong cách nghệ thuật của một số nhà thơ mới tiêu biểu như

sau: “Một thời đại vừa chẵn mười năm Tôi quả quyết rằng trong lịch sử thơ ca

Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại nào phong phú như thời đại này Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu” [78,

25].Ngày nay, phong cách không chỉ được dùng trong lĩnh vực văn học nghệthuật mà còn được dùng phổ biến trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xãhội Nhưng dù ở lĩnh vực nào, phong cách bao giờ cũng là hệ thống những đặcđiểm tạo nên tính độc đáo của một hiện tượng, khu biệt hiện tượng này với hiệntượng khác Chính vì vậy, chúng ta dễ dàng nhận thấy không phải ai cũng cóphong cách, không phải nhà thơ nào cũng tạo dựng được một phong cách, một“khuôn mặt tinh thần” của riêng mình Chỉ những nhà văn, nhà thơ có tài năng, cóbản lĩnh nghệ thuật, biết sử dụng các phương tiện hình thức theo một cách nào đórất riêng mà vẫn tạo được thể thống nhất mang sức hấp dẫn, khơi gợi mỹ cảm nơingười khác mới được xem là có phong cách

Tuy phong cách có thể được xét ở nhiều cấp độ, trên nhiều bình diện nhưngtrong nghiên cứu văn học, nghiên cứu về phong cách của một nhà văn, một tác giảlà quan trọng nhất Bởi vì suy cho cùng, phong cách của nhà văn góp phần làmnên đặc điểm phong cách của thời đại và phong cách của nhà văn luôn luôn đượcthể hiện thông qua tác phẩm, làm nên phong cách của tác phẩm

Chúng tôi xem phong cách của nhà văn chính là phẩm chất sáng tạo cao nhấttrong quá trình hiện thực hóa đời sống bằng phương tiện ngôn từ nghệ thuật Nói

như M Gorki rằng: “người nghệ sĩ cần lấy cái gì là của riêng mình (bởi vì) một

Trang 16

người không có cái gì của riêng mình thì người đó chẳng có cái gì hết Người nghiên cứu phải đặc biệt chú ý những yếu tố được lặp đi lặp lại, những yếu tố nổi trội, những điểm-nhấn-sáng thường xuyên xuất hiện trong hệ thống tác phẩm với sự bền vững, nhất quán ở tất cả các yếu tố cấu thành nên nó khiến cho những sáng tác của nhà văn đó có diện mạo, cốt cách riêng biệt, độc đáo không thể trộn lẫn với bất kì ai khác” [19, 125].

Như vậy, từ việc điểm qua những ý kiến tiêu biểu về khái niệm phong cáchđã cho phép chúng ta nhận diện một cách đầy đủ hơn khái niệm phong cách nghệsĩ Từ các ý kiến đó, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1 Phong cách thể hiện một cách nhìn mới mẻ, cách trình bày và kiến giảiđộc đáo những vấn đề mà nghệ sĩ quan tâm thông qua những hình tượng nghệthuật đặc sắc

2 Nghiên cứu phong cách là nghiên cứu hình thức phù hợp với nội dung,hình thức bao giờ cũng phải mang tải, chứa đựng một nội dung tương ứng

3 Dĩ nhiên, sự “phù hợp”, “kết hợp” trên đây phải làm hiện lên sự thốngnhất tất cả mọi dáng vẻ độc đáo của nhà văn Giữa phong cách và phương phápsáng tác có sự khác biệt cần nhận thấy Nói đến phương pháp sáng tác là nói đếnchân lý nghệ thuật, chiều sâu nhận thức về chất lượng lí tưởng, nói đến những giaiđoạn phát triển trong lịch sử văn nghệ; còn nói đến phong cách là nói đến đặc sắcriêng của nhà văn Phong cách hiện ra như một phẩm chất, nó kết hợp một cáchbiện chứng hàng loạt những yếu tố khác nhau như thế giới quan, vốn sống, trìnhđộ văn hóa, năng khiếu nghệ thuật, đặc biệt là cá tính sáng tạo

Nghiên cứu các lý thuyết về phong cách và soi chiếu vào các văn bản nghệthuật cụ thể, chúng tôi hiểu rằng phong cách được thể hiện trong suốt quá trìnhhoạt động sáng tạo của nhà văn Phong cách có thể được hình thành ngay từ lúcnhà văn mới cầm bút và từ đây bắt đầu vận động, phát triển và chịu ảnh hưởng củathế giới quan, của môi trường sống, của bối cảnh thời đại, của các nhà văn mà họyêu thích Tuy nhiên, cũng có nhiều nhà văn, nhà thơ khi bắt đầu cầm bút mới làlúc họ mày mò, lựa chọn và dần định hình phong cách của mình

Vì thế nên có rất nhiều ý kiến thống nhất rằng: phong cách một mặt do tàinăng bẩm sinh của người nghệ sĩ nhưng mặt khác quan trọng hơn là kết quả củaquá trình đào luyện lâu dài, quá trình lăn lộn trải nghiệm đời sống, quá trình tổng

Trang 17

hợp và phát triển không ngừng nghỉ của tâm hồn, trí tuệ, học hỏi và rèn luyện củanhà văn Phong cách được hình thành trên cơ sở tài năng nhưng nếu nhà vănkhông khổ công lao động nghệ thuật thì tài năng ấy cũng dừng lại ở dạng tiềmnăng và đôi khi không được nhận ra hoặc đôi khi nhận ra nhưng lại không tránhkhỏi sự mai một Để khẳng định được phong cách, đòi hỏi nhà văn phải lao độngnghệ thuật một cách nghiêm túc, bền bỉ và say mê.

Do tiếp cận đề tài trên bình diện phong cách của một tác giả chứ không phảiphong cách nghệ thuật nói chung hay phong cách của các trào lưu, phong cách dântộc, phong cách thời đại nên luận văn không đi sâu trình bày lịch sử những vấn đềlý luận về phong cách và những mối quan hệ đa dạng, phức tạp của nó với cácphạm trù khác của lý luận văn học Ở phần này, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc lượcthuật những quan niệm về phong cách nhà văn Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hànhkhảo sát, đối chiếu cụ thể vào văn bản nghệ thuật của Văn Công Hùng nhằm hệthống hóa những nét độc đáo, tiêu biểu, nhất quán, có ý nghĩa thẩm mỹ cao trongsáng tác thơ ca của ông

Từ việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu về phong cách nghệ thuật của mộtsố tác giả, chúng tôi nhận thấy: Các nhà nghiên cứu dựa trên cơ sở các định nghĩađã có để từ đó thể hiện quan niệm về phong cách của mình tùy thuộc vào đặctrưng riêng của nhà văn, nhà thơ mà mình nghiên cứu Bằng cách này, chúng tôi đãtổng hợp thành hệ thống những hiểu biết của mình về phong cách nhằm dùng nóđể tiếp cận các tác phẩm thơ Văn Công Hùng với tư cách là một chỉnh thể toànvẹn làm nổi bật phong cách nghệ thuật của ông

1.2 Một số yếu tố định hình phong cách thơ Văn Công Hùng

1.2.1 Hoàn cảnh xã hội - thời đại

Mối quan hệ giữa nhà văn và thời đại là mối quan hệ khăng khít, khó táchrời Điều này cũng giống như con người sống và hít thở bầu không khí ở miền đấtnào, ăn hạt gạo, uống ngụm nước của vùng quê nào thì nói được cái giọng củavùng quê ấy mà thôi Đối với Văn Công Hùng, sự ảnh hưởng của thời đại đến sựhình thành và phát triển phong cách nghệ thuật của ông là vô cùng lớn lao Có lầntôi đã được nghe nhà thơ nói về sự may mắn của mình khi cảm hứng sáng tạo củangười nghệ sĩ đồng điệu với những vận động, đổi thay của thời đại Theo Văn

Trang 18

Công Hùng, nhờ sự đồng điệu đó mà thơ ông được chú ý.Cần phải nhắc đến những sự kiện tác động lớn lao đến đời sống văn học.Trước hết đó là năm 1986, cột mốc quan trọng đánh dấu giai đoạn đổi mới toàndiện trên đất nước Việt Nam ta với Đại hội Đảng lần thứ VI do Bí thư Nguyễn VănLinh khởi xướng Từ đây, đất nước dần vượt qua thời kì khủng hoảng để bước vàogiai đoạn phát triển mạnh mẽ và ngày càng vững chắc Kế tiếp phải nhắc đến mộtsự kiện tác động trực tiếp đến đời sống văn học Đó là cuộc gặp của Tổng Bí thưNguyễn Văn Linh với đại diện giới văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987 để triển khainghị quyết 05 của Bộ chính trị Tất cả cho ta thấy một cuộc lột xác lớn lao trongđời sống dân tộc ta Mọi phương diện xã hội từ chính trị, kinh tế, văn hóa đềuphải tuân theo nhịp vận động mới của thời cuộc Người nghệ sĩ vì vậy cũng cầnthay đổi cách thức sáng tạo cũng như mở rộng biên độ tư duy nghệ thuật nhằmchuyển tải thành công những biến chuyển mới mẻ của đời sống xã hội.

Bên cạnh đó, sự thay đổi quan niệm sáng tác từ hướng ngoại chuyển sanghướng nội, văn học thời kỳ này đề cập mạnh mẽ đến sự cách tân và hiện đại hóa,thể hiện rầm rộ và mạnh mẽ dưới nhiều hình thức biểu hiện đa dạng phong phú từnội dung đến hình thức Đó chính là sự thoát khỏi những quan niệm thẩm mỹ và tưtưởng nghệ thuật thời trước 1975 để hòa nhập vào quỹ đạo văn học thế giới

Với một lực lượng sáng tác hùng hậu, thơ ca có sự bùng nổ về số lượng và sựđa sắc đa diện: mở rộng biên độ phản ánh (Có thể nói không có một địa hạt nàocủa đời sống là vùng cấm của thơ ca Thơ đã tìm đến nhiều ngõ ngách của cuộcsống và con người, cả bề nổi và bề chìm, bề sâu và bề xa, cả cao siêu và trần thế,tâm hồn và xác thịt, từ hiện thực xã hội đến đời sống tâm linh, từ khát vọng, lýtưởng, bổn phận đến những tình cảm riêng tư nhỏ bé, những khao khát bản năng);tính chất đa khuynh hướng (phân chia thành nhiều dòng, nhiều hướng thơ: thơ“dòng chữ”, thơ “dòng nghĩa”, thơ “âm bồi”, thơ “vụt hiện”, thơ đồ hình, thơ“Dơ”, thơ “Rác”, thơ Tân hình thức, thơ tình dục ); sự đa dạng về thi pháp (hiệnđại chủ nghĩa, Tân hình thức, hậu hiện đại)

Trong hoàn cảnh đó, có thể thấy Văn Công Hùng đã nắm bắt được những vậnđộng còn rất nhỏ mà tinh vi của đời sống văn học, hòa mình vào dòng chảy sôinổi, táo bạo, lạ lùng của một thời thơ mới Vì thế, nhà thơ đã khẳng định đượcphong cách, giọng thơ riêng của mình, góp phần cùng những nhà thơ khác tạo nên

Trang 19

một diện mạo mới cho thơ ca Việt Nam giai đoạn sau 1986.Trên con đường sáng tạo nghệ thuật, nhà thơ đã tìm cho mình một lối điriêng Ông cố gắng vứt bỏ những “phụ tùng” không cần thiết và tìm cách thănghoa trong cảm xúc Vì vậy, thơ ông dễ ghim vào lòng bạn đọc Ông là một trong sốnhững thi sĩ đích thực, lấy ngọn đèn và trang giấy trắng làm lý do tồn tại trên đời.Nhà thơ đã có một cuộc hành trình sáng tạo không ngừng nghỉ Ông vẫn làm việc,vẫn suy nghĩ, vẫn giữ được sức trẻ cho ngòi bút của mình Những đóng góp củaVăn Công Hùng đối với nền thi ca dân tộc là không nhỏ Nhà thơ đã tạo cho mìnhmột chỗ đứng trong làng thơ Việt Nam hiện đại Có được thành tựu đó, bởi chínhông đã xác lập cho mình một quan niệm đúng đắn về sứ mệnh của thi ca và vai tròcủa thi sĩ Ông đã khẳng định mình với một phong cách thơ độc đáo, mang đậmchất suy tưởng, triết lí.

1.1.2 Nền tảng quê hương, gia đình và đặc điểm con người nhà thơ

Nền tảng quê hương, gia đình là cội nguồn hình thành cá tính và là mầmmống của sự phát triển tài năng Đó là lớp văn hóa nền xác lập nơi nhà văn nhữngcảm thức đầu tiên và lâu bền về thế giới nghệ thuật, góp phần khơi dậy thiênhướng nghệ thuật cho nhà văn đồng thời cũng giúp nhà văn rèn giũa, tôi luyện, bổsung xúc cảm và trí tuệ Nhờ vậy phong cách nghệ thuật của họ được định hình vàphát triển

Nhà thơ Văn Công Hùng sinh ngày 19 tháng 5 năm 1958, quê quán ĐiềnHoà, Phong Điền, Thừa Thiên - Huế Ông sinh ra và lớn lên, học phổ thông ởThanh Hoá Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Huế năm 1981, xung phong lên Gia Lai- Kon Tum công tác Từ Huế ra Thanh Hóa, trở về với Tây Nguyên là quãng đờilưu dấu nhiều kỉ niệm của nhà thơ Văn Công Hùng Xứ Huế ban cho ông vẻ đẹpcủa sự thâm trầm, huyền bí trong nét văn hóa cung đình Cả thời học sinh trải dàitrên những con đường đi về ở vùng đất Thanh Hóa làm nên một Văn Công Hùngcởi mở và tràn trề sức sống Bỏ lại thành phố Huế, khoác ba lô lên Pleiku giữangờm ngợp sắc vàng dã quỳ, hoà trong mờ mờ sương dáng phố đã làm cho nhàthơ Văn Công Hùng nguyện gắn bó cuộc đời mình với mảnh đất này Phố núi làvườn ươm cho thơ ông và để bây giờ cái tên Văn Công Hùng đã quen thuộc tronggiới văn nghệ sĩ và người yêu thơ Tây Nguyên đã ám vào Văn Công Hùng để thổlộ cái cốt cách nghệ sĩ phát sáng rất tiềm tàng

Trang 20

Quả vậy, Văn Công Hùng là một trong những nhà thơ trưởng thành và bắtđầu sự nghiệp thơ sau thập kỷ tám mươi ở Tây Nguyên Tây Nguyên là một vùngđất có bề dày lịch sử với nền văn hóa cổ xưa mang bản sắc độc đáo của đồng bàocác dân tộc, chủ yếu là Jrai và Ba Na thể hiện qua kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nhàmồ, qua lễ hội truyền thống, qua sử thi, qua y phục và nhạc cụ Các lễ hội đặc sắcở Gia Lai: lễ Pơ Thi (Bỏ Mả), lễ hội đâm trâu, múa xoang trang phục ngày hộiđược trang trí hoa văn nhiều màu sắc thần bí, các điệu múa dân gian và âm thanhvang vọng của các loại nhạc cụ riêng của từng dân tộc như tù và, đàn đá, cồngchiêng Đến Tây Nguyên là đến với những khu nhà mồ dân tộc với những bứctượng đủ loại và những nghi lễ còn rất hoang sơ với tôn giáo đa thần (Tô Tem) cònnhiều nét nguyên thủy Trong thơ Văn Công Hùng ta thường bắt gặp những cảnhvật, con người, sự việc diễn ra ở những vùng đất thân quen đó Nó vừa là kí ức,vừa là tiềm thức làm nên những hình tượng nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhâncủa nhà thơ.

Đến với thơ không chỉ là một cuộc gặp gỡ mà còn là duyên phận Mà đã làduyên phận thì thường gắn với hên - xui, may - rủi Nặng nợ với thơ, xấp ngửa

với chữ nghĩa, năm 1992, tập Bến đợi xuất hiện Văn Công Hùng đã khẳng định

được bản thân và hình thành cho mình một phong cách Với cảm quan nghệ thuậtsắc sảo cùng với chất trí tuệ đã làm nên một cái gì rất riêng của tác giả Ta thấy cóđiều gì nhẹ nhàng, giản dị mà sao cũng quá đỗi ưu tư, khắc khoải ở tập thơ này.Cái nét băn khoăn, lưỡng lự trong sự dồn đẩy, hối hả; cái sự phân vân, hoài nghitrong niềm nhiệt huyết đã làm nên chất thơ của ông Quả là một làn gió mới thổivào thi đàn

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống đam mê văn học nghệ thuật, VănCông Hùng hiển nhiên hoặc may mắn mang trong mình tâm hồn của một nghệ sĩ.Dù chưa phát tiết nhưng vẫn có phong vị của kẻ lãng du Cha ông là người đammê nghệ thuật dân gian Được biết ông là người học chữ Nho, đọc nhiều thơ chữHán và cũng đam mê làm thơ từ rất sớm Những câu thơ của ông được Văn CôngHùng đánh giá là mang đậm phong vị dân gian Văn Công Hùng may mắn thừahưởng từ cha và ông lối tư duy khúc chiết, mạch lạc Phải chăng điều này làm nên

Trang 21

tính triết luận trong tư duy thơ của ông Mẹ ông là người yêu thơ thời trung đại, bà

thuộc nhiều các câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Phạm Công - Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc ỉỉoa Nền tảng xuất thân như thế khiến Văn Công Hùng

tự nhận thấy mình yêu thơ và thích làm thơ cũng là lẽ tự nhiên, dễ hiểu Tất cả tạocho Văn Công Hùng những điều kiện thuận lợi để đến với thơ, suy nghĩ về thơ vàtạo dựng phong cách thơ cho riêng mình Điểm lại bước đường làm thơ của VănCông Hùng, ta thấy được con-người-thơ của ông Tiếp cận được với công chúng,thơ Văn Công Hùng nhận được phản hồi và nhà thơ nhanh chóng thấy được “nghềthơ còn lắm gian nan” khi ngòi bút của mình còn thiếu thiếu một cái gì vô cùngquan trọng Ông hiểu rằng, thơ không phải là sản phẩm của sự hời hợt, làm thơ làmột nghề đỏi hỏi sự suy tư nghiêm túc, thơ là tấm gương phản chiếu trí tuệ và tâmhồn Và đừng đùa giỡn với thơ Từ đây ông suy nghĩ thật sự nghiêm túc về thơ vàdần lựa chọn cho mình một lối đi Con đường thơ bắt đầu in dấu những bước châncòn nhiều lúng túng của kẻ dò đường Đi sao cho thỏa đam mê, đi sao để đam mêđến được cái nơi mà nó ngự trị, đi sao để đam mê đến được vinh quang

Tính cách làm nên số phận Tính cách cũng góp phần hình thành phong cách.Con người Văn Công Hùng có những nét tính cách đặc biệt giúp làm nên phongcách thơ của ông Là người thích phiêu lưu và có cá tính, ông đam mê sáng tạo Làngười điềm tĩnh và thông minh, Văn Công Hùng nhận ra mình đang đứng ở đâutrong cuộc đời cũng như trên thi đàn Là người chỉn chu và tinh tế, Văn CôngHùng khéo léo thay đổi cách nghĩ và cách làm thơ Là người giản dị và nhân hậu,Văn Công Hùng biết tạo ra vẻ đẹp thuần khiết nhưng sâu sắc cho thơ Là ngườinặng sâu tình cảm, Văn Công Hùng trở thành nhà thơ chân chính Con người VănCông Hùng đã làm nên khuôn mặt thơ Văn Công Hùng và qua thơ ông, ta nhận rakhuôn mặt tỏa sáng đó

1.3 Các chặng đường sáng tác thơ Văn Công Hùng

Ở phần này, chúng tôi sẽ khảo lược quá trình sáng tác thơ của Văn CôngHùng thông qua các tập thơ Đây là cái nhìn bước đầu để nhận diện sự phát triển

Trang 22

phong cách thơ ông.

Bến đợi là tập thơ đầu tiên của Văn Công Hùng Tập thơ ra mắt đã chiếm

được sự xúc động của người đọc Cảm xúc chung của tập thơ này là tâm sự củamột người nặng lòng với quê cũ, trầm ngâm về quê hương với một nỗi niềm đauđáu và với quê hương mới thì đã ám vào Văn Công Hùng để thổ lộ cái cốt cách

nghệ sĩ phát sáng rất tiềm tàng: “Gặp gỡ thường tạo nên những cảm hứng tức thì

choáng ngợp Biệt ly lại bàng hoàng trước bao kỷ niệm thân quen Cả hai trạng huống này đều là cái nguyên thủy để khởi lên hồn thơ vốn ẩn chứa ở mỗi người Hai trạng huống nên thơ ấy đều có ở Văn Công Hùng khi anh biệt xa quê hương Thừa Thiên Huế để đến với núi non Tây Nguyên hùng vĩ - quê hương mới của anh Thật may mắn cho một người làm thơ mà có cả hai quê có quê mới để thương có quê cũ để nhớ” (Nguyễn Trọng Tạo) [39, 02].

Hát rong là tập thơ đánh dấu sự góp mặt của một nhà thơ mang tên Văn

Công Hùng trên thi đàn Đến với tập thơ, đôc giả như đang được sống giữa cuộcđời, trải nghiệm cuộc đời qua từng câu chữ Mọi cung bậc của cảm xúc, thế giớimuôn màu của cuộc sống hiển hiện trong thơ ông sinh động Nếu ai đó cho rằngthơ ca chỉ là thứ làm cho tâm hồn con người thoát ly khỏi hiên thưc cuộc sống,đắm chìm trong những mơ mộng viển vông, bay bổng và lãng mạn trên đôi cánhthần tiên và sẽ thấy thất vọng khi đặt thơ đối sánh với cuộc đời, thì Văn CôngHùng lại cho rằng thơ chính là đời, cuộc đời sẽ giúp cho thi sĩ thăng hoa cảm xúcđể làm thơ

Đọc Hát rong, ta cảm được hơi thở và nhịp đập của một trái tim giàu men

say cuộc đời, đa tình với thơ ca Đó cũng chính là khúc hát rong mang đầy dấu ấncủa một trái tim nồng nàn nhựa sống Ở đó, ta cũng trông thấy một gương mặt rấthiền mà cũng đầy bụi trần - một gương mặt lắm men say dành cho cõi đời màcũng khắc khoải, hoài nghi và cô đơn giữa thế gian Nói chung càng đi sâu vào thế

giới Hát rong, người đọc càng khám phá thêm những miền tâm trạng mới, làm

phong phú thêm chất lượng tâm hồn người

Đến với Hoa tường vi trong mưa, thơ Văn Công Hùng bắt đầu có sự trăn trở,

vật vã với mình để tìm tòi, tránh con đường mòn, luôn luôn ý thức mình phải đổimới mình trong thơ Ở hai tập thơ trước, tứ thơ của ông có phần hơi khô thì sang

Trang 23

chặng thơ này nó đã có sự nung nấu, tứ và cảm xúc đã có sự hòa quyện tạo nên

những câu thơ sâu lắng làm rung động trái tim bạn đọc Đây “là một tập thơ đầy

đặn và bề thế những chặng đường của đi và về, của cảm và nghĩ, của mê đắm và tỉnh thức, của tiễn đưa và sum họp, của ký ức và dự cảm, của khoảnh khắc và muôn trùng, của bất chợt và vĩnh viễn ” (Nguyễn Thanh Mừng) [58, 38].

Hoa tường vi trong mưa là tập thơ của những ngày bình thường, của những

con người bình thường, cũng là của những điều bình thường trong cuộc sống.Những người, những việc thường ngày, giản dị đó được Văn Công Hùng soi chiếudưới lăng kính của sự đối nghịch để người đọc nhận ra rằng: chúng bình thườngnhưng cao quý Cảm giác về sự trầm tĩnh, lý trí, chiêm nghiệm xuất hiện nhiều ởcác trang thơ Tất cả những cái ngày thường đơn giản là thế nhưng để có được nónhiều khi con người ta phải đánh đổi thật nhiều, phải nỗ lực thật lớn, phải khátkhao thật mãnh liệt Đến tập thơ này, yếu tố triết luận trong thơ Văn Công Hùngdường như sâu sắc hơn cả Nhiều bài thơ đòi hỏi sự tập trung cao độ của ngườiđọc để nhận ra khuôn mặt thật, giấu kín tận sâu bên trong của cái hằng thường

Với Hoa tường vi trong mưa chúng ta cũng nhận diện rõ ràng hơn sự “tiết chế”

trong câu chữ của Văn Công Hùng.Cuộc sống con người luôn từng giờ, từng ngày đổi thay và để bắt nhịp vớicuộc sống ấy, thơ ca cũng phải luôn tìm tòi, đổi mới Thơ không thể mãi là sưnhàm chán cũ kỹ, sáo mòn đến vô cảm, nhà thơ cũng cần phải có tâm huyết, niềmđam mê khao khát cái mới, khao khát sư đổi thay, làm phong phú hơn cho thi đàncũng chính là làm phong phú thêm cho tâm hồn của con người thời đại Ta bắt gặp

một Văn Công Hùng hiện đại trong Gõ chiều vào bàn phím Ngôn ngữ của tập thơ

này mang đậm dấu ấn của “cuộc sống số” với những @, những email, những

enter.và ““mang lại cho người đọc một cảm giác muốn được khám phá ngôn ngữ

để đi đến tận cùng vẻ đẹp của văn chương” (Nguyễn Thị Anh Đào) [15].

Đối với Văn Công Hùng, thơ phải phản ánh được những cái đời thường của

cuộc sống: Những nhà thơ ở trong nhà tập thể/ con bao cấp tiếng cười/ vợ tem

phiếu cơm ăn và nước mắt (Tự bạch của một thời).

Nhiều lúc ông lặng lẽ đem bản thân mình ra làm đối tượng cho mình chiêmcảm, thổn thức cùng nỗi đau của bản thân, nhặt nhạnh từng mảnh mình rơi vãi

Trang 24

Ông không né tránh cái tôi thực của mình, tự tâm để nó bơi giữa dòng nướcngược, thoải mái thốt lên những điều đang dày vò nó với những cảm xúc lạ nhưngrất đỗi đời thường hay là những cảm xúc dồn nén, kìm kẹp giữa hai bờ trái tim

nóng hổi: Vũ trụ là mười hai mét vuông/ nhân loại là vợ con và bầy heo lai kinh

tế/ tính nhân văn suốt đời chê bia rằng đắng/ bản ngã chai lì nhưng khóc nếu heo đau.

Từ Bến đợi cho đến Gõ chiều vào bàn phím là một sự cách tân về nhận thức,

tư tưởng và thi pháp Không còn sự nhận đường hay dò đường mà là sự khẳngđịnh Khẳng định một con đường mới, một lối đi riêng để vào thế giới thơ giàumàu sắc và lắm chông gai Đặt trong hệ thống thơ đương thời, thơ Văn Công Hùngvượt lên bởi sự chững chạc, điềm đạm mà tinh tế Không đa ngôn mà “kiệm lời”,

không ào ạt mà “tiết chế”, không “duy cảm” mà “duy lý” , Văn Công Hùng tạo ra

một khuôn thước mới để nhìn nhận cái đẹp của thơ Lý thuyết về cách đọc thơ dầnthay đổi Biên độ nhận thức về thơ được nới rộng hơn Nó tạo ra những dư chấnmạnh mẽ và mới lạ trên thi đàn đang đòi “đổi mới”

Khát khao đổi mới cùng với đam mê sáng tạo đã thôi thúc nhà thơ tiếp tục

viết Đêm không màu Bằng cái tôi chiêm nghiệm, chất vấn, Văn Công Hùng độc

thoại trước hết với chính mình và hướng đến được cùng giãi bày với người đọcqua những ảnh hình của cuộc sống Bởi vậy, thơ ông đi vào lòng người nhẹ nhàngmà sâu lắng Nó như thuộc về bản năng của người nghệ sĩ có trái tim lớn, chứađựng nhiều tâm trạng, cảm xúc, nhà thơ phải phân thân thành nhiều người để bộclộ các sắc thái, tình cảm, niềm vui, nỗi buồn của càng nhiều số phận, càng hay

Không chịu dừng lại ở những cảm xúc bề ngoài, nhà thơ đi sâu vào đối tượngbên trong để khám phá, phát hiện bản chất của mỗi vấn đề Ông đã mở ra bướcchuyển về thi pháp, đưa thơ đến chất giọng triết lý sau vẻ hài hước nửa như đùanửa như thật của mình Tăng cường tính triết luận vào thơ đã tạo được nét riêngbiệt làm nên phong cách thơ Văn Công Hùng Ông cảm nhận được sự ngắn ngủicủa đời người trong dòng chảy không cùng của thời gian Sự sống con người ngỡra là thoáng chênh vênh, mơ hồ Cũng từ đó, nhà thơ ngộ được giới hạn của đời

người Đêm không màu đã thể hiện sự đằm thắm và độ chín của tác giả Chứng tỏ

ông đã đi qua sự bồng bột và sôi nổi của thời trai trẻ

Trang 25

Có thể nói yếu tố sáng tạo, đổi mới là một trong những yếu tố quyết định sựvong tồn của nghệ thuật Những nỗ lực cách tân, đổi mới của các nhà văn, nhà thơlà điều đáng trân trọng, đáng được ghi nhận Đó là ý hướng, khát khao của củanhững người thực sự muốn đưa văn chương Việt Nam bứt phá khỏi những vòngquay cũ kỹ, gia nhập vào nhịp sống văn chương hiện đại của thế giới Trong nỗ lựccách tân, đổi mới thơ Việt sau 1986, chúng ta đã chứng kiến một sự thay đổi hếtsức đa dạng, phong phú từ phong cách đến giọng điệu Với Văn Công Hùng, ôngtìm tòi để đổi mới song vẫn duy trì những yếu tố truyền thống trong thơ mình.

Đến với Lục bát Văn Công Hùng, ta nhận thấy rõ sự hòa quyện giữa truyền

thống và hiện đại đã tạo cho lục bát của ông một nét riêng, một sự phá cách “nỗi

lòng anh trải ra với thiên nhiên, với nắng trời tim tím Huế” “Bài thơ theo thể lục bát, nhịp điệu quen thuộc, có vài chỗ phá cách để tránh đơn điệu; có ngắt, xuống dòng, chỗ dừng (cesur), có đồng hiện, có hoài vãng, có hiện thực để tạo ra những phức điệu, phức cảm làm đẹp hồn thơ và hấp dẫn quá trình tiếp nhận thẩm mỹ của người đọc” [49, 181 - 182].

Phản ánh hiện thực là qui luật muôn đời của văn học nói chung và thi ca nói

riêng: “Thơ là sự biểu lộ ý nghĩa huyền bí của cuộc sống bằng tiếng nói của con

người thu về nhịp thuần túy nhất” (Stéphane Mallarme) Như vậy, biên độ phản

ánh hiện thực trong thơ đã được mở rộng đến vô cùng Và thơ đã trở thành tiếngnói mầu nhiệm của đời sống tâm hồn Thơ đã trở thành một thứ vũ trụ tâm linhkhông những của nhà thơ mà của cả người tiếp nhận Hiện thực phản ánh trong thơ

là một hiện thực đa phương, đa chiều Với tinh thần đó, Vòm trời khác ra đời đã

mang lại nhiều nét mới với chiều sâu nội dung tạo ra sự ấn tượng, khẳng định

những giá trị hiện hữu của thơ, đáng để người yêu thơ tìm đọc Với Vòm trời khác, Văn Công Hùng hiện lên như một “phù thủy” câu chữ khi ông mang đến sự

mới lạ cho thơ từ những chất liệu quen thuộc

Sau thành công của các tập thơ trước, năm 2016 tập Cầm nhau mà đi ra đời

đã gặt hái nhiều thành công và sự trân trọng Tập thơ vương vít nỗi buồn của conngười đã đi qua và quay đầu nhìn lại quãng đường đời khá dài của mình Nhiều lờicũng không nói được nhiều hơn những gì muốn nói Nhà thơ tiết kiệm tối đa ngônngữ Chỉ để sự khắc khoải dặt dìu, day dứt trên mỗi trang thơ được viết bằng ngônngữ thơ văn xuôi chắt lọc, giàu suy tưởng Những câu thơ đứt quãng, ngắt dòng

Trang 26

liên tục vừa là sự cách tân vừa giúp diễn tả nhịp điệu tâm hồn đầy trắc ẩn củangười đã đi đến kết cục của tình yêu nhưng vẫn còn nhiều khát khao trong lặng lẽ.

Với Cầm nhau mà đi, ta lại thấy một Văn Công Hùng có tâm hồn đa mang, trái

tim nhạy cảm, lối sống phóng khoáng, ông đã đi nhiều nơi, qua mọi vùng miền, đểrồi chắt lọc những điều mắt thấy, tai nghe thành những câu thơ đầy nhạc điệu,mang tính triết lý sâu sắc Lời thơ đã dẫn dắt người đọc về với cuộc sống của conngười trong cõi nhân thế Ở đó vui buồn lẫn lộn, thương nhớ đan xen, đó là nhữngcảm xúc của con người trong cuộc đời Sông có khúc, người có lúc, ai cũng cónhững khi khổ đau, vui sướng, ai cũng chất chứa trong tim những niềm thương nỗinhớ, những ngọt ngào đắng cay

Hoà mình vào dòng chảy của văn học Việt Nam, thơ ca sau 1975 có nhữngbước chuyển biến mạnh mẽ, bắt nhịp được đời sống văn học bằng việc nhận diệnđầy đủ bản chất của cuộc sống Thơ chú trọng đến con người cá nhân với cái tôiđời tư sâu thẳm, thơ cũng hướng đến những vấn đề bức thiết của cuộc sống, hướngđến những giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc Đây là một hành trình đi theo suốtnhững buồn vui của loài người Với một tinh thần tự tin tiếp nhận những luồng tưtưởng mới của thời hiện đại và tự tin sáng tạo trên nền tảng văn hoá phương Đôngtruyền thống, Văn Công Hùng đã đi vào cuộc hành trình văn học dân tộc đem theokhí cốt mới mẻ, tạo nên một bản lĩnh nghệ thuật vững vàng, một vị thế riêng trêncon đường hiện đại hoá thi ca

Đi sâu vào nghiên cứu thơ Văn Công Hùng, ta thấy ông không chỉ đem đếncho thơ một nguồn cảm hứng mới mẻ, hơn thế ông tạo ra được bước chuyển biếnmới bằng việc nhận diện sâu sắc bản chất cuộc sống Nhà thơ hướng ngòi bút vềnhững nỗ lực có tính dự báo, đào sâu, thăm dò hiện thực bằng cách nhìn biệnchứng Thơ là người thư ký trung thành của thời đại, là tấm gương phản chiếu thếgiới tâm hồn, có lẽ nhận thức rõ sứ mạng cao cả của thơ, nên ngòi bút tinh tế củaông đã hướng đến nhiều ngóc ngách của cuộc sống và phản ánh chân thực tài tìnhcuộc sống ấy bằng ngôn từ của trái tim và khối óc Ông cố gắng phát hiện nhữngcơ sở tồn tại khách quan của đời sống như không gian, thời gian và những giá trịvĩnh hằng khác như tình yêu, lẽ sống Nhà thơ đặt con người trong mối quan hệđa dạng của cuộc sống để cắt nghĩa mọi hiện tượng và tâm lý con người, đặc biệt

Trang 27

là con người đời tư - cá thể Từ đây, thơ ông nghiêng về phía hướng nội và đầychất triết lý Càng về sau, thơ Văn Công Hùng càng tăng cường các yếu tố hư ảo,tiềm thức và trực giác.

Phong cách nghệ thuật thơ Văn Công Hùng là sự tích hợp một cách nhuầnnhuyễn và sâu sắc giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và hiện đại Tư duythơ ông đã thể hiện sự phản ứng nhanh khi nắm bắt được cái mới nhưng luôn “bảothủ” trước những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc Đó là một tư duy tích hợp, đachiều cạnh, đã tìm được sự hài hoà thống nhất trong khối đa dạng và mâu thuẫn

Đối với nhà thơ, con đường sáng tạo thơ là cả một hành trình lao động thựcthụ Văn Công Hùng không ngừng tìm tòi, khám phá và sáng tạo, luôn ý thức đổimới trong thơ mình Sự luôn đổi mới thơ mình ở nhà thơ đem đến cho ông sự tincậy của bạn đọc Qua thơ, chúng ta có thể hiểu thêm, hiểu sâu hơn một điều mà cóthể nhà thơ đã gián tiếp nhắn gửi một cách âm thầm lặng lẽ qua những trang viết.Văn Công Hùng lặng lẽ làm nên những giá trị tinh thần đóng góp cho thi đànnhững tập thơ giá trị, những bài thơ sâu sắc, giàu triết lí, giàu trí tuệ và yêuthương Đó là sự lao động nghệ thuật nghiêm túc nên đã gặt hái nhiều thành côngvà sự trân trọng

Điểm qua các tập thơ, chúng ta có cái nhìn ban đầu về con đường hình thành,phát triển phong cách nghệ thuật thơ Văn Công Hùng Ở chương II và chương III,chúng tôi sẽ cố gắng đi cụ thể vào những nét phong cách đó

Chương 2PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ VĂN CÔNG HÙNG

• •

NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRIẾT LUẬN VỀ CÁI ĐẸP VÀ ĐỜI SỐNG

2.1 Cơ sở nghiên cứu

2.1.1 Về khái niệm triết luận

Thuật ngữ triết luận gắn với tính trí tuệ hay tính triết lý trong văn học nói

chung và trong thơ ca nói riêng xuất hiện từ rất sớm Trước hết nó được hiểu khigắn với khái niệm “thơ trữ tình triết học” của Block, Schiller, Bretch, Rilke,Baudelaire, Valéry, Claudel Hay khái niệm “trữ tình trí tuệ” của các nhà thơ

Đức Sau đó Arnauđốp bổ sung: “Vào thời cận đại, chúng ta ngày càng bắt gặp

Trang 28

nhiều hơn trong trữ tình những mô tip dắt dẫn ta vào vương quốc của các tư tưởng Như Ghugô nói, ở những chỗ lý tính thường không được thỏa mãn thì cảm xúc ngày càng khó khăn hơn trong việc tìm kiếm sự thỏa mãn, để tìm ra được khoái cảm trong một điều gì đó chúng ta nhất thiết phải suy nghĩ tạo ra một trong những nguyên nhân của tiến bộ đạo đức và thẩm mỹ” [02, 514] Đến đây chúng ta

có thể hiểu, tính triết luận sẽ có được khi: cảm xúc của nhà thơ thăng hoa trong lúc

suy nghĩ, phân tích, giải thích, biện luận những vấn đề hiện thực cụ thể mà nhà thơtrải qua Như vậy triết luận là một yếu tố để cấu thành nên văn bản văn học chứkhông phải là toàn bộ nội dung của văn học

“Triết” là triết lí, “luận” là bàn luận; “triết luận” có thể hiểu chung lại là triếtlí và bàn luận Thông thường nhà thơ triết lí và bàn luận về những vấn đề conngười và xã hội Chúng tôi hiểu thuật ngữ ở góc độ đơn giản này và cho rằng:Cảm hứng triết luận là hứng thú được tranh luận, biện giải khi bắt gặp những chấtliệu cuộc sống, những vấn đề nhân sinh và xã hội gần gũi với những chiêmnghiệm, suy tư lâu dài của nhà thơ, được nhà thơ sáng tạo thành các tứ thơ Nhưvậy, triết luận chính là chất lý trí, chất trí tuệ cao có giá trị nhận thức mới mẻ, sâusắc

Khi cảm hứng triết luận trở thành cảm hứng chủ đạo thì tác phẩm sẽ manghơi hướng của sự phân tích, biện giải và tính triết lí sẽ xuất hiện thường xuyên ởcác tác phẩm làm nên nét riêng của nhà thơ Đến đây, nhà thơ nào có vốn sống,vốn văn hóa, vốn triết học cao và biết vận dụng những vốn đó sáng tạo thì cảmhứng triết luận sẽ định hình tư duy triết luận độc đáo làm nên phong cách riêngcủa nhà thơ Những nhà thơ như vậy thường được gọi trân trọng là “nhà thơ trítuệ” hay “nhà thơ triết lý”

Với cách hiểu này, Văn Công Hùng là một nhà thơ như thế Ông đã biết kếthợp tình cảm và lý trí để xây dựng những nhân vật, tâm trạng, hình ảnh, bằngngôn ngữ, giọng điệu có tính triết lý nhưng vẫn đằm thắm, sâu sắc yếu tố trữ tình,lãng mạn Tính triết luận đã trở thành một trong những yếu tố mang tính thi pháptrong sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ Ở đó, ông chú trọng đến chất thơ và hìnhthức thích hợp để truyền tải thông điệp mang những tư tưởng, triết lý Từ đây, ônglôi kéo người đọc vừa phải rung động tâm hồn vừa phải vận động trí tuệ để cảmthụ và suy nghĩ một cách tự nguyện, say mê Ở chương này, chúng tôi sẽ tìm hiểu

Trang 29

yếu tố triết luận của Văn Công Hùng như một nét đẹp trong phong cách của ôngthông qua những suy nghĩ của ông về những vấn đề liên quan đến cái đẹp và đờisống.

2.1.2 Vấn đề cái đẹp và đời sống trong thơ Văn Công Hùng

Cái đẹp là phạm trù thẩm mỹ có vị trí cơ bản và trung tâm trong hệ thống cácphạm trù thể hiện đối tượng thẩm mỹ gồm cái đẹp, cái xấu, cái cao cả, cái thấphèn, cái bi, cái hài, cái hùng, Vị trí đó được bộc lộ trước hết ở chỗ: người ta có thểdùng các thuộc tính cơ bản của cái đẹp để xác định bản chất các phạm trù thẩm mỹkhác Bên cạnh đó, nó còn đặc biệt được bộc lộ trong hình thái biểu hiện cao nhấtcủa mối quan hệ thẩm mỹ là nghệ thuật Cái đẹp bao giờ cũng là mục tiêu hướngtới của nghệ thuật, của những nghệ sĩ chân chính Cái đẹp khách quan và tư tưởng,tình cảm đẹp bao giờ cũng là khát vọng biểu hiện của nghệ thuật chân chính xưanay

Trong cảm quan về cái đẹp và nghệ thuật như vậy, Văn Công Hùng đã khôngít lần thể hiện quan niệm của mình về cái đẹp thông qua việc triết luận ở các trangthơ Từ đây, chúng ta nhận ra được quan niệm thẩm mỹ nhân văn và sâu sắc củaông Chúng ta dễ dàng nhất trí với nhau rằng, dù có nhiều điều thay đổi nhưngcũng có những thứ tồn tại gần như là bất biến trong dòng chảy liên tục, bất ngờcủa đời sống (trong đó có đời sống văn học) Một trong những cái bất biến thuộcvề nguyên lý ấy là mối quan hệ không thể tách rời giữa văn chương và đời sốngcủa nhân dân và thời đại mình Đơn giản vì con người (trong mối quan hệ với xãhội) sinh ra văn chương là để thỏa mãn nhu cầu tinh thần của chính mình nên vănchương không thể ngoảnh mặt lại với con người và đời sống xã hội loài người Đólà con đường duy nhất để dẫn văn chương đến với đời sống và ngược lại, đời sốngđi vào trong văn chương

Sự hoàn thiện phong cách của Văn Công Hùng qua mỗi tập thơ một phần lànhờ những “cú hích” khách quan của thời đại, của đời sống con người và xã hộiViệt Nam những năm sau giải phóng Đồng thời, đời sống xã hội đi vào thơ VănCông Hùng nhẹ nhàng như hơi thở với sắc diện thâm trầm nhưng đa chiều, đadiện Văn Công Hùng làm mới mình bằng cách sử dụng yếu tố triết luận như mộtphương tiện nghệ thuật hữu hiệu để thể hiện những suy nghĩ, những trải nghiệmcủa bản thân về đời sống với muôn mặt thường ngày của nó Qua những thể hiện

Trang 30

ấy, chúng ta nhận ra Văn Công Hùng là một nhà thơ luôn mong muốn khám phásắc sảo đối với các góc cạnh của cuộc sống với cái nhìn sâu sắc và nhân văn.

2.2 Phong cách nghệ thuật thơ Văn Công Hùng nhìn từ góc độ triết Ạ

1 A _ Ar*-*

luận về cái đẹp

2.2.1 Triết luận về cái đẹp khách quan

Thế giới tự nhiên (với nghĩa khái quát nhất) dù thể hiện dưới hình thức, sựvật, hiện tượng, hệ thống vật chất cụ thể khác nhau thì nó luôn ở trong trạng tháivận động, biến đổi không ngừng; đồng thời nó tồn tại khách quan độc lập với ýthức của con người Chẳng hạn như: một bông hoa nở rực rỡ trong buổi ban maitinh khiết, hay một giọng nói dịu dàng cất lên giữa những tạp âm, tự bản thân nótrước hết đã là cái đẹp Còn đẹp như thế nào, đẹp đến mức độ nào, tại sao đẹp lạilà những vấn đề khác Ở đây, chúng tôi muốn nói đến thuộc tính tồn tại kháchquan, không hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người mà cái đẹptự nhiên nói chung và cái đẹp nghệ thuật nói riêng sở hữu Nói như nhà nghiên

cứu Lê Ngọc Trà trong Văn chương, thẩm mĩ và văn hóa thì: “Chúng ta không hề

khuếch đại mặt bản năng của nghệ thuật, Thừa nhận nó ở một mức độ nào đó chính là khẳng định vai trò của nhân tố khách quan trong sự đánh giá thẩm mĩ Cái đẹp không chỉ là sản phẩm của ý thức, chỉ tồn tại trong phán đoán thẩm mĩ của con người Cái đẹp có cơ sở khách quan trong những thuộc tính tự nhiên nào đó của bản thân sự vật” [79, 256 - 267] Văn Công Hùng triết luận về cái đẹp

khách quan với các hình thức tồn tại sau:

2.2.1.1 Cái đẹp là sự chắt lọc từ những trải nghiệm của cuộc sống

Văn Công Hùng vốn là con người có tâm hồn đa mang, trái tim nhạy cảm, lốisống phóng khoáng, ông đã đi nhiều nơi, qua nhiều vùng miền, để rồi chắt lọcnhững điều mắt thấy, tai nghe thành những câu thơ đầy nhạc điệu, mang tính triếtlý sâu sắc Ông thường dùng khả năng quan sát tinh tế của mình để nhận ra nhữngcái đẹp như thế Đó là chất nghệ sĩ toát ra từ hành động và suy nghĩ thoáng quatrong đầu, là tình người, tình đời hòa quyện và tan vào nhau trong sự khát khao,cháy bỏng

Kiếm tìm cái đẹp, trải nghiệm cái đẹp của Văn Công Hùng là nỗi khát thèmđược giao hoan cùng vũ trụ, đất trời Ông muốn mình là tất cả mọi vật để được trảilòng ra muôn nơi, được thấu hiểu những lẽ sâu kín từ cuộc sống mà mình đã đi

Trang 31

qua Giấu đằng sau những câu thơ kiệm lời, súc tích là những trải nghiệm về triếtlý cuộc đời, đan xen giữa chất trữ tình ngọt ngào, da diết là nét trầm tư của cái tôikhông ngừng chiêm nghiệm, kiếm tìm cái đẹp từ cuộc sống Tư duy thơ ông thoảsức bung phá, đào sâu vào những miền tâm tưởng trong cuộc sống để mở tung

cánh cửa tâm thức cho người đọc: có một mùa xuân ta chợt thấy mình giàu/ em vô

tư thả chiều vào cơn khát/ vẫn còn tin yêu vẫn còn câu hát/ vẫn quỳ vàng mê hoặc

gió cao nguyên (Có một mùa xuân ta chợt thấy mình giàu).

Cái đẹp được chắt lọc từ cuộc sống một cách đơn giản, tự nhiên, thuần khiếtmở ra để khép lại một suy nghiệm, một bài học đi đường mà nhà thơ dành cho mọingười:

Những cơn gió thổi từ phía cánh rừng ẩm ướt Nhắc ta nhớ những con đường thăm thẳm bàn chân Những cơn mưa, những vệt chân trời sáng tối Năm tháng vẹn nguyên, năm tháng chảy qua đời

(Gửi K'bang)

Văn Công Hùng cũng thường ngẫm nghĩ, triết luận về cái đẹp trong từng

bước đi của ông trên đường đời: Không phải cứ bên nhau là xa cách/ Nhiều khi

chưa gặp đã quen rồi (Cao Nguyên ngày tôi mới) Hai câu thơ rất giản dị, lời thơ

chân thành, mộc mạc, dễ đọc, dễ nhớ nhưng lại mang nhiều ý nghĩa Lời thơ đãdẫn dắt người đọc về với cuộc sống của con người trong cõi nhân thế Ở đó vuibuồn lẫn lộn, thương nhớ đan xen, đó là những cảm xúc của con người trong cuộcđời Sông có khúc, người có lúc, ai cũng có những khi khổ đau, vui sướng, ai cũngchất chứa trong tim những niềm thương nỗi nhớ, những ngọt ngào đắng cay.Nhưng cuộc đời con người là ngắn ngủi, chỉ cần một cái “chớp mắt” là mọi nỗiđau nhân tình thế thái đã trở thành dĩ vãng Vì thế con người được gặp nhau, quennhau, xa nhau, gần nhau trở thành những điều dường như không có khoảng cách

Với nhà thơ, từ sự dấn thân vào cuộc sống đến với những trang thơ là hai quátrình luôn luôn gắn bó và song hành cùng nhau Bởi lẽ, tác giả ham chơi, thíchphiêu lưu cùng trời đất, gió trăng nhưng chất đầy trong tim những mối suy tư, trăntrở, chiêm nghiệm về cuộc sống:

Cánh buồm ấy giờ xa rồi nón trắng không ai đội nữa

Trang 32

chỉ còn mùi rơm rạ vĩnh cửu với thời gian

(Hồi ức rơm rạ)

Tác giả dấn thân, nếm trải để rồi chọn lọc tất cả những cái đẹp từ cuộc sốngvà mượn thơ để tự giãi bày Qua thơ ông, độc giả thấy được nỗi ám ảnh quan hoàithường trực trong tâm hồn ông Hơn nữa, qua những lời thơ tưởng như là lời tâmtình, ông lại thể hiện những ngẫm nghĩ về cuộc đời :

Không thể hết những muộn phiền Không thể hết những nỗi đau Không thể sung sướng đến tận cùng Nước mắt đến tận cùng

(Và gió)

Ông đã quan sát, nhìn nhận từ hiện thực cuộc sống để từ đó đưa ra nhữngnhận định về con người và cuộc đời Nhà thơ thường hay suy ngẫm chiêm nghiệmvề con người và thời đại Là người từng trải nhà thơ đã chứng kiến bao sự kiện, đểrồi suy ngẫm về cuộc đời này:

cái miệng để nói trái tim để đau có những chức năng hình như đang đổi tìm một sự tử tế sao mà khó

dửng dưng mắt chớp qua ngày

(tự gặm)

Đến với thế giới thơ Văn Công Hùng, độc giả như đang được sống giữa cuộcđời, trải nghiệm cuộc đời qua từng câu chữ Mọi cung bậc của cảm xúc, thế giớimuôn màu của cuộc sống, con người ở khắp mọi miền Tổ quốc, hiển hiện trongthơ ông sinh động, mỗi người mang môt dáng hình, dáng vẻ Nhà thơ làm thơ là đểgiãi bày tâm trạng, để thăng hoa cảm xúc, do đó thơ ông khi nói về sự trải nghiệm

trong cuộc sống hiện đại khá sâu sắc và thấu đáo: Thời gian thành bó số/ Thời đại

tình yêu lục lọi check mail/ Chỉ một enter cả ngàn trái tim cùng hát/ Nỗi nhớ vèo

bay cuồn cuộn cáp quang (Cỏ ngày xưa).

Cõi thế gian chập chùng nhiều nước mắt và nụ cười mà nhà thơ đã trải qua,xét cho cùng đó là cuộc đời đan xen, hoà quyện giữa thế sự và cõi tâm tình củacon người Ở đó, con người và cảnh vật hòa vào nhau, duy trì nhau, tương tácnhau Qua đó, ta cũng trông thấy một gương mặt rất hiền mà cũng đầy bụi trần -

Trang 33

một gương mặt lắm men say dành cho cõi đời mà cũng khắc khoải, hoài nghi vàcô đơn giữa thế gian Con người mạnh mẽ nhờ những trải nghiệm bão tố của cuộcđời Chúng ta có niềm tin và lạc quan nhờ có tình yêu Con người trở nên khônkhéo và bản lĩnh một phần nhờ có những bước dấn thân vào cuộc sống để nhận ranhững điều nghiệt ngã trong cuộc sống:

nhân gian tưởng rộng nhường kia mà té ra nhỏ hẹp đi hoài vẫn có tiểu nhân

(Vợ)

Chất suy tư, triết luận ở con người này đã ngấm cả vào thơ, như men rượungấm dần vào máu Chúng ta đọc thơ Văn Công Hùng - chàng thi sĩ “hát rong” đểthấu hiểu với cõi lòng ông, cảm nhận được những trăn trở và khát vọng của ông vềtình yêu, nghệ thuật cũng như cuộc sống Qua đó để thấy chất phong trần ở nhàthơ không chỉ thể hiện trên gương mặt đăm chiêu, thấm nỗi buồn diệu vợi mà cònthể hiện qua hình ảnh thơ chắt lọc từ cuộc sống đầy dự cảm, chiêm nghiệm và triếtlý

Văn chương và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của nóchính là con người, mà phải là con người trong các mối quan hệ với thế giới xungquanh Vì thế, con người trở thành đối tượng miêu tả chủ yếu để văn học có mộtđiểm tựa nhìn ra thế giới bên ngoài Con người lịch sử, con người cá nhân, conngười xã hội là trọng tâm đánh giá các mối quan hệ Do đó, người nghệ sĩ phải đinhiều, hiểu nhiều, phải chọn những phương tiện để bộc lộ mọi mặt trong đời sốngcủa con người Dù ở góc độ, bình diện nào đi nữa, dù là niềm vui hay nỗi buồn, dùyêu đời hay yêu người thì cái đẹp trong thơ Văn Công Hùng chính là sự chắt lọcvà trải nghiệm cùng cuộc sống, là cái tôi thiết tha chia sẻ và đồng cảm với conngười, cuộc đời một cách tự nhiên, thoải mái mà không sáo rỗng và đồng bóng

2.2.1.2 Cái đẹp là cái gắn với những giá trị tinh thần cao quý trong cuộc sống

Giá trị tinh thần là phạm trù ý thức hệ rộng lớn của cộng đồng người mangtính tích lũy và truyền thống Giá trị tinh thần là nội dung cơ bản của văn hóa, tạonên các giá trị văn hóa cũng như tầm vóc văn hóa cho cộng đồng Ở đây, chúng tahiểu giá trị tinh thần ở mức độ đơn giản nhất là những gì tốt đẹp trong phẩm chấtcá nhân và cộng đồng Giá trị tinh thần, trước hết được Văn Công Hùng thể hiện ở

Trang 34

cái nhìn về đất nước qua hai góc nhìn về chiến tranh và hòa bình.Là người trải qua những thời khắc khốc liệt của chiến tranh, Văn Công Hùng

suy nghĩ và trân trọng vô cùng hai tiếng hòa bình: Thời nhỏ tôi đã mũ rơm đến

trường/ Đã nhiều lần hút chết/ Đã ngủ dưới hầm trốn trong hang, học dưới lòng

đất/ Để các con tôi gặm nhấm hòa bình (Tổ quốc của tôi) Càng thiết tha yêu Tổ

quốc bao nhiêu, ông càng cố lý giải ý nghĩa của tự do bấy nhiêu Văn Công Hùngđã nhiều lần suy nghĩ về giá trị của hai chữ hòa bình:

đất nước tôi đã có hàng núi xương sông máu đã có nhiều thế hệ lên đường

những người yêu Tổ quốc đến giọt máu cuối cùng đau đớn tận cùng khi Tổ quốc lâm nguy

(Tổ quốc của tôi)

Bằng ngòi bút triết luận, nhà thơ thể hiện sự trăn trở về ý nghĩa của từ hòabình và như vậy Văn Công Hùng càng trân trọng những người đã hi sinh vì haitiếng đó Ông triết luận về nỗi đau mà những cuộc chiến phi nghĩa để lại cho con

người quê hương: Mẹ đã chờ dằng dặc những đêm sâu/ cha đã thức mỏi mòn

trăng chếch tháng/ lá trầu xanh quả cau vời vợi nắng/ sao cứ im lìm mãi mãi

Trường Sơn (Nén hương này thắp lửa tìm nhau).

Hay:

Một cú Gạc Ma sáu tư mạng người thẳng băng đáy biển đến giờ những luênh loang xanh phẳng lặng nếu không người nhắc lại thì ai biết những oan hồn đang lang thang nơi đâu những vòng hoa có thể dịu đi cơn mắt chiều tưởng chừng yên tĩnh quê nhà xanh dâu quê nhà mẹ đợi nỗi đợi chờ phi thời gian

(Thẳng đứng)

Có thể rất nhiều người trong số họ không còn tuổi tên trên sử sách, có thể họđã chết bình thường, không chiến công hiển hách, có thể mai sau người ta dầnquên nhưng họ đã thành hạt cát dưới bàn chân thành miền đất chói ngời bên biểnsóng Đối với Văn Công Hùng, họ đã trở thành bất tử, sống mãi cùng đất trời,được lưu giữ như những giá trị tinh thần lớn lao của toàn dân tộc và được tác giảnâng thành biểu tượng của cái đẹp tinh thần quý giá

Yêu quê hương, đất nước cũng là một giá trị tinh thần được bồi đắp trongsuốt tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Tình yêu đất nước được Văn Công

Trang 35

Hùng thể hiện giản dị trong thơ Rời bỏ Huế mộng Huế mơ, nhà thơ đến với TâyNguyên và nơi đây trở thành quê hương thứ hai của ông Song ký ức về Huế vẫnvẹn nguyên trong tác giả, ông gặp lại Huế thương ngay trên Cao Nguyên đất đỏ

bazan này: Tóc em xanh trời Huế bốn mùa/ Cao nguyên gió nón em nghiêng đón

gió/ Áo thì trắng mà bazan thì đỏ/ Mắt học trò háo hức gặp dòng Hương (Gặp

Huế trên cao nguyên).

Dường như ký ức về Huế luôn là nỗi ám ảnh thường trực trong thơ Văn CôngHùng Ông viết về Huế bằng cảm xúc nhớ quê đến nao lòng và vì thế ấn tượng

Huế bùng cháy xuyên suốt thơ ông: Ta trở về nhặt những kỷ niệm xưa/ đêm mười

tám trong veo như áo trắng/ em còn nhớ một mối tình câm lặng/ thuở sông Hương

chỉ lặng lẽ bồng bềnh (Và ngày ấy sông Hương mười tám tuổi).

Nhà thơ thường hay cảm động trước sắc trời quê hương, yêu tha thiết những vùng đất đã đi qua và chưa bao giờ tới: Sơn La ngày tôi đến/ em như vừa mưa

qua/ phố non mềm và nắng/ ngơ ngác này ngác ngơ (Sơn La).

Trong mỗi chuyến đi thực tế đó ông lại ghi lại những cảm xúc, những dấu ấnqua những trang thơ của mình Ở thành phố Cảng, ngoài sự hoành tráng, dữ dội,

nhà thơ còn phát hiện nét dịu hiền, cần mẫn đầy ám ảnh: Hải Phòng vệt biển trần

tay vẫy/ những con cá ươn người trơn nhẫy đêm/ những cô bé vừa tự tin vừa

hoang mang vật vờ như song/ em - bỗng - chiều - biệt - tan (Hải Phòng).

Văn Công Hùng là chàng thi sĩ đa cảm Không chỉ nhớ người ở Huế mà ôngcòn nhớ người ở Đà Lạt, Nha Trang, Côn Đảo, Krông Pa Dường như, nơi nàonhà thơ dừng chân là nơi đó có bóng hình của em Như vậy, hình tượng em đâuphải chỉ là bóng dáng thực của một giai nhân mà còn là nàng thơ của thi sĩ Em trởthành nỗi niềm để nhà thơ bày tỏ tấm lòng của mình trước những vẻ đẹp của đất

nước, của từng vùng miền: tôi với em với sông Hương/ với bông lựu đỏ với vương

vấn chiều/ với nhành cỏ tím phiêu diêu/ với mây thành nội với điều vu vơ/ với mùa

phượng cháy tình cờ/ mùa thu như thể nắng vừa trôi qua (Mùa thu như thể nắng

vừa trôi qua).

Trang 36

em trở thành đau đáu của đời tôi

(Có một Kom Tum trong cõi nhớ)

Nơi nào trên dải đất hình chữ “S” cũng là nơi gắn bó thân thiết với ông nên

ông hay làm thơ về các địa danh như là để lưu dấu một kỉ niệm, một cái tên (Ta về

Đà Lạt, Đêm KrôngPa, Lục bát côn Đảo, Một thoáng làng sen, Ghi ở Nha Trang, Chiều nay Đà Lạt, về Tuy Hòa thăm bạn ).Thơ Văn Công Hùng luôn in dấu

những nẻo đường ông đã đi qua Chỉ cần trông vào tên bài, người ta cũng có thểthấy được ông đã đặt chân ở đâu Chỉ những đến và đi, chia tay và gặp gỡ nhưngđều để lại cho ông những cảm xúc riêng khó diễn tả

Nhớ về những gì đã qua, những người đã khuất dường như là thói quen củanhà thơ Với người Việt đó là một biểu hiện của giá trị tinh thần, một nét đẹp vănhóa Cái tôi nhỏ bé của tác giả khi đối diện với hiện thực cuộc sống đã thấm thíachiêm nghiệm:

mẹ mất rồi mới thấy mình già không còn nơi để dựa

những buổi chiều hoang hoải ngóng vào đâu vào đâu giờ con thấm nghĩa mồ côi con đã non sáu chục

những buổi chiều ân hận chân trời mướt mải cát bay.

(Chân trời mẹ)

Tác giả thương nhớ mẹ, đặc biệt khi “mẹ sẽ có một giấc mơ đẹp và dài”, khi mẹ sắp “về với ba, ba đợi lâu rồi” thì mọi ký ức về mẹ hiện lên trong tâm trí nhà thơ thật cảm động biết bao: ta lớn lên thì mẹ bé lại/ vòng vọng những buổi chiều

tựa cửa chờ con/ cả hai đứa con trai ngun ngút lớn/ một thời mơ cơm trắng thịt

kho (Mẹ).

Vẫn chung một mạch nguồn cảm xúc ấy, nhà thơ lại khắc khoải một nỗi niềm

với ba: nén hương thắc thỏm nhạt nhòa/ con châm lửa thắp khói và cát bay/ nửa

đời ngang dọc lắt lay/ chiều nay run rẩy cuối ngày đầu năm/ bàn tay xoắn nỗi

lặng thầm/ cuối đầu chớp một xa xăm kiếp người (Trước mộ ba chiều ba mươi).

Tình yêu là cái đẹp mang giá trị tinh thần to lớn, nó đòi hỏi người trong cuộc

Trang 37

phải có những phẩm chất cơ bản để biết nhận diện và nuôi dưỡng nó Tác giả tựthắp sáng niềm tin trong tâm tưởng mình, ông đã nhận ra bến đỗ của trái tim mình

là vợ, để đi đến triết luận: Có những lúc trốn xô bồ anh về tựa vào em/ như con

tàu viễn dương thả neo bám vào đất mẹ/ cuộc đời lặng thầm, cuộc đời gào thét/

trở về bên em ta trở lại chính mình (Vợ).

Những giá trị tinh thần làm nên cái đẹp cho người và cho đời vốn đã rất đángquý Khi được Văn Công Hùng đưa vào thơ với một chút suy tư, triết lý chúngcàng trở nên sâu sắc hơn, giá trị của chúng trở nên sâu sắc hơn

2.2.2 Triết luận về vẻ đẹp của thiên chức nghệ sĩ

Bên cạnh việc phát hiện những nét đẹp có tính khách quan, Văn Công Hùngcũng thường nhận ra và bàn luận về những thiên chức của người nghệ sĩ Đó lànhững cái thuộc về bản năng trời phú riêng cho giới làm nghệ thuật Nhà thơ luậnvề nó khá sắc sảo

2.2.2.1 Nghệ sĩ là người luôn trắc ẩn, chất vấn bản thân và cuộc đời

Trong hành trình nhận thức hướng đến cuộc sống - con người, nhà thơ bộc lộmột tâm thức nhiều trăn trở Nó sinh động, ngẫu nhiên như một lời tự thú trướcbản thân trước cuộc đời Nghệ sĩ là người luôn để tâm hồn mình bị lay động.Nhưng hơn nữa nghệ sĩ còn tự thôi thúc mình hãy đi tìm những rung động, nhất làtrước những gì mong manh, bé nhỏ, khó nhận biết trong đời Ở đây, chúng tôimuốn nói đến tính chủ động đi tìm cái đẹp của người nghệ sĩ Vì chủ động tìmkiếm những rung động nên tâm hồn nghệ sĩ vốn không yên lại thêm nhiều lầnkhông yên, thêm nhiều lần trắc ẩn

Nhà thơ khẳng định dứt khoát: Vẫn phải tin vào những giọt nước mắt/ Dù

không còn gì để khóc với nhau (Vẫn phải tin vào những giọt nước mắt).

Có lúc tác giả lại đi đến bộc bạch: Những nhà thơ suốt đời mơ mộng / Kẻ

rót lửa vào thơ, người rót thơ vào lửa/ Chỉ nỗi buồn cứ mãi chung nhau (tự bạch

của một thời).

Đến cách diễn đạt bất ngờ, thú vị: Thơ cho đời cho bạn cho tôi/ có chút đắng

khé lòng nổi trôi thân phận/ có tí ti ngọt ngào nụ hôn tình ái/ có vầng trăng bạc

phếch ở trên đầu (Thơ trong chiếu rượu).

Những câu thơ như thế, nếu liên kết lại sẽ thấy được tâm thức thi ca của Văn

Công Hùng “Đó phải chăng là sự vắt cạn sinh lực trong từng niềm vui, nỗi buồn

Trang 38

của nhân gian mới mong góp nhặt đem về cho thơ những gì đồng nghĩa với lửa, với nỗi khắc khoải đê mê trong đau đáu phận mình, phận đời? Và như thế thơ mới trở thành có ích ” [28].

Bằng cái tôi chiêm nghiệm, chất vấn, Văn Công Hùng độc thoại trước hết vớichính mình và hướng đến được cùng giãi bày với người đọc qua những ảnh hìnhcủa cuộc sống Bởi vậy, thơ ông đi vào lòng người nhẹ nhàng mà sâu lắng Nó nhưthuộc về bản năng của người nghệ sĩ có trái tim lớn, chứa đựng nhiều tâm trạng,cảm xúc, nhà thơ phải phân thân thành nhiều người để bộc lộ các sắc thái, tìnhcảm, niềm vui, nỗi buồn của nhiều số phận:

có những lúc ta là ta xa lạ ta như là phiên bản của ta thôi ấy là lúc soi vào ảo ảnh

thấy ta là ai của ngày xưa

(Có những lúc)

Nhiều lúc nhà thơ lặng lẽ đem bản thân mình ra làm đối tượng cho mìnhchiêm cảm, thổn thức cùng nỗi đau của bản thân, nhặt nhạnh từng mảnh mình rơivãi, từ đó ông chất vấn cuộc đời Ông không né tránh cái tôi thực của mình, tự tâmđể nó bơi giữa dòng nước ngược, thoải mái thốt lên những điều đang dày vò nóvới những cảm xúc lạ hay là những cảm xúc dồn nén, kìm kẹp trái tim nhà thơ.Với Văn Công Hùng, trạng thái tình cảm đó được dồn nén vào từng câu chữ, quytụ được triết luận về cuộc sống mà nhà thơ gửi gắm:

những con chữ xếp hàng chạy trốn gã tiều phu ngơ ngác cửa rừng chân trời muộn quả sim già chát ôi trời nào xanh mắt đa đoan

(luận đề chữ)

Những triết lý này có sức khái quát khá cao Nó chính là sự thật ở đời mà đôikhi người thường chúng ta dễ dàng bỏ qua hoặc nhận ra nhưng không nói đượcthành lời và chẳng để ý mấy Văn Công Hùng còn có những vần thơ gửi cuộc đời,gửi con người:

đã rằng người ở miền đêm

Trang 39

như con sóng trắng vỗ mềm nỗi đau đời là một trắng bông lau

gió mạnh thì nát, gió nhàu thì xơ

(Thả gió vào chùa)

Và rồi, ông nghiệm ra, thơ vẫn là những gì lắng lại sau tất cả, dù vinh hoaphú quý hay những bức bối thường nhật của cuộc đời Văn Công Hùng đi đến triếtluận nỗi buồn rồi sẽ qua, niềm vui rồi sẽ đến:

Thì ra cuộc đời Không thôi xáo trộn Tưởng gặp niềm vui Nỗi buồn lại tới Và khi không đợi Niềm vui lại về

(Không đề)

Cuộc đời không chỉ có trật tự Cuộc đời còn đầy rẫy những biến động đến bấtngờ Nỗi buồn, niềm vui có khi vụt đến khiến ta bất ngờ không sao hiểu được Vàđó là cái bí ẩn của cuộc đời, là cái thú vị của cuộc đời

Tăng cường tính triết luận vào thơ đã tạo được nét riêng biệt làm nên phongcách thơ Văn Công Hùng Nhà thơ cảm nhận được sự ngắn ngủi của đời ngườitrong dòng chảy không cùng của thời gian Sự sống con người ngỡ ra là thoángchênh vênh, mơ hồ Cũng từ đó, nhà thơ ngộ được giới hạn của đời người Đọc thơông, ta nghe trong đó thời gian lưu chuyển có cả niềm tiếc nhớ cái đã qua:

cứ tưởng chỉ còn mười ba năm tro bụi nụ hôn xưa

mãi mãi là dĩ vãng trong ngọt ngào chua xót của cuộc đời

(dĩ vãng)

Không chỉ triết lý về “dĩ vãng”, tác giả đầy khắc khoải khi đặt giá trị niềm tin

trước đời sống Làm thế nào để đủ niềm tin? Là câu hỏi trở đi trở lại, ông loayhoay đi tìm lời giải Bước vào bức tranh xã hội muôn màu trong thơ ông, ta thấycái tôi thế sự rát bỏng ước vọng, niềm tin nhưng nhiều nỗi boăn khoăn muốn đi

tìm lời đáp: Sẽ đi về đâu hàng chục nghìn linh hồn vô tội/ những cặp đang yêu

Trang 40

nhau/ những đôi vợ chồng đang ngủ/ những cuộc làm tình dang dở/ những thiếu nữ tròn căng ánh sáng/ những đứa bé lẫm chẫm tới trường / tất cả đang chung

một chiếc cầu mỏng mảnh/ thiên đường đấy ư? (Viết cho bóng tối).

Đọc thơ Văn Công Hùng ta thấy, những điều nhỏ bé tầm thường nhất trongcuộc sống cũng được ông viết thành thơ, khái quát thành một triết lý, qua đó bàytỏ quan điểm của người cầm bút Đó là trạng thái chông chênh, nhức nhối của nhàthơ về niềm tin khi đứng trước các giá trị chuẩn mực bị “đổ ngã” hay vẫn chưađược xác tín khi con người chưa thích ứng với đời sống cơ chế mới của cuộc sốnghiện đại:

giá mà nói được đói

giá mà kêu được đau

giá mà cựa được nặng

con chuồn chuồn xệ cánh đám cỏ non mịt mù rối tấm phơ hoa dâm bụt vòi vòi

mình kêu lên mình kêu lên mình kêu lên

(Vô ngôn)

Nhà thơ để những cảnh tượng thường ngày len lỏi vào cuộc sống của nhữngngười nghệ sĩ để người đọc nhận ra những trớ trêu, ngược ngạo không thể nàotránh được ở trong đời Chỉ kể ra vậy thôi, nhưng chúng ta hiểu sự day dứt, xótlòng của một người thường trực gắn bó với đời Càng nghĩ về sự ưu tư của VănCông Hùng, chúng tôi càng thấy ông sao đa mang thế Những âu đó là mối bậntâm thường trực, cái nết của một đời người, khó mà sống cho khác được Huốngchi đó là những ưu tư nặng nợ và hữu ích với đời

Mặc dù tự chiêm nghiệm về bản thân, phô diễn mọi góc khuất của cái tôi bảnthể, song cái tôi trữ tình trong thơ Văn Công Hùng rất tinh tế, nhạy cảm, tha thiếtniềm lạc quan tin tưởng cuộc đời Thơ ông hé lộ cho độc giả thấy một mầm sốngrất mạnh mẽ đang trỗi dậy, hướng đến tình yêu, tình đời và tình người Mầm sống

Ngày đăng: 16/08/2021, 11:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w