1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tài liệu Báo cáo thực hiện điều tra hiện trạng khai thác tài nguyên nước năm 2009 - Huyện Cái Bè pptx

3 807 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 49 KB

Nội dung

UBND HUYỆN CÁI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG TN&MT Độc lập - Tự do- Hạnh phúc Số: /BC-TNMT Cai Lậy, ngày 31 tháng 7 năm 2009 BÁO CÁO Thực hiện kế hoạch điều tra hiện trạng khai thác tài nguyên nước năm 2009 Thực hiện thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường số 704/TB-STNMT ngày 22/4/2009 về việc triển khai kế hoạch điều tra hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Kế hoạch số 232/KH-STNMT ngày 19/12/2009 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tiền Giang về việc thực hiện kế hoạch điều tra hiện trạng khai thác nước tầng sâu dưới đất năm 2009. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cái phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện kế hoạch điều tra đạt được những kết quả như sau: 1. Mục đích, yêu cầu Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, thị trấn tiến hành điều tra hiện trạng các hoạt động liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất (tầng sâu) của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện nhằm tổng hợp tình hình khai thác tài nguyên nước dưới đất, từ đó đề ra biện pháp chấn chỉnh hoạt động khai thác tài nguyên nước có hiệu quả tiết kiệm và đúng quy định của pháp luật. 2. Kết quả đạt được : Kết quả điều tra được các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất tầng sâu trên địa bàn huyện như sau: - Tổng số giếng khoang trên địa bàn huyện là 190 giếng, trong đó : * Giếng sử dựng cho cấp nước sinh hoạt là 187 giếng. * Giếng sử dụng cho các tư nhân là: 55 giếng. * Giếng bị hư, không sử dụng là: 3 giếng. 3. Các điều kiện và tiêu chuẩn chất lượng nước : Nhìn chung trên địa bàn huyện Cái theo kết quả điều tra thì : - Về giấy phép: Trong số lượng 190 giếng khoan phục vụ cho cấp nước sinh hoạt phần lớn không có giấy phép thăm dò (86,3%), không giấy phép khai thác (78,5%). - Về kiểm tra chất lượng nước định kỳ: Các tổ chức cá nhân khai thác nướcthực hiện kiểm tra chất lượng mẫu nước định kỳ 6 tháng/ lần, tuy nhiên thực hiện không liên tục và không đồng bộ. - Về chất lượng lượng nước: theo các phiếu xét nghiệm thì đa số các giếng khoan trên địa bàn huyện đều đạt tiêu chuẩn, chỉ có một số ít các giếng có một số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép như: sắt, mangan, vi sinh, . - Về công suất cung cấp: có một số nơi đang thiếu nước cung cấp cho các hộ dân có nhu cầu. Lượng nước khai thác so với khối lượng sử dụng chênh lệch lớn do thất thoát nguồn. - Hầu hết các công trình cấp nước không có hệ thống lắng, lọc và khử trùng nước mà chỉ bơm nước trực tiếp lên đài rồi tải đến các hộ dân hoặc bơm trực tiếp đến người sử dụng. 4. Thuận lợi, khó khăn: a. Thuận lợi: Đã được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, hàng năm huyện được hỗ trợ và đầu tư một số các giếng khoan từ nguốn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia về cấp nước sinh hoạt nông thôn, đã hạn chế được một phần khó khăn về nước sạch cho nhân dân trên địa bàn huyện. b. Khó khăn: - Đa số các công trình cung cấp nước trên địa bàn các xã hoạt động theo mô hình Doanh nghiệp (65 giếng), nhưng chủ yếu vẫn là những Doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập, vì vậy khi hệ thống cung cấp nước có sự cố thì không có kinh phí cải tạo sửa chửa và nâng cấp. Bên cạnh đó các Doanh nghiệp này chưa quan tâm đến việc lập thủ tục thi công, khai thác đúng theo quy định của pháp luật. - Hầu hết các công trình cấp nước không có hệ thống lắng, lọc và khử trùng nước mà chỉ bơm nước trực tiếp lên đài rồi tải đến các hộ dân hoặc bơm trực tiếp đến người sử dụng nên chất lượng nước cấp chưa được đảm bảo. 5. Đề xuất, kiến nghị: - Lãnh đạo các ngành cấp trên cần quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư, cải tạo và nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt đối với các tổ hợp tác đang gặp khó khăn về nguồn nước sạch. - Cần có chủ trương mạnh hơn nữa để các trạm cấp nước lắp đặt thêm hệ thống xử lý như: lắng, lọc và khử trùng nước để đảm bảo chất lượng nước cấp nhằm bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. - UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí để trám lấp các giếng khoan bị hư, không sử dụng trên địa bàn để tránh việc thông tầng, gây ô nhiễm nguồn nước tầng sâu. - Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành y tế thực hiện tốt việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng nước định kỳ để kịp thời phản ánh chất lượng nước đang sử dụng để có biện pháp giải quyết, khắc phục. Trên đây là báo cáo kết quả điều tra hiện trạng khai thác nước dưới đất của Phòng tài nguyên và Môi trường huyện Cái Bè, đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường cùng với địa phương thực hiện. Rất mong lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các ngành tỉnh xem xét và có chỉ đạo cụ thể các công việc tiếp theo trong việc quản lý và sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện đúng quy định của pháp luật./. Nơi nhận: TRƯỞNG PHÒNG - Sở Tài nguyên và Môi trường; - TT.HU, UBND huyện (thay B/C); - Lưu: VT. . Thực hiện kế hoạch điều tra hiện trạng khai thác tài nguyên nước năm 2009 Thực hiện thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường số 704/TB-STNMT ngày 22/4 /2009. việc thực hiện kế hoạch điều tra hiện trạng khai thác nước tầng sâu dưới đất năm 2009. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cái Bè phối hợp với Sở Tài nguyên

Ngày đăng: 22/12/2013, 06:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w