Tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THAY THẾ PHÂN BÓN N HÓA HỌC BẰNG CHẾ PHÂM VI SINH pptx

25 628 1
Tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THAY THẾ PHÂN BÓN N HÓA HỌC BẰNG CHẾ PHÂM VI SINH pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 013/06VIE Thay thế phân bón N hóa học bằng chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ đậu tại Việt nam để tăng thu nhập cho nông dân và cải thiện môi trường MS3: BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Ngày 24 tháng 10 năm 2007 1 Điều tra nông dân và cán bộ khuyến nông và các đầu vào, bao gồm: 1. Thông tin về hiểu biết, kỹ năng, thái độ và thực hành của các nhóm mục tiêu về ảnh hưởng tiềm năng của chế phẩm vi sinh cố định đạm đến năng suất cây họ đậu và cung cấp N cho đất. 2. Thực hành hiện tại, kinh nghiệm về sử dụng chế phẩm, hạn chế và các lý do không sử dụng. 3. Chi tiết về sự sẵn có, sả n xuất và phân phối bởi các công ty tư nhân, đánh giá chất lượng sản phẩm và hệ thống quản lý chất lượng cho sản xuất và phân phối chế phẩm 4. Đánh giá hiệu quả các chủng sản xuất chế phẩm hiện tại, khả năng dự án này giải quyết để nâng cao hiệu quảphân tích các rủi ro bao gồm sự bền vững của chương trình sản xuất và sử d ụng chế phẩm vi sinh cố định đạm. Tóm tắt kết quả Phần 1 và 2: Ảnh hưởng tiềm năng của chế phẩm vi sinh cố định đạm và tình trạng hiện tại Điều tra 281 nông dân và 44 cán bộ khuyến nông ở các vùng và tỉnh của dự án trong thời gian 8 – 12/2007. Trong số 281 nông dân có 153 (54%) trồng lạc và 168 (60%) trồng đậu tương. Kết quả cho thấy nông dân: • Hiểu biết rất ít về ch ế phẩm vi sinh cố định đạm và nó dùng để làm gì (chỉ có 15% nông dân nghe nói về chế phẩm này và biết nó có tác dụng gì) • Không sử dụng chế phẩm vi sinh cố định đạm (99%) chủ yếu bởi họ không biết gì về chế phẩm này. Những nông dân có hiểu biết về nó nhưng không sử dụng nó bởi chế phẩm này không có bán trên thị trường. • Sẽ sử dụng nếu họ có thể mua chế ph ẩm (99%), điều này dựa vào sự tin tưởng kỹ thuật mới này sẽ mang lại lợi nhuận về năng suất và kinh tế (85% và 94%). Họ không quan tâm nhiều đến khả năng lợi ích môi trường mà chế phẩm mang lại (19%) • Nông dân hiện đang sử dụng phân bón N hóa học cho cây lạc và cây đậu tương (95%) ở liều bón trung bình 25–80 kg N/ha. Đối với cán bộ khuyến nông, mặc dù họ hiểu biết hơn về ch ế phẩm hơn nông dân (khỏang 70% đã nghe nói về chế phẩm và biết nó dùng để làm gì) nhưng hầu hết không dùng nó bởi chế phẩm này không có trên thị trường. Họ có ý định dử dụng chế phẩm (100% nếu chế phẩm sẵn có) và hiện tại họ cũng sử dụng phân N hóa học cho cây họ đậu với liều lượng tương tự nông dân. Phần 3 – sản xuất hiện tại, chấ t lượng và hệ thống bảo đảm chất lượng sản phẩm (QA) Tiềm năng sản xuất chế phẩm vi sinh cố định đạm tại Việt nam khỏang 15,000 túi mỗi năm. Sản xuất thực thì thấp hơn nhiều, chỉ khỏang 1,000–2,000 túi mỗi năm theo đặt 2 hàng. Số lượng sản xuất trước kia nhiều hơn, nghĩa là khoảng hơn 10 năm trước, chủ yếu tại IAS và CU. Như chúng tôi hiểu thì hiện nay không có sản xuất thương mại chế phẩm này. Chất lượng sản phẩm sản xuất bởi IAS, OPI và SFI đã được đánh giá trong 3 đợt trong năm 2007. Số lượng tế bào sống trong chế phẩm đã được xác định bằng phương pháp đếm trực tiếp số khuẩn lạc trên môi trường dinh dưỡng và bằng phương pháp nhiễm vào cây và xác định bằng số lượng có xác xuất lớn nhất (MPN). Với phương pháp trực tiếp số lượng rhizobia dao động trong khỏang <10 6 đến >10 9 . Số lượng xác định bằng MPN thì tương tự với phương pháp trực tiếp. Sự khác nhau về số lượng rhizobia trong các mẻ sản xuất khác nhau phụ thuộc vào phương cách sản xuất giữa các viện khác nhau và có nhiều khả năng là từ các nguồn than bùn khác nhau. Chất lượng không ổn định hiện tại, nghĩa là số lượng tế bào rhizobia sống và mức độ tạp nhiễm, chỉ ra rằng cải thiện s ản xuất vẫn cần phải đặt ra. Tuy nhiên, các số liệu từ thử nghiệm cũng đã chỉ ra chất lượng chế phẩm đã được cải thiện dần trong năm 2007. Qui trình đánh giá chất lượng sản phẩm tại OPI đã họat động rất tốt và, rõ ràng là đã có nền móng cho một chương trình QA chính qui ở Việt nam đi kèm với phát triển sản xuất dự kiến. Hiện tại chưa có tiêu chuẩn riêng cho chế phẩm vi sinh cố định đạm rhizobium tại Việt nam, mà có các tiêu chuẩn cho phân bón vi sinh vật cố định N nói chung (Tiêu chuẩn Quốc gia cho Phân bón Vi sinh cố định đạm – TCVN 6166-1996). Vấn đề được đặt ra là các tiêu chuẩn này có phù hợp cho chế phẩm rhizobium hay không hoặc là nó cần được thay đổi trong khuôn khổ của dự án này. Chúng tôi đưa đến kết luận là các thay đổi đối với Tiêu chuẩn Quốc gia cho Phân bón Vi sinh cố định đạm là c ần thiết để làm cho nó phản ánh tốt hơn cho chế phẩm rhizobium. Các thay đổi này dựa trên công nghệ sản xuất và các chỉ tiêu kỹ thuật, dụ chỉ tiêu số lượng tối thiểu tế bào rhizobium trong sản phẩm, ẩm độ của chất mang, chỉ tiêu độc tố, thử nghiệm độ thuần chủng của giống, thử nghiệm hiệu quả cố định đạm. Phần 4 – Hoạt tính c ủa Rhizobium và tiềm năng để cải thiện, và tính ổn định của sản xuất chế phẩm Các thí nghiệm đồng ruộng so sánh hoạt tính của các chủng của Úc CB 1809 cho đậu tương và NC 92 cho lạc và các chủng của Việt nam đã cho thấy các chủng của Úc có có hoạt tính cao hơn. Đánh giá hơn nữa về hoạt lực, khả năng sản xuất của các chủng sẽ tiếp tục thự c hiện trong thời gian còn lại của dự án và sẽ đưa ra các chủng phục vụ sản xuất thương mại. Phân tích rủi ro và tiềm năng tính ổn định của sản xuất thương mại cho thấy tính rủi ro thấp và tiềm năng lớn cho sự cải thiện. Dự án này sẽ tập trung vào tất cả yếu tố đầu vào nghĩa là lựa chọn chất mang than bùn/chất mang thích hợp, đóng gói, lên men nhân sinh khố i, kỹ thuật pha loãng cho sản xuất, và bảo quản và phân phối. Nông dân và cán bộ khuyến nông sẽ được thuyết phục về lợi nhuận khi áp dụng chế phẩm, sẽ hiểu biết về chế phẩm, cách sử dụng chế phẩm thông qua các trình diễn đồng ruộng, hội thảo đào tạo và cung cấp tài liệu khuyến nông. Cuối cùng chúng tôi dự tính có sự tham gia của công ty tư nhân trong sản xuất và thị trường v ới sự trợ giúp của các viện nghiên cứu nhà nước. 3 Phần 1 và 2. Điều tra nông dân và cán bộ khuyến nông tại các vùng trọng điểm về hiểu biết và tiềm năng sử dụng chế phẩm rhizobium cho lạc và đậu tương và nhận thức của họ về lợi ích kinh tế và môi trường. Giới thiệu Mục tiêu của điều tra này là xác định hiểu biết hiện tại và sử dụng chế phẩm rhizobium và sự quan tâm của nông dân và cán bộ khuyến nông trong việc sử dụng chế phẩm trong tương lai. Điều tra này được xây dựng ngắn và đơn giản nhưng cung cấp các thông tin then chốt mà có thể được dùng để đánh giá, so sánh với một điều tra tương tự khi kết thúc dự án. So sánh kết quả hai điều tra này sẽ biểu thị sự sản xuất chế phẩm và sự có mặt của nó trên thị trường có tăng hay không (mục tiêu 1 của dự án) và chương trình khuyến nông có hiệu quả hay không trong việc tăng sự chú ý và hiểu biết về chế phẩm (mục tiêu 2 của dự án) Phương pháp Điều tra này đã được thực hiện với nông dân và cả cán bộ khuyế n nông và kỹ thuật viên nông nghiệp, là các nhân viên có trách nhiệm cho việc mở rộng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tại các địa phương. Điều tra này bao gồm 9 câu hỏi (đính kèm mẫu bộ câu hỏi) 1. Anh/chị đã từng nghe nói về chế phẩm vi sinh cố định đạm rhizobium? 2. Anh/chị có hiểu là nó dùng để làm gì không? Đưa ra các chi tiết 3. Nếu có, ai cho anh/chi biết? 4. Anh/chị có sử dụng ch ế phẩm này cho canh tác lạc và đậu tương của mình? 5. Nếu không, tại sao? 6. Anh/chị có thể mua sản phẩm này trên thị trường? 7. Anh/chị sẽ sử dụng chế phẩm này nếu nó có trên thị trường? Đưa ra các lý do? 8. Anh/chi có sử dụng phân bón hóa học N cho lạc và đậu tương? 9. Nếu có, liều sử dụng là bao nhiêu? Các câu hỏi này được sắp xếp để cho các thông tin chi tiết về các tác dụng củ a chế phẩm (câu 2), nguồn thông tin chế phẩm (câu hỏi 3), lý do không dùng (câu hỏi 5) và khả năng sử dụng chế phẩm và các vấn đề quan trọng mà nông dân quan tâm khi sử dụng nó (câu 7 ) Trong câu hỏi 5, chúng tôi tìm kiếm để cho thấy lý do chính tại sao nông dân và cán bộ khuyến nông không dùng chế phẩm và do đó, có nhiều gợi ý với câu hỏi này (xem phần phụ lục 2). Kết quả cho thấy chỉ có hai lý do át hắn các lý do khác là nông dân không sử dụng chế phẩm bởi họ không biế t gì về chúng hoặc là chế phẩm không có trên thị trường. Câu hỏi số 7 được phân bố để xác định mối quan tâm của nông dân và đòi hỏi cho việc sử dụng chế phẩm trong tương lai đặc biệt liên quan đến lợi nhuận (sinh học, kinh tế và môi trường), kỹ thuật nhiễm, khuyến nông và các gợi ý khác. Các phản hồi của nông dân về câu hỏi 7 mô tả mối quan tâm nhiều sử dụng chế phẩm trong tương lai. Ở thời điểm kết thúc của dự án, nông dân và cán bộ khuyến nông liên 4 quan đến 39 thí nghiệm và 39 trình diễn đã được lên kế hoạch thực hiện cũng như các nông dân và cán bộ khuyến nông tham dự hội thảo đầu bờ và đào tạo sẽ cung cấp phản hồi điều tra dựa trên các kinh nghiệm của họ. Điều tra đã được thực hiện tại các vùng mục tiêu của dự án tại Việt nam (xem bảng dưới đây). Đó là tỉnh Sơ n La (vùng núi phía bắc), Nghệ An (ven biển miền bắc), Bình Định (duyên hải nam trung bộ), DakLak, DakNong (vùng cao miền trung), Bình Thuận và Tây Ninh (đất cao nam trung bộ), Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh (Đồng bằng sông Cửu long). Các điểm điều tra được chọn lựa sau khi thảo luận với cán bộ khuyến nông đối với vùng canh tác mở rộng của lạc và đậu tương tại mỗi tỉnh. Vùng Tỉnh Số nông dân Lạc Đậu tương Số CBKN Vùng núi phía bắc Sơn La 24 0 24 6 Ven biển miền bắc Nghệ An 24 24 0 4 Duyên hải nam trung bộ Bình Định 24 12 12 4 Cao nguyên miền trung Dak Lak 20 20 20 3 Dak Nong 20 20 20 0 Đông nam bộ Bình Thuận 25 25 0 6 Tây ninh 28 28 0 5 Đồng bằng sông Cửu long Đồng Tháp 41 0 41 5 An Giang 51 0 51 8 Trà Vinh 24 24 0 3 Tổng cộng 281 153 168 44 Nông dân tham gia vào điều tra này đã trồng lạc và đậu tương lâu đời và là những nông dân giỏi. Nông dân điều tra được giới thiệu bởi cán bộ khuyến nông địa phương. Trong số 281 nông dân, 153 (54%) trồng lạc và 168 (60%) trồng đậu tương. Kết quả Sau đây là tóm tắt các câu trả lời của điều tra. Bộ dữ liệu được trình bày trong phụ lục 2. Câu hỏi 1: Anh/chị đã từng nghe nói về chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ đậu? Kết quả cho thấy chỉ có 15% nông dân hiểu biết về chế phẩm so sánh với 69% cán bộ khuyến nông. Hầu hết tất cả nông dân này với hiểu biết về chế phẩm là từ Đồng bằng sông Cửu long, có thể đây là do ảnh hưởng của nhóm nghiên cứu rhizobium ở trường Đại học Cần Thơ. Điều gây ngạc nhiên là sự hiểu biết về chế phẩm trong cán bộ khuyến nông thay đổi giữa các vùng, từ 100% tại một số vùng (An Giang, Trà Vinh 5 tại Đồng bằng sông Cửu long) tới không ai biết (Nghệ An tại vùng ven biển miền bắc). Câu hỏi 2: Anh/chị có hiểu là nó dùng để làm gì không? Kết quả trả lời câu hỏi này cơ bản phản ánh câu hỏi 1, mà hầu hết nói rằng chế phẩmvi sinh vật, nốt rễ và làm tăng N cung cấp cho cây. Có một nông dân và 2 cán bộ khuyến nông mặc dù biết về chế phẩm nhưng họ lại không hiể u nó làm gì. Câu 3: Nếu có biết, ai nói cho anh/chị biết? Đối với nông dân nguồn thông tin chính là từ các viện nghiên cứu, hội thảo khuyến nông, trường học, gia đình và bạn bè Đối với cán bộ khuyến nông, thông tin chính là từ thí nghiệm của các viện nghiên cứu, hội thảo khuyến nông, báo chí và phát thanh. Câu hỏi 4: Anh/chị có sử dụng chế phẩm cho lạc hay đậu tương? Trả lời liên quan đến câu hỏi này thì rất rõ ràng. Chỉ có 3 nông dân trong số 281 nông dân trong đ iều tra này đã sử dụng chế phẩm và cũng chỉ có 5 cán bộ khuyến nông sử dụng nó. Măc dù không xác định một cách đặc biệt nhưng điều này đã cho giả định rằng cán bộ khuyến nông đã có canh tác cây họ đậu. Câu hỏi 5: Nếu không dùng thì tại sao? Trả lời câu hỏi này như sau: Trả lời % Nông dân % Cán bô khuyến nông Không biết về chúng 88 49 Không có để mua 11 51 Đối với nông dân, lý do họ không sử dụng chế phẩm cho cây lạc và đậu tương họ không biết gì về nó cả (câu 1 và 2). Trong trường hợp cán bộ khuyến nông, là nhóm hiểu biết tốt hơn về vấn đề này, thì lý do không sử dụng thì gần như là họ thiếu hiểu biết và không có chế phẩm trên thị trường. Hai lý do này gần như tương đương nhau Câu hỏi 6: Anh/chị có thể mua chế phẩm trên thị trườ ng? Kết quả cho thấy chế phẩm không có mặt trên thị trường ở các vùng điều tra. Không có ai trả lời rằng họ có thể mua sản phẩm này trên thị trường. Chúng tôi cho là một vài trả lời có áp dụng chế phẩm (câu hỏi 4) là có nguồn gốc từ các cơ quan nghiên cứu nhà nước dụ như trường Đại học Cần Thơ. Câu hỏi 7: Anh/chị sẽ sử dụng chế phẩm n ếu anh.chị có thể mua nó trên thị trường? Nông dân và cán bộ khuyến nông quan tâm rất nhiều đến việc áp dụng chế phẩm nếu nó có trên thị trường (chỉ có 3 nông dân trong số 281 nông dân được hỏi nói rằng họ sẽ không sử dụng). Áp dụng chế phẩm không nghi ngờ gì sẽ phụ thuộc vào lợi ích sinh học và kinh tế. Tuy nhiên, mức độ quan tâm cao như vậy cho thấy sản xuất chế phẩm thương mại tạ i Việt nam sẽ rất khả thi. 6 Trả lời của nông dân đối với các yếu tố họ quan tâm về lợi ích và sử dụng chế phẩm trong tương lai Mong đợi của nông dân về lợi ích của chế phẩm thì khác nhau giữa các vùng. Chỉ có 1% nông dân tại Vùng núi phía bắc mong đợi lợi ích môi trường trong khi đó tới 25% ở Miền đông Nam bộ (19% trung bình). Nông dân quan tâm về năng suất và lợi nhuận từ sự áp dụng (85% và 95%) bao gồm từ việc thay thế phân bón hóa h ọc đắt tiền bằng chế phẩm sinh học rẻ tiền, dẫn đến việc thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, ở tất cả các vùng, nông dân rất tỏ ra tin cậy vào chế phẩm nhiễm, rất thích được biết hơn nữa về chế phẩm, họ tin vào cơ sở của chế phẩm (có thểphản ánh sự tin cậy vào các cán bộ khuyến nông) và hầu như tất cả muốn áp dụng ch ế phẩm (99%). Họ mong muốn được tham gia các buổi trình diễn đồng ruộng, được cung cấp tài liệu khuyến nông như là các tờ rơi và mong có hệ thống phân phối tốt (nghĩa là chế phẩm dễ mua trên thị trường). Nông dân cũng cho biết họ cần được hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm. Trung bình, có 76% nông dân quan tâm đến kỹ thuật sử dụng (dễ sử dụng) đối với sự ch ấp nhận của công nghệ. Qua điều tra nông dân, đặc biệt nông dân Đồng bằng sông Cửu long, cho biết họ cũng rất quan tâm đến công nghệ tiên tiến/công nghệ mới, là một trong những lý do họ muốn áp dụng chế phẩm cố định đạm. Câu hỏi 8: Anh/Chị có sử dụng phân bón N cho cây đậu tương và lạc không? Phân bón N được sử dụng rộng rãi cho lạc và đậu tương tại Việt nam. 95% nông dân và 100% cán bộ khuyế n nông được hỏi sử dụng. Có điều thú vịphân bón N được dùng không phổ biến lắm ở cả hai vùng đất cao. Điều này có thể do khó khăn của việc cung cấp phân bón hoặc là giá phân bón cao hoặc là cả hai lý do ở các vùng cao này. Câu hỏi 9: Nếu có sử dụng phân bón N, liều lượng sử dụng thế nào? Trung bình liều lượng phân N sử dụng thay đổi từ 25 kgN/ha ở vùng núi phía bắc tới 80 kgN/ha ở vùng đồng bằng song Cử u long. Vùng Mức độ sử dụng (kg N/ha) Vùng núi phía bắc 25 Ven biển miền bắc 72 Duyên hải Nam Trung bộ 38 Cao nguyên Trung bộ 30 Đông Nam bộ 63 Đồng bằng song Cửu long 80 Kết luận Chúng tôi kết luận từ điều tra này là có sự quan tâm lớn của nông dân và cán bộ khuyến nông trong tương lai về việc áp dụng chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây lạc và đậu tương tại các vùng trọng điểm tại Việt nam hầu hết bởi các lý do kinh tế, lý do quan tâm và mong muốn áp dụng các kỹ thuật mới và tiên tiến. Sự không áp dụng chế phẩm này hiện nay phản ánh hi ểu biết nghèo nàn về chế phẩm, nó là gì, nó có tác dụng gì và sự vắng mặt của chế phẩm trên thị trường. Điều tra này chỉ ra rằng 7 chế phẩm sẽ được chấp nhận không khó khăn gì nếu chế phẩm sẵn có trên thị trường và dễ dàng sử dụng. Tăng sản xuất và cung cấp chế phẩm vi sinh cố định đạm chất lượng cao tại Việt nam, đi kèm với một chương trình khuyến nông hiệu quả, sẽ dẫn đến chế phẩm được chấp nhận cao. Đồng thời, chương trình khuyến nông c ần nhấm mạnh sự thay thế phân bón N đầu vào, mà là phần đầu tư quan trọng. Một sự kết hợp như vậy sẽ mang lại thu nhập cao hơn cho nông dân và giảm bớt sự nghèo khó trong nhiều vùng sản xuất nông nghiệp. Phụ lục 1 Phiếu điều tra 1. Thông tin chung Tỉnh : Huyện : Xã : Ngày điều tra: Tên người điều tra Tên nông dân/cán bộ khuyến nông 2. Câu hỏi: Câu hỏi 1: Anh/Chị có nghe nói về chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ đậu? Câu hỏi 2: Anh/Chị có biết chế phẩm này làm gì không? Nêu chi tiết Câu hỏi 3: nếu có biết, ai cho anh/chị biết các thông tin này? Câu hỏi 4: Anh/Chị có áp dụng chế phẩm này cho cây lạc và đậu tương? Câu hỏi 5: nếu không, tại sao? - Lợi ích + Lợi ích sinh h ọc Mất thu hoạch? Năng suất thấp so với bón phân N hóa học? + Lợi ích kinh tế: Vẫn sử dụng liều lượng phân bón N cao? Giá chế phẩm cao? Thu nhập thấp hơn? - Kỹ thuật nhiễm Không dễ sử dụng? Chi phí lao động them vào đáng kể khi áp dụng nhiễm? Thay đổi tập quán canh tác? Không dễ bảo quản chế phẩm? Gợi ý để cải thiện hơn nữa kỹ thuật nhiễm - Khuyến nông Không biết/biết rất ít về chế phẩm và cách sử dụng? Nông dân có được thuyết phục? Sản phẩm sẵn có? Không dễ mua? - Khác Câu hỏi 6: Anh/Chị có thể mua chế phẩm này trên thị trường? 8 Câu hỏi 7: Anh/Chị có sử dụng chế phẩm nếu sản phẩm này có trên thị trường?. Nếu vậy, đưa ra lý do - Lợi ích + Lợi ích sinh học Năng suất tăng? Năng suất duy trì so với áp dụng phân bón N hóa học? + lợi ích kinh tế Tiết kiệm phân bón N? Giá cả chê phẩm hợp lý? Tăng thu nhập? + Lợi ích môi trường Sản phẩm than thiện với môi trường - Kỹ thuật nhi ễm Tính khả thi của kỹ thuật/dễ dàng sử dụng? Chi phí công lao động thêm vào không đánh kể? Không làm thay đổi tập quán canh tác? Dễ dàng bảo quản? Gợi ý cho cải thiện hơn nữa kỹ thuật nhiễm - Khuyến nông Hiểu biết tốt về chế phẩm và cách sử dụng? Nông dân được thuyết phục? Dễ mua? - Khác Nông dân quan tâm đến kỹ thuật mới/tiến bộ? Khác Câu hỏi 8: Anh/Ch ị có áp dụng phân bón N hóa học cho cây lạc và đậu tương? Câu hỏi 9: nếu có, liều lượng bónbao nhiêu? 9 Điều tra câu hỏi 5 – Lý do nông dân không sử dụng chế phẩm 1. Mất thu hoạch 2. Năng suất thấp hơn so với bón phân N 3. Vẫn còn dùng nhiều phân N hóa học 4. Giá chế phẩm cao 5. Thu nhập thấp hơn 6. Sản phẩm thân thiết với môi trường 7. Tốn nhân công 8. Thay đổi tập quán trồng trọt 9. Khó bảo quản chế phẩm 10. Gợi ý để cải thiện hơn kỹ thuật nhiễm 11. Không biết/biết rất ít về chế phẩm và sử dụng 12. Nông dân không được thuyết phục 13. Không có sản phẩm 14. Khác Điều tra – Câu hỏi 5 – lý do CB Khuyến nông/CB nông nghiệp không dùng chế phẩm 1. Mất thu hoạch 2. Năng suất thấp hơn so với bón phân N 3. Vẫn còn dùng nhiều phân N hóa học 4. Giá chế phẩm cao 5. Thu nhập thấp hơn 6. Sản phẩm thân thiết với môi trường 7. Tốn nhân công 8. Thay đổi tập quán trồng trọt 9. Khó bảo quản chế phẩm 10. Gợi ý để cải thiện hơn kỹ thuật nhiễm 11. Không biết/biết rất ít về chế phẩm và sử dụng 12. Không được thuyết phục 13. Không có sản phẩm 14. Khác Điều tra nông dân – Câu hỏi 7 – Lợi ích và các vấn đề quan tâm về áp dụng chế phẩm trong tương lai 1. Tăng năng suất 2. Năng suất duy trì so với bón phân N hóa học 3. Tiết kiệm phân H hóa học 4. Giá chế phẩm phù hợp 5. Thu nhập cao hơn 6. Sản phẩm sinh học than thiện với môi trường 7. Kỹ thuật nhiễm thực thi/dễ dàng sử dụng 8. Công lao động them vào không đáng kể khi áp dụng nhiễm 9. Không thay đổi tập quán canh tác 10. Chế phẩm bảo quản dễ 11. Gợi ý để cải thiện hơn n ữa kỹ thuật nhiễm 12. Hiểu biết rõ về chế phẩm và cách sử dụng 13. Nông dân được thuyết phục 14. Dễ mua 15. Nông dân quan tâm đến kỹ thuật mới/tiên tiến 16. Khác 10 [...]... c n thiết ph n biệt ph n b n hữu cơ vi sinhchề phẩm vi sinh cố định N cho cây họ đậu: • Ph n b n hữu cơ vi sinh tại Vi t nam là ph n b n mà s n xuất sử dụng chất hữu cơ và vi sinh vật Các vi sinh vật n y có thể là các vi sinh vật ph n giải chất hữu cơ, các vi sinh vật PGP như là Azotobacter Phụ thuộc vào s n phẩm, các vi sinh vật dùng trong ph n b n n y rất khác nhau trong khi đó chế phẩm vi sinh. .. định đạm cho cây họ đậu lu n lu n là rhizobia • Công nghệ s n xuất ho n to n khác nhau Ph n hữu cơ vi sinh c n lượng l n chất hữu cơ (chủ yếu là than b n) được tính bằng đ n vị t n trong khi đó thì s n xuất chế phẩm vi sinh dùng lượng rất nhỏ chất mang Cho tới nay, chế phẩm vi sinh cố định N này sử dụng chất mang thanh trùng trong khi đó ph n b n hữu cơ vi sinh sử dụng chất hữu cơ không thanh trùng... ảnh hưởng đ n kết quả mà không đề cập đ n trong tiêu chu n này 5 Qui định về đóng gói, nh n, bảo qu n và hướng d n sử dụng - S n phẩm c n được đóng gói trong các vật liệu không ảnh hưởng đ n vi sinh vật, người, động vật, cây trồng và môi trường trong khi đó bảo đảm thời h n bảo qu n trước điều ki n bất lợi b n ngoài - Nh n mác phải tu n thủ: • T n nhà s n xuất • T n s n phẩm và t n khoa học của vi sinh. .. nghệ) ban hành tiêu chu n năm 1996 và n v n c n giá trị Bộ N ng nghiệp và Phát tri n Nông th n sau đó vào ngày 24 tháng 4 n m 2007 đã ban hành qui định về s n xuất, bu n b n và sử dụng ph n b n (36/2007/QĐ-BNN) Trong bộ tiêu chu n Ph n b n Vi sinh vật cố định nitơ có 5 ph n: 16 1 2 3 4 5 Định nghĩa Yêu cầu kỹ thuật Phương pháp xác định Báo cáo kết quả kiểm tra Yêu cầu về bao gói, nh n mác, bảo qu n và... hướng d n sử dụng 1 Định nghĩa Ph n b n Vi sinh vật cố định nitơ là các s n phẩm: • Chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống đã được tuy n ch n với mật độ đạt tiêu chu n hi n hành, có khả n ng cố định nitơ (sống tự do, hội sinh hoặc công sinh) cung cấp các hợp chất nitơ cho đất và cây trồng; tạo điều ki n nâng cao n ng suất và/hoặc chất lượng n ng s n, tăng độ màu mỡ của đất • Các chủng vi sinh vật n y... vật cố định N, không nhỏ h n - Ph n b n vi sinh vật cố định N phải có tác dụng tốt đối với đất và cây trồng Ph n b n vi sinh cố định N phải đạt các chỉ tiêu chất lượng ghi tr n nh n và phải được xác nh n tại phòng thí nghiệm được công nh n hoặc chỉ định - Độ an to n: phải được xác định và công nh n - Thời h n bảo qu n: không nhỏ h n 6 tháng - Hàm lượng các chất dinh dưỡng và ẩm độ phải được đăng ký tại... nhiễm, điều n y chứng tỏ có các rhizobia tự nhi n trong đất, nhiều khả n ng có số lượng l n h n ở Cò N i và Chiềng Ban h n Mường Chùm Khi nhiễm với chế phẩm, cây đậu tương s n xuất n t s n nhiều h n, trọng lượng n t s n cũng l n h n, đặc biệt tạiN i và Chiềng Ban Thí nghiệm đồng ruộng tại Chiềng Ban, S n La Nhiều n t s n hình thành tr n rễ cây (b n trái) và chỉ có ít n t s n khi không nhiễm (b n phải)... chu n đối với ph n b n vi sinh vật cố định đạm Câu hỏi đặt ra là những tiêu chu n cho vi sinh vật cố định đạm n y có phù hợp hay là chúng c n chỉnh sửa trong khu n khổ dự n này Tiêu chu n Ph n b n Vi sinh Cố định Nitơ – TCVN 6166-1996 – đã được bi n so n bởi Cục Tiêu chu n Kỹ thuật TCVN và Tổng cục Tiêu chu n – Đo lường – Chất lượng Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ)... thí nghiệm có nhiễm chế phẩm (trái) và lô áp dụng ph n b n N (phải) tạiN i tỉnh S n La 21 Ảnh hưởng của nhiễm chế phẩm đối với sinh khối và n ng suất được chỉ ra trong bảng 2 Hiệu quả rất rõ khi áp dụng nhiễm ở tại 3 điểm thí nghiệm với sinh khối tăng trung bình 23% so vói 17% khi b n ph n N Tương tự, nhiễm chế phẩm rhizobium n ng suất tăng trung bình 33% so với 24% tăng do b n ph n N Hiệu quả. .. hi n các vi sinh vật tạp nhiễm Chất lượng của chế phẩm trong điều tra n y rõ ràng ảnh hưởng bởi mức độ tạp nhiễm Ngu n gây nhiễm rất nhiều khả n ng là từ than b n bởi tất cả các mẫu của các mẻ s n xuất có cùng một kiểu nhiễm như nhau, gợi ý rằng quá trình khử trùng chất mang đã không hiệu quả Các nguy n nh n khác có thể là tính thu n chủng của các chủng s n xuất và điều ki n vệ sinh Trong nghiên . Bộ N ng nghiệp và Phát tri n Nông th n 013/06VIE Thay thế ph n b n N hóa học bằng chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ đậu tại Vi t nam để tăng thu nhập. Khuy n nông/CB n ng nghiệp không dùng chế phẩm 1. Mất thu hoạch 2. N ng suất thấp h n so với b n ph n N 3. V n c n dùng nhiều ph n N hóa học 4. Giá chế

Ngày đăng: 10/12/2013, 04:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan