Tài liệu Nam Định hướng tới một nền nông nghiệp giá trị cao docx

4 380 0
Tài liệu Nam Định hướng tới một nền nông nghiệp giá trị cao docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nam Định hướng tới một nền nông nghiệp giá trị cao Nguồn: nongnghiep.vn Được nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng II là một vinh dự lớn. Tổ chức lễ đón nhận huân chương, cũng chính là một dịp để chúng tôi nhìn lại mình sau 20 năm… Ông Hoàng Duy Khánh, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định, người nhiều lần dẫn tôi đến với những cánh đồng lúa, với những người nông dân của đất sông Vị non Gôi, đã cởi mở với tôi như vậy, nhân dịp rất trọng đại này của ngành mình. 20 năm, là tính từ thời điểm ngành NN&PTNT tỉnh Nam Định được tổ chức lại trên cơ sở sáp nhập hai ngành là Nông nghiệp và Lâm nghiệp, rồi tiếp theo lại tiếp nhận thêm Sở Thuỷ lợi, Ban kinh tế mới và mới đây nhất là năm 2008, nhận thêm Sở Thuỷ sản, trở thành một Sở lớn, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, liên quan trực tiếp đến sản xuất và đời sống của gần 80% dân số trong tỉnh. Thời đương chức giám đốc Sở, có lần ông Trần Đình Cao đã bộc bạch: - Một nền nông nghiệp phát triển phải có mục tiêu rất cụ thể là làm cho đời sống của người nông dân càng ngày càng được nâng cao. Không làm được điều đó, thì những con số trong các báo cáo dù có hay, có đẹp đến đâu cũng trở thành vô nghĩa. Quan sát ngành nông nghiệp của Nam Định nhiều năm nay, tôi lấy làm tâm đắc với điều tâm huyết ấy của ông, và thấy ngành NN&PTNT Nam Định đang làm đúng, làm được mục đích mà họ theo đuổi đó, dẫu rằng còn không ít gian nan. Gian nan từ việc vật lộn với thiên tai. Cơn bão số 7 (9/2005) khiến Nam định thiệt hại ngót hai ngàn tỷ đồng. Trận rét đậm, rét hại vụ xuân 2008 làm 3.200 ha mạ mất trắng, rồi tiếp theo, trận mưa lớn 300 ly kéo dài 5 ngày trùng với lũ trên sông Đáy đã cuốn phăng 15.000 ha lúa mùa muộn và 3.000 ha cây vụ đông sớm. Gian nan từ việc dồn điền đổi thửa trở đi… nhưng, vượt lên tất cả những gian nan, trở ngại đó, Nam Định đã xác lập được một thế chân kiềng rất vững chắc là Lúa - Thuỷ sản – Ngành nghề nông thôn để từng bước nâng cao đời sống của người nông dân. Năm 2008, trên hai ngàn rưởi tàu thuyền của Nam Định vượt sóng ra khơi, đã mang từ đại dương về ngót tám vạn tấn cá tôm, tăng trên 60% so với năm 2001. Và nếu quy ra giá trị, thì từ năm 2001 đến nay, giá trị của nghề biển Nam Định cứ mỗi năm tăng 13%. Nghề nuôi trồng thuỷ sản cũng tạo được những con số rất ấn tượng. Nam Định đã sản xuất thành công giống cua biển, cá bống bớp, ngao, sò… Riêng về cá bột, mỗi năm đã cho ra đời 1 tỷ con, đáp ứng được phần lớn nhu cầu nuôi trong tỉnh. Song song với ngư nghiệp là diêm nghiệp. Hiện tại, mỗi năm Nam Định sản xuất ra ngót 10 vạn tấn muối, trong đó có 500 đến 1.000 tấn muối sạch. Nam Định hiện có trên 100 làng nghề nổi tiếng, thu hút hàng chục vạn lao động với mức lương chưa thể gọi là cao nhưng đã được gọi là “sống khoẻ” so với mặt bằng đời sống của nông thôn, từ 1,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng. Nhiều làng nghề của Nam Định đã có thương hiệu từ rất lâu như đúc đồng Ý Yên, gỗ La Xuyên, các làng nghề đóng tàu thuyền, sản xuất máy công cụ, máy nông nghiệp ở Xuân Trường… Không ít làng nghề đã phát triển thành các khu công nghiệp… Trồng trọt vẫn là lĩnh vực quan trọng nhất của một tỉnh có gần 80% nhân khẩu hiện đang sống ở nông thôn này. Từ rất sớm, Nam Định đã có một chiến lược phát triển ngành trồng trọt rất khoa học, bài bản, đó là: Căn cứ cốt đất và điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng để tích cực chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, tăng cơ cấu giống lúa ngắn ngày và các cây trồng có năng suất, chất lượng, giá trị cao. Kết hợp giữa bộ giống lúa có năng suất cao với các giống lúa có chất lượng, thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật thâm canh để nâng cao năng suất… Hiện tại, Nam Định đã tự sản xuất được giống lúa lai 2 dòng, 3 dòng. Việc sản xuất giống lúa lai đang được duy trì tốt tại nhiều HTX, góp phần cung cấp đủ nhu cầu giống lúa lai trong địa bàn tỉnh. Chiến lược phát triển ngành trồng trọt đúng đắn đó đã khiến cho năng suất lúa của Nam Định giữ được ổn định ở mức 120-123 tạ/ha/năm. Nhiều huyện, nhiều HTXNN đã đạt mức 132-149,9 tạ/ha/năm. Tổng sản lượng lúa đạt gần 1 triệu tấn hàng năm, trong đó có 35 đến 45 vạn tấn lúa hàng hoá. Việc tăng cơ cấu giống lúa ngắn ngày đã tạo điều kiện cho vụ đông phát triển, với mức 18-19 ngàn ha hàng năm, sản lượng đạt trên 20 vạn tấn. Với tổng đàn lợn hàng năm từ 850-900 ngàn con, đàn trâu bò 55 đến 57 ngàn con và đàn gia cầm từ 5-5,5 triệu con, Nam Định xứng đáng là một tỉnh có nhiều thành công trong ngành chăn nuôi. Đó là nhờ viêc áp dụng các tiến bộ khoa học mới về giống, thức ăn… việc đưa chăn nuôi phát triển theo hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, tăng chăn nuôi hàng hoá theo mô hình trang trại, gia trại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh… Từ việc phấn đấu để dân có gạo ăn no đến việc phấn đấu để dân có gạo ăn ngon, đang trở thành một chỉ số về việc nâng cao đời sống nông dân của Nam Định. Mấy năm gần đây, những giống lúa đặc sản như Tám Hải Hậu, Bắc thơm… đã chiếm tới 50% diện tích lúa vụ xuân và 30% diện tích lúa vụ mùa. Nghe tôi phàn nàn về nỗi lượng lúa hàng hoá mỗi năm một tăng, nhưng sao các tỉnh đồng bằng sông Hồng vẫn chỉ xuất khẩu được một lượng gạo quá ít, ông Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Nam Định lắc đầu: - Chúng tôi không quan tâm nhiều về chuyện đó. Điều cốt yếu của một nền nông nghiệpgiá trị chứ không phải là số lượng. Rồi ông làm luôn cho tôi xem một con tính: - Giá gạo xuất khẩu của ta hiện nay là 400 USD/tấn. Với giá xuất ấy, thì các công ty lương thực cũng chỉ mua của dân tới 300 USD/tấn là cùng, nghĩa là 5 ngàn đến 5 ngàn mốt một ký. Trong khi các giống lúa đặc sản của Nam Định lại tiêu thụ rất mạnh trong nội địa, nhất là bán lên Hà Nội, với giá khá cao. Mang một ký gạo ra khỏi nhà là có 10 ngàn rồi, lên đến Hà Nội có ngay 12-13 ngàn. Thế thì cần gì xuất khẩu. Những phân tích của ông khiến tôi ngộ ra một điều: không phải chỉ những cái gì xuất khẩu được mới là cái tốt. Và một nền nông nghiệp hướng tới giá trị cao mới chính là cái đòn bẩy để đưa đời sống của người nông dân lên cao. . Nam Định hướng tới một nền nông nghiệp giá trị cao Nguồn: nongnghiep.vn Được nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng II là một vinh dự. ông khiến tôi ngộ ra một điều: không phải chỉ những cái gì xuất khẩu được mới là cái tốt. Và một nền nông nghiệp hướng tới giá trị cao mới chính là cái

Ngày đăng: 21/12/2013, 22:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan